1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập tốt nghiệp công ty sơn nippon paint HN

68 3,9K 127

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 4,17 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU Mỗi sinh viên đều được học tập và rèn luyện tại trường với nhiều kiến thức bổ ích, phù hợp với từng chuyên ngành. Những kiến thức đó cần được áp dụng vào thực tế từ đó mới có thể phát huy được khả năng và những định hướng làm việc của mỗi sinh viên. Khi đi thực tập sinh viên được hiểu biết nhiều kiến thức về thực tế, được tiếp cận với môi trường làm việc thực tế, được học hỏi nhiều kinh nghiệm từ những người trực tiếp hướng dẫn. Từ đó thấy được mối quan hệ giữa lí thuyết và thực tế. Đây là nền tảng tích lũy kinh nghiệm của mỗi sinh viên. Qua quá trình học tập và rèn luyện tại trường: Đại Học Công Nghiệp Hà Nội chuyên ngành hóa hữu cơ. Lại được thực tập tại công ty TNHH Sơn Nippon Paint Việt Nam Hà Nội, nên em được hiểu rõ hơn về sơn, về cách sản xuất sơn dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của các anh chị hướng dẫn và được trực tiếp theo dõi công nhân làm việc. Sơn là một trong những vật liệu dung để trang trí và bảo vệ vật liệu nó không thể thiếu trong đời sống của con người. Vì thế ngành sơn là một trong những ngành đã và đang phát triển mạnh. Báo cáo thực tập này được viết dựa trên những gì em biết về Công ty. Kết hợp các tài liệu chuyên môn và hướng dẫn của thầy chủ nhiệm để hoàn thành cuốn báo cáo này. Báo cáo gồm các phần sau: Phần I : Giới thiệu Công ty Phần II: Giới thiệu Hệ thống sơn tại NPVP -Giới thiệu chung về công nghệ sơn -Công nghệ sản xuất sơn ô tô -Quá trình gia công màng sơn -Thông số kiểm tra sơn Top coat. Mục lục MỞ ĐẦU1 Phần I :Giới thiệu công ty TNHH sơn Nippon vĩnh phúc2 I.Vài nét về công ty:2 II. Chính sách chất lượng2 III. Chính sách môi trường2 IV. Vấn đề An toàn lao động2 PHẦN III: GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG SƠN NPVP2 I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ SƠN2 II:Công nghệ sản xuất sơn ôtô2 III.QUY TRÌNH GIA CÔNG MÀNG SƠN2 Phần III Quy trình xử lý nước thải tại công ty2 PHẦN IV KẾT LUẬN2 Phần I :Giới thiệu công ty TNHH sơn Nippon vĩnh phúc I.Vài nét về công ty: Công ty TNHH Sơn Nippon và tập đoàn Nipsea ra đời tại Nhật Bản và đã có hơn 120 năm kinh nghiệm trong ngành sơn. Là một trong những nhà máy sản xuất sơn hàng đầu ở khu vực Châu á. Tập đoàn Nipsea đã có hơn 40 nhà máy sản xuất sơn có mặt tại các nước Châu á, Mỹ và một số nước Châu Âu. Nippon Paint Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 40 % vốn đầu tư của Nippon Paint Nhật Bản và 60% vốn đầu tư của tập đoàn Uthelam( Singapore) được thành lập và hoạt động theo giấy phép đầu tư số 909/GP ngày 06/07/1994 của Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư (nay là Bộ kế hoạch và Đầu tư) và giấy phép điều chỉnh số 90/GPĐC5- BKH - CN - DN của ban Quản lý Các khu Công Nghiệp Đồng Nai cấp. Với tổng số vốn đầu tư 20.000.000 USD và thời hạn đầu tư là 50 năm. Công ty Nippon paint Việt Nam chuyên sản xuất các loại sơn cao cấp cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Qua hơn 8 năm hoạt động theo giấy phép trên, các sản phẩm của chúng tôi đã có mặt khắp thị trường VN và đang dần được người tiêu dùng ưa chuộng và bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. Hiện nay sản phẩm của Công ty chúng tôi bao gồm đầy đủ các chủng loại sơn từ sơn nước , sơn dầu, sơn công nghiệp, sơn ô tô, sơn xe máy, sơn chống gỉ, sơn tầu biển… Chi nhánh Đông Anh được thành lập theo giấy phéo số 25GP-UB của UBND thành phố Hà Nội cấp ngày 31/03/2003, tiền thân là Trung tâm dịch vụ kỹ thuật được thành lập vào năm 1996 với 10 thành viên và phương trâm hỗ trợ khách hàng sau khi bán. Sau 12 năm hoạt động, tới nay đội ngũ trên 150 thành viên ngoài mục tiêu hỗ trợ kỹ thuật khách hàng sau khi bán chi nhánh Đông Anh đã liên tục phát triển , tăng số lượng khách hàng và chất lượng phục vụ, nội địa hoá được 50% số lượng sản phẩm. Hiện nay các sản phẩm của chi nhánh đã và đang cung cấp cho hầu hết các công ty sản xuất ô tô, xe máy trên thị trường Việt Nam Do nhu cầu mở rộng nhà máy và cải tiến điều kiện môi trường, Nippon Paint Việt Nam đã chuyển chi nhánh Đông Anh đến KCN Quang Minh - Mê Linh – Hà Nôi với tổng diện tích nhà máy mới là 20.000 m2. Nhà máy Quang Minh, chi nhánh công ty Nippon Paint Việt Nam đã chính thức hoạt động vào tháng 4 năm 2005. Từ tháng 4 năm 2006, để phát triển mở rộng hoạt động hơn nữa, Công ty TNHH Sơn Nippon Việt Nam – chi nhánh nhà máy Quang Minh chính thức tách ra và thành lập với tên Công ty TNHH Sơn Nippon Vĩnh Phúc. Cho đến nay, Công ty TNHH Sơn Nippon Vĩnh Phúc đã nội địa hoá gần 80% tổng sản phẩm và tiếp tục mở rộng thị trường, đồng thời cải tiến không ngừng chất lượng dịch vụ và sản phẩm để năng cao sự thoả mãn của khách hàng. Sơ đồ tổ chức: II. Chính sách chất lượng 1. Mục đích: Sổ tay chất lượng mô tả Hệ thống quản lý chất lượng của công ty bao gồm các quá trình của hệ thống , trình tự và mối tương tác giữa chúng. Sổ tay này đưa ra các chính sách và nguyên tắc kiểm soát các hoạt động của hệ thống chất lượng theo các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO9001:2000 nhằm nâng cao không ngừng chất lượng và dịch vụ của Công ty để thoả mãn và đáp ứng yêu cầu và mong muốn của khách hàng và các bên liên quan. 2. Phạm vi phân phối: Sổ tay chất lượng được cấp tới: Ban giám đốc, các trưởng phòng, ban trong công ty, nhà máy, quản đốc các phân xưởng. Ngoài ra sổ tay chất lượng còn có thể được cung cấp cho khách hàng, cơ quan chứng nhận, đơn vị bên ngoài khi được giám đốc phê duyệt cho phép. 3. Duy trì và kiểm soát: Sổ tay chất lượng được lưu giữ tại các bộ phận theo danh sách phân phối và được cập nhật khi có những thay đổi. Sổ tay chất lượng do Giám đốc chi nhánh phê duyệt và ban hành. 4. Chính sách chất lượng Công ty Sơn Nippon Vĩnh Phúc cam kết cung cấp cho khách hàng những sản phẩm với chất lượng cao nhất. Bộ phận sơn ô tô sẽ thường xuyên cung cấp các sản phẩm và dịch vụ sơn ô tô với chất lượng cao, giá cả hợp lý phù hợp với yêu cầu của các khách hàng sản xuất xe ô tô, xe máy và các nhà cung cấp cho hãng này. Công ty sơn Nippon Việt nam cam kết thực hiện việc đảm bảo chất lượng sản phẩm và mục tiêu của công ty là không ngừng hoàn thiện quy trình sản xuất thông qua hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000. Ban giám đốc và các cán bộ chủ chốt trong Bộ phận sơn ô tô của Công ty sơn Nippon Việt Nam chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống quản lý chất lượng bằng văn bản, đảm bảo cho hệ thống này được áp dụng, duy trì và không ngừng nâng cao hiệu quả, phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000.

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Đơn vị thực tập: Công Ty TNHH Sơn Nippont Paint Hà Nội

(Việt Nam) Địa chỉ: KCN Quang Minh-Mê Linh-Hà Nội

GVHD: TS.Lê Thị Hồng Nhung SVTH: Phạm Thị Thư

Lớp : Hóa hữu cơ-K6

Trang 3

MỞ ĐẦU

Mỗi sinh viên đều được học tập và rèn luyện tại trường với nhiều kiếnthức bổ ích, phù hợp với từng chuyên ngành Những kiến thức đó cần được ápdụng vào thực tế từ đó mới có thể phát huy được khả năng và những định hướnglàm việc của mỗi sinh viên Khi đi thực tập sinh viên được hiểu biết nhiều kiếnthức về thực tế, được tiếp cận với môi trường làm việc thực tế, được học hỏinhiều kinh nghiệm từ những người trực tiếp hướng dẫn Từ đó thấy được mốiquan hệ giữa lí thuyết và thực tế Đây là nền tảng tích lũy kinh nghiệm của mỗisinh viên

Qua quá trình học tập và rèn luyện tại trường: Đại Học Công Nghiệp HàNội chuyên ngành hóa hữu cơ Lại được thực tập tại công ty TNHH Sơn NipponPaint Hà Nội (Việt Nam), nên em được hiểu rõ hơn về sơn, về cách sản xuất sơndưới sự hướng dẫn nhiệt tình của các anh chị hướng dẫn và được trực tiếp theodõi công nhân làm việc

Sơn là một trong những vật liệu dung để trang trí và bảo vệ vật liệu nókhông thể thiếu trong đời sống của con người Vì thế ngành sơn là một trongnhững ngành đã và đang phát triển mạnh

Báo cáo thực tập này được viết dựa trên những gì em biết về Công ty Kếthợp các tài liệu chuyên môn và hướng dẫn của thầy chủ nhiệm để hoàn thànhcuốn báo cáo này Báo cáo gồm các phần sau:

Phần I : Giới thiệu Công ty Phần II: Giới thiệu Hệ thống sơn tại NPHN

- Giới thiệu chung về công nghệ sơn

- Công nghệ sản xuất sơn ô tô

- Quá trình gia công màng sơn

- Thông số kiểm tra sơn Top coat

Trang 4

Mục lục

MỞ ĐẦU 1

Phần I :Giới thiệu công ty TNHH sơn Nippon Hà Nội 2

I.Vài nét về công ty: 3

II Chính sách chất lượng 5

III Chính sách môi trường 8

IV Vấn đề An toàn lao động 9

PHẦN II: GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG SƠN NPHN 11

I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ SƠN 12

II:Công nghệ sản xuất sơn ôtô 23

III.QUY TRÌNH GIA CÔNG MÀNG SƠN 35

Phần III Quy trình xử lý nước thải tại công ty 66

PHẦN IV KẾT LUẬN 67

Trang 5

I.Vài nét về công ty:

Công ty TNHH Sơn Nippon và tập đoàn Nipsea ra đời tại Nhật Bản và đã

có hơn 120 năm kinh nghiệm trong ngành sơn Là một trong những nhà máy sảnxuất sơn hàng đầu ở khu vực Châu á Tập đoàn Nipsea đã có hơn 40 nhà máysản xuất sơn có mặt tại các nước Châu á, Mỹ và một số nước Châu Âu

Nippon Paint Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 40 % vốnđầu tư của Nippon Paint Nhật Bản và 60% vốn đầu tư của tập đoànUthelam( Singapore) được thành lập và hoạt động theo giấy phép đầu tư số 909/

GP ngày 06/07/1994 của Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư (nay là Bộ kếhoạch và Đầu tư) và giấy phép điều chỉnh số 90/GPĐC5- BKH - CN - DN củaban Quản lý Các khu Công Nghiệp Đồng Nai cấp Với tổng số vốn đầu tư20.000.000 USD và thời hạn đầu tư là 50 năm Công ty Nippon paint Việt Namchuyên sản xuất các loại sơn cao cấp cung cấp cho thị trường trong nước và xuấtkhẩu ra nước ngoài

Qua hơn 8 năm hoạt động theo giấy phép trên, các sản phẩm của chúng tôi

đã có mặt khắp thị trường VN và đang dần được người tiêu dùng ưa chuộng vàbình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao Hiện nay sản phẩm của Công tychúng tôi bao gồm đầy đủ các chủng loại sơn từ sơn nước , sơn dầu, sơn côngnghiệp, sơn ô tô, sơn xe máy, sơn chống gỉ, sơn tầu biển…

Chi nhánh Đông Anh được thành lập theo giấy phéo số 25GP-UB củaUBND thành phố Hà Nội cấp ngày 31/03/2003, tiền thân là Trung tâm dịch vụ

kỹ thuật được thành lập vào năm 1996 với 10 thành viên và phương trâm hỗ trợkhách hàng sau khi bán

Sau 12 năm hoạt động, tới nay đội ngũ trên 150 thành viên ngoài mục tiêu

hỗ trợ kỹ thuật khách hàng sau khi bán chi nhánh Đông Anh đã liên tục pháttriển , tăng số lượng khách hàng và chất lượng phục vụ, nội địa hoá được 50%

số lượng sản phẩm Hiện nay các sản phẩm của chi nhánh đã và đang cung cấpcho hầu hết các công ty sản xuất ô tô, xe máy trên thị trường Việt Nam

Phần I :Giới thiệu công ty TNHH sơn Nippon HN

Trang 6

Do nhu cầu mở rộng nhà máy và cải tiến điều kiện môi trường, NipponPaint Việt Nam đã chuyển chi nhánh Đông Anh đến KCN Quang Minh - MêLinh – Hà Nôi với tổng diện tích nhà máy mới là 20.000 m2 Nhà máy QuangMinh, chi nhánh công ty Nippon Paint Việt Nam đã chính thức hoạt động vàotháng 4 năm 2005.

Từ tháng 4 năm 2006, để phát triển mở rộng hoạt động hơn nữa, Công tyTNHH Sơn Nippon Việt Nam – chi nhánh nhà máy Quang Minh chính thức tách

ra và thành lập với tên Công ty TNHH Sơn Nippon HN

Cho đến nay, Công ty TNHH Sơn Nippon HN đã nội địa hoá gần 80%tổng sản phẩm và tiếp tục mở rộng thị trường, đồng thời cải tiến không ngừngchất lượng dịch vụ và sản phẩm để năng cao sự thoả mãn của khách hàng

Phòng Mua Hàng

Phòng Bán Hàng

Phòng

Kỹ Thuật

Phòng Sản Xuất

Phòng Chất Lượng

Phòng Bảo Vệ

Giám Đốc

Trang 7

II Chính sách chất lượng

1 Mục đích:

Sổ tay chất lượng mô tả Hệ thống quản lý chất lượng của công ty baogồm các quá trình của hệ thống , trình tự và mối tương tác giữa chúng Sổ taynày đưa ra các chính sách và nguyên tắc kiểm soát các hoạt động của hệ thốngchất lượng theo các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO9001:2000 nhằm nâng caokhông ngừng chất lượng và dịch vụ của Công ty để thoả mãn và đáp ứng yêucầu và mong muốn của khách hàng và các bên liên quan

2 Phạm vi phân phối:

Sổ tay chất lượng được cấp tới: Ban giám đốc, các trưởng phòng, bantrong công ty, nhà máy, quản đốc các phân xưởng Ngoài ra sổ tay chất lượngcòn có thể được cung cấp cho khách hàng, cơ quan chứng nhận, đơn vị bênngoài khi được giám đốc phê duyệt cho phép

3 Duy trì và kiểm soát:

Sổ tay chất lượng được lưu giữ tại các bộ phận theo danh sách phânphối và được cập nhật khi có những thay đổi Sổ tay chất lượng do Giám đốcchi nhánh phê duyệt và ban hành

4 Chính sách chất lượng

Công ty Sơn Nippon HN cam kết cung cấp cho khách hàng những sảnphẩm với chất lượng cao nhất Bộ phận sơn ô tô sẽ thường xuyên cung cấpcác sản phẩm và dịch vụ sơn ô tô với chất lượng cao, giá cả hợp lý phù hợpvới yêu cầu của các khách hàng sản xuất xe ô tô, xe máy và các nhà cung cấpcho hãng này

Công ty sơn Nippon Việt nam cam kết thực hiện việc đảm bảo chấtlượng sản phẩm và mục tiêu của công ty là không ngừng hoàn thiện quy trìnhsản xuất thông qua hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000

Ban giám đốc và các cán bộ chủ chốt trong Bộ phận sơn ô tô của Công

ty sơn Nippon Việt Nam chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống quản lý chấtlượng bằng văn bản, đảm bảo cho hệ thống này được áp dụng, duy trì và

Trang 8

không ngừng nâng cao hiệu quả, phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng ISO9001:2000.

5 Hoạch định quá trình tạo sản phẩm:

Công ty lập kế hoạch và triển khai các quá trình cần thiết để tạo sảnphẩm và cung cấp dịch vụ Việc hoạch tạo sản phẩm và cung cấp dịch vụ nhấtquán với các yêu cầu của các quá trình khác của hệ thống quản lý chất lượng

Trong quá trình hoạch định công ty xác định các vấn đề sau:

1 Các mục tiêu chất lượng và các yêu cầu đối với sản phẩmđược thể hiện rõ trong kế hoạch sản xuất và các yêu cầu kỹ thuật

2 Các quá trình, văn bản tài liệu, chỉ dẫn cần thiết cho hoạtđộng sản xuất

3 Xác định và cung cấp các nguồn lực cần thiết cho việc sảnxuất các sản phẩm

4 Các hoạt động kiểm tra, xác nhận, theo dõi cần thiết đối vớisản phẩm và các chuẩn mực chấp nhận đối với sản phẩm

5 Lưu trữ các hồ sơ cần thiết để cung cấp bằng chứng về việcthực hiện và kết quả sản phẩm đáp ứng yêu cầu

6 Các quá trình liên quan tới khách hàng:

* Công ty đảm bảo xác định rõ các yêu cầu của khách hành đưa rabao gồm cả các yêu cầu về các hoạt động giao hàng cũng như các yêu cầutiềm ẩn cần thiết cho việc sử dụng sản phẩm Các yêu cầu ràng buộc của luậtpháp (nếu có) và các yêu cầu từ phía Công ty

* Tất cả các đơn đặt hàng nhận được từ phía khách hàng, hợp đồng,phụ lục hợp đồng đều phải xem xét chặt chẽ nhằm đảm bảo ký được nhữnghợp đồng có hiệu quả phù hợp với năng lực sản xuất và khả năng cung ứngcủa công ty, đáp ứng các yêu cầu của khách hàng

* Các nội dung xem xét hợp đồng bao gồm: Số lượng, chất lượng,mẫu mã, giá cả từng loại hàng, thời gian giao hàng, trách nhiệm ràng buộccủa hai bên Giám đốc, nhân viên phòng kinh doanh phối hợp với các phòngban liên quan xem xét căn cứ vào khả năng nguồn lực của công ty để đáp ứngcác yêu cầu của khách hàng

Trang 9

* Hợp đồng sau khi được ký nếu có thay đổi về hợp đồng, nhânviên thống nhất với khách hàng bằng văn bản, trình giám đốc phê duyệt bổsung và kịp thời phân phối đến các bộ phận liên quan để thực hiện Trườnghợp nếu các yêu cầu của khách hàng không bằng văn bản thì Trưởng phòngchịu trách nhiệm xem xét và xác nhận trước khi thực hiện.

* Trao đổi thông tin với khách hàng: Công ty thiết lập mối quan hệchặt chẽ với khách hàng qua hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm trao đổihiệu quả các thông tin về sản phẩm, sử lý các yêu cầu trong quá trình thựchiện hợp đồng cũng như để thu thập các thông tin phản hồi, khiếu nại củakhách hàng

7 Thiết kế và phát triển:

* Công ty tiến hành lập kế hoạch kiểm soát việc thiết kế và pháttriển sản phẩm Trong quá trình hoạch định thiết kế Công ty xác định rõ việcxem xét, kiểm tra xác nhận và trách nhiệm, quyền hạn cho mỗi giai đoạn đoạnthiết kế và phát triển

* Mọi đầu vào liên quan đến các yêu cầu về sản phẩm: yêu cầu vềtiến độ giao hàng, số lượng, địa điểm giao được xác định rõ, và duy trì hồ sơ

*Phòng kỹ thuật có trách nhiệm kiểm tra xác nhận nhằm đảm bảorằng sản phẩm thiết kế đáp ứng đúng yêu cầu khách hàng Tất cả những sảnphẩm trước khi đưa vào sản xuất phải được sự đồng ý/góp ý của khách hàng

8 Mua hàng:

- Công ty kiểm soát quá trình mua hàng thông qua xây dụng và duy trìcác quy trình bằng văn bản về mua vật tư, nguyên liệu, sản phẩm đối với nhàcung cấp nhằm đảm bảo các sản phẩm mua vào phù hợp với yêu cầu mua

- Các sản phẩm mua vào (bao gồm cả hàng hoá, vật tư và dịch vụ) đềuphải mua từ các nhà cung cấp/nhà thầu phụ đã được đánh giá và lựa chọn trênkhả năng cung cấp sản phẩm phù hợp với yêu cầu của công ty

Tiêu chí để công ty xem xét lựa chọn nhà cung cấp :

- Cơ sở vật chất, tiềm năng, khả năng đáp ứng của nhà cung cấp đối vớicác điều kiện yêu cầu của công ty

- Chất lượng, giá cả vật tư, nguyên liệu sản phẩm của nhà cung cấp

- Thời hạn giao hàng, thời hạn trả tiền và thanh lý hợp đồng

Trang 10

- Các tài liệu mua hàng như đơn đặt hàng, hợp đồng phải mô tả cụ thể các

về sản phẩm được mua và những tài liệu này phải được lãnh đạo công ty hoặcngười có thẩm quyền xem xét, phê duyệt trước khi gửi đi

