Họ là những người năng động sáng tạo và táo bạo trong kinh doanh, đã đưa Công ty TNHH Mỹ Tài ngày càng phát triển vững mạnh và khẳng định được vị trí của mình thông qua sản phẩm chất lượ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Khoa Kinh tế và Quản lý - o0o -
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Địa điểm thực tập: Công ty TNHH Mỹ Tài
Họ và tên sinh viên : Bùi Công Lực
Người hướng dẫn : ThS Nguyễn Tiến Dũng
HÀ NỘI - 2005
Trang 2CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
- o0o -
XÁC NHẬN CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP Công ty TNHH Mỹ Tài có trụ sở tại: Số nhà Phố
Phường Quận (Thị xã, TP) Tỉnh (TP):
Số điện thoại: Số fax:
Trang web:
Địa chỉ e-mail:
Xác nhận Anh (chị ): ………
Sinh ngày: Số CMT:
Là sinh viên lớp: Số hiệu SV:
Có thực tập tại công ty trong khoảng thời gian từ ngày đến ngày Trong thời gian thực tập tại công ty, anh (chị) đã chấp hành tốt các quy định của công ty và thể hiện tinh thần làm việc nghiêm túc, chăm chỉ và chịu khó học hỏi
Ngày tháng năm
Xác nhận của công ty (có chữ ký của đại diện công ty và dấu tròn của công ty)
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Khoa Kinh tế và Quản lý CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU THEO DÕI QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN
Họ và tên:
Lớp: Ngành:
Địa điểm thực tập:
Người hướng dẫn:
TT tháng Ngày Nội dung công việc Xác nhận của GVHD 1 2 3 4 5 Đánh giá chung của người hướng dẫn:
Ngày Tháng Năm Người hướng dẫn (ký và ghi rõ họ tên)
Trang 4MỤC LỤC
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Mỹ Tài Bình Định 5
1.4 Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của Công ty 9
2.1 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và hoạt động marketing 16
Trang 5PHẦN 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH MỸ TÀI
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Mỹ Tài Bình Định
Địa chỉ: Khu công nghiệp Phú Tài Thành phố Quy Nhơn
Công ty chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh vào tháng 11/1998 Năm đầu hoạt động Công ty đã có 200 cán bộ công nhân viên
Tổng nguồn vốn kinh doanh là 1,6 tỉ đồng do ba thành viên bỏ vốn và sáng lập Trong đó:
Vốn cố định : 421.368.427 đồng
Vốn lưu động: 856.879.083 đồng
Vốn khác : 321.752.490 đồng
Năm 2004 tổng nguồn vốn kinh doanh của Công ty đã lên tới 50,87 tỷ đồng Hiện nay qui mô của Công ty được xếp vào loại hình Doanh nghiệp lớn
1.1.2 Quá trình phát triển
Thời gian đầu mới thành lập Công ty gặp rất nhiều khó khăn do chưa có kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, thị trường tiêu thụ còn hạn chế, chưa có nhiều lao động lành nghề Do vậy cần phải tuyển dụng và đào tạo cán bộ công nhân viên Bên cạnh đó lại có rất nhiều đối thủ cạnh tranh
Năm 1999 doanh thu của Công ty đạt 13,8 tỉ đồng Tổng sản lượng đạt 60 container trong quá trình hoạt động - Bộ tài chính tặng bằng khen về công tác hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế năm 2001
- Đã tham gia Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2003,đạt huy chương vàng sản phẩm chất lượng cao tại Hội chợ Bình Định tiềm năng và hội nhập năm 2003
Năm 2003 Công ty đã đầu tư mở rộng 2 hecta diện tích mặt bằng sản xuất Năm
2004 Công ty đã có 910 cán bộ nhân viên Trong đó 80 cán bộ nhân viên gián tiếp
Trang 6(Trình độ đại học, cao đẳng trung cấp chiếm 80%) Doanh thu đạt 55,737 tỉ đồng tăng 50% so với năm 2003 Nhằm nâng cao sản lượng, năng suất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về chất lượng sản phẩm, Công ty đã không ngừng đầu tư mua mới máy móc thiết bị, nâng tổng công suất Công ty hiện nay 522 containers/năm
Đầu năm 2004 đã lắp đặt xong dây chuyền phun sơn của Malaysia nhằm phục vụ cho sản xuất hàng trong nhà
Để có được thành công đó Công ty đã không ngừng nổ lực xây dựng đội ngũ công nhân viên trẻ nhằm áp dụng nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất Họ là những người năng động sáng tạo và táo bạo trong kinh doanh, đã đưa Công ty TNHH Mỹ Tài ngày càng phát triển vững mạnh và khẳng định được vị trí của mình thông qua sản phẩm chất lượng đa dạng và phong phú Công ty đang từng bước củng cố nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho CB-CNV
Thường xuyên mở các lớp mộc dân dụng, quản lý sản xuất, cử cán bộ tham gia khoá đào tạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu,…
