Động thái tăng trưởng chiều cao

Một phần của tài liệu So sánh một số giống bí đao vụ xuân năm 2008 tại trại nông học thuộc trường đại học vinh, xã nghi phong huyện nghi lộc nghệ an (Trang 26 - 48)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

2.5.2.1.Động thái tăng trưởng chiều cao

Tiến hành đo khi hầu hết các cây đã ra một lá thật. Đo định kì 11 ngày/1 lần, đồng thời tiến hành đo chiều dài cây qua các giai đoạn sinh trưởng đến thời kí bí ra hoa rộ, đo 5 cây/ô.

- Cách đo: Đo từ nách lá đến đỉnh sinh trưởng của thân chính. - Dụng cụ đo: dùng thước dây mềm để đo.

2.5.2.2. Theo dõi sự ra hoa

- Theo dõi khi trên cây bắt đầu ra hoa cho đến khi thu hoạch quả. - Xác định tổng số hoa/cây.

- Xác định tỷ lệ hoa cái/cây.

2.5.2.3. Khả năng chống chịu sâu bệnh

*) Sâu hại:

- Dòi đục quả. Đếm số quả bị sâu hại / Tổng số quả theo dõi, tính tỷ lệ %. - Sâu xanh ăn lá: Theo dõi 50 lá bất kì, đếm số lá bị hại, tính tỷ lệ %.

* Bệnh hại

- Theo dõi các bệnh chủ yếu virus, sương mai, phấn trắng, thối quả.

- Bệnh virus : Đếm số cây nhiễm virus trong ô thí nghiệm/ tổng số cây theo dõi, tính ra %.

- Bệnh thối quả: Đếm số quả bị thối trong ô thí nghiệm/ tổng số quả theo dõi, tính ra %.

- Bệnh phấn trắng. Đếm số cây nhiễm bệnh/ tổng số cây theo dõi, tính ra %. - Bệnh sương mai: Cho mức độ lá bị nhiễm qua các mức.

Điểm 0 - không bị nhiễm Điểm 1 - nhiễm > 0 - 20% Điểm 3 - nhiễm > 20 - 50% Điểm 5 - nhiễm > 50 - 70%

2.5.2.4. Các chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất

- Trọng lượng quả/cây: P (kg/quả) - Năng suất lý thuyết

NSLT = Số cây/ đơn vị diện tích x số quả/cây x P quả/cây

- Năng suất thực thu (tấn/ha): Cân năng suất của ba lần nhắc lại, tính trung bình rồi quy ra năng suất/ha.

2.5.2.5. Theo dõi một số chỉ tiêu v hình thái

Quan sát và phân biệt một số đặc điểm về hình dạng màu sắc của lá, thân, quả. - Màu sắc thân lá.

- Độ dày lông. - Dạng thân. - Chiều dài quả. - Đường kính quả. - Màu sắc quả.

Số liệu được xử lý bởi phần mềm xử lý thống kê STATISTIX và Microsoft EXCEL.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây bí.

Sinh trưởng và phát triển của cây bí là một quá trình sinh lý tổng hợp, là kết quả hoạt động của toàn bộ các cơ quan chức năng, bộ phận cây và quá trình sinh lý, sinh hóa của cây.

Theo D.A.Xabinin sinh trưởng là sự tạo mới các yếu tố của cây, không thuận nghịch, đó là các thành phần mới của tế bào, các tế bào mới, các cơ quan mới và thường dẫn đến tăng về số lượng, về thể tích, về khối lượng của các cơ quan, của toàn bộ cơ thể cây. Phát triển là quá trình biến đổi về chất nó xẩy ra trong các tế bào, trong các cơ quan và trong cơ thể cây, thường nó dẫn đến sự biến đổi về hình thái và chức năng sinh lí của cơ thể.

Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây bí dài hay ngắn tuỳ thuộc theo giống, thời vụ, phương pháp gieo, điều kiện ngoại cảnh, …Tuỳ thời gian sinh trưởng của các giống bí dài ngắn khác nhau, nhưng nói chung đều có thể phân ra hai thời kì sinh trưởng, phát triển nhất định đó là thời kì sinh trưởng sinh thực và thời kì sinh trưởng sinh dưỡng. mỗi thời kì sinh trưởng và phát triển của cây bí trải qua nhiều giai đoạn tuy nhiên ở mỗi thời kì và giai đoạn bí có những đặc trưng.

Thời kì sinh trưởng sinh dưỡng được tính từ lúc gieo đến lúc cây ra hoa đầu tiên. Trong thời kì này cây bí chủ yếu hình thành và phát triển các cơ quan dinh dưỡng như rễ, lá, nhánh,… Đây là thời kì ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành hoa và quả sau này.Giai đoạn này kéo dài 64 – 66 ngày. Thời kì sinh trưởng sinh thực là thời kì phân hoá hình thành cơ quan sinh sản, bắt đầu từ khi xuất hiện hoa đầu tiên đến khi thu hoạch quả cuối cùng.