- Công ty thực hiện kiểm tra xác nhận sự phù hợp của sản phẩm khi nhận.Khi công ty hay khách hàng có ý định thực hiện các hoạt động kiểm tra xácnhận tại cơ sở của nhà cung cấp sẽ sắp xếp đáp ứng

9 Kiểm soát quá trình sản xuất :

- Trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty phòng sản xuấtlập thực hiện, theo dõi kế hoạch triển khai cụ thể

- Các thông số, yêu cầu kỹ thuật cho từng loại sản phẩm được hướng dẫnchi tiết ở tài liệu kỹ thuật và các hướng dẫn kỹ thuật bổ sung

- Người lao động được hướng dẫn, đào tạo và đào tạo lại Mỗi khi có sựthay đổi về công nghệ, thay đổi loại sản phẩm, công nhân đều được hướng dẫn

và đào tạo tại chỗ

- Luôn sẵn có các hướng dẫn vận hành, sử dụng biện pháp an toàn chotừng loại máy móc thiết bị và các hướng dẫn công việc cần thiết Các thông số

kỹ thuật trang thiết bị máy móc được đăng ký theo dõi chặt chẽ Định kỳ bảodưỡng sửa chữa kiểm tra theo tiêu chuẩn kỹ thuật và được cập nhật theo biểumẫu quy định Các địa điểm không an toàn đều có biển báo nhắc nhở nhằm đảmbảo an toàn trong lao động

- Theo dõi và do lường các thông số của quá trình sản xuất và các thông

số sản phẩm chặt chẽ theo các tiêu chuẩn, hướng dẫn công việc Khi các thông

số không phù hợp với qui dịnh , phòng sản xuất tiến hành sửa chữa và thực hiệncác hành động khắc phục để đạt được kết quả dự kiến

III Chính sách môi trường

Môi trường là mối quan tâm chung của tất cả chúng ta Công ty TNHHSơn Nippon –HN luôn nỗ lực gìn giữ và bảo vệ vẻ đẹp tự nhiên của môi trườngcho thế hệ mai sau

Chúng tôi cam kết ngăn ngừa ô nhiễm và tuân thủ theo pháp luật về bảo vệmôi trường tại địa phương bằng việc không ngừng cố gắng tạo ra những sản phẩm,dịch vụ an toàn và không gây ô nhiễm

Trang 11

Chúng tôi cam kết sẽ nghiêm túc giám sát chặt chẽ các qúa trình, nguyênliệu và con người liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình sản xuất và lưugiữ sản phẩm, giao hàng tới các khách hàng sản xuất ôtô, xe máy và các nhà sảnxuất linh kiện để giảm thiểu các ảnh hưởng tới môi trường.

Để thực hiện cam kết trong chính sách môi trường, toàn thể ban lãnh đạocũng như nhân viên Công ty Sơn Nippon HN luôn luôn cố gắng và đoàn kết cùngthực hiện những kế hoạch, mục tiêu, chương trình và thường xuyên xem xét đểđảm bảo hệ thống quản lý môi trường không ngừng được cải tiến và nâng cao Bêncạnh đó, chúng tôi cũng phổ biến Chính sách môi trường trong toàn công ty và cácbên quan tâm

Ban giám đốc và trưởng các phòng ban tại Công ty Sơn Nippon HN chịutrách nhiệm xây dựng hệ thống quản lý môi trường bằng văn bản, đảm bảo hệthống được áp dụng, duy trì và không ngừng nâng cao hiệu quả của hệ thống phùhợp với những yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14000

IV Vấn đề An toàn lao động

Trong an toàn sản xuất vấn đề an toàn lao động luôn được đặt lên hàngđầu bởi tầm quan trọng của nó Nếu không thực hiện những quy định, nội quyđặt ra thì hậu quả rất khó lường, gây tổn hại đến tính mạng Chính bởi thế trongthời gian thực tập, sinh viên phải tuân thủ đầy đủ các quy định và phải có sựhiểu biết về an toàn lao động, đó là:

 Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy định của công ty hoá chấtsơn Nippon Paint HN đề ra Chấp hành sự hướng dẫn của người có trách nhiệm,người phụ trách trong thời gian thực tập

 Không được tự ý làm bất cứ việc gì nếu chưa được hướng dẫn,chưa nắm vững các biện pháp an toàn khi nhận thấy có hiện tượng nguy hiểm thìphải tránh xa và báo cho người có trách nhiệm kể cả những người xung quanh

 Không đi lại lung tung trong công ty, chỉ ở những nơi được phépthực tập Quần áo đầu tóc gọn gàng, không đi dầy dép cao gót đế trơn, vào khuvực phân xưởng sản xuất Ai vi phạm nội quy an toàn, các quy định, quy phạmphải chịu trách nhiệm trước công ty và pháp luật

Trang 12

Ngoài ra chúng ta còn phải thực hiện các nội quy về phòng cháy chữacháy bởi trong công ty có rất nhiều dung môi, hoá chất dễ cháy nổ như xăng,dầu, xylen Đó là:

 Cấm hút thuốc, cấm sử dụng mọi nguồn lửa ở khu vực dễ cháy nổ (kho,nơi sản xuất) Loại trừ mọi khả năng sinh ra lửa

 Cấm sử dụng điện tuỳ tiện, lắp đặt phải do thợ điện chuyên môn làm đúng

kỹ thuật an toàn điện Cấm:

+ Dùng giấy bạc dây đồng thay cầu chì

+ Dùng dây điện cắm trực tiếp vào ổ+ Để đồ vật dễ cháy gần thiết bị điện

+ Di chuyển dòng điện, đèn điện, không kiểm tra kho

 Nguyên liệu và sản phẩm phải xếp riêng có khoảng cách ngăn cháy

Xăng dầu chỉ chứa trong thùng, téc đảm bảo kín, đầy nhất là 90-95% dungtích, để ở nơi râm mát Nếu nhiệt độ cao hơn 360C thì phải tưới nước 2-3lần/ngày Cấm nhập xuất hay bơm dầu khi trời mưa, có sấm sét Xăng dầu vàcác loại dung môi để ngoài trời chỉ được xếp 1 tầng và xếp nghiêng

 Phương tiện và dụng cụ chữa cháy phải để ở nơi dễ thấy, dễ lấy cấm sửdụng vào mục đích khác

 Khi giao nhận hàng hoá thì xe không được nổ máy, lái xe phải ở lại chỗ,đầu xe hướng ra ngoài

1.Nội qui an toàn và sử dụng thiết bị

3 Mở máy bao giờ cũng phải đóng ngắt 2–3 lần trước khi chạy

Trang 13

5 Tại máy và quanh nơi làm việc bao giờ cũng phải sạch sẽ, dụng cụ sắpxếp ngăn nắp.

6 Tuyệt đối khong dược rời vị trí khi máy đang làm việc

7 Phải thực hiện tự giác và thường xuyên có chế độ bàn giao ca máy

8 Khi có sự cố về máy phải báo ngay cho bộ phận có chức năng biết vàngười quản lí biết

9 Các thiết bị phải bảo đảm che chắn

10 Phải nghiêm túc trong khi làm việc không đùa nghịch khi đang bêncạnh máy khi máy đang làm việc

11 Thường xuyên lau chùi dầu mỡ bảo dưỡng sửa chữa thiết bị

12 Cầu dao cầu chì ,aptomat bảng điện phải được che chắn Nếu hở tuyệtđối không được sử dụng

13 Không được hút thuốc gây lửa bên cạnh thiết bị và trong khu làm việc

14 Nghiêm chỉnh thực hiện tắt và nhắc nhở những người xung quanhcùng thực hiện tốt nội qui an toàn thiết bị và nội qui của phân xưởng