Tốc độ phát triển của Công ty thể hiện qua biểu đồ sau:
1.2 Chức năng, nhiệm vụ và các sản phẩm của Công ty
1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh
- Chịu trách nhiệm trước khách hàng và bạn hàng về sản phẩm do Công ty làm ra
- Nhận và sử dụng hiệu quả vốn, tài sản do hội đồng thành viên giao, thực hiện mục tiêu kinh doanh, chịu sự kiểm soát toàn diện của hội đồng thành viên và các cơ quan có thẩm quyền
0 100 200 300 400 500 600
1999 2000 2001 2002 2003 2004
Sản lượng (cont)
0 20000000
40000000
60000000
1999 2000 2001 2002 2003 2004 Doanh thu (tỷ đồng)
Hình 1.1 Biểu đồ tăng trưởng
doanh thu từ 1999 Ỉ 2004 Hình 1.2 Sản lượng tăng trưởng từ 1999 Ỉ 2004
Trang 7- Thực hiện tốt chính sách, chế độ tài chính, tài sản, tiền lương, lao động, đảm bảo công bằng xã hội, đào tạo bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ văn hóa, nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên của Công ty
- Thực hiện quyết toán định kỳ về kết quả tài chính và giải quyết kịp thời công nợ cho khách hàng và với Công ty
- Thực hiện tốt quy định của nhà nước về thuế và các quy định khác như: bảo vệ môi trường, an ninh trật tự quốc phòng
- Xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn cho Công ty phù hợp với nhiệm vụ của hội đồng thành viên giao và nhu cầu của thị trường
1.2.2 Các hàng hoá hiện tại của Công ty
Công ty TNHH Mỹ Tài là Công ty sản xuất sản phẩm từ gỗ để xuất khẩu và tiêu dùng nội địa theo kế hoạch của hội đồng thành viên
Hiện nay sản phẩm chính của Công ty bao gồm các loại:
- Bàn: bàn xếp được, bàn tháo ráp
- Ghế: ghế xếp được, ghế tháo ráp, ghế chồng được v.v
- Các loại khác: Thùng, kệ v.v
Các loại hàng hoá hiện tại của công ty đang kinh doanh bao gồm: Sản xuất chính và một số sản phẩm hàng hoá khác là sự kết hợp giữa các loại nguyên liệu
như: gỗ, vải, nhôm
Trang 81.3 Công nghệ sản xuất một số hàng hóa chủ yếu
1.3.1 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất
Hình 1.3 Quy trình công nghệ sản xuất
1.3.2 Nội dung cơ bản của bước công việc trong quy trình công nghệ
* Nguyên liệu gỗ tròn hoặc gỗ xẻ đưa vào pha xẻ tạo ra các loại phách, đáp ứng cho việc sản xuất chi tiết sản phẩm ở đoạn sau
Nhập kho
KS6
Trang 9* Gỗ phách nhận từ đoạn xẻ được xếp vào kiện đưa vào luộc Thời gian luộc tuỳ từng loại gỗ (thông thường là từ 15->30 ngày), quy cách… Tổ trưởng hướng dẫn, giám sát công nhân, công việc, công đoạn luộc, KS gỗ luộc, ghi biên bản, giao nhận ca
* Gỗ phách, sơ chế được xếp vào lò theo quy cách, chủng loại
* Tạo ra hình dạng các chi tiết sơ chế còn lượng dư gia công từ gỗ phách
* Nhận chi tiết sơ chế từ tạo phôi, gia công tạo hình dạng, kích thước tinh chế cho chi tiết sản xuất, ghi biên bản, giao nhận ca sản xuất
* Các chi tiết được định hình, chuyển qua công đoạn định vị, gia công tạo các mối lắp ghép, tạo thuận lợi cho việc lắp ráp tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh
* Các chi tiết được định vị chuyển qua chà nhám nhằm đảm bảo độï láng, sạch các vết lốc, xước…
* Các chi tiết khi chà nhám được chuyển qua lắp ráp thành cụm chi tiết hoặc sản phẩm
* SP hoặc cụm chi tiết chuyển qua làm nguội nhằm đảm bảo độ láng và loại các khuyết tật của các công đoạn trước còn sót lại (hoàn chỉnh sắc mộc)
* Sản phẩm được xử lý hoàn chỉnh dầu màu, tạo màu sắc thẩm mỹ, độ bền đẹp
* Sản phẩm được hoàn chỉnh, vào bao bì đóng gói, nhập kho thành phẩm
* SP được kiểm tra đạt các yêu cầu chất lượng, nhâïp kho thành phẩm, chờ xuất xưởng
1.4 Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của Công ty
1.4.1 Hình thức tổ chức sản xuất ở Công ty
Hệ thống sản xuất của Công ty được phân chia thành các xưởng sản xuất chính
theo sản phẩm được sản xuất Mỗi xưởng đảm nhận gia công một số công đoạn sau đó mỗi tổ gia công một công đoạn của sản phẩm, ứng với mỗi tổ là mỗi công đoạn khác nhau (mỗi công đoạn có môït công nghệ) Vì vậy hình thức tổ chức tổ chức sản xuất của Công ty là chuyên môn hoá công nghệ Quá trình sản xuất thành một dây chuyền khép kín cho những sản phẩm tạo ra những đường luân chuyển thẳng dòng trong khi gia công chế biến
Theo hình thức này, tổ chức sản xuất trở nên đơn giản, chu kỳ sản xuất được rút ngắn giảm tối đa thời gian chờ giữa các công đoạn, chuyên môn hoá lao động sâu nên dù trình độ tay nghề của người lao động thấp nhưng vẫn đảm bảo năng xuất lao động cao, cho phép Công ty có thể tiết kiệm được chi phí trên lương lao động trực tiếp
