TÓM TẮT ĐỀ ÁN MÔN HỌCSự cần thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường, vốn là yếu tố cơ bản, là tiền đề cần thiết đối vớiviệc hình thành và phát triển hoạt động sản xuất kinh doan
Trang 1nguyÔn v¨n thµnh
ph¸t triÓn thÞ trêng tiªu thô níc gi¶i kh¸t
t¹i c¸c doanh nghiÖp viÖt nam CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP
Trang 2DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
TÓM TẮT ĐỀ ÁN Trang CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
CỦA DOANH NGHIỆP 1
1.1 Doanh nghiệp 1
1.1.1 Khái niệm 1
1.1.2 Phân loại doanh nghiệp 2
1.1.3 Vai trò của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 3
1.2 Huy động vốn của doanh nghiệp 5
1.2.1 Vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 5
1.2.2 Phân loại nguồn vốn 6
1.2.3 Các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp 8
1.2.4 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn 19
1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG VIỆT NAM 25
2.1 Giới thiệu về một số công ty xây dựng Việt Nam 25
2.1.1 Mô hình tổ chức hoạt động hiện nay 25
2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh 29
2.1.3 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh 31
2.2 Thực trạng huy động vốn tại một số công ty xây dựng Việt Nam 32
2.2.1 Các hình thức huy động của các công ty 33
2.2.2 Một số chỉ tiêu phản ánh hoạt động huy động vốn của các công ty 41
2.3 Đánh giá kết quả hoạt động huy động vốn 45
2.3.1 Kết quả đạt được 45
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 48
Trang 33.2 Một số kiến nghị 48
3.2.1 Về phía doanh nghiệp 49
3.2.2 Với nhà nước 51
KẾT LUẬN 55
Trang 4DN Doanh nghiệpEBIT Lợi nhuận trước thuế và lãi vayGDP Tổng sản phẩm quốc nội
ROA Hệ số sinh lợi tổng tài sảnROE Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữuTSCĐ Tài sản cố định
TSLĐ Tài sản lưu độngVCSH Vốn chủ sở hữuVLĐ Vốn lưu động
Trang 5TÓM TẮT ĐỀ ÁN MÔN HỌC
Sự cần thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, vốn là yếu tố cơ bản, là tiền đề cần thiết đối vớiviệc hình thành và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp
Từ khi doanh nghiệp được thành lập, người chủ của doanh nghiệp đã phải đối mặtvới việc tìm nguồn vốn từ đâu, bằng hình thức huy động nào? với chi phí baonhiêu? Khi triển khai kế hoạch kinh doanh, các doanh nghiệp cũng phải có mộtlượng vốn để hình thành nên những tài sản cần thiết cho hoạt động của doanhnghiệp nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh đặt ra
Cùng với sự phát triển không ngừng của mỗi doanh nghiệp, nhu cầu, quy mô
về vốn vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng không ngừng tănglên Như vậy, vốn có ý nghĩa đặc biệt, tồn tại trong mọi hoạt động của doanh nghiệp
và quyết định sự phát triển của doanh nghiệp
Những công ty xây dựng có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốcdân, những doanh nghiệp này từ trước đến nay có sự đóng góp hết sức to lớn đối với
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Nhằm mục tiêu đẩy mạnh sự pháttriển của nghành xây dựng trong nước góp phần trở thành một trong những đầu tàucủa nền kinh tế nước nhà, những công ty này cần có tiềm lực tài chính mạnh và có thể
mở rộng hoạt động sang lĩnh vực mới Để hiện thực hóa mục tiêu đặt ra đòi hỏi cáccông ty xây dựng Việt Nam phải có lượng vốn lớn để tiến hành các hoạt động sảnxuất, đầu tư, mở rộng sang lĩnh vực mới, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnhtranh … Vì vậy, hoạt động huy động vốn tại những công ty này có ý nghĩa đặc biệt,quyết định đến thành công của công ty
Nói chung, tăng cường huy động vốn tại các công ty xây dựng là thực sự cầnthiết, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của mỗi công ty nói riêng và toànngành nói chung
Trang 6CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học phương tây, có hai hình thức sở hữutrong hoạt động kinh doanh là sở hữu công cộng và sở hữu tư nhân Ở Việt Nam,các nhà kinh tế cho rằng có ba hình thức sở hữu trong hoạt động kinh doanh là: sởhữu công cộng, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, ngoài ra còn có rất nhiều hình thứckết hợp Theo các hình thức sở hữu, các loại hình doanh nghiệp được hình thành vàđược pháp luật thừa nhận
