Khả năng chống chịu sâu bệnh hại của các giống đậu tương

Một phần của tài liệu So sánh một số giống đậu tương triển vọng trong vụ xuân 2011 tại nghi lộc nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 55 - 57)

4 lá kép (V5)

3.6. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại của các giống đậu tương

Một trong những nguyên nhân làm hạn chế năng suất đậu tương là do sâu bệnh gây hại. Sự phá hoại của sâu bệnh trước hết phụ thuộc vào giống, điều kiện khí hậu thời tiết và kỹ thuật canh tác.

Hiện nay, việc áp dụng biện pháp kỹ thuật luân canh tăng vụ càng làm cho sâu bệnh gia tăng vì nguồn thức ăn dồi dào. Hơn nữa, Đậu tương là đối tượng của nhiều loài sâu bệnh hại.

Theo kết quả điều tra của cơ quan bảo vệ thì riêng vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ có đến 35 loài sâu phá hoại đậu tương và được xếp thành 4 nhóm khác nhau là: ruồi đục thân, sâu đục quả, sâu ăn lá và nhóm chích hút. Trong đó có một số loài sâu hại cần được chú ý như sâu xám, sâu đục quả, sâu cuốn lá, sâu đục

thân, rệp và một số bệnh chính như bệnh phấn trắng, bệnh lở cổ rễ, bệnh gỉ sắt, bệnh virus, bệnh đốm vi khuẩn.

Công tác phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) đã thu được nhiều kết quả tốt nhưng chọn tạo giống kháng sâu bệnh sẽ là biện pháp tích cực nhất đạt hiệu quả cao, lâu dài, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản xuất và đặc biệt không ô nhiễm môi trường, đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Do đó, trong công tác chọn tạo giống thì việc chọn tạo ra được giống có năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt là một chỉ tiêu không thể thiếu được.

Sự phát triển của sâu bệnh liên quan tới từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây, đồng thời có quan hệ chặt chẽ tới thời tiết khí hậu, kỹ thuật canh tác và khả năng chống chịu của giống. Chính vì vậy, khi đánh giá một giống tốt hay xấu ngoài việc nghiên cứu các chỉ tiêu hình thái sinh trưởng, phát triển, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thì việc đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại là điều rất cần thiết.

Do vậy, khi khảo sát trên 10 giống trong vụ Xuân chúng tôi đã theo dõi những sâu bệnh hại chính trên đồng ruộng, kết quả thu được ở bảng 3.8.

Bảng 3.8. Mức độ nhiễm sâu hại của một số dòng, giống đậu tương

STT Tên giống Sâu cuốn lá

Tỷ lệ cây bị hại (%) Số con/m2 1 ĐT12 9,47 3,8 1,42 5,71 2 ĐT19 13,26 5,00 1,67 5,26 3 ĐT20 15,29 5,38 1,36 9,76 4 ĐT22 17,86 5,71 1,52 6,22 5 ĐT26 10,13 2,11 2,18 8,24

6 ĐT2101 15,62 5,51 2,64 4,21 7 ĐT2008 18,71 5,86 3,47 15,3 8 ĐT84 12,54 5,23 2,16 7,69 9 ĐVN6 11,31 4,34 2,84 5,27 10 VX93 19,02 8,14 2,68 13,59

Qua bảng 3.8 chúng tôi nhận thấy có ba đối tượng sâu chính gây hại cho đậu tương vụ Đông xuân là sâu cuốn lá và sâu đục quả và sâu đục thân.

- Sâu cuốn lá là loại sâu phá hoại mạnh nhất ở thời kỳ phát triển thân lá, chúng làm hỏng bộ lá gây ảnh hưởng đến quang hợp và quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng. Tỷ lệ sâu cuốn lá biến động từ 9,47 - 19,02 %. Trong đó, giống bị hại nhiều nhất là VX93, thấp nhất là ĐT12. Các giống còn lại có tỷ lệ sâu gây hại cao hơn đối chứng như: ĐT2008 (18,71 %), ĐT22 (17,86 %).

- Sâu đục quả: là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất. Sâu phá hoại khi cây có quả vào chắc và ăn hạt làm giảm năng suất, chất lượng và gây mất sức nảy mầm của hạt ở vụ sau.

Trong các giống nghiên cứu, tỷ lệ sâu đục quả biến động từ 1,36- 3,47%, thấp nhất là giống ĐT20 (1,71%) và giống bị sâu đục quả gây hại chiếm tỷ lệ cao nhất là giống ĐT2008 (3,47 %). Tỷ lệ sâu đục quả giữa các giống không có sự chênh lệch lớn.

- Tỷ lệ sâu đục thân: biến động từ 4,21% - 13,59 %. Giống bị gây hại năng nhất là VX93, tỷ lệ bị hại thấp nhất là giống ĐT2101.

Như vây, các giống thí nghiệm có mức độ nhiễm nhẹ với các loài sâu hại. Chứng tỏ khả năng chống chịu tốt của các giống. Hơn nữa, các giống có thời gian sinh trưởng từ ngắn đến trung bình nên khả năng né tránh được sâu đục quả gây hại là quả rất cao.

Một phần của tài liệu So sánh một số giống đậu tương triển vọng trong vụ xuân 2011 tại nghi lộc nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w