Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 1 Các yếu tố cấu thành năng suất

Một phần của tài liệu So sánh một số giống đậu tương triển vọng trong vụ xuân 2011 tại nghi lộc nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 57 - 64)

4 lá kép (V5)

3.7.Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 1 Các yếu tố cấu thành năng suất

Khả năng hình thành quả và hạt của các giống đậu tương là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng nhất để đánh giá giống. Đó cũng là kết quả của quá trình sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương. Một giống tốt hay xấu được phản ánh bằng chỉ tiêu năng suất hạt.

Năng suất hạt đậu tương là kết quả tổng hợp của hàng loạt các yếu tố cấu thành năng suất như: số quả chắc/cây, số quả 1 hạt/cây, số quả 2 hạt/cây, số quả 3 hạt/cây, khối lượng 100 hạt, trọng lượng hạt/cây.

Khả năng hình thành quả và hạt bị chi phối bởi nhiều yếu tố ngoại cảnh. Trong điều kiện ngoại cảnh như nhau thì khả năng biểu hiện các tính trạng trên chủ yếu phụ thuộc vào giống. Tuy vậy, các biện pháp kĩ thuật tác động cũng làm thay đổi một phần nào đó các yếu tố cấu thành năng suất, tạo nên sự cân bằng có lợi cho việc hình thành năng suất đậu tương.

Kết quả nghiên cứu về các yếu tố cấu thành năng suất đậu tương tham gia thí nghiệm được trình bày ở bảng.

Bảng 3.9. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu tương

STT

Giống Tổng số

quả (Quả)

Số quả chắc (quả)

Tỷ lệ quả 3 hạt (quả)

Tỷ lệ quả 2 hạt (quả) Khối lượng 100 hạt (g) 1 ĐT12 43,94f 37,72f 43,35f 48,2g 10,52d 2 ĐT19 45,28g 39,84g 46,86g 31,34b 10,75e 3 ĐT20 39,18c 31,56d 22,02a 34,78c 9,48c 4 ĐT22 42,06e 35,53e 44,02f 41,43d 8,98c

5 ĐT26 36,04b 28,33b 37,29d 42,61e 9,25c 6 ĐT2101 51,11h 46,16h 26,22b 56,12h 10,19d 07 ĐT2008 40,08d 30,28c 40,95e 42,14d 13,72g 10 ĐT84(đc) 31,63a 23,42a 32,3c 45,27f 8,43b 9 ĐVN6 52,54i 48,82i 58,23h 64,74i 11,39f 10 VX93 38,33c 28,13b 23,01a 25,47a 7,34a LSD0.05 1,33 1,25 1,3 1,08 0,52 CV% 1,8 2,1 2,0 1,5 3,0

Ghi chú: Trong cùng một cột, các chữ cái mũ khác nhau sai khác nhau ở mức ý nghĩa 0,05

- Số quả trên cây: tổng số quả/cây có vai trò quyết định đến năng suất. Theo kết quả bảng 3.9 chúng tôi thấy: số quả trên cây b́nh quân của các giống khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê rất rõ rệt so với đối chứng. Số quả trên cây biến động từ 31,63- 52,54 quả. Trong đó, các giống có số quả trên cây bìn quân cao là giống ĐVN6 (52,54 quả), thấp nhất là giống ĐT84 (31,63 quả). Về mặt thống kê, tất cả các giống đều có sự sai khác ý nghĩa so với đối chứng ĐT84 nhưng sai khác rõ nét nhất là giống ĐVN6.

- Tổng số quả chắc: là chỉ tiêu tương quan với năng suất, liên quan chặt chẽ với khả năng vận chuyển và tích luỹ chất khô về quả và hạt. Nếu điều kiện ngoại cảnh thuận lợi cây sinh trưởng phát triển mạnh thì tốc độ và khả năng vận chuyển về hạt lớn làm tăng tỷ lệ quả chắc. Nếu gặp điều kiện bất thuận vào giai đoạn hình thành quả và hạt thì quá tŕnh vận chuyển vật chất xảy ra theo chiều ngược lại, các chất tổng hợp sẽ vận chuyển về cơ quan sinh dưỡng để duy trì sự sống cho cây.

Từ bảng 3.9 cho thấy, tổng số quả chắc ở các giống đều có sự sai khác về mặt thống kê so với đối chứng. Số quả chắc biến động từ 23,42 - 48,82 quả. Trong đó, cao nhất là giống ĐVN6 (48,82 quả) và thấp nhất là giống ĐT84 ( 23,42 quả). Về mặt thống kê, tất cả các giống đều có sự sai khác nhau ở mức ý nghĩa. Trong đó, giống ĐVN6 có sự sai khác so với các giống còn lại rõ nét nhất.

Khối lượng 100 hạt phản ánh kích thước và chất lượng hạt đậu tương. Đây cũng là một chỉ tiêu quan trọng quyết định đến năng suất. Khối lượng 100 hạt cao là một phần trong các chỉ tiêu tạo năng suất cao của một giống đậu tương tốt. Khối lượng 100 hạt phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố di truyền, ít bị ảnh hưởng bởi các điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật chăm sóc.

Qua bảng 3.9 cho thấy, khối lượng 100 hạt biến động từ 7,34 - 13,72g, như vậy sự chênh lệch giữa các giống là rất lớn. Trong đó, thấp nhất là giống VX93 (7,34g), cao nhất là giống ĐT2008 (13,72g). Về mặt thống kê, các giống đều có sự sai khác ý nghĩa so với giống đối chứng và có sự sai khác rõ nhất so với các giống là ĐT2008.