Có rất nhiều quan điểm về doanh nghiệp, đứng trên mỗi quan điểm khácnhau thì có một định nghĩa khác nhau về doanh nghiệp
Theo Điều 4 Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI thông qua ngày 29/11/2005: “Doanhnghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, đượcđăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạtđộng kinh doanh”
Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tát cả các công đoạncủa quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trênthị trường nhằm mục đích sinh lợi
Có thể hiểu một cách chung nhất, doanh nghiệp là đơn vị kinh tế, quy tụ cácphương tiện về tài chính, vật chất và con người nhằm thực hiện các hoạt động sảnxuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ, trên cơ sở tôn trọng luật pháp, tối
đa hóa lợi ích người tiêu dùng, thông qua đó tối đa hóa lợi nhuận của chủ sở hữu,đồng thời kết hợp hợp lý các mục tiêu xã hội
Trang 7Theo đó, doanh nghiệp có một số đặc điểm hoạt động như sau:
- Chức năng sản xuất – kinh doanh
- Tối đa hóa tiêu dùng đi kèm tối đa hóa lợi nhuận và hướng tới mục tiêu xãhội nhất định
- Tồn tại, phát triển và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
1.1.2 Phân loại doanh nghiệp
Có nhiều cách phân loại doanh nghiệp khác nhau dựa trên các tiêu thức khácnhau như hình thức sở hữu vốn, quy mô, địa vị pháp lý …
* Căn cứ vào hình thức sở hữu vốn
Đây là cách phân loại phổ biến nhất hiện nay, doanh nghiệp được chia thànhhai loại hình doanh nghiệp chính là doanh nghiệp một chủ sở hữu và doanh nghiệpnhiều chủ sở hữu
- Doanh nghiệp một chủ sở hữu gồm:
+ Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư góp vốn,thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc công ích nhằm thực hiệncách mục tiêu kinh tế - xã hội
+ Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là đơn vị kinh doanh có mức vốn tối thiểu theo quyđịnh của Luật do một cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản củamình về mọi hoạt động của doanh nghiệp
- Doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu gồm: Công ty và hợp tác xã
* Căn cứ vào quy mô
Với mỗi quốc gia có một tiêu chí riêng để phân loại căn cứ vào số vốn và sốlao động
Trang 8Ở Việt Nam: Các doanh nghiệp bao gồm: Doanh nghiệp nhà nước, Công ty
cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty liên doanh, doanhnghiệp tư nhân Doanh nghiệp có quy mô lớn là doanh nghiệp có khoảng 500 laođộng và 100 tỷ đồng tiền vốn trở lên.Trường hợp còn lại được coi là doanh nghiệpvừa và nhỏ
1.1.3 Vai trò của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường.Trong đó, các quan hệ kinh tế, phân phối sản phẩm, lợi ích đều do các quy luật củathị trường điều tiết và chi phối
Trong nền kinh tế, và đặc biệt là kinh tế thị trường, doanh nghiệp càng có vị tríđặc biệt, có vai trò quan trọng và là chủ thể chính của nền kinh tế Doanh nghiệp vànền kinh tế tạo ra một quy trình khép kín từ nhu cầu hàng hóa, sản xuất, phân phối,tiêu thụ hàng hóa Đối với mỗi nền kinh tế, doanh nghiệp là chủ thể chính tạo ra cácsản phẩm cho nền kinh tế và có đóng góp lớn nhất trong tổng sản phẩm trong nước
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp có xu hướng quy mô ngàycàng lớn, tích tụ và tập trung được khối lượng tư bản khổng lồ, hoạt động của doanhnghiệp góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nhiềunguồn lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào tăng trưởng kinh
tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quảcác vấn đề xã hội như: tạo công ăn việc làm, xoá đói, giảm nghèo …
Doanh nghiệp còn là yếu tố quan trọng, quyết định đến chuyển dịch các cơcấu lớn của nền kinh tế quốc dân như: Cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu ngànhkinh tế, cơ cấu kinh tế giữa các vùng lãnh thổ
Doanh nghiệp phát triển, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tăngnhanh là nhân tố đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu mà kinh tế thị trường đặt
ra với khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng cao, nâng cao mức sống, chất lượngsống cho mỗi quốc gia, nâng cao hiệu quả và giữ vững ổn định kinh tế
Trang 9Kinh tế thị trường có tác động trở lại làm cho các doanh nghiệp cạnh tranh vàphát triển hơn.