2 Những qui định về vệ sinh máy và thiết bị :

1 Tuyệt đối không được vệ sinh máy khi đang làm việc

2 Dùng dung môi thích hợp để vệ sinh máy

3 Đối với máy cán ba trục và 1 trục tuyệt đối không được dùng cácvật cứng chà sát vò quả lô

4 Trước khi vệ sinh máy phải ngắt phải ngắt điện vào máy

5 Mang đầy đủ dụng cụ bảo hộ khi vệ sinh máy

6 Trong quá trrình vệ sinh phải luôn lưu ý đến các bộ phận độngcủa máy

Trang 14

I: GI ỚI THI ỆU CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ SƠN

1.Định nghĩa

Sơn là loại vật liệu có cấu tạo vô định hình, dễ gia công và tạomàng mỏng trên bề mặt vật liệu, màng sơn sau khi khô sẽ hình thành mộtlớp chất rắn, rắn trắc và bám dính trên bề mặt vật liệu Tuỳ vào mục đích

sử dụng màng sơn sẽ có những vai trò đặc biệt sau:

a Bảo vệ bề mặt vật liệu

Màng sơn phủ lên bề mặt vật liệu nhằm mục đích bảo vệ vật liệuchịu được môi trường khắc nghiệt, ngăn chặn các tác nhân ăn mòn và cáctác nhân bất lợi khác

b Tạo hình thức trang trí

Màng sơn sau khi khô sẽ tạo được độ bóng, độ tương phản,mầu sắc đa dạng, hình thức tuyệt đẹp và những nét đặc sắc khác thu hútánh mắt của chúng ta

c Tạo được nhiều tính chất đặc biệt

Màng sơn có những tính chất đặc biệt như: cách điện, cáchnhiệt, phản quang, chống lại sự hoạt động sinh học, và bền với nhiều môitrường vv

2.Thành phần của sơn

PHẦN III: GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG SƠN NPHN

Trang 15

Sơn bao gồm những thành phần sau: chất tạo màng, bột mầu,dung môi hoặc chất pha loãng và các chất phụ gia.

Sau khi đã phối trộn với nhau để tạo sơn gốc, trong quá trình sửdụng chúng sẽ được pha với dung môi hay chất pha loãng để điều chỉnh

độ nhớt thích hợp với điều kiện sơn

2.1 Chất tạo màng

Chất tạo màng là những hợp chất hữu cơ cao phân tử có nguồn gốc

tự nhiên hoặc tổng hợp Chất tạo màng được sử dụng lâu đời nhất là cácloại nhựa được chiết suất từ tự nhiên như: nhựa thông, nhựa cánh kiến,các loại dầu, các chất béo có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật, chúngđược phối trộn với bột mầu để chế tạo các loại sơn cho trang trí và bảo vệtuỳ thuộc vào mục đích sử dụng Bên cạnh các chất tạo màng có nguồngốc tự nhiên còn có các chất tạo màng có nguồn gốc tổng hợp được tổnghợp từ dầu mỏ và nó là các chất tạo màng được sử dụng phổ biến hiệnnay

Chất tạo màng là thành phần quan trọng nhất của màng sơn mà tínhchất và đặc điểm của màng sơn phụ thuộc vào tính chất và đặc điểm củaloại chất tạo màng được sử dụng trong đơn phối trộn

Trang 16

Chất tạo màng thường tồn tại ở trạng thái lỏng nhớt và trong suốt

Màng sơn được hình thành sau khi đã phủ lên bề mặt vật liệuchúng sẽ chuyển từ trạng thái lỏng nhớt sang trạng thái rắn trắc và bámdính dưới tác dụng của tác nhân làm khô

2.1.a Các chất tạo màng tự nhiên

Chúng được chiết từ thực vật như: Varnish, nhựa cánh kiến, nhựathông, các loại dầu như dầu chẩu, dầu lanh, dầu đậu tương, …

2.1.b Các chất tạo màng tổng hợp

Là những hợp chất cao phân tử được tổng hợp từ những phản ứngpolyme hoá của phương pháp trùng hợp hoặc trùng ngưng So với cácchất tạo màng có nguồn gốc tự nhiên, các chất tạo màng tổng hợp cótrọng tượng phân tử lớn hơn, cấu trúc hoá học phức tạp hơn và do vậychúng có nhiều đặc điểm, tính chất ưu việt hơn

Nhựa tổng hợp được chia ra làm hai loại đó là nhựa nhiệt dẻo vànhựa nhiệt rắn

Nhựa nhiệt dẻo là những loại nhựa bị nóng chảy hoặc chuyển từtrạng thái rắn sang trạng thái nóng chảy hoặc phân huỷ dưới tác dụng củanhiên độ cao Các loại nhựa này như: Polyetylen, Polyvinyl clorua,Polypropylene, Polystiren,…

Nhựa nhiệt rắn là những loại nhựa bị biến đổi trạng thái thông quaphản ứng hoá học khâu mạch, dưới tác dụng của nhiệt độ chúng bị đóngrắn hoặc phân huỷ mạch đại phân tử Các loại nhựa nhiệt rắn thườngđược sử dụng làm chất tạo màng cho sơn phổ biến là các loại nhựa như:nhựa Melamine, nhựa Acrylic, nhựa Polyeste, …

2.2 Bột mầu

Bột mầu là những hạt rắn mịn, kích thước hạt từ vài micron đếnhàng chục micron, phân tán đều trong môi trường sơn và tạo cho màngsơn có những tính chất đặc biệt

Trang 17

Tính chất quan trọng của bột mầu là tạo cho màng sơn có màu sắcnhất định, mất độ trong suốt, một số bột mầu có thể cho màng sơn cónhững chức năng và khả năng làm viêc tốt hơn Bột mầu được đánh giábằng sức phủ, sức phủ lại phụ thuộc vào độ đục và hệ số chiết suất của bộtmầu Tuỳ thuộc vào chức năng của chúng bột mầu bao gồm: bột mầu vô

cơ, bột mầu hữu cơ, bột màu kim loại, bột mầu phụ trợ vv

2.2.a Bột mầu vô cơ

Đại diện cho nhóm này bao gồm các bột mầu mang mầu như: ZnO(mầu trắng),CdS-CdSe(mầu nâu sẫm), PbCrO4(mầu vàng), Cr2O4(mầuxanh),…, bột mầu chống rỉ như: Fe2O3(mầu đỏ nâu), PbO2.2PbO(màu dacam), …

2.2.b Bột mầu hữu cơ

Đây là các loại bột mầu đươc tổng hợp từ các hợp chất hữu cơ cónhóm định chức như:

- N =N - , =CH-N=, …

2.2.c Bột mầu kim loại

Các bột mầu kim loại như: bột nhôm(AL), bột kẽm(Zn), bộtchì(Pb), …

Dung môi là chất lỏng, dễ bay hơi dùng để hoà tan chất tạo màng

và thay đổi độ nhớt của sơn Một dung môi tốt phải đáp ứng được nhữngyêu cầu sau:

Trang 18

- Tạo được một dung dịch có độ nhớt thích hợp cho việc bảo quản

và sử dụng

- Có tốc độ bay hợp lý và tạo nên một màng sơn với tính chất tối ưu

- Có độ độc tối thiểu và có mùi chấp nhận được

Với các loại sơn khô bằng phương pháp hoá học, dung môi có nhiệm vụchính là tạo nên một dung dịch sơn để có thể sơn theo phương pháp thích hợpnhất

Với các chất tạo màng khô vật lý, dung môi đóng vai trò phức tạp hơn vìkhông những nó ảnh hưởng đến cách lựa chọn phương pháp sơn mà còn có vaitrò quyết định đối với thời gian khô và tính chất của màng sơn Trong nhữngtrường hợp này thường dùng hỗn hợp nhiều loại dung môi mà mỗi một thànhphần đều có những vai trò riêng, ngoài ra một số dung môi cần phải cho vào hợpphần trong quá trình sử dụng nhằm điều chỉnh, làm giảm, kìm hãm hoặc tăng tốc

độ bay hơi của dung môi cho phù hợp với điều kiện dây chuyền

Dưới đây là điểm nhiệt độ bay hơi của một số dung môi:

- Dung môi bay hơi ở nhiệt độ thấp(< 1000C)

Bao gồm Aceton, Metyl ethyl ketone

- Dung môi bay hơi ở nhiệt độ cao trung bình(100 – 1500C)

Bao gồm Toluen, Xylen, Butyl acetate

- Dung môi bay hơi ở nhiệt độ cao(> 1500C)

Butyl cellosolve, Diacetone alcohol, Solvesso 100

Tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng các chất phụ gia sẽ được thêm vào như:Chất hoá dẻo, chất làm khô hay đóng rắn, chất chống lắng, chất phân tán, chất

ổn định mầu sắc, chất thay đổi độ nhớt, chất hấp thụ tia cực tím, chất tăng độbền nước

Trang 19

3 Sấy

Quy trình nhằm mục đích đóng rắn hoặc làm khô màng sơn cũng nhưgiúp cho màng sơn bám chặt vào bề mặt kim loại gọi là sấy Sơn khô có hai loại

đó là

Khô dưới tác dung của việc dung môi bay đi cùng với màng sơn chuyển

từ trạng thái lỏng nhớt sang trạng thái rắn mà không cần xảy ra bất kỳ phản ứnghoá học nào

Sơn khô dưới tác dụng của phản ứng hoá học khâu mạch giúp cho màngsơn chuyển từ trạng thái lỏng nhớt sang trạng thái rắn thông qua phản ứngpolyme hoá khâu mạch các mạch đại phân tử chất tạo màng Khi màng sơn đãkhô hoàn toàn thì dung môi không còn tồn tại trong màng sơn Sau quá trình khôthành phần còn lại của màng sơn là bột mầu và chất tạo màng, chất tạo màng làthành phần chính của màng sơn

Quy trình sấy:

Cơ chế của quá trình đóng rắn:

Đóng rắn dưới tác của tác nhân oxy hoá khâu mạch mạch đạiphân tử chất tạo màng được diễn tả như sau:

Theo thuyết Marcusson

Trang 20

AB. ( gốc tự do ) + A(chất tạo màng) ABA. (gốc tự do cao phân tử)

Phản ứng được tiếp tục cho đến khi màng sơn khô hoàn toàn

4 Mục đích và thành phần của các loại sơn

Trang 21

4.1.2.c Dung môi

Dung môi chính của sơn ED là nước, có mục đích chính là hoà tan chấttạo màng và phân tán bột mầu trong môi trường sơn, giúp cho màng sơn có thểhình thành được trên bề mặt vật liệu và mất đi sau khi màng sơn khô hoàn toàn

4.1.2.d Chất phụ gia

Là các xít như axit axetic, axit amin có khả năng hoà tan trong nước vàchất tạo màng, chúng có nhiệm vụ tạo được khả năng làm việc và một số tínhchất tốt hơn của màng sơn

4.1.2.e Nước DI

Nước DI là loại nước không ion có nhiệm vụ loại bỏ sơn thừa, dung môi

và thụ động hoá bề mặt lớp sơn sau giai đoạn sơn

Trang 22

B.Thành phần

B.1 Sơn phủ loại Solid

- Chất tạo màng: Chất tạo màng là các loại nhựa như: nhựaPolyeste, nhựa Melamine, nhựa Alkyd và các loại nhựa khác

- Bột mầu: Bột mầu là các oxit vô cơ như TiO2 và các bột mầukhác

- Dung môi: Bao gồm các loại dung môi thơm các loại dungmôi hoạt động như este, ete và rượu

- Chất phụ gia: Bao gồm chất điều khiển bề mặt, chất chốnglắng, phân tán, chất ổn định mầu sắc, chất hấp thụ tia cực tím, vv

- Dung môi: Bao gồm các loại dung môi thơm các loại dungmôi hoạt động như este, ete và rượu

Trang 23

- Chất phụ gia: Bao gồm chất điều khiển bề mặt, chất chốnglắng, chất phân tán, chất ổn định mầu sắc, chất hấp thụ tia cực tím, vv

B.3 Clear cho sơn sấy

* Mục đích: Sử dụng để tạo lớp ngoài cùng với chức năngtạo độ bóng và bảo vệ các lớp sơn bên trong chịu được môi trường

* Thành phần của Clear

- Chất tạo màng: Chất tạo màng bao gồm: nhựa Acrylic,nhựa Melanine, nhựa Polyeste, nhựa Epoxy

- Bột mầu: Không sử dụng bột mầu

- Dung môi: Bao gồm các loại dung môi thơm các loạidung môi hoạt động như este, ete và rượu

- Chất phụ gia: Bao gồm chất điều khiển bề mặt, chấthấp thụ tia cực tím và một số chất điều khiển tính chất lưu biến khác

4.3.2.b Sơn Tự khô

A Mục đích

Mục đích của sơn tự khô là được sử dụng để sơn cho các chitiết làm bằng vật liệu chịu nhiệt độ thấp, dễ bị biến dạng dưới tác dụngcủa ngoại lực, nhiệt độ cao và dùng để sửa chữa Hệ sơn này khô nhanh ởnhiện độ thấp 800C trong 30 phút hoặc khô tự nhiên sau 24 giờ

B.Thành phần

B 1 Sơn phủ loại Solid

- Chất tạo màng: Chất tạo màng là các loại nhựa như:nhựa Alkyd, nhựa Acrylic, Nitro cellulose và các loại nhựa khác

- Bột mầu: Bột mầu là các oxit vô cơ như TiO2 và các bộtmầu khác

- Dung môi: Bao gồm các loại dung môi thơm các loạidung môi hoạt động như este, ete và rượu

- Chất phụ gia: Bao gồm chất điều khiển bề mặt, chất chốnglắng, chất phân tán, chất ổn định mầu sắc, chất hấp thụ tia cực tím, vv

Trang 24

B 2 Sơn phủ loại Metallic

- Chất tạo màng: Bao gồm các loại nhựa như: nhựa Acrylic,nhựa Alkyd, Polyuretan và các loại nhựa khác

- Bột mầu: Bột mầu là các bột mang mầu, ngoài ra còn cócác loại bột mầu đặc biệt khác như bột nhôm(Al), vảy Mica và các loạibột mầu khác

- Dung môi: Bao gồm các loại dung môi thơm các loạidung môi hoạt động như este, ete và rượu

- Chất phụ gia: Bao gồm chất điều khiển bề mặt, chấtchống lắng, chất phân tán, chất ổn định mầu sắc, chất chống tia cực tím

B.3 Clear cho sơn tự khô

* Mục đích: Sử dụng để tạo lớp ngoài cùng với chức năngtạo độ bóng và bảo vệ các lớp sơn bên trong chịu được môi trường

* Thành phần của Clear

- Chất tạo màng: nhựa Acrylic, nhựa Alkyd, nhựa Nitrocellulose và các loại nhựa khác

- Bột mầu: Không sử dụng bột mầu

- Dung môi: Bao gồm các loại dung môi thơm các loạidung môi hoạt động như este, ete và rượu

- Chất phụ gia: Bao gồm chất điều khiển bề mặt, chất hấpthụ tia cực tím và một số chất điều khiển tính chất lưu biến khác

Trang 25

II:Công nghệ sản xuất sơn ôtô

Công nghệ sản xuất sơn của nhà máy.

