Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Trang 36 - 38)

I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM

1. Lịch sử hình thành và phát triển

Quyết định số 103, 104/QĐ-TTg ban hành ngày 15/05/2006 của thủ tướng chính phủ đã phê duyệt đề án thí điểm hình thành Tập đoàn kinh tế VINASHIN và thành lập công ty mẹ - Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam - một trong 17 Tổng công ty lớn nhất của Nhà nước được thành lập ngày 31/01/1996 theo quyết định số 69/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ. Một số nét khái quát về Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam:

− Tên Tiếng Việt: Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam. − Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Shipbuilding Industry Group. − Viết tắt: VINASHIN.

− Website: www.vinashin.com.vn.

− Địa chỉ liên hệ: 172 Ngọc Khánh - Quận Ba Đình – Hà Nội.

VINASHIN là Tập đoàn Đóng tàu và Công nghiệp lớn nhất Việt Nam. Năng lực đóng tàu của VINASHIN chiếm hơn 80% năng lực đóng tàu trong nước.

Khi mới thành lập năm 1996, Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam có 23 doanh nghiệp thành viên, gồm 21 doanh nghiệp Nhà nước, 2 liên doanh với nước ngoài, vốn kinh doanh chỉ có 249 tỷ đồng, cơ sở vật chất vừa thiếu, vừa cũ kỹ - lạc hậu, thiếu thiết bị cẩu tải có sức nâng lớn, thiếu thiết bị

hàn cắt và xử lý tôn thép hiện đại, nên hầu hết các chủ tàu biển trong nước và nước ngoài hoạt động trên vùng biển nước ta đều đặt đóng và sửa chữa tàu ở nước ngoài. Các nhà máy đều hoạt động chủ yếu là sửa chữa, sản phẩm đóng mới chủ yếu là các loại tàu nhỏ dưới 2.000 DWT nhưng với số lượng không nhiều.

Ba năm đầu của thế kỷ XXI, các đơn vị sửa chữa tàu của VINASHIN đã thu được 2,7 triệu USD năm 2002 về sửa chữa tàu cho nước ngoài. Đó là do Công nghiệp đóng tàu Việt Nam đã có sức hút đối với khách hàng nước ngoài bởi chất lượng, tiến độ, giá cả. Ba yếu tố này đã cho phép chúng ta bước vào hội nhập với các nước có công nghiệp tàu biển phát triển trong khu vực.

Thực hiện phương châm đa dạng hoá ngành nghề sản xuất kinh doanh, lấy công nghiệp đóng và sửa chữa tàu làm trung tâm, VINASHIN cũng quan tâm đến các ngành công nghiệp phụ trợ lắp đặt thiết bị điện, điện tử, thiết bị điều khiển, sản xuất vật liệu trang trí nội thất, không chỉ lắp đặt cho tàu trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Tập đoàn cũng đầu tư vào các khu công nghiệp phụ trợ như: Thép tấm đóng tàu tại khu công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân - Quảng Ninh; lắp ráp động cơ diesel tàu thuỷ, xích neo,… tại khu công nghiệp tàu thuỷ An Hồng - Hải Phòng.

Năm 2006 đánh dấu bước phát triển mới của VINASHIN. Đây là năm VINASHIN chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình Tập đoàn kinh tế. Năm 2006, lần đầu tiên Tập đoàn vượt mức sản lượng 1 tỷ USD, giá trị tổng sản lượng đạt 17549 tỷ đồng, tăng 59.2% so với năm 2005, doanh thu đạt 11477 tỷ đồng, tăng 46.5% so với 2005. Đây cũng là năm đầu tiên VINASHIN đồng loạt triển khai đóng tàu trọng tải trên 10 ngàn tấn và đóng mới tàu chở dầu thô 104.000 DWT.

cho công ty thành viên là Công ty cổ phần đầu tư và vận tải Dầu khí Vinashin đăng ký cổ phiếu toàn bộ vốn điều lệ 40 tỷ đồng lên sàn giao dịch của Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. Đây được coi là một trong những bước tiến quan trọng của VINASHIN trong huy động vốn.

Ngày 25/11/2008, Vietnam Report công bố bảng xếp hạng VNR500. Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam VINASHIN đã vinh dự đứng trong Top 10 bảng xếp hạng VNR500 trong số 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam được bầu chọn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w