Có thể nói vai trò của doanh nghiệp không chỉ quyết định sự phát triển bềnvững về mặt kinh tế đối với kinh tế thị trường, đối với nền kinh tế mà còn quyếtđịnh đến sự ổn định và lành mạnh hoá các vấn đề xã hội, cụ thể:
- Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người laođộng Cùng với sự phát triển về số lượng DN, quy mô của các doanh nghiệp ngàycàng được mở rộng, nhu cầu lao động tăng nhanh đã giải quyết được nhiều việc làmvới thu nhập cao hơn cho người lao động
- Doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển là yếu tố quyết định đến tăngtrưởng cao và ổn định của nền kinh tế Khi DN phát triển nhanh cả về chiều rộng vàchiều sâu, các DN tạo ra khối lượng hàng hoá và dịch vụ lớn hơn, phong phú hơn,chất lượng tốt hơn, thay thế được nhiều mặt hàng phải nhập khẩu, góp phần quantrọng cải thiện và nâng cao mức tiêu dùng trong nước và tăng xuất khẩu làm chonền kinh tế ổn định và phát triển hơn
- Doanh nghiệp phát triển tác động đến chuyển dịch cơ cấu trong nền kinh tếquốc dân và trong nội bộ mỗi ngành DN được phát triển nhanh và rộng khắp ở cácngành và các vùng miền tạo ra phân công lại lao động giữa các ngành, các khu vực
từ ngành, khu vực lao động có năng suất thấp, thu nhập không cao, chiếm số đông,thiếu việc làm sang khu vực doanh nghiệp, nhất là công nghiệp và dịch vụ có năngsuất cao và thu nhập khá hơn
- Phát triển doanh nghiệp tác động đến giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội DNtạo ra ngày càng phong phú, đa dạng về chủng loại mặt hàng, chất lượng hàng hoá,dịch vụ được nâng lên, do đó đã giải quyết cơ bản nhu cầu tiêu dùng hàng hoá, dịch vụngày càng cao của toàn xã hội, góp phần nâng cao mức sống vật chất của dân cư vàtăng nhanh lượng hàng hoá xuất khẩu Hơn nữa, DN có đóng góp lớn cho ngân sáchNhà nước, và không ngừng được tăng lên là điều kiện để đầu tư phát triển cơ sở hạtầng, phát triển các hoạt động xã hội công như y tê, giáo dục, xoá đói giảm nghèo …
Trang 101.2 Huy động vốn của doanh nghiệp
1.2.1 Vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Vốn của doanh nghiệp được biểu hiện bằng giá trị của toàn bộ tài sản trongdoanh nghiệp, được doanh nghiệp sử dụng một các hợp lý và có kế hoạch vào hoạtđộng kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi
Trong các doanh nghiệp, vốn có vai trò đặc biệt quan trọng và là yếu tố cơbản đầu tiên, là điều kiện không thể thiếu để doanh nghiệp được thành lập, tiến hànhsản xuất kinh doanh và mở rộng phát triển.Vốn có các đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất: Vốn đại diện cho một lượng tài sản nhất định
Để tiến hành sản xuất, các doanh nghiệp dùng vốn để tài trợ mua sắm các tàisản bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định Các tài sản tham gia vào quá trìnhsản xuất và được thu hồi lại dưới dạng giá trị
Thứ hai: Vốn có giá trị về mặt thời gian và phải được vận động để sinh lời.
Qua quá trình sản xuất kinh doanh, vốn được bỏ ra và thu hồi với một lượngvốn lớn hơn ban đầu
Thứ ba: Vốn phải được tích tụ và tập trung với một lượng nhất định.
Để mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh, các doanh nghiệp phải có mộtlượng vốn nhất định, đủ lớn phù hợp và đảm bảo cho kế hoạch sản xuất, đầu tư
Thứ 4: Vốn gắn liền với chủ sở hữu nhất định.
