Khả năng tích lũy chất khô

Một phần của tài liệu So sánh một số giống đậu tương triển vọng trong vụ xuân 2011 tại nghi lộc nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 53 - 55)

4 lá kép (V5)

3.5. Khả năng tích lũy chất khô

Khả năng tích luỹ chất khô là chỉ tiêu phản ánh chính xác sự tăng trưởng của cây. Khả năng này phụ thuộc vào yếu tố di truyền và điều kiện ngoại cảnh. Giống tốt cây sinh trưởng mạnh khả năng quang hợp cao sẽ tạo ra nhiều chất khô. Thời kỳ đầu các sản phẩm quang hợp được sử dụng vào các hoạt động sống của cây, hình thành các bộ phận của cây và một phần dư thừa được tích luỹ trong thân, lá, rễ. Đến thời kỳ sau toàn bộ dinh dưỡng dự trữ vào các sản phẩm quang hợp đó đều vận chuyển vào quả và hạt.

Hiệu quả của quá trình quang hợp là khả năng tích lũy vật chất khô. Chỉ tiêu này và năng suất có mối tương quan chặt và thuận. Các giai đoạn khác nhau thì tốc độ tích luỹ chất khô là khác nhau. Sự tích luỹ chất khô là yếu tố sơ cấp quyết định đến năng suất, vì các chất khô được tích luỹ lớn nhưng quá trình vận chuyển về quả và hạt kém thì năng suất thực thu cũng không cao..

Trong quá trình theo dõi nghiên cứu và lấy mẫu, sấy khô để xác định khả năng tích luỹ chất khô ở mỗi thời kỳ sinh trưởng của 10 giống đậu tương thu được kết quả ở bảng 3.7.

Bảng 3.7. Khả năng tích luỹ chất khô của các giống đậu tương

Ghi chú: Trong cùng một cột, các chữ cái mũ khác nhau sai khác nhau ở mức ý nghĩa 0,05

Kết quả từ bảng 3.7 ta thấy: khả năng tích lũy chất khô tăng nhanh qua các thời kì và đến thời kì hạt bắt đầu chín thì sự tích lũy vật chất khô đạt giá tri cao nhất. Nguyên nhân do điều kiện ngoại cảnh giai đoạn quả vào chắc khá thuận lợi, phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời nên cây sinh trưởng, phát triển tốt kéo theo quá trình tích lũy chất khô cũng diễn ra nhanh và mạnh.

- Thời kỳ hình thành quả thì sự tích lũy chất khô xảy ra nhanh biến động từ 2,37 - 7,18 g/cây. Trong đó, giống ĐVN6 (7,18 g/cây) có sự tích lũy chất khô cao nhất và có sự sai khác rõ nét về mặt thống kê so với đối chứng ĐT84.

- Thời kỳ hình thành hạt: sự tích lũy chất khô tăng nhanh. Trong đó, tăng nhanh nhất vẫn là giống ĐVN6 (15,26 g/cây) và có sự sai khác rõ nhất về mặt thống kê so với các giống khác. Tích lũy chất kho đạt thấp nhất vẫn là ĐT84.

- Thời kỳ hạt bắt đầu chín: sự tích lũy chất khô xảy ra nhanh và mạnh nhất. Khối lượng vật chất khô biến động từ 8,37 - 21,45 (g/cây). Ở thời kì này, khả năng

STT Tên

giống

Thời kỳ sinh trưởng Bắt đầu hình thành quả (R3) Bắt đầu hình thành hạt (R5) Bắt đầu chín (R7) 1 ĐT12 6,23c 10,01d 17,26d 2 ĐT 19 7,07d 11,42e 18,24d 3 ĐT 20 3,46b 7,47c 13,39c 4 ĐT 22 3,12b 7,01b 11,62b 5 ĐT 26 2,88a 6,2b 9,26a 6 ĐT 2101 6,86d 9,28d 18,79e 7 ĐT2008 3,14b 7,13c 12,56b 8 ĐT84(đc) 2,37a 5,07a 8,37a 9 ĐVN6 7,18d 15,26f 21,45f 10 VX93 3,57b 6,68b 11,41b LSD0,05 0,54 0,87 1,29 CV% 6,8 2,8 6,2

tích lũy vật chất khô đạt giá trị cao nhất là giống ĐVN6 (21,45 g/cây), tiếp đến là ĐT2101(18,79 g/cây), ĐT19 (18,24 g/cây), ĐT12(17,26 g/cây), các giống này đều có sự sai khác về mặt thống kê so với đối chứng. Trong đó, giống ĐVN6 có sư sai khác rõ nhất về mặt thống kê so với các giống khác.

Như vây, sự tích lũy chất khô ở 2 giống ĐVN6 và ĐT2101 là xảy ra nhanh nhất. Khả năng tích lũy chất khô được biểu diễn bằng hình 3.3.

Hình 3.3 Khả năng tích lũy chất khô của các giống đậu tương

Một phần của tài liệu So sánh một số giống đậu tương triển vọng trong vụ xuân 2011 tại nghi lộc nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w