Đo tỷ trọng:

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp công ty sơn nippon paint HN (Trang 51)

IV: Các thông số kiểm tra của top coat

2. Đo tỷ trọng:

+ Hoá chất và thiết bị:

• Cốc đo tỷ trọng 100ml (cốc S.G)

• Nhiệt kế

• Cân điện tử

+ Phương pháp kiểm tra:

• Khuấy sơn cần kiểm tra tới khi đồng nhất

• Rót đầy sơn vào cốc đo tỷ trọng (m1)

• Điều chỉnh nhiệt độ của sơn đến khi đạt nhiệt độ mong muốn.

• Cân cốc đo tỷ trọng có chứa sơn ở trên (m2)

+ Tính toán:

Tỷ trọng SG = (m2 – m1) / 100

3. Phần trăm không bay hơi:

Tủ sấy

Cốc làm bằng giấy nhôm (cốc nhôm) - đường kính khoảng 5cm

+ Phương pháp kiểm tra:

• Khuấy sơn cần kiểm tra đến khi đồng đều

• Cân chính xác khối lượng của cốc nhôm rỗng (m1)

• Cân chính xác khối lượng mẫu sơn (m2) vào trong cốc đã biết khối lượng (m1)

• Láng đều sơn trên đáy cốc và đưa cốc vào tủ sấy ở nhiệt độ 1050C trong 3h hoặc 1500C trong 1h.

• Lấy cốc nhôm cùng sơn đã được sấy khô ra khỏi lò nung và làm nguội đến nhiệt độ phòng trong bình hút ẩm.

Cân chính xác cốc nhôm cùng sơn khô (m3)

+ Tính toán:

Phần trăm không bay hơi (NV)(%) = (m3 – m2) * 100 / m2

Làm 3 mẫu và lấy kết quả trung bình.

4. Độ cứng:

+ Hoá chất và thiết bị:

• Bút chì hiệu UNI được sản xuất bởi hãng Mitsubishi

• Giáy ráp # 400

+ Phương pháp kiểm tra: Giữu bít chì một góc khoảng 450 đối với bề mặt sơn bằng tay hoặc bằng 1 bộ gá. Đẩy bút chì về phía trước với 1 tốc độ 3 mm/ giây với 1 lực không làm gẫy chì để tạo được 1 đường dài 10 mm. Lặp lại động tác này 5 lần trên bề mặt sơn sau đó tẩy sạch phàn bột chì bằng tẩy cao su hoặc giẻ mềm. Kiểm tra vết bút chì còn lại trên bề mặt sơn của 5 đường thẳng đã tạo ra, nếu có 2 đường tạo thành vết xước hoặc vỡ qua bề mặt lớp sơn, thực hiện lại việc kiểm tra với bút chì có cấp độ thấp hơn. Lần này nếu không có hơn 1 vết xước hoặc gãy được tạo thành qua bề mặt sơn phủ, độ cứng của sơn phủ được xem là tương ứng với độ cứng của bút chì sử dụng.

+ Hoá chất và thiết bị:

• Băng dính kiểm tra độ bám dính thường là loại 12mm * 24 mm Nichiban Brand

• Dao rạch

+ Phương pháp kiểm tra:

• Tạo ra 11 đường cắt song song với khoảng cách như nhau, (chú ý 1) trên bề mặt sơn của tấm kiểm tra xuyên đến tận bề mặt kim loại bằng lưỡi dao đặt nghiêng 1 góc 30 đối với bề mặt lớp sơn.

• Tiếp theo tạo 11 đường cắt song song vuông góc với các đưòng cắt trước theo cách tương tự. Thực hiện kiểm tra sự bong tách (chú ý 2) trên 100 ô vuông được tạo bởi 4 đường thẳng trực giao.

• Kiểm tra 505 sự bong chóc trong các ô vuông. Xác định sự bong chóc theo công thức : (100 – x)/100 x: là số ô cần tách.

• Chú ý 1: Khoảnh cách giữa các vạch song song là 1mm với 1 lớp sơn và 2mm với 2 hay nhiều hơn các lớp sơn.

• Chú ý 2: Kiểm tra mức độ tách được tiến hành ở nhiệt độ phòng với băng bám dính (chú ý 3) được gắn vào vùng xác định của bề mặt sơn không có vết xước hoặc bọt khí. Băng bám dính sẽ chỉ được ấn với lực bằng ngón tay, không sử dụng móng tay. Kẹp chặt một mép của băng bám dính ở phía gần với bề mặt và kéo nhanh ở 1 góc 90 so với bề mặt của tấm kiểm tra.

• Chú ý 3: Băng dính kiểm tra độ bám dính phải là loại mới

6.Tính bền điểm:

+ Hoá chất và thiết bị:

• NaOH 0,1N

• H2SO4 0,1N

• DIW (hoặc nước cất)

• Tủ sấy, ống Polyetylen

+ Tủ sấy:

Khả năng chống lại làm sự mất mầu của nước (bền nước)

su hoặc bằng một cái bàn kẹp. Rót 2ml nước cất hoặc DIW vào trong ống, đặt nó vào trong 1 cái bình điều nhiệt và giữ nó ở nhiệt độ 55oC trong 4h để làm bay hơi dung dịch kiểm tra.