Trong doanh nghiệp, vốn bao gồm hai bộ phận: vốn chủ sở hữu và nợ
+ Vốn chủ sở hữu là vốn của chủ doanh nghiệp như vốn góp ban đầu, lợinhuận không chia, phát hành cổ phiếu mới
+ Nợ: Để bổ sung vốn trong quá trình sản xuất, kinh doanh do vốn chủkhông đáp ứng đủ nhu cầu các doanh nghiệp có thể sử dụng nợ từ các Ngân hàng,khách hàng, nhà cung cấp …
Trang 11Thứ năm: Vốn là loại hàng hóa đặc biệt
Vốn có thể mua hoặc bán quyền sở hữu, quyền sử dụng trên thị trường tạonên hoạt động của thị trường vốn, thị trường tài chính Nó đặt biệt ở chỗ khôngtham gia trực tiếp vào sản xuất nhưng vốn có sinh lợi
Như vậy, vai trò của vốn được thể hiển chủ yếu dưới hai khía cạnh:
Thứ nhất: Vốn là điều kiện cho DN được thành lập Khi thành lập, chủ doanh
nghiệp phải có một lượng vốn theo quy định của pháp luật riêng cho từng ngànhnghề, lĩnh vực kinh doanh
Thứ hai: Vốn là đầu vào không thể thiếu cho hoạt động sản xuất kinh doanh
và đầu tư Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn được sử dụng đểtrang trải các chi phí như nguyên vật liệu, tiền lương, mua sắm thiết bị … và đầu tư.Sau khi vốn được thu hồi lại được tiếp tục tái sản xuất và cứ như vậy, vốn được vậnđộng trong suốt quá trình hoạt động và phát triển của DN
1.2.2 Phân loại nguồn vốn
Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau, nguồn vốn trong doanh nghiệp được phânloại thành các bộ phận khác nhau Mục đích của phân loại nguồn vốn là giúp cho việcquản lý vốn được hiệu quả nhất Có hai tiêu thức thường được sử dụng, bao gồm:
- Tiêu thức thời gian sử dụng
Thời gian được phân biệt giữa ngắn hạn và dài hạn Nguồn vốn cũng đượcphân thành nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn Nguồn vốn được biểu hiệndưới dạng tài sản cố định là nguồn vốn dài hạn, nguồn vốn được biểu hiện dướidạng tài sản lưu động là nguồn vốn ngắn hạn
+ Nguồn vốn ngắn hạn là nguồn vốn có thời gian sử dụng, đáo hạn trongvòng một năm Nó được dùng để tài trợ cho tài sản lưu động
Nguồn vốn ngắn hạn bao gồm các khoản nợ và vay ngắn hạn
+ Nguồn vốn dài hạn là nguồn vốn có thời gian sử dụng và đáo hạn lớn hơnmột năm Thường được dùng để tài trợ cho các tài sản cố định, đầu tư
Trang 12Nguồn vốn dài hạn bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn.
Cân đối vốn là điều kiện cần thiết và đảm bảo an toàn trong thanh toán Tuynhiên, để đảm bảo tính kịp thời và hiệu quả sử dụng vốn, nguồn vốn ngắn hạn cóthể dùng để tài trợ dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định, nguồn vốn dài hạn cũng cóthể dùng để tài trợ ngắn hạn, tài trợ cho tài sản lưu động Điều này thể hiện sự linhhoạt trong việc sử dụng các nguồn vốn cho nhau Điều này sẽ trở nên dễ dàng hơnđối với các doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính, sản lượng, doanh thu hàng nămtăng, hoạt động kinh doanh thường xuyên có lãi
- Tiêu thức quyền sở hữu:
Nguồn vốn trong các doanh nghiệp bao gồm vốn chủ hữu và nợ Do có sựtách biệt rõ số vốn của chủ sở hữu và số vốn nợ nên cách phân loại này được nhiềungười sử dụng hơn, đánh giá được dễ hơn các chỉ tiêu tài chính trong doanh nghiệpnhất là chỉ tiêu sinh lời, chỉ tiêu mà tất cả các đối tượng liên quan đến doanh nghiệpquan tâm
+ Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn được hình thành từ các chủ sở hữu bao gồmvốn góp ban đầu, lợi nhuận không chia, tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu mới
Vốn chủ sở hữu có đặc điểm: không xác định thời hạn doanh nghiệp chấmdứt hoạt động; Chủ sở hữu là người được hưởng lợi nhuận cuối cùng và phụ thuộcnhiều vào kết quả kinh doanh; Thu nhập của chủ sở hữu là từ lợi nhuận sau thuế,không được tính vào chi phí hợp lý nên không có khoản tiết kiệm thuế so vớiphương án vay nợ với lãi vay được tính vào chi phí
+ Nợ là nguồn vốn mà doanh nghiệp bổ sung cho quá trình sản xuất kinhdoanh và đầu tư từ các nguồn: Tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại, phát hànhtrái phiếu …
Nợ có đặc điểm: Có xác định thời hạn, mất chi phí nợ vay nhưng được tínhvào chi phí hợp lý; Không mất quyền kiểm soát doanh nghiệp nhưng chịu áp lựcthanh toán khi đến hạn
Trang 13Vốn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành và phát triển doanhnghiệp từ khi thành lập, hoạt động, đầu tư phát triển cho đến cạnh tranh Nhằm đápứng cho sản xuất qui mô ngày càng lớn, để chủ động và đảm bảo tính kịp thời vềvốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải có một lượng vốn đủlớn Tức là phải huy động được nhiều vốn.
1.2.3 Các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp, nguồn vốn luôn bao gồm hai bộ phận: Vốn chủ sở hữu
và nợ Để thực hiện và đạt được kế hoạch kinh doanh, các doanh nghiệp cần có mộtlượng vốn nhất định, đủ lớn để hình thành nên tài sản và trang trải