Công nghệ sản xuất: để đưa ra sản phẩm chính (sơn Alkyd), công ty phảitrải qua nhiều giai đoạn sản xuất song về cơ bản thì quy trình công nghệ củacông ty được trình bày như sau:

Phụ giaDung môi

Khuấy trộn

Kiểm traBột độn

Bao bì Đóng thùng

Nhập kho

Trang 26

1.1 Khái niệm đập nghiền

- Là quá trình tác dụng cơ học làm cho kích thước của vật rắn nhỏ lại

để làm tăng bề mặt riêng của chất đó vào nhau

Mục đích: Sau khi khuấy xong hỗn hợp đã được khuyếch tán đều bởiquá trình nghiền nhằm làm cho dung dịch sơn vừa khuấy xong có độ mịn theoyêu cầu sản xuất

- Quá trình đập nghiền được áp dụng rộng rãi trong các ngành hoáhọc, thực phẩm để làm tăng quá trình hoà tan, quá trình hoá học, quá trình cháy

T

nghiền

D(mm)

d(mm)

Hướng dẫn nghiền cán sơn:

Căn cứ vào yêu cầu sản xuất và tình trạng máy móc thiết bị nghiền quảnđốc phân xưởng có thể chỉ định dùng máy nghiền 3 trục, máy nghiền bi đứng,máy nghiền bi nằm ngang, máy nghiền rổ để nghiền vữa sơn

Trang 27

Khi đổi màu sơn phải vệ sinh máy nghiền tránh lẫn màu.

1 Nghiền vữa sơn trên máy nghiền sao cho đạt độ mịn từng loại sơn.Trong quá trình nghiền nếu tăng độ nhớt ảnh hưởng đến quá trìnhnghiền thì bổ sung dung môi

2 Vận hành nghiền theo các hướng dẫn vận hành và sử dụng thiết bịnghiền HD.12.02

3.Đưa vào yêu cầu độ mịn sau cán nghiền và HD.10.04 để kiểm tra độmịn

4.Thời gian kiểm tra với máy nghiền bi đúng sau mỗi lượt thứ 3 kiểmtra độ mịn của vữa sơn 1 lần

+ Với máy nghiền bi rổ:

- Chạy thùng nhỏ (400 lít) Sau mỗi giờ nghiền kể từ giờ thứ 4 kiểm tra độmịn của vữa sơn 1 lần

- Chạy thùng to (800 lít) sau mỗi giờ nghiền kẻ từ giờ thứ 8 kiểm tra

độ mịn của vữa sơn 1 lần

+ Với máy nghiền bi nằm ngang với sơn chống gỉ, sơn đen, sau 2 giờ kể

từ giờ thứ 28 kiểm tra độ mịn 1 lần

+ Với máy nghiền 3 trục: sau mỗi lượt thứ 2 kiểm tra độ mịn của vữa sơn

Trang 28

A Máy nghiền bi hạt ngọc kiểu đứng:

Dung dịch paste sơn vừa được khuấy xong được bơm vào thùng nghiền

từ dưới lên.Tuỳ thuộc loại máy mà có thể sử dụng bơm răng khía hoặc bơmmàng Khi nguyên liệu đã có trong thùng nghiền thì trục nghiền sẽ quay nhờ hệthống truyền động của máy truyền chuyển động quay môtơ thành chuyển độngquay của trục nghiền Hỗn hợp được nghiền lấy ra từ phía trên thùng nghiền,thùng nghiền được làm mát bằng nước để đảm bảo nhiệt độ trong thùng khôngvượt quá 50C

Máy nghiền bi hạt ngọc kiểu đứng làm việc liên tục : hỗn hợp đầu vào

và ra liên tục

Trang 29

Máy nghiền bi nằm ngang gồm một thùng rỗng trong có chứa một phần

bi bằng kim loại hay bằng sứ phần khác là vật liệu cần nghiền Vật liệu cầnnghiền và vật nghiền được trộn lẫn trong máy Khi thùng quay các viên bị masát với thành thùng nên bị nâng lên một đoạn theo hướng quay, khi góc nâng lớnhơn góc rơi tự do thì viên bi tuột xuống phía dưới Khi lực trọng lượng lớn hơnlực li tâm thì viên bi sẽ rơi xuống theo đường parabol Nếu tiếp tục tăng tốc độquay thì lực li tâm sẽ rất lớn và lớn hơn trọng lượng của viên bi lúc này bi sẽquay tròn theo thùng Vật liệu không được nghiền nữa do đó xác định tốc độ làmviệc của máy hợp lý để các viên bi có chiều cao và tốc độ rơi là lớn nhất

2 Phân loại máy nghiền bi:

- Phân loại theo cấu tạo của thùng có loại hình trụ, hình nón cụt

- Phân loại theo phương pháp tháo sản phẩm có loại tháo qua thùng rỗng

có loại tháo qua sàng chắn ngang thùng

- Phân loại theo máy nghiền khô hay nghiền ướt

- Phân loại theo máy nghiền liên tục hay gián đoạn

3.Máy nghiền bi nằm ngang ấn độ

Các thông số kĩ thuật

- Công suất động cơ 30HP

- Số vòng quay động cơ chính n=1450 vòng/phút

- Vòng quay của thùng nghiền 16,2 vòng/phút

- Khối lượng bi nghiền m=3500 kg

- Năng suất 2000-2500kg/mẻ

Máy nghiền gián đoạn theo mẻ

Trang 30

- Vận hành và sử dụng

Tháo vữa sơn trong máy

Quay nắp lên vị trí cao nhất, phanh chặt máy, lắp rọ tháo vào vị trí cửanhỏ

Tháo phanh và quay rọ ở vị trí thấp nhất Mở van xả vữa sơn vào thùnggom hoặc thùng chứa vữa (trước khi tháo vữa sơn phải kiểm tra độ mịn của vữasơn)

*Nạp nguyên liệu mới

- Tháo nắp to, đưa phễu nạp liệu vào Cân đo lượng dầu và các loại bộtcần nạp Đổ bột vào máy và tháo dầu Đậy nắp to và nắp nhỏ lại

- Tháo phanh và khởi động máy

- Nếu dừng máy lâu phải lưu lại nhựa loãng trong thùng

- Cho bơm dẫn liệu dừng

- Dừng trục quay

- Cắt nguồn điện

Trang 31

C.Máy nghiền cán 3 trục HWP 322

Công dụng dùng để cán sơn, mực in, làm matit

Thông số kĩ thuật

- Năng suất 100-400 kg/giờ

- Công suất động cơ chính 18kw

- Tốc độ nghiền cán: có 2 tốc độ

+Tốc độ thấp 19v/phút +Tốc độ cao 29 vòng/phút

- Toàn bộ hệ thống điện được đặt trong một bảng điện chống cháynổ

- Nguyên lí hoạt động

Máy gồm 3 quả lô có chuyển động với vận tốc khác nhau Thứ tự từngcặp một có chiều quay ngược chiều nhau, 3 quả chuyển động được nhờ mộtđộng cơ điện phòng chống cháy nổ thông qua li hợp và hệ thống bánh răng ănkhớp Giữa quả lô thứ 1 và 2 có máng chứa sơn Quả lô thứ 3 có dao vét tì vàoquả lô thứ 2 và máng tháo sơn để tiếp vữa vào máng trên máy có bộ kích thuỷlực để nâng thùng vữa và đổ vào máy Để ép các quả lô với nhau trong máy có

hệ thống thuỷ lực ép sát vào 4 góc của 2 quả lô trên và dưới cùng Như vậy quả

lô giữa được cố định trên thân máy còn còn 2 quả lô trên và dưới di trượt đượctrên thân máy Các cặp bánh răng có số răng khác nhau do vậy tạo nên vận tốccủa các quả lô là khác nhau Các quả lô được làm rỗng, phần rỗng này có chứanước làm mát máy và vữa sơn giảm độ bay hơi của dung môi và làm mát máy

- Sử dụng và vận hành

Trước khi sử dụng máy phải kiểm tra toàn bộ máy xem đã an toànchưa.Thực hiện đầy đủ nội qui an toàn thiết bị đã đề ra Đẩy thùng mới vào vị trílàm việc (qua 2 càng của kích thuỷ lực) Đóng bảng điện bật công tắc cho động

cơ thuỷ lực làm việc gạt van điều khiển nâng thùng vữa đến vị trí tháo sơn thíchhợp thì gạt tay gạt sang vị trí dừng, khởi động động cơ chính đóng li hợp chocác quả lô quay Nâng dần áp suất nén đến khi 2 quả lô dưới cùng áp sát vàonhau thì tháo vữa sơn vào máy Điều chỉnh áp suát nén lô từ 10-15 kg/cm2 Điều

Trang 32

chỉnh lại má chắn sơn dao vét sơn cho phù hợp bảo đảm lượng sơn được vét đềutrên bề mặt lô Sau đó bấm cho động cơ chính làm việc Khi máy chạy ổn địnhcần lưu ý đến độ ổn định của đồng hồ đo áp lực Sau khi chạy xong tắt máy vàlàm vệ sinh máy Tuyệt đối không để máy đang chạy làm vệ sinh máy Ghi vào

sổ bàn giao ca máy

Hướng dẫn sử dụng phễu đo độ nhớt B2-4

Người sử dụng trước khi sử dụng phễu đo độ nhớt B2-4 phải thực hiệnđúng quy định sau:

- Kiểm tra toàn bộ phễu xem có sạch không, phía trong phễu nhất là

lỗ chảy ở đáy phễu có bị bẩn không, nếu bẩn thì phải dùng dung môi thích hợp

và dùng vật mềm để vệ sinh sạch sẽ

- Giá đỡ phễu có chắc chắn không, khi đặt phễu vào giá thì phễu có ở

vị trí cân bằng không Nếu không phải điều chỉnh cho phễu được cân bằng

Hướng dẫn sử dụng thước và dao gạt đo độ mịn.

Người sử dụng cần phải làm sạch cả thước và dao gạt sau đó dùng vảimềm lau khô, sạch

1 Trước khi sử dụng cần phải làm sạch cả thước và dao gạt sau đó dùngvải mềm lau khô, sạch

2 Đặt thước lên mặt nằm ngang có bề mặt không bị trượt

3 Rót một lượng mẫu đã được khuấy trộn ở dạng đồng nhất (đủ để lấpđầy rãnh) vào phần sâu của rãnh sao cho mẫu khỏi bị chảy ra ngoài rãnh một ít.Chú ý khi rót mẫu không để tạo bọt khí

4 Giữ dao gạt vuông góc với bề mặt thước, lưỡi dao gạt song song vớichiều ngang thước và tiếp xúc với bề mặt thước ở phía sâu nhất của rãnh Kéodao gạt quá khỏi điểm có độ sâu 0,1mm của rãnh với tốc độ không đổi trong 1đến 2 giây Sử dụng một áp lực đủ xuống dao gạt sao cho rãnh được lấp đầymẫu và lượng dư bị gạt ra ngoài rãnh

5 Trong thời gian không quá 3 giây kể từ khi dao gạt xoay dưới ánh sáng

đủ để nhìn rõ mầu Quan sát mẫu dưới góc nhìn trong khoảng 20 đến 30 độ với

bề mặt thước, quan sát mẫu trên rãnh mà ở đó xuất hiện bề mặt lốm đốm nhiều

Trang 33

đặc biệt ở chỗ mà một vùng rộng 3mm qua rãnh 5 đến 10 hạt Đọc và ghi lấy vịtrí này là độ mịn của sơn cần đạt được.

6 Vệ sinh thước và dao gạt cẩn thận bằng dung môi thích hợp ngay saukhi được kết quả Nếu tiếp tục sử dụng thì vẫn tiến hành như trên còn nếu không

sử dụng nữa thì phải lau dầu mỡ và cho vào hộp để tránh bụi gỉ

7 Tuyệt đối không được làm rơi thước và dao gạt hay sử dụng khôngđúng mục đích Trong quá trình sử dụng nếu có phát hiện thấy sự khác biệt nàocần báo ngay với bộ phận có trách nhiệm để giải quyết

2 Khuấy trộn

2.1.Mục đích của quá trình khấy trộn:

- Làm tăng độ phân tán của hệ không đồng nhất bằng cách cung cấp nănglượng cơ học, làm lơ lửng các hạt có kích thước và khối lượng riêng khác nhaucủa chất tạo màng, bột màu, bột độn, dung môi và chất phụ gia, phân tán chúngđều trong không gian, làm vỡ các chùm hạt, các giọt và hạt lớn

- Ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp hoá chất và thực phẩm

để tạo dung dịch huyền phù nhũ tương để tăng quán tính hoà tan, truyền nhiệt,

2.2.Các loại thiết bị khuấy:

Hiện nay nhà máy sử dụng 2 loại thiết bị khuấy trộn :

Máy khuấy 1 trục HBM-755C

Máy khuấy 1 trục HBM-4024C

Sơ đồ máy khuấy một trục

Trang 34

a)Máy khuấy 1 trục HBM-755

 Công suất động cơ chính 7,5 HP

 Số vòng quay n=1450 vòng /phút

 Công suất động cơ thuỷ lực 2 HP

 Cánh khuấy dạng tuốc bin hở

*Qui tắc vận hành và sử dụng máy khuấy Đài Loan

- Bật aptomát xem điện áp vàp máy Bật công tắc tăng Kiểm trahành trình lên xuống của bộ khuấy điều chỉnh theo chiều cao của thùngkhuấy

- Bật công tắc nâng bộ khuấy và đưa thùng khuấy vào vị trí làm việc

- Bật công tắc đồng hồ đo tốc độ khuấy trộn

- Bật nút khuấy cho động cơ chính làm việc

- Từ từ điều khiển tốc độ khuấy đến tốc độ phù hợp Xem tốc độ chỉthị trên đòng hồ

Ngày đăng: 20/05/2015, 22:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w