- Tỷ lệ quả 2 hạt, 3 hạt : quả đậu tương có từ 1 - 4 hạt, chủ yếu là 2 hạt và yếu tố này có tương quan chặt với năng suất.

+Tỷ lệ quả 2 hạt : Tỷ lệ quả 2 hạt chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số quả trên cây đậu tương, biến động (25,73- 64,74%). Qua theo dõi, chúng tôi thấy các giống có số quả 2 hạt nhiều điển h́ình ĐVN6 (64,74%), ĐT2101(56,2%), ĐT12 (48,2%) và các giống này có sự sai khác rõ về mặt thống kê so với đối chứng ĐT84.

+ Tỷ lệ quả 3 hạt : là chỉ tiêu có ý nghĩa trong việc chọn ra các giống có năng suất cao. Tỷ lệ quả 3 hạt của các giống nghiên cứu biến động từ 22,02 - 58,23%. Giống có tỷ lệ quả 3 hạt thấp nhất ĐT20 và cao nhất là ĐVN6. Trong đó, giống ĐVN6 có sự sai khác về mặt thống kê rõ nhất so với giống đối chứng ĐT84. 3.7.2. Năng suất của các giống đậu tương nghiên cứu

Chỉ tiêu năng suất là cái đích mà tất cả những ai quan tâm đều hướng tới. Năng suất là kết quả của rất nhiều yếu tố. Cây trồng dù các tốt thế nào đi chăng nữa mà năng suất không cao thì cũng không được gọi là giống tốt. Cho nên việc xem xét chỉ tiêu năng suất là điều đặc biệt quan trọng. Các kết quả thu được ở bảng 3.10.

Bảng 3.10. Năng suất của các giống đậu tương

STT Giống NSCT(g/cây) NSLT (tạ/ha) NSTT(tạ/ha)

1 ĐT12 8,54e 28,19d 17,01d 2 ĐT19 9,5f 28,13d 17,67d 3 ĐT20 6,55d 21,61b 16,93d 4 ĐT22 6,98d 23,05c 16,61c 5 ĐT26 5,97c 19,71b 14,47b 6 ĐT2101 10,74g 35,44e 17,65d 7 ĐT2008 9,24f 30,48d 15,94c 8 ĐT84 4,41a 14,54a 12,99a 9 ĐVN6 11,27g 37,19e 19,84e 10 VX93 5,25b 17,31a 14,45b LSD0,05 0,57 3,22 0,95 CV% 4,3 7,3 3,4

Ghi chú: Trong cùng một cột, các chữ cái mũ khác nhau sai khác nhau ở mức ý nghĩa 0,05

- Năng suất cá thể: năng suất cá thể là chỉ tiêu nói lên tiềm năng năng suất của mỗi giống. Các giống có năng suất cá thể cao sẽ cho năng suất lý thuyết cao và ngược lại. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào bản chất của giống (số hạt/quả, khối lượng 100 hạt…) và điều kiện ngoại cảnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua kết quả nghiên cứu thu được ở bảng 3.10 cho thấy: NSCT của các

giống biến động từ 4,41-11,27 (g/cây) và đều sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê so với giống đối chứng. Trong đó, giống có NSCT thấp nhất là ĐT84 (4,41g/cây), cao nhất là ĐVN6 (11,27g/cây) và có sự sai khác rõ nhất về mặt thống kê so với giống đối chứng.

- Năng suất lý thuyết : NSLT là chỉ tiêu cho biết tiềm năng năng suất của các giống trong điều kiện đó. Nếu trong cùng một điều kiện (mật độ trồng, kỹ thuật chăm sóc…) thì những giống có NSLT cao sẽ cho NSTT cao hơn. Do vậy, khi đă biết được NSLT chúng ta sẽ có các biện pháp kỹ thuật hợp lý nhằm khai thác hết tiềm năng năng suất của giống.

Từ bảng 3.10 cho thấy: NSLT của các giống Đậu tương nghiên cứu biến động lớn từ 14,54 - 37,19 tạ/ha. Trong đó, giống có NSLT cao nhất ĐVN6 (37,19 ta/ha) và thấp nhất là giống ĐT84 (đc). Trừ giống VX9-3 không có sự sai khác về mặt thống kê so với đối chứng, các giống còn lại đều có sự sai khác so với giống đối chứng và sự sai khác rõ nhất là giống ĐVN6.

- Năng suất thực thu: NSTT là kết quả phản ánh chính xác nhất của các giống ngoài đồng ruộng. NSTT là chỉ tiêu đánh giá khả năng phát triển và thích nghi của giống với mọi điều kiện sinh thái xác định. Từ đó chúng ta có thể quyết định mở rộng diện tích gieo trồng của giống đó trên diện rộng.

Thông qua bảng 3.10 cho thấy: năng suất của các giống biến động lớn từ 12,99 - 19,84 (tạ/ha). Trong đó, đạt năng suất thực thu thấp nhất là giống ĐT84 (12,99 tạ/ha), giống đạt năng suất cao nhất là ĐVN6 (19,84 tạ/ha) và là giống có triển vọng nhất, tiếp đến là giống ĐT19 (17,67 tạ/ha), ĐT12 (17,01tạ/ha) ĐT2101 (17,65 ta/ha). Về mặt thống kê, các giống đều có NSTT sai khác có ý nghĩa so với đối giống đối chứng ĐT84.

Một phần của tài liệu So sánh một số giống đậu tương triển vọng trong vụ xuân 2011 tại nghi lộc nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 57 - 64)