Trang 101.4.2 Kết cấu sản xuất của Công ty
Hệ thống sản xuất là tập hợp các phân xưởng sản xuất chính, phân xưởng sản xuất phụï và phụ trợ Tất cả cùng tham gia vào quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm của Công ty
Hình 1.2 Sơ đồ kết cấu sản xuất của Công ty
- Bộ phận sản xuất chính : Là những bộ phận trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm chính của Công ty như: xưởng 1 và xưởng 2 gồm các tổ: tổ tạo mẫu, tổ tạo phôi, tổ chà, tổ lắp ráp, tổ nguội
- Bộ phận sản xuất phụ và phụ trợ là những bộ phận không trực tiếp tham gia tạo ra sản phẩm nhưng nếu thiếu các bộ phận này thì hoạt động sản xuất của Công
ty sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, các bộ phận này là xưởng 1 và 3 gồm các tổ: luộc, tổ sấy, tổ vecni, tổ nguội , tổ đóng gói, nhà kho
Giữa các bộ phận sản xuất chính, các bộ phận sản xuất phụ và phụ trợ có mối quan hệ mật thiết với nhau Nếu không có bộ phận phụ và phụ trợ thì các hoạt động sản xuất của Công ty sẽ bị gián đoạn và các bộ phận sản xuất chính không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì cũng sẽ ảnh hưởng tới kết quả chung của toàn Công
ty
1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Mỹ Tài Bình Định
1.5.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Kho vật tư
Kho thành phẩm
Kho nguyên liệu Tổ cơ điện Tổ KCS
Tổ luộc
Tổ mẫu
Tổ máy 2 Tổ máy 1
Tổ chà
Tổ vecni Tổ đóng gói
TổCD
Tổ sấy
Tổ tạo phôi
Tổ lắp ráp Tổ nguội
Trang 11**** trang ngang _moâ hình
Trang 12Qua sơ đồ cho thấy mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty theo mô hình trực tuyến chức năng Công ty TNHH Mỹ Tài có 2 cấp quản lý :
Cấp Công ty, cấp phân xưởng (tổ)
Cấp Công ty bao gồm ban lãnh đạo Công ty: Giám đốc Công ty, ban thư ký, trợ lý giám đốc, đại diện ban lãnh đạovà các phòng ban của Công ty
Cấp phân xưởng gồm : xưởng 1, xưởng 2 và xưởng 3
Trong các xưởng có các bộ phận sản xuất chính và bộ phận sản xuất phụ và phụ trợ bao gồm các tổ : Tổ CD, tổ luộc, tổ xấy, tổ tạo mẫu, tổ tạo phôi, tổ máy 1, tổ máy 2, tổ chà, tổ lắp ráp, tổ nguội, tổ vecni và tổ đóng gói
1.5.2 Chức năng nhiệm vụ cơ bản của bộ phận quản lý
* Giám đốc: Do hội đồng thành viên bầu ra có nhiệm kỳ không quá ba năm
- Là người phụ trách chung, quyết định và chịu trách nhiệm và trực tiếp mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
- Hoạch định các chính sách, các kế hoạch cung cấp nguồn lực cho sản xuất kinh doanh của Công ty
- Xây dựng mục tiêu, chiến lược, dự án phát triển sản xuất kinh doanh
- Thực hiện chức năng điều hành, quản lý của Giám đốc để duy trì hoạt động sản xuất và bảo đảm tính hiệu quả, ổn định trong sản xuất kinh doanh của Công ty
- Trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng hệ thống cơ chế quản lý hành chính, quản lý sản xuất kinh doanh
* Phó giám đốc
+ Chủ trì việc xây dựng kế hoạch tiến độ sản xuất tại các xưởng và triển khai thực hiện sản xuất đảm bảo lịch giao hàng của Công ty
+ Nghiên cứu, áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, hạ giá thành sản phẩm của Công ty
+ Tham mưu lên Giám đốc chỉ đạo các đơn vị có liên quan để giải quyết các vấn đề phát sinh nhằm đảm bảo tiến độ thực hiện kế hoạch cả về chất lượng, số lượng và thời gian
* Chức năng các phòng ban
• Trợ lý giám đốc
- Điều hành thư ký Giám đốc theo sự uỷ quyền của Giám đốc
- Khi uỷ quyền xử lý thông tin khi Giám đốc đi công tác
- Chủ trì soạn thảo, triển khai và kiểm tra việc thực hiện các quy trình quản lý, quy định hành chính của Công ty cũng như triển khai các văn bản pháp quy của nhà nước…
Trang 13- Lưu trữ văn bản nội bộ theo quy định
• Thư ký Giám đốc
- Tiếp nhận, xử lý, soạn thảo, trình duyệt, trả lời và chuyển phát các thông tin (Thư, Fax, Email, Tel, Internet, Hồ sơ, Văn bản…) các hồ sơ của khách hàng, phòng ban, đơn vị trực thuộc của Công ty
- Sắp xếp lịch trình làm việc cho Giám đốc Soạn thảo các công văn, dịch thuật các tài liệu, phiên dịch, chuẩn bị nội dung và phân công trách nhiệm tổ chức tại các buổi làm việc với khách hàng, các cuộc họp, hội thảo theo yêu cầu của Giám đốc
• Thư ký, chất lượng:
- Là Đại diện lãnh đạo, trực tiếp điều hành hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn ISO 9001; 2000
