KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng của các giống đậu tương

Một phần của tài liệu So sánh một số giống đậu tương triển vọng trong vụ xuân 2011 tại nghi lộc nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 38 - 45)

3.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng của các giống đậu tương

3.1.1. Thời gian và tỷ lệ mọc mầm của các giống đậu tương

Tỷ lệ nảy mầm của giống là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá giống tốt. Một giống có tỷ lệ nảy mầm cao, sức nảy mầm khoẻ, thời gian nảy mầm hợp lý có thể đánh giá là giống tốt. Tuy nhiên tỷ lệ nảy mầm cao hay thấp ngoài việc do bản chất di truyền của giống quyết định còn do diều kiện thu hoạch phơi khô, bảo quản hạt giống. Việc bảo quản hạt giống tốt không những làm cho hạt giống đạt tỷ lệ nảy mầm cao, khoẻ ở một vụ mà còn nhiều vụ sau.

Quá trình nảy mầm của hạt giống được tính từ khi gieo hạt đến khi mọc xoè lên hai lá mầm trên mặt đất. Quá trình nảy mầm diễn ra đầu tiên là hạt hút nước và trương lên. Lượng nước hạt cần phụ thuộc hạt cây trồng khoảng 60- 70% so với trọng lượng của hạt. Sau đó các hạt chất trong hạt như protein, lipit... được phân giải. Trong quá trình nảy mầm hạt rất cần H20, 02 để phân giải các hợp chất. Sau vài ngày nhờ sự duỗi ra của vòng cung của trục dưới lá mầm. Mầm cây mọc lên khỏi mặt đất, lá mầm xoè ra. Khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, lá mầm và các bộ phận khác hình thành diệp lục biến thành màu xanh. Do đó, lá mầm có thể quang hợp một ít, tuy nhiên lượng quang hợp không đáng kể.

Đây là thời kỳ quan trọng với cây đậu tương, bởi nó quyết định đến thời kỳ sinh trưởng, phát triển về sau của cây cũng như có ý nghĩa về số lượng cây trên đồng ruộng được dẫn đến ảnh hưởng đến năng suất quần thể..

Đối với 10 giống thí nghiệm, qua quá trình theo dõi chúng tôi nhận được kết quả ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Tỷ lệ và thời gian mọc mầm của các giống đậu tương

STT Tên giống Tỷ lệ mọc mầm (%) 1 ĐT12 97,23 2 ĐT19 92,86 3 ĐT20 96,67 4 ĐT22 89,33 5 ĐT26 98,48 6 ĐT2101 95,23 7 ĐT2008 95,43 8 (ĐC) ĐT84 92,1 9 ĐVN6 98,19 10 VX93 98,85

Số liệu ở bảng 3.1 cho thấy : trừ giống ĐT22 có tỷ lệ mọc mầm thấp nhất đạt 89,33%, các giống còn lại đều có tỷ lệ mọc mầm cao trên 90%. Trong đó, giống VX93 có tỷ lệ mọc mầm cao nhất đạt 98,85%.

Như vậy, các giống đậu tương thí nghiệm có khả năng mọc mầm khá cao và thời gian mọc mầm tương đối nhanh. Điều đó phần nào cho ta thấy được khả năng thích ứng tốt của các giống đậu tương trong điều kiện vụ Xuân 2011.

3.1.2. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống đậu tương

Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây trồng nói chung, cây đậu tương nói riêng là do đặc tính di truyền của từng giống quyết định. Tuy nhiên, dưới tác động của các biện pháp kĩ thuật trong canh tác và điều kiện ngoại cảnh cụ thể mà thời gian sinh trưởng có thể kéo dài hay rút ngắn trong một khoảng nhất định. Điều này đóng vai trò khá quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Bởi vì, nếu rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây trồng sẽ là biện pháp hữu

hiệu trong việc tăng hệ số sử dụng ruộng đất. Đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích.

Nghiên cứu thời gian sinh trưởng và phát triển giúp cho việc đánh giá các giống chín sớm hay chín muộn, từ đó cho phép áp dụng trong bố trí luân canh cây trồng, tăng vụ hợp lý, tạo điều kiện chọn ra các giống đậu tương phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng, từng vụ khác nhau.

Thời gian sinh trưởng của một giống đậu tương là tính từ khi gieo hạt xuống cho đến khi thu hoạch. Trong thời gian đó cây đậu tương phải trải qua 4 thời kỳ:

Thời kỳ mọc (gieo – mọc) Thời kỳ cây con (mọc – ra hoa) Ra hoa – kết thúc hoa

Kết thúc hoa - thu hoạch

Sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương là một quá trình liên tục, giai đoạn này kế tiếp giai đoạn kia. Trong đó, giai đoạn sinh trưởng trước là tiền đề cho giai đoạn sinh trưởng sau phát triển tốt hơn.

Qua nghiên cứu, tôi thấy các giống đậu tương có thời gian sinh trưởng sớm và trung bình sớm, để đánh giá cụ thể chúng tôi đã tiến hành theo dõi các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống như ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Thời gian sinh trưởng và phát triển của các mẫu giống đậu tương thí nghiệm.

Gieo - mọc mầm Mọc – ra hoa Ra hoa – kết thúc hoa Kết thúc hoa - thu hoạch Tổng TGST ĐT12 7 28 14 28 77 ĐT19 7 32 15 31 85 ĐT20 6 27 18 30 81 ĐT22 5 34 16 33 88 ĐT26 5 35 14 38 92 ĐT2101 7 34 15 39 94 ĐT2008 8 35 16 40 99 ĐT84(đc) 7 32 22 25 86 ĐVN6 6 35 15 33 89 VX93 5 36 16 35 93

Qua bảng 3.2 cho thấy: thời gian sinh trưởng của các giống biến động từ 77 - 96 ngày. Từ đó có thể chia các giống này theo thời gian sinh trưởng.

- Giống chín sớm là các giống có thời gian sinh trưởng dưới 90 ngày gồm: giống ĐT12 ( 77 ngày), ĐT20 (81 ngày), ĐT19 (85 ngày), ĐT84 (86 ngày), ĐT22 (88 ngày), ĐVN6 (89 ngày).

- Các giống chín trung bình sớm từ 91- 100 ngày. Gồm có các giống ĐT26 ( 92 ngày), VX93 ( 93 ngày), ĐT2101( 94 ngày), ĐT2008 (99 ngày).

 Thời kì gieo – mọc

Qua theo dõi, do gieo trong điều kiện thời tiết lạnh, nhiệt độ tương đối thấp nên thời gian mọc mầm của các giống biến động từ 5 - 8 ngày. Giống có thời gian mọc mầm dài nhất là ĐT2008 (8 ngày). Đặc biệt, có 2 giống mọc mầm khá nhanh là ĐT26 và ĐT22 chỉ sau 5 ngày. Các giống còn lại có thời gian nảy mầm 6 – 7 ngày.

 Thời kỳ mọc đến bắt đầu ra hoa

Thời kỳ này được tính từ khi mọc cho đến khi cây đậu tương nở hoa đầu tiên còn gọi là thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng. Sau khi cây ra hoa thì chuyển sang thời kỳ sinh trưởng sinh thực. Tuy nhiên đối với đậu tương thì hai thời kỳ này xen kẻ và bổ sung cho nhau, ngay trong thời gian ra hoa hình thành quả vẫn còn sinh trưởng sinh dưỡng mạnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng đầu tiên cây phát triển mạnh về bộ rễ kế đó là thân lá cũng phát triển. Cho nên thời kỳ này quyết định đến kích thước cuối cùng của cây và tổng số vị trí mang hoa (số đốt). Bởi vì, số đốt và mầm hoa được phân hoá trong thời kỳ cây con. Khi cây có khoảng từ 5 - 6 lá kép thì cây có thể bắt đầu ra hoa. Xét về tầm quan trọng, thời kỳ cây con là bước đầu tạo tiền đề cho thời kỳ ra hoa sau này và điều đó tất nhiên dẫn đến ảnh hưởng của nó đến năng suất cuối cùng.