*) Thời gian từ khi gieo đến khi cây có 7 – 8 lá: Đây là khoảng thời gian cây bí phát triển rất chậm do rễ bí còn chưa phát triển, chưa ăn sâu đến lớp phân bón, ngoài ra điều kiện thời tiết giai đoạn này không thuận lợi (mưa, lạnh) cũng làm kéo dài giai

đoạn này. Qua theo dõi chúng tôi thấy giai đoạn này có thời gian khoảng 20 – 26 ngày, ở cuối tháng 2 và đầu tháng 3, nhiệt độ trung bình tháng 2 là 13,8oC, nhiệt độ trung bình tháng 3 là 20,8oC, giống có thời gian từ gieo đến 7 (8) lá là GS560 (22 ngày), tiếp đến là các giống Kì Sơn, TN9, Trái Xanh Nhạt (24 – 25 ngày), chậm nhất là giống Đại Địa.

*) Thời gian từ 7- 8 lá đến khi bắt đầu ra hoa: Đây là giai đoạn cây bí tăng trưởng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhanh về chiều dài rất mạnh do bộ rễ phát triển mạnh, ăn sâu tới lớp phân bón, điều kiện thời tiết giai đoạn này cũng khá thuận lợi, nhiệt độ trung bình cuối tháng 3 là 20,8oC, tháng 4 là 25,6 oC, đầu tháng 5 là 27,7 oC, lượng mưa trong những tháng này cũng khá lớn, 10 ngày trong tháng 4. Qua theo dõi chúng tôi thấy thời gian này kéo dài 38 – 45 ngày.

*) Thời gian từ bắt đầu ra hoa đến ra hoa rộ: Giai đoạn này cây bí tăng trưởng

nhanh về chiều dài do quá trình bón thúc đạm và kali, mặt khác điều kiện thời tiết rất thuận lợi, nhiệt độ 27,7 oC, giai đoạn này kéo dài 15 – 20 ngày.

*) Thời gian ra hoa rộ đến thu hoạch: Là giai đoạn sinh trưởng, phát triển cuối cùng

của cây bí, giai đoạn này các hoạt động của cây bí như tốc độ ra lá, chiều cao cây đều ngừng hẳn, tất cả các dinh dưỡng của cây đều được đưa về quả để nuôi quả. Đây là thời kì quyết định trọng lượng quả và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo năng suất bí, là một trong những yếu tố cấu thành năng suất.

*) Tổng thời gian sinh trưởng: Được tính từ lúc hạt bí gieo đến lúc thu hoạch đợt bí

chín rộ cuối cùng. Tổng thời gian sinh trưởng chủ yếu do đặc tính di truyền của giống quy định, ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và chế độ dinh dưỡng.

Nghiên cứu tổng thời gian sinh trưởng của giống để giúp chúng ta phân biệt được giống dài ngày, trung ngày, ngắn ngày. Để từ đó bố trí thời gian trồng và cơ cấu cây trồng hợp lý, giúp tăng vụ ở những vùng sinh thái khác nhau, phát huy tốt những đặc tính ưu việt của giống. Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy các giống hầu như không có sự chênh lệch về thời gian sinh trưởng mấy,hầu hết các giống đều là 95

ngày, tuy nhiên giống bí Đanh – GS560 quả dài cho quả sớm và thời gian sinh trưởng ngắn hơn các giống bí khác là 90 ngày.

3.2. CÁC CHỈ TIÊU VỀ SINH TRƯỞNG3.2.1. Chiều dài cây của các giống thí nghiệm 3.2.1. Chiều dài cây của các giống thí nghiệm

Chiều dài cây là một trong những chỉ tiêu khá quan trọng phản ánh đặc điểm hình thái và sự sinh trưởng của cây. Sự tăng trưởng chiều dài cây trồng nói chung và cây bí nói riêng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: Đặc điểm di truyền của giống, điều kiện ngoại cảnh, biện pháp canh tác, mùa vụ…

Quá trình tăng trưởng chiều dài cây diễn ra trong suốt đời sống của cây từ khi gieo đến khi thu hoạch quả. Tuy nhiên ở mỗi giai đoạn khác nhau thì tốc độ tăng trưởng chiều dài cây khác nhau. Trong tất cả các giai đoạn thì giai đoạn từ 8 lá cho đến trước khi hoa nở rộ là giai đoạn chiều dài cây nhanh nhất.

Nghiên cứu chiều dài cây, động thái tăng trưởng chiều dài cây qua các thời kì theo dõi và từng giai đoạn giúp ta biết được sự tăng trưởng của cây, đồng thời chiều dài cây cuối cùng là một cơ sở để chúng ta xác định, bố trí mật độ trồng hợp lí nhằm phát huy hết tiềm năng, năng suất của giống.

Qua theo dõi động thái tăng trưởng chiều dài cây của các giống chúng ta thu được kết quả ở bảng 3.1 và có nhận xét như sau:

Bảng 3.1: Động thái tăng trưởng chiều dài cây của các giống qua các lần theo dõi Đơn vị : m

Thời gian từ khi gieo – 11 ngày, qua bảng 3.1 chúng tôi thấy không có sự sai khác về mặt thống kê của chiều dài cây giữa các giống so với đối chứng.

Thời gian từ 11 – 22 ngày do thời tiết lạnh, do bộ rễ chưa phát triển, chưa chạm đến lớp phân bón và cũng do đặc tính của giống, cây tăng trưởng rất chậm do quá trình ra lá chậm, khoảng cách giữa các lá ngắn… Qua bảng 3.1 chúng tôi thấy sau gieo 11 ngày thì không có sự sai khác về mặt thống kê.

Thời gian từ 22 – 55 ngày, giai đoạn này thời tiết khá thuận lợi, nắng ấm, mưa rải rác, bộ rễ phát triển mạnh ăn sâu đến lớp phân bón nên giai đoạn này cây bí tăng trưởng rất nhanh về chiều dài. Trong giai đoạn này ta cần bắt dây leo cho bí để bí leo lên giàn. Qua theo dõi, từ 22 – 33 ngày đã bắt đầu có sự chênh lệch về mặt thống kê, chiều dài cây đạt từ 0,36 – 0,64 (m), ở giai đoạn này giống dài nhất là bí Đanh GS560 (0,64m) là giống đối chứng, tiếp đến là bí Kỳ Sơn (0,5m), thấp nhất là giống bí TN9. Từ 33 - 44 ngày thì độ chênh lệch chiều dài giữa các giống cũng đáng kể, chiều dài cây đạt từ 0,83 – 1,4(m), giống dài nhất là GS560 (1,4m), tiếp đến là giống bí Kỳ Sơn (1,04m) thấp nhất là giống TN9 (0,83m). Giai đoạn 55 ngày có sự sai khác rất lớn về mặt thống kê giữa các công thức, chiều dài cây đạt từ 2,27 – 2,98 (m), giống cao nhất

Ngày Giống

Thời gian sinh trưởng từ trồng đến... (ngày)

11 22 33 44 55 66 77 GS560 0,11 0,19 0,64 1,4 2,98 5,08 5,72 Kỳ Sơn 0,08 0,15 0,5 1,04 2,4 3,8 4,3 TN9 0,07 0,13 0,36 0,83 2,27 4,06 5,24 Đại Địa 0,08 0,15 0,47 1 2,6 4,65 5,59 Xanh Nhạt 0,08 0,15 0,42 0,96 2,38 4,18 5,35 LSD0,05 0,01 0,02 0,06 0,19 0,23 0,22 0,11

là bí Đanh GS560 (2,98m), tiếp đến là Đại Địa (2,6m), thấp nhất là giống TN9 (2,27m).

Thời gian từ 55 – 66 ngày, đây là thời kì cây bắt đầu ra hoa và ra hoa vừa được tiến hành bón thúc kali và đạm, mặt khác trong giai đoạn này mưa nhiều nên bí phát triển rất nhanh trong thời gian rất ngắn, giai đoạn này cây tăng trưởng nhanh về chiều dài và diện tích lá, cũng là giai đoạn cho hoa và quả nên ta tập trung chăm sóc và theo dõi sự phát triển của sâu bệnh để có biện pháp kịp thời để không ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng bí sau này. Qua theo dõi chúng tôi thấy, có sự sai khác rất lớn giữa các công thức, chiều dài cây đạt từ 93,8 – 5,08 (m), giống dài nhất là GS560 (5,08m), tiếp đến là Đại Địa (4,65m) thấp nhất là bí Kì Sơn (3,8m) ở giai đoạn này đã phát triển chậm lại so với các giống khác nguyên nhân là do ở giống bí này sâu bệnh phát triển rất nhiều.

Thời gian 77 ngày sau gieo: Thời tiết thuận lợi cây tuy nhiên do cây phải tập trung chất dinh dưỡng nuôi hoa, quả nên quá trình tăng trưởng về chiều dài chậm lại. Qua theo dõi chúng tôi thấy có sự sai khác về mặt thống kê giữa các giống, chiều dài cây đạt từ 4,3 – 5,72 (m), giống dài nhất là GS560 (5,72m), thấp nhất là giống bí Kỳ Sơn (4,3m).

Một phần của tài liệu So sánh một số giống bí đao vụ xuân năm 2008 tại trại nông học thuộc trường đại học vinh, xã nghi phong huyện nghi lộc nghệ an (Trang 26 - 48)