- Giữ vai trò thư ký chất lượng trong hệ thống ISO 9001: 2000, điều hành và duy trì chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng của Công ty
- Kiểm soát, tập hợp và lưu trữ các tài liệu gốc thuộc hệ thống quản lý chất lượng trong Công ty
• Công tác Marketing:
- Xây dựng kế hoạch marketing cho tất cả các lĩnh vực hoạt động của Công ty
- Cập nhật, lưu trữ các thông tin về thị trường có liên quan ở trong và ngoài nước
* Phòng hành chính – nhân sự
• Công tác Hành chính:
- Phụ trách công tác lễ tân của Công ty
- Trên cơ sở cân đối kế hoạch sản xuất và lịch giao hàng để xây dựng kế hoạch mua vật tư và gia công hàng hoá cho những chủng loại hàng cần đáp ứng theo đơn hàng
- Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo định kỳ tình hình thực hiện các hợp đồng mua bán vật tư và gia công hàng hoá
• Công tác xuất nhập khẩu:
- Cập nhật, lưu trữ các thông tin, cơ chế chính sách của nhà nước về công tác xuất nhập khẩu cũng như các chính sách về thuế quan mậu dịch ở các thị trường nước ngoài, đáp ứng công tác XNK của Công ty
• Công tác nguyên liệu:
- Lập kế hoạch cung ứng nguyên liệu cho sản xuất theo tiến độ
Trang 14- Thực hiện nghiệp vụ quản trị tồn kho nguyên liệu
- Thực hiện kế hoạch cung ứng nguyên liệu kịp thời theo tiến độ sản xuất, đúng số lượng, chất lượng
- Báo cáo hàng tháng về tình hình nhập, xuất nguyên liệu, số lượng nguyên liệu, phôi bán thành phẩm còn nằm trong các công đoạn sản xuất và số lượng nguyên liệu tồn kho
* Phòng kỹ thuật – KCS
• Công tác kỹ thuật:
- Xây dựng hệ thống các văn bản về quy trình kỹ thuật công nghệ chế tạo sản phẩm, quy trình kỹ thuật vận hành bảo trì máy, thiết bị, quy trình kỹ thuật an toàn lao động
- Xây dựng các định mức kinh tế – kỹ thuật theo công đoạn sản xuất và loại sản phẩm: về tiêu hao nguyên vật liệu, hao phí lao động cho từng sản phẩm, tiêu hao nhiên liệu, điện năng cho quá trình sản xuất sản phẩm và nhu cầu quản lý
- Nghiên cứu, đề xuất áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm cải tiến công nghệ, tăng thêm tính năng kỹ thuật, các thiết bị, nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm của Công ty
- Giám sát việc thực hiện các quy định về quy trình kỹ thuật và công nghệ, công tác áp dụng các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật, đảm bảo an toàn về người, thiết bị, nhà xưởng trong quá trình sản xuất
- Thực hiện việc sưa tầm, thiết kế và sản xuất mẫu sản phẩm mới theo nhu cầu của Công ty
• Công tác KCS:
- Ban hành và triển khai quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm do Công ty sản xuất trên tất cả các công đoạn sản xuất theo các quy trình kỹ thuật – công nghệ và các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm Công ty đã ban hành và Quy trình kiểm tra chất lượng các loại vật tư hàng hoá nhập về Công ty
* Ban xây dựng cơ bản
- Chủ trì công tác lập dự án đầu tư theo trình tự XDCB trên cơ sở phối hợp với các phòng ban chức năng trong Công ty và chịu trách nhiệm với các cơ quan hữu quan để hoàn thành công việc trong quá trình thẩm định và phê duyệt dự án
- Các công trình đầu tư mở rộng sản xuất: Lập báo cáo khả thi trình Ban giám đốc phê duyệt
Trang 15
* Phòng kế toán tài chính
• Công tác kế toán
- Tổ chức bộ máy kế toán đảm bảo áp dụng chức năng kế toán theo pháp lệnh về thống kê kế toán nhà nước đã ban hành trên cơ sở cơ chế hoạt động và tổ chức bộ máy của Công ty
- Báo cáo, quyết toán các công trình, dự án trong công tác XDCB, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty hàng tháng, quý, năm
- Tổng hợp giá thành sản phẩm theo từng công đoạn sản xuất cho từng loại sản phẩm
• Công tác tài chính
- Thực hiện chức năng quản trị tài chính Công ty
- Lập báo cáo thẩm định tài chính cho các dự án đầu tư của Công ty
- Xây dựng các kếõ hoạch tài chính ngắn, trung và dài hạn trên cơ sở chiến lược đầu tư phát triển được Ban giám đốc phê duyệt
- Giám sát, tư vấn cho ban giám đốc kịp thời điều chỉnh, sử dụng nguồn vốn đúng mục đích và hiệu quả
* Quản đốc phân xưởng
- Thực hiện các chức năng quản lý điều hành sản xuất trong xưởng: Tập kết nguyên liệu, bố trí nhân lực, giám sát và điều chỉnh quá trình sản xuất
- Báo cáo định kỳ cho Công ty về tình hình sản xuất, tiến độ sản xuất các sản phẩm cũng như khả năng thực thi kế hoạch đã đề ra…
