Giải pháp của Trung Quốc cho ngành đóng tàu trước tác động của khủng hoảng tài chính

Một phần của tài liệu Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Trang 28 - 30)

IV. CÁCH THỨC ĐỐI PHÓ CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI TRƯỚC NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP TÀU

1. Trung Quốc

1.2. Giải pháp của Trung Quốc cho ngành đóng tàu trước tác động của khủng hoảng tài chính

khủng hoảng tài chính

Ngành công nghiệp đóng tàu thế giới sẽ rơi vào tình trạng suy thoái trong vòng ít nhất 3 năm, bắt đầu từ năm 2009, song song với bối cảnh thương mại bị đình trệ. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ngày càng sâu sắc sẽ khiến cầu đối với hàng hóa từ các nhà xuất khẩu lớn, trong đó có Trung Quốc bị suy yếu và kéo theo nó là sự sụt giảm doanh số bán các tàu chuyên chở nguyên liệu thô và thành phẩm. Theo đánh giá của Clarkson Plc – một trong số những nhà môi giới hàng đầu trên thế giới, số lượng các đơn đặt hàng mà Trung Quốc giành được trong năm nay đã giảm tới 42% - một tỷ lệ giảm sút cao nhất trong 3 đế chế đóng tàu hùng mạnh nhất.

Trước những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một số biện pháp nhằm phục hồi ngành đóng tàu. Những giải pháp này được đánh giá là khá táo bạo và có khả năng giảm việc huỷ hợp đồng và thu hút được thêm các hợp đồng mới cho các nhà máy đóng tàu của

Trung Quốc. Các giải pháp trên cũng giúp cho các công ty vận tải biển của Trung Quốc có cơ hội đầu tư đổi mới đội tàu của họ với giá đáy của thị trường. Các giải pháp được đưa ra là:

 Các ngân hàng bố trí nguồn vốn lưu động tương xứng cho các tàu đang được đóng mới hoặc những hợp đồng đã có hiệu lực.

 Với các trường hợp chậm giao, các ngân hàng sẽ gia hạn các khoản tín dụng cho các nhà máy.

 Hai tập đoàn đóng tàu lớn là CSSC (Tập đoàn đóng tàu Trung quốc- Phía Nam) và CSIC (Tập đoàn công nghiệp tàu thủy-Phía Bắc) cùng các nhà máy chủ chốt khác sẽ được hỗ trợ tài chính để tái cơ cấu và hợp nhất các nhà máy nhỏ khác.

 Bảo lãnh hoàn trả và bảo lãnh thực hiện hợp đồng sẽ được phát hành đúng kỳ hạn cho các nhà máy và chủ tàu “tốt”.

 Đẩy nhanh việc thành lập Quỹ hỗ trợ ngành Công nghiệp đóng tàu.

 Bằng cách phát hành trái phiếu đồng USD hoặc áp dụng các hình thức tín dụng khác từ Ngân hàng Trung ương, các ngân hàng sẽ tăng cường cung cấp tín dụng người mua.

 Các công ty vận tải biển và các tổ chức tài chính sẽ được giảm thuế nếu mua lại các tàu bị hủy hợp đồng đóng tại hai tập đoàn trên.

 Mức khấu trừ 17% thuế sẽ được áp dụng cho các tàu có tải trọng lớn được đóng bởi hai tập đoàn trên và được bán cho các chủ tàu trong nước.

 Các chủ tàu sẽ được hưởng khoản cho vay lãi suất thấp từ các ngân hàng khi phá dỡ tàu cũ để đóng tàu mới từ các nhà máy đóng tàu trong nước.

tàu đã quá độ tuổi khai thác sẽ bị cấm không được tiếp tục vận hành. Chính phủ quy định giảm tuổi thọ của tàu được phép lưu hành nhằm kích thích cầu đóng tàu trong nước thông qua phá dỡ tàu cũ.

 Các nhà máy đóng tàu của Trung Quốc sẽ không yêu cầu khách hàng phải đặt cọc cho các hợp đồng đóng mới. Phát biểu tại Thượng Hải, ông Bao Zhangjing – trợ lý giám đốc của Trung tâm nghiên cứu kinh tế ngành đóng tàu Trung Quốc cho hay các nhà máy áp dụng chiến thuật này bao gồm cả các đơn vị trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Trung Quốc – một tập đoàn hùng mạnh nhất của quốc gia này. Trước đây, các nhà máy đã từng yêu cầu các chủ tàu phải thanh toán trước tới 70% giá trị hợp đồng. Nhà nghiên cứu Bao cho cho rằng: “Các khoản đặt cọc bằng ''0” sẽ không phải là luật bất thành văn nhưng có thể sẽ được áp dụng”. “Nhìn chung, khi cầu thị trường vẫn khiêm tốn như hiện nay, các khoản đặt cọc mà các nhà máy Trung Quốc đề nghị nếu có sẽ thấp hơn con số 20%”.

Có thể nhận thấy các giải pháp trên đã phần nào phát huy tác dụng trong bối cảnh khó khăn trước những tác động của suy thoái kinh tế tới ngành đóng tàu của Trung Quốc. Thực tế cho thấy rằng, tính đến tháng 3/2009, Trung Quốc đã vượt qua đối thủ Hàn Quốc để trở thành quốc gia đóng tàu xếp ở vị trí thứ nhất thế giới, xét về khối lượng các đơn hàng. Đây là vị trí mà trước đây Trung Quốc đã đặt ra mục tiêu phải tới năm 2015 mới có thể đạt được.

2. Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w