Qua theo dõi chúng tôi thấy, các giống đậu tương thí nghiệm có thời kỳ mọc - ra hoa biến động từ 27 - 36 ngày. Trong đó, giống có thời gian từ mọc đến ra hoa dài nhất là giống VX93 (36 ngày) và ngắn nhất là ĐT20 (27 ngày). Các giống có thời gian từ gieo đến mọc tương đối cao là ĐVN6 (35 ngày), VX93 (36 ngày), giống ĐT26 (35 ngày). So với giống đối chứng ĐT84 ( 34 ngày).

 Thời kỳ từ ra hoa đến kết thúc hoa.

Thời kỳ ra hoa của cây đậu tương thường kéo dài khoảng 3 – 4 tuần. Đây cũng là một đặc tính quan trong bởi nó làm tăng khả năng đậu quả. Sau 10 –15 ngày nở hoa là thời kỳ hoa rộ. Lúc này khả năng đậu quả là lớn nhất.

- Thời gian nở hoa

Thời gian này tính từ khi bắt đầu nở hoa đến hết hoa. Nghiên cứu thời gian nở hoa có ý nghĩa trong việc bố trí thời vụ, kỹ thuật chăm sóc, cũng như kế hoạch lai.

So với cây trồng khác thì cây đậu tương có thời gian ra hoa tương đối dài và đây là thời kỳ rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất. Trong giai đoạn này cây rất mẫn cảm với điều kiện môi trường đặc biệt mẫn cảm nhất với hạn, gió bão và không khí nóng ở thời kỳ đầu của quá trình tạo quả (Makusco và CTV, 1980). Thời gian nở hoa của cây đậu tương dài hay ngắn phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác, nó cũng thể hiện sự thích nghi của giống với điều kiện môi trường sống. Thời gian ra hoa ngắn tập trung có thể né tránh được sự gây hại của môi trường nhưng nguy cơ thất bại lớn hơn. Trái lại, thời gian ra hoa dài sẽ hạn chế sự thiệt hại của môi trường do điều kiện thời tiết không thuận lợi lúc nở hoa, những đợt hoa sau bổ sung cho đợt hoa trước, nhưng nếu thời gian ra hoa quá dài, nở hoa không tập trung làm cho quả chín rải rắc không đều dẫn đến năng suất và phẩm chất giảm. Giai đoạn nở hoa quyết định số hoa hữu hiệu, số quả trên cây, năng suất hạt của đậu tương nên ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất thực thu sau này.

Khác với cây trồng khác cây đậu tương trong thời kỳ nở hoa thân, cành, lá và rễ vẫn tiếp tục phát triển mạnh vì vậy thời kỳ này cây tiêu thụ rất nhiều chất dinh dưỡng và rất dễ bị sâu bệnh phá hoại nên cần chú ý cung cấp đầy đủ và cân đối dinh dưỡng, nước cho cây cũng như phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời. Tổng số hoa trên cây là một chỉ tiêu đánh giá khả năng đậu quả của đậu tương. Tỷ lệ đậu quả phụ thuộc vào giống và điều kiện thời tiết lúc nở hoa. Trong giai đoạn nở hoa gặp điều kiện thời tiết thuận lợi thì tỉ lệ đậu quả cao.