* Các tổ trưởng sản xuất, tổ trưởng nghiệp vụ
- Chịu trách nhiệm trước quản đốc, trưởng phòng về quản lý công việc và điều hành sản xuất
- Điều phối nhân lực trong tổ cho phù hợp, tránh lãng phí nhân công và thiết
bị nhằm nâng cao năng lực sản xuất
- Theo dõi, báo cáo với phòng HC – NS tình hình nhân lực thừa, thiếu trong tổ để báo cáo kịp thời
Trang 16PHẦN 2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
2.1 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và hoạt động marketing
2.1.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm trong những năm gần đây
Bảng 2.1 Kết quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty theo khu vực địa lý
ĐVT: 1.000 đồng
Năm 2003 Năm 2004 Số
TT Thị trường
Sản lượng (cont)
Doanh thu Tỷ trọng
(%)
Sản lượng (cont) Doanh thu
Tỷ trọng (%)
TĐ tăng trưởng (%)
(Nguồn phòng kinh doanh)
Qua bảng số liệu trên cho thấy sản lượng và doanh thu ở các thị trường đều tăng Tỷ trọng doanh thu tiêu thụ trong nước qua các năm có xu hướng giảm Thi trường EU chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu (Năm 2003 chiếm tỉ trọng 43%, năm 2004 chiếm tỉ trọng gần bằng 50% tổng doanh thu) Năm 2003 thị trường Mỹ và Nam phi chiếm tỉ trọng thấp nhất là 1,32%, năm 2004 chiếm 1,15% Tỉ trọng thị trường tiêu thụ trong nước có xu hướng giảm từ 33,9% xuống còn 25,9%
Bảng 2.2 Kết quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty theo nhóm sản phẩm
Năm 2003 Năm 2004 S
TT Tên sản phẩm
Sản lượng (cái)
Thành tiền
Tỷ trọng (%)
Sản lượng (cái)
Thành tiền Tỷ trọng
(%)
Tốc độ tăng (%)
1 Bàn xếp 12.298 9.465.701 25,47 17.273 14.479.560 25,98 52,97
2 Bàn tháo ráp 14.875 11.499.066 30,95 22.007 17.699.818 31,76 53,92
3 Ghế xếp 14.123 4.879.752 13,13 22.741 8.629.034 15,48 76,83
4 Ghế tháo ráp 13.215 3.683.441 9,91 15.150 5.232.392 9,39 42,05
5 Ghế chồng được 10.735 3.497.758 9,41 14.750 4.974.859 8,92 42,30
Trang 17Qua bảng trên cho thấy nhìn chung các sản phẩm đều tăng cao Doanh thu sản phẩm ghế xếp tăng mạnh nhất, năm 2004 tốc độ tăng trưởng đạt 76,83% Tố độ tăng ghế khác tăng chậm nhất, năm 2004 tốc độ tănhg trưởng đạt 5,8%
2.1.2.Chính sách sản phẩm- Thị trường của Công ty
Tuy có một số loại chủ yếu nhưng kiểu dáng và mẫu mã khác nhau tạo nên sự đa dạng phong phú sản phẩm của Công ty đồng thời nhờ sự phối hợp các nguyên liệu như: gỗ vải nhôm mà Công ty còn tạo được nhiều loại hàng hóa khác nhau phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và nước ngoài Hiện nay sản phẩm Công
ty có gần 500 loại khác
Nhằm thoả mãn nhu cầu thị hiếu của khách hàng, ngoài những đặc điểm về chất lượng sản phẩm đều đóng bằng giấy cứng, gọn, nhẹ, dễ vận chuyển thuận tiện cho việc chuyên chở vận chuyển đi xa đặc biệt là việc xuất khẩu
Các dịch trước và sau bán của Công ty rất tốt, khách hàng tham gia mua hàng của Công ty được nhân viên Công ty hướng dẫn cách sử dụng và bảo quản tận tình chu đáo Khách hàng mua với số lượng lớn đều được giảm giá hoặc biếu tặng Trường hợp khách hàng mua hàng và sử dụng mà bị hư hỏng hoặc trầy sớt mặt trên nhiều nhưng đang trong thời gian bảo hành thì đều được nhân viên Công ty tới tận nơi sửa lại hoặc đổi mới mà khách hàng không phải trả bất kỳ một khoản lệ phí nào
Hiện nay thị trường mục tiêu của Công ty chính là thị trường nước ngoài Trong đó thị trường EU chiếm 65% tổng doanh thu xuất khẩu
Hình 2.1 Cơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2004
Thị trường tiêu dùng của Công ty còn rất ít, doanh thu tiêu thụ trong nước của Công ty chiếm tỷ trọng nhỏ (25,3% trong 2004) Phần lớn sản phẩm Công ty được tiêu thụ ở thị trường EU, Úc, Mỹ, Nam Phi, Châu Á, … trong năm 2004 giá trị hàng xuất khẩu là 41.102.333.000 đồng chiếm 75% tổng doanh thu Sản phẩm tiêu thụ nội địa đạt 14.095.801.600 đồng chiếm 25% tổng doanh thu của Công ty
Qua số liệu trên cho thấy Công ty đang lấy thị trường nước ngoài làm thị trường mục tiêu mà cụ thể là thị trường EU
Trang 182.1.3 Chính sách giá một số sản phẩm của Công ty
Hiện nay chính sách giá của Công ty TNHH Mỹ Tài như sau:
+ Căn cứ tình hình thị trường và chi phí sản xuất, Công ty phải lập bảng giá và niêm yết giá cho từng loại sản phẩm và cho từng loại khách hàng Nếu không có sự đồng ý của giám đốc, tuyệt đối không được bán giá cao hơn hoặc thấp hơn giá niêm yết
