I. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT
1. Nhận định về thị trường tiêu thụ sản phẩm tàu thuỷ trong nước và thế giới trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế
1.1. Thị trường trong nước
Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu vận tải biển, từ đó tác động đến ngành đóng tàu trong nước. Diễn biến của cuộc khủng hoảng này hoàn toàn bất ngờ với tất cả các quốc gia và nền kinh tế. Ngay cả các chuyên gia kinh tế hàng đầu thế giới cũng không thể dự đoán trước được. Thị trường ngành đóng tàu trong nước có những biến động xấu, nhu cầu đóng mới sụt giảm mạnh, bắt đầu từ những tháng cuối năm. Giá mua tàu giảm chưa từng thấy trong lịch sử xuống tới 25 – 30%. Dự báo trong thời gian tới giá tàu trong nước sẽ còn giảm đi. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm như hiện nay, chỉ hơn 6% vào năm 2008 và tiếp tục ở mức 5-5,5% vào năm 2009, nhu cầu vận chuyển hàng hoá sụt giảm kéo theo sự giảm sút nhu cầu tàu biển. Dự báo đến năm 2010 nhu cầu tàu thuỷ giảm từ 20 – 40% đối với tàu container, 50 – 70% đối với tàu hàng rời1. Tuy nhiên theo dự báo của các chuyên gia, tình hình kinh tế sẽ bắt đầu có sự hồi phục sau năm 2010, cùng với sự ấm dần của thị trường dầu mỏ. Lúc đó trung bình mỗi năm thị trường đóng tàu trong nước cần khoảng 1 triệu tấn trọng tải.
1.2. Thị trường xuất khẩu
* Xu thế chung
Năm 2008 tình hình kinh tế toàn cầu bất ngờ có nhiều hiện tượng đi xuống. Tại Trung Quốc và Nhật Bản, do chính sách bảo hộ, các công ty đóng tàu của Chính phủ chưa chịu nhiều biến động, nhưng khu vực đóng tàu tư nhân đã suy giảm, hoãn hợp đồng 5-10% và dự đoán khoảng 30-50% cho thời gian tới. Tại Hàn Quốc, các công ty đóng tàu nhỏ và vừa đã bị cắt giảm, hoãn hợp đồng tới 30% trong năm 2008; đã có những nhà máy rơi vào tình trạng phá sản hoặc mất việc làm. Hiện trạng này cũng xảy ra không những ở châu Á mà hầu hết trên toàn thế giới. Ở nước ta, do tình hình khủng hoảng kinh tế từ năm 2008, ngành đóng tàu cũng bị ảnh hưởng rất lớn. Đến nay, chúng ta chỉ còn giữ được 70% đơn hàng, trong đó
một nửa phải kéo dài thời gian giao tàu chưa được xác định. Theo dự báo thì tình hình này sẽ còn kéo dài đến hết năm 2009 - 2010.
* Giá tàu đóng mới
Đầu năm 2009, giá tàu đóng mới trên thế giới đã giảm trung bình 30% so với thời kỳ giữa năm 2008. Điều này cũng một phần do giá nguyên vật liệu, thiết bị dùng trong đóng mới đã giảm nhiều vào thời điểm cuối năm.
Bảng 3.1: Giá một số loại tàu chính trên thế giới giai đoạn 2005 – 2009
Đơn vị tính: triệu USD
Loại tàu 2005 2006 2007 2008 3/2009 Tàu chở dầu VLCC 110/125 115/128 135/140 140/155 100/110 Suezmax 71 77 80/90 90/100 72/80 Aframax 58,5 65 66/70 70/75 50/54 Tàu chở hàng Capesize 59 67/73 80/90 90/100 70/80 Panamax 34 38 51/55 53/60 40/42 Handymax 30,5 34 43/48 47/50 37/40 (Nguồn: Tạp chí BRS năm 2009)
(Trong đó: 140/155 là giá tàu của Trung Quốc so với Nhật Bản – Hàn Quốc) Trong năm tới, giá vẫn có khả năng tiếp tục giảm do nhu cầu thị trường không mấy khả quan, cạnh tranh ngày càng gay gắt, các Tập đoàn đóng tàu sẽ hạ giá để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
* Cơ cấu các loại tàu trong đơn đặt hàng - Tàu container:
Trong tháng 2008, tăng trưởng thương mại bằng container đã giảm đi 6,3% so với năm trước. Việc tiêu thụ hàng hoá tại Châu Âu và Bắc Mỹ giảm đã khiến khối lượng hàng hoá thương mại từ Viễn đông sang Châu Âu đã giảm 2,8% trong năm 2008. Thị trường đóng mới container có rất ít chuyển biến do các xưởng đóng tàu thông báo là không có các hợp đồng đóng mới loại trừ một số tàu chuyên dụng. Dự kiến tốc độ tăng trưởng tàu container sau năm 2010,
khi kinh tế thế giới bước đầu hồi phục sẽ ở mức 8,6%1. - Tàu chở dầu:
Hoạt động đóng mới tàu này đang giảm nhiều và số lượng đơn hàng là rất ít. Tuy nhiên, số lượng đơn hàng đặt đóng loại tàu này vẫn giảm ít nhất. Đội tàu chở dầu đã giảm khoảng 2,6% trong năm 2008. Dự báo đến năm 2010, đội tàu chở dầu thô có thể tăng nhẹ khoảng xấp xỉ 2%, đội tàu chở dầu sản phẩm tăng 6,8% do ngành dầu khí có khả năng phục hồi sớm hơn so với các ngành khác, tạo ra nhu cầu về phương tiện vận chuyển2.
- Tàu hàng: