VỚI THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐÓNG TÀU CỦA TẬP ĐOÀN
Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới kéo dài và ngày càng lan rộng đã gây ra không ít khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn. Giá cước vận tải biển đột ngột xuống thấp nhất so với nhiều năm trở lại đây cùng tình hình thu xếp tài chính khó khăn từ các ngân hàng tài trợ nên các chủ tàu đã chủ động đàm phán, yêu cầu Tập đoàn chia sẻ bằng cách giãn tiến độ đóng tàu cũng như giãn thời hạn thanh toán, một số chủ tàu tạm dừng hợp đồng, một số khác yêu cầu hủy hợp đồng, gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn.
Tính đến hết ngày 31/12/2008, tổng số hợp đồng đóng tàu của Tập đoàn (bao gồm công ty mẹ và các đơn vị thành viên, chưa tính các hợp đồng của liên doanh Hyundai - Vinashin) đã được ký (chỉ tính những hợp đồng đóng tàu xuất khẩu và những hợp đồng đóng tàu trong nước có trọng tải từ 6.500 DWT trở lên, chưa tính những hợp đồng đóng tàu dưới 6.500 DWT và đóng cho các chủ tàu tư nhân trong nước) là 176 tàu với tổng trọng tải trên
3,97 triệu tấn và trị giá 4,11 tỷ USD. Trong đó, số hợp đồng bị huỷ chiếm tới 12,5%, trị giá 497 triệu USD; số hợp đồng bị hoãn lại chiếm 16,5% với tổng giá trị là 898,5 triệu USD. Cụ thể tình hình hợp đồng đóng tàu của Tập đoàn như sau:
Bảng 2.3: Tình hình một số hợp đồng đóng tàu của Tập đoàn VINASHIN năm 2008 Chỉ tiêu Số hợp đồng (tàu) Trọng tải (Triệu tấn) Giá trị hợp đồng (Tỷ USD) Số lượng % Số lượng % Số lượng % Huỷ hợp đồng 22 12,5 0,69338 18,3 0,497 12,1 Dừng triển khai 29 16,5 0,37590 9,9 0,8985 21,9 Tiếp tục triển khai 125 71,0 2,710 71,8 2,721 66
Tổng 176 100 3,78 100 4,11 100
(Nguồn: Báo cáo tình hình các hợp đồng đóng tàu của Tập đoàn VINASHIN năm 2008)
Nhìn vào bảng số liệu thống kê ở trên ta có thể thấy, có tới gần 30% số hợp đồng của Tập đoàn đã bị huỷ và tạm dừng, chiếm tới 34% tổng giá trị các hợp đồng. Ngoài ra, trong ba tháng đầu năm 2009, gần như không có một hợp đồng đóng mới nào được ký. Đây cũng là tình trạng chung của ngành đóng tàu thế giới, không riêng gì VINASHIN. Nguyên nhân chủ yếu là do khủng hoảng tài chính đã làm giảm đáng kể nhu cầu vận chuyển hàng hoá trên thế giới, kéo theo sự giảm sút về nhu cầu tàu thuỷ. Đối với các chủ tàu của VINASHIN, do khó khăn về thu xếp vốn và tình hình thị trường vận tải xuống thấp khiến nhiều chủ tàu cắt giảm kế hoạch phát triển đội tàu, một số chủ tàu đã đến đàm phán, thương lượng với Tập đoàn để hoãn tiến độ hoặc
huỷ hợp đồng.