+ Đối với sản phẩm có chất lượng kém, tồn lâu ngày hoặc đã giao cho khách hàng nhưng chất lượng không đạt theo yêu cầu của hợp đồng, khách hàng yêu cầu giảm giá thì giám đốc quyết định bán giảm giá nhưng mức giảm giá không vượt quá 15% so với giá niêm yết
+ Giá bán cho khách hàng vãng lai hơn khách hàng thường xuyên là 7% + Giá bán cho khách hàng công trình cao hơn khách hàng thường xuyên là 2% (chua bao gồm chi phí vận chuyển và lắp đặt)
* Phương pháp định giá của Công ty TNHH Mỹ Tài
Công ty TNHH Mỹ Tài xác định giá bán sản phẩm dựa trên phương pháp định giá cộng lãi kế hoạch vào giá thành
Giá bán trong nước = giá thành sản phẩm/ĐVSP + thuếVAT + lãi kế hoạch Giá bán xuất khẩu= giá thành sản phẩm/ĐVSP+thuế XNK++ lãi kế hoạch
Ví dụ: Giá bán trong nước của một cái bàn được xác định như sau:
Chi phí để sản xuất ra loại bàn Amazon Table Alu bao gồm:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 78.280.230 đồng
+ Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất : 62.335.780 đồng
+ Chi phí sản xuất chung : 31.844.030 đồng
Tổng cộng :172.460.040 đồng
+ Số lượng tiêu thụ sản phẩm trong kỳ : 360
+ Giá thành phân xưởng/đơn vị sản phẩm : 479.055 đồng
+ Chi phí bán hàng/ đơn vị sản phẩm : 25.000 đồng
+ Chi phí quản lý Công ty/ đơn vị sản phẩm : 20.000 đồng
+ Giá thành/ đơn vị sản phẩm : 524.055 đồng
+Lãi kế hoạch : 26.202,75 đồng/sp
(bằng 5% giá thành sản phẩm)
Vậy giá bán của cái bàn là : 838.288 đồng
(Số liệu phòng kế toán tài chính)
Trang 19Phương pháp này được áp dụng phổ biến vì có những ưu điểm sau:
Một là: Đơn giản, dễ làm, dễ tính, chi phí sản xuất là đại lượng mà Công ty
hoàn toàn kiểm soát được
Hai là: Khi tất cả các Công ty trong một ngành hàng đều sử dụng phương
pháp này thì việc làm của họ có xu hướng tương tự nhau Vì thế có khả năng giảm thị hiếu cạnh tranh về giá
Ba là: Các trị giá này được nhiều người đồng tình vì nó đảm bảo được công
bằng cả người mua và người bán
Tuy nhiên phương pháp này trong nhiều trường hợp cũng chưa thật sự hợp lý bởi vì nó bỏ qua sự ảnh hưởng của cầu và sự nhận thức về giá của khách hàng Khó có thể dung hòa sự cạnh tranh trên thị trường về giá cả của Công ty với các đối thủ cạnh tranh
2.1.4 Chính sách phân phối
Hiện nay Công ty đang tổ chức song song hai loại kênh phân phối là kênh trực tiếp và kênh gián tiếp
Sơ đồ 2.2 Biểu diễn hai loại kênh phân phối :
• Kênh phân phối trong nước
• Kênh phân phối nước ngoài
Người tiêu dùng nước ngoài
Công Ty Nhà bán buôn nước ngoài
Tổ chức nước ngoài
Công Ty
Nhà bán sỉ cấp 1
Người tiêu dùng Nhà bán sỉ cấp 2
CN công ty Tổ chức
Trang 20Bảng 2.3 Sản lượng và doanh thu tiêu thụ qua các kênh phân phối
ĐVT : 1000 đồng
2003 2004 Chỉ
tiêu Kênh Thành tiền Tỷ trọng
(%) Thành tiền
Tỷ trọng (%)
TĐ tăng trưởng (%)
Kênh trong nước 14.633.213 39,38 14.958.016 25,3 2,22Kênh nước ngoài 22.524.561 60,62 41.642.333 74,7 84,88Kênh gián tiếp 16.763.708 45,1 21.355.042,5 38,3 27,39
Doanh
thu
Kênh trực tiếp 20.394.066 54,9 34.381.618,5 61,7 68,59((Nguồn phòng kinh doanh)
2.1.5 Chính sách xúc tiến bán hàng của Công ty
* Các hình thức xúc tiến bán hàng của Công ty
+ Quảng cáo: Đây là khâu mà Công ty còn rất yếu, Công ty chưa thường xuyên quảng cáo rộng trên ti vi hay đài phát thanh Hình thức quảng cáo chủ yếu của Công ty là gởi hình qua mạng tới khách hàng, tham gia hội chợ triển lãm ở trong và ngoài nước và mở cửa hàng trưng bày sản phẩm Ngoài ra Công ty còn in biểu tượng của Công ty lên áo, mũ để tạo sự chú ý đến những khách hàng tiềm ẩn
+ Khuyến mãi: Công ty chủ yếu thực hiện khuyến mãi giảm giá cho những khách hàng thường xuyên mua hàng của Công ty và trả đầy đủ tiền sau khi giao hàng
+ Quan hệ công chúng: Hàng năm Công ty tham gia các cuộc nói chuyện, hội chợ triển lãm Ngoài ra Công ty còn đóng góp từ thiện, nuôi các bà mẹ Việt Nam anh hùng tại địa bàn tỉnh Bình Định, ủng hộ quỹ xóa đói giảm nghèo …
+ Bán hàng cá nhân: Công ty có đội ngũ nhân viên bán hàng với chuyên môn nghiệp vụ, có kiến thức cơ bản marketing, ngoại ngữ, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, hòa nhã với khách hàng Tuy nhiên trong lĩnh vực marketing thì đội ngũ cán bộ công nhân viên còn chưa có kinh nghiệm Do đó hoạt động marketing của Công
ty còn rất yếu
Trang 21Bảng 2.4 Chi phí xúc tiến và doanh số bán
ĐVT: 1.000 đồng
Năm 2003 Năm 2004 Chỉ tiêu Thành tiền Tỷ trọng
(%) Thành tiền Tỷ trọng (%)
Chênh lệch(%)