Theo dõi tổng số hoa trên cây kết quả thu được trình bày ở bảng 3.3 Bảng 3.3. Thời gian ra hoa và tổng số hoa, quả/cây của các giống đậu tương STT Tên giống Thời gian ra hoa (ngày) ∑số hoa/cây (hoa) 1 ĐT12 14 70,31 2 ĐT19 15 72,15

3 ĐT20 18 56,58 4 ĐT22 16 69,3 5 ĐT26 14 48,35 6 ĐT2101 15 77,24 7 ĐT2008 16 57,23 8 ĐT84(đc) 22 63,12 9 ĐVN6 15 67,15 10 VX93 16 46,6

Các kết quả thu được ở bảng 3.3 cho thấy, thời gian ra hoa của các giống đậu tương biến động từ 14 – 22 ngày. Giống ĐT84 (đc) có thời gian ra hoa dài nhất 22 ngày. Các giống còn lại ra hoa tập trung vào khoảng 14 – 18 ngày. Giống ĐT12, ĐT19, ĐT26 có thời gian ra hoa ngắn nhất trong vòng 14 ngày và ngắn hơn so với đối chứng 8 ngày.

Số liệu thu được ở bảng 3.3 cũng cho ta thấy: tổng số hoa nở của các giống tương đối cao, biến động từ 46,600 - 77,24 hoa/cây. Trong đó, giống ra hoa nhiều nhất là ĐT2101 (77,24 hoa/cây) và giống ra hoa thấp nhất là VX93. Mặc dù, các giống có khả năng ra hoa cao nhưng do đợt ra hoa vào những ngày cuối cùng, điều kiện thời tiết không thuận lợi, trời mưa làm giảm khả năng đậu quả.

Động thái ra hoa của các giống khác nhau cũng không giống nhau nhưng giữa chúng có quy luật chung là số hoa trên cây tăng rõ rệt sau 4 - 5 ngày tính từ khi bắt đầu nở hoa sau đó giảm dần cho đến khi hết hoa.

- Thời kỳ hình thành quả, hạt

Giữa thời kỳ nở hoa và thời kỳ hình thành hạt không có ranh giới rõ ràng do đặc điểm ra hoa của đậu tương kéo dài. Từ 5 - 7 ngày sau khi hoa nở thì quả bắt đầu hình thành. Ở thời kì này, khả năng tích luỹ chất khô của hạt tăng nhanh đều cho đến khi hạt chắc. Tỷ lệ quả chắc là do hàm lượng chất dinh dưỡng tích luỹ ở thân lá từ các thời kỳ trước và thời kỳ này quyết đinh. Yếu tố

ngoại cảnh như độ ẩm và nhiệt độ trong thời kỳ này ảnh hưởng nhiều đến tốc độ phát triển của quả và hạt.

Đây là thời kỳ quan trọng chủ yếu tạo năng suất và cũng là giai đoạn khủng hoảng nhất trong đời sống của cây. Bất kỳ bất lợi nào trong thời kỳ này đều ảnh hưởng đến năng suất đậu tương.

 Thời kỳ kết thúc hoa đến thu hoạch.

Đây là thời kỳ tích luỹ chất dinh dưỡng vào hạt. Các chất dinh dưỡng từ thân lá được dồn vào hạt, thêm vào đó là sản phẩm trực tiếp từ quang hợp của lá. Thời kỳ này sau khi quả được hình thành thì lớn lên rất nhanh, tuy nhiên hạt lớn chậm hơn. Khi quả đạt kích thước tối đa thì các chất dinh dưỡng dồn vào hạt làm hạt lớn lên.

Qua nghiên cứu chúng tôi có kết luận rằng: các giống đậu tương có thời gian từ kết thúc hoa - thu hoạch biến động từ 25 - 40 ngày. Giống có thời gian này dài nhất là ĐT2008 (40 ngày), ngắn nhất là giống ĐT84 (25 ngày). Các giống còn lại có thời gian từ kết thúc hoa - thu hoạch dao động từ 30 - 35 ngày.

Thời gian của giai đoạn này càng ngắn thì thời gian thu hoạch cũng ngắn và ngược lại. Điều này có ý nghĩa trong quá trình thâm canh, luân canh tăng vụ.

Một phần của tài liệu So sánh một số giống đậu tương triển vọng trong vụ xuân 2011 tại nghi lộc nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 38 - 45)