• Rửa tấm kiểm tra trong nước và để khô trong không khí và đánh bóng bề mặt. (1)

• Kiểm tra sự mất màu và tình trạng xói mòn

• Tuy nhiên, vùng theo dấu hiệu vòng sẽ không được coi là đối tượng kiểm tra.

• Xác định sự khác nhau về mà sắc bằng phương pháp so màu bằng mắt hoặc bằng máy so màu.

• Chú ý 1: Việc đánh bóng được thực hiện bằng 1 miếng vải mỏng được ngâm trong dung dịch xà phòng và lau 1 cách nhẹ nhàng từ 4 đến 5 lần.

Khả năng chống lại sự mất màu của kiềm: Kiểm tra tương tự như trên, nhưng dung dịch kiểm tra là NaOH 0.1N

Khả năng chống lại sự mất mầu của axit (bền axit): Kiểm tra tương tự như trên, nhưng dung dịch kiểm tra là H2SO4 0.1N và tấm kiểm tra giữ trong dung dịch 24h ở nhiệt độ phòng.

7.Tính bền xăng dầu

+ Hóa chất và thiết bị:

• Dầu bay hơi

• Bình

+ Phương pháp kiểm tra:

• Mép của tấm kiểm tra phải được bảo vệ bằng cách viền kín.

• Đặt tấm kiểm tra vào 1 bình có chứa dầu (1) ở 20 + 5oC và dung mảnh kiểm tra theo chiều thẳng đứng sao cho tấm kiểm tra ngập từ 1/2 đến 2/3 chiều dài của nó trong bình dầu trong 1 thời gian xác định, sau đó nhấc tấm kiểm tra ra và kiểm tra dầu về màu sắc, độ đục và lớp phim sơn xem có vết nhăn, rạn nứt, phồng và bong sơn rõ rệt không. Nếu không có các biểu hiện trên, giữ miếng kiểm tra ở nhiệt độ phòng trong 2h, sau đó kiểm tra lại bề mặt sơn xem xét sự nhăn, rạn nứt và tách sơn.

• Nếu không có các dấu hiệu bất lợi, so sánh sự thay đổi về độ bóng, mất màu, mức độ dính của bề mặt sơn và sự thay đổi độ cứng với phần của mảnh kiểm tra không nhúng ngập trong dầu. Nếu không có sự thay đổi về độ bóng, hoặc tăng sự mất màu và mức độ dính, sự thay đổi về độ cứng, màu của dầu hoặc độ đục (hoặc chỉ có sự khác biệt nhỏ giữa các bề mặt) mảnh kiểm tra được xem là đạt yêu cầu. Tuy nhiên diện tích 10mm dọc theo mép của mảnh kiểm tra không là đối tượng để đánh giá.

8.Khả năng chịu vết

+ Hoá chất và thiết bị:

• Quả có khối lượng 500g (40mm Φ) …

• Tủ sấy

+ Phương pháp kiểm tra:

• Chuẩn bị 2 tiêu bản, sử dụng một tấm để kiểm tra, một tấm khác làm chuẩn để so sánh.

• Đặt tấm kiểm tra nằm ngang trong lò và đặt 5 lượt vải gạc (50 x 50 mm) lên trên trung tâm bề mặt của tấm kiểm tra.

• Tiếp tục đạt quả có khối lượng 500 g (40mm ệ ) lên trên lớp vải.

• Giữ tấm này trong lò ở nhiệt độ 40oC trong 2h (*). Sau đó kiểm tra dấu vết của lưới vải và mức độ dính so với tấm chuẩn.

• Nếu dấu vết và mức độ dính không đáng kể, thì tấm tiêu bản được coi là qua được phép thử.

• Chú ý :

• Miếng vải và quả 500g nên giữ ở trong lò ở nhiệt độ 40oC trong hơn 2h.

• Tùy thuộc vào loại sơn điều kiện (*) có thể thay đổi.

9.Khả năng chịu va đập

+ Hoá chất và thiết bị:

• Máy thử khả năng chịu va đạp của Dupont

• Tấm kiểm tra được đặt trên giá đỡ của máy kiểm tra độ va đập Dupon (1), bề mặt sơn ngửa lên trên.

• Đặt cái dập hình bán cầu, kích thước đầu mũi dập là 6,35 + 0,03 mm trên bề mặt sơn và từ 1 độ cao xác định thả 1 trọng lượng xác định (2)

• Sau 3 lần thả như vậy nếu vết lõm của ít nhất 2 tấm không có bất kỳ dấu hiệu nào của rạn nứt hoặc tach sơn xung quanh vết lõm, tấm đó được coi là đạt yêu cầu.

Chú ý 1 : Máy kiểm tra có mũi dập được bọc xung quanh và 1 cái giá có phần nhô lên, trên phấn này có 1 vết lõm và 1 cái trụ đứng mà từ đó tại 1 độ cao xác định mũi dập sẽ được thả xuống.

Chú ý 2: Tấm kiểm tra phải được đặt lên mặt phẳng và được đặt vào trung tâm giá đỡ.

Chú ý 3:Đối với sơn ED cách kiểm tra tương tự, nhưng bề mặt sơn phải úp xuống.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp công ty sơn nippon paint HN (Trang 51)