Chi phí bán hàng 2.040.302 5,49 2.856.181 5,12 39,99
Doanh thu 37.157.774 100 55.736.661 100 50
(Nguồn phòng kinh doanh)
Qua bảng trên cho thấy tỉ lệ chi phí xúc tiến/doanh thu bán hàng ngày càng giảm qua các năm Điều đó chứng tỏ Công ty đầu tư rất hiệu quả cho hoạt động xúc tiến bán hàng Công ty cần tăng cường hơn nữa trong những năm tới
2.1.6 Công tác thu thập thông tin marketing của Công ty
Do lĩnh vực marketing của Công ty còn non yếu nên việc thu thập thông tin còn hạn chế Chủ yếu Công ty thu thập thông tin về khách hàng qua hội chợ triển lãm, qua sự giới thiệu của khách hàng quen biết Công ty lấy thông tin về khách hàng qua internet
Công ty nhận biết thông tin của đối thủ qua báo chí, quan phương tiện thông tin đại chúng
2.1.7 Một số đối thủ cạnh tranh của Công ty
Đối thủ cạnh tranh của Công ty là những đơn vị, Công ty sản xuất và chế biến các mặt hàng gỗ Đã cạnh tranh trên mọi phương diện: giá cả, chất lượng, hình thức thanh toán, …
Các đối thủ cạnh tranh của Công ty TNHH Mỹ Tài
- Công ty chế biến lâm sản Quy Nhơn
- Xí nghiệp 991 và xí nghiệp Thắng Lợi của Công ty Phú tài Bình Định
- Xí nghiệp chế biến lâm sản Bông Hồng thuộc tổng Công ty Lâm sản Việt Nam
- Tổng Công ty Pisico …
Để đạt được kết quả trong cạnh tranh thì chất lượng phải đặt lên hàng đầu giá cả hợp lý, hình thức thanh toán đơn giản, dịch vụ sau bán tận tình chu đáo và các biện pháp xúc tiến bán hàng linh hoạt
• Phân tích cạnh tranh : Để nhìn nhận một cách tổng quát đối thủ cạnh tranh nhằm so sánh cơ hội hiểm họa cuả các Công ty, xí nghiệp với Công ty TNHH
Trang 22Mỹ Tài trên những yếu tố quan trọng cả bên trong và bên ngoài Ta lập bảng phân tích sau:
Bảng 2.5 Phân tích cạnh tranh
Công ty TNHH Mỹ Tài
Tổng Công
ty Pisico
Công ty chế biến Duyên Hải
Công ty chế biến lâm sản Quy Nhơn
Các yếu tố đem
So sánh
Mức độ quan trọng Đánh
giá
Quy đổi
Đánh giá
Quy đổi
Đánh giá
Quy đổi
Đánh giá
Quy đổi
Lòng trung thành của
(Nguồn phòng kinh doanh )
Qua bảng trên cho thấy Công ty TNHH Mỹ Tài có sức cạnh tranh đứng thứ hai sau Công ty Pisico So sánh sức cạnh tranh của Công ty TNHH Mỹ Tài với các Công ty khác như Xí nghiệp chế biến lâm sản Bông Hồng, Xí nghiệp chế biến lâm sản Duyên Hải thì cho thấy sức cạnh tranh của Công ty TNHH Mỹ Tài vượt trội Để hiểu rõ hơn các đối thủ cạnh tranh ta xem xét bảng doanh thu của các đối thủ cạnh tranh năm 2004 như sau:
Bảng 2.6 Phân tích các đối thủ cạnh tranh
ĐVT:1.000đ
Xí nghiệp chế biến lâm sản Bông Hồng 42.173.114 6,04
Xí nghiệp chế biến lâm sản Quy Nhơn 41.234.152 5,91
Xí nghiệp chế biến lâm sản Duyên Hải 43.218.172 6,22
(Nguồn phòng kinh doanh)
Trang 23Nhìn vào bảng trên cho thấy doanh thu Công ty TNHH Mỹ Tài đứng thứ hai sau tổng Công ty Pisico chiếm 8% Xí nghiệp chế biến lâm sản Duyên Hải có tỉ lệ thấp hơn và một số đối thủ cạnh tranh khác trên địa bàn Quy Nhơn, tỉnh Bình Định Tổng Công ty Pisico là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của Công ty thị trường tiêu thụ rộng khắp đặc biệt là năng lực sản xuất của Công ty rất lớn Công ty TNHH Mỹ Tài là Công ty vừa và nhỏ nên không thể cạnh tranh được với tổng Công ty Pisico mà chỉ có thể cạnh tranh được với các Công ty có cùng quy mô
2.1.8 Nhận xét tình hình tiêu thụ và công tác marketing của Công ty TNHH
Mỹ Tài
* Ưu điểm: Trong những năm qua Công ty đã đáp ứng được nhu cầu của
người tiêu dùng nên sản phẩm gỗ cũng tiếp tục tăng trưởng, mức tiêu thụ qua các năm cao hơn từ 30– 50% Điều này mang lại lợi nhuận cao cho Công ty và cũng chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty luôn ổn định và hiệu quả , tạo được việc làm và thu nhập, nâng cao đời sống cho CB-CNV của Công ty
- Thị trường tiêu thụ trong nước và nhiều nước trên thế giới của Công ty ngày càng tăng Công ty luôn tìm cách tích cực mở rộng thị trường thể hiện qua việc mở rộng thêm chi nhánh, thường xuyên tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước và cử cán bộ đi thăm dò thị trường
- Sản phẩm của Công ty với nhiều mẫu mã nên rất đa dạng Kích thước rất khác nhau rất thuận tiện cho khách hàng trong việc tìm kiếm lựa chọn sản phẩm cho mình Sản phẩm của Công ty được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao và đã tham gia hội chợ triển lãm hàng Việt nam chất lượng cao năm 2003 tại Bình Định Đây là kết quả của sự không ngừng nâng cao cải tiến chất lượng sản phẩm là vũ khí lợi hại để Công ty không ngừng chiến thắng các đối thủ cạnh tranh Tăng sự trung thành của khách hàng và bạn hàng Cán bộ công nhân viên có chuyên môn, năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong công việc Hoạt động marketing của Công ty ngày càng được chú trọng
- Công ty đang từng bước hoàn thiện hệ thống phân phối trong cả nước, tăng cường đầu tư cho các hoạt động xúc tiến, hổ trợ bán hàng
- Giá cả sản phẩm hiện tại của Công ty còn cao cho nên sản phẩm được tiêu dùng hạn chế trong bộ phận khách hàng với thu nhập cao mà chưa được sử dụng rộng rãi Công ty vẫn chưa thành lập phòng Marketing riêng biệt do đó công tác nghiên cứu thị trường, xúc tiến bán hàng và dịch vụ kèm theo vẫn chưa được quan
Trang 24tâm chính thức Sản phẩm của Công ty vẫn chưa được đa số người tiêu dùng trong nước biết đến
* Nhược điểm : Công tác tiếp thị chào hàng còn nhiều hạn chế, Công ty vẫn chưa áp dụng quảng cáo rộng rãi nên người tiêu dùng chưa biết đến công dụng, giá trị sản phẩm gỗ của Công ty cũng như tên tuổi trên thương trường
2.2 Phân tích công tác lao động tiền lương
2.2.1 Cơ cấu lao động tiền lương của Công ty
Hàng năm cơ cấu lao động của Công ty được tăng lên cả về số lượng, trình độ, chất lượng Điều này góp phần tạo ra nhiều sản phẩm cho Công ty, giúp Công
ty hoàn thành mục tiêu đề ra đồng thời làm tăng thu nhập cho người lao động nhằm cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên của Công ty
Bảng 2.7 Phân loại cơ cấu lao động tính đến cuối năm 2004
LĐ theo chức năng
LĐ theo giới tính LĐ theo trình độ Chỉ
Cao đẳng
Trung cấp
LĐ phổ thông
(Nguồn phòng tổ chức dân sự)
Nhìn vào bảng trên cho thấy cơ cấu lao động quản lý chiếm 10 % là hợp lý, số lao động trực tiếp chiếm 90% Chứng tỏ công tác quản lý của Công ty rất hiệu quả Lao động Nam chiếm 61% điều này hoàn toàn phù hợp với tính chất công việc nặng nhọc của quá trình tạo ra sản phẩm Phần lớn lao động Nam được bố trí công việc trực tiếp sản xuất Còn lao động nữ chủ yếu được bố trí công việc sản xuất phụ, phụ trợ như làm bên nguội (chà, nhám)
Lao động theo trình độ chuyên môn : Lao động có trình độ đại học chiếm 10%, lao động kỹthuật chiếm 3/10 là phù hợp với quy trình công nghệ và đặc tính sản phẩm của Công ty
Trang 252.2.2 Định mức lao động
Bảng 2.8 Định NVL để sản xuất một bàn vuông chân xếp 1.1M
A Dự toán nguyên liệu gỗ
5 Bổ đỡ nan 2 23 73 1,311 0.004402 47.40 20 70 1301 0.003643
6 Xà chân ngoài 1 23 58 555 0.000740 8.40 20 55 545 0.000600
7 Xà tròn dài 1 26 28 555 0.000404 5.58 φ 25 545 0.000267
8 Xà chân trong 1 23 58 500 0.000667 7.57 20 55 490 0.000539
9 Xà tròn ngắn 1 26 28 500 0.000364 5.03 φ 25 490 0.000240
Tỉ lệ % phách tinh chế sử dụng:
Tỉ lệ thành phẩm (tinh chế đối với sơ chế khô): 81.7% 28 = 19% 12 = 28%
Tỉ lệ hao hụt về độ dư gia công : 18.3% 32 = 32% 20 = 12%
B Định mức gỗ: Sản phẩm/m3 phách
V phách tinh chế (m3) % tỉ lệ sử dụng V m3 phách tươi/sp Định mức
(Nguồn phòng tài chính kế toán)
Trang 26Qua bảng cho thấy tỉû lệ thành phẩm(tinh chế so với sơ chế thô) đang còn chiếm tỉ lệ thấp dẫn đến tỉ lệhao hụt về độ dư gia công còn cao gần bằng 1/5 thành phẩm tinh chế
2.2.3 Tình hình sử dụng thời gian lao động năm 2004
Theo bảng trên ta có:
Tổng TG làm thêmBQ/LĐ trong năm =115,71+155,33+…+(-16,41)=375,38 h Tổng TG làm thêmBQ/ LĐ trong năm TT=132,98+183,52+…+(-18,08)=436,13 h Tổng TG làm thêmBQ/ LĐ trong năm GT=5,27+(-48,73+…+(-1,720=-83,07h
Số công làm việc BQ/LĐ trong tháng = 26+ 375,88/(12*8)=29,9 công
Số công làm việc BQ/LĐTT trong tháng = 26+436,13/(8*12)=30,5 công
Số công làm việc BQ/LĐGT trong tháng = 26+-83,07/(8*12)= 25,1 công
Theo đặc thù của sản phẩm và loại hình Công ty nên Công ty TNHH Mỹ Tài trả lương cho cán bộ công nhân viên chủ yếu là dựa vào ngày công và sản phẩm Bộ phận lao động trực tiếp ăn lương theo sản phẩm Thời gian làm việc của các bộ phận trong năm tuỳ theo tính chất thời vụ, bộ phận lao động trực tiếp phải làm theo
ca 3 và được phụ cấp thêm 10.000đ/ ca
2 2.4 Năng suất lao động
Do nhiệm vụ chức năng và dặc thù của Công ty ,Công ty TNHH Mỹ Tài đã áp dụng hình thức trả lương theo doanh thu trừ chi phí(chưa lương)
Năng suất lao động được tính theo công thức sau
NSLĐ=
TR
Trong đó :
∑TR : Là tổng doanh thu
∑L : Là tổng số lao động bình quân của Công ty
t : Là tổng thời gian ( năm, tháng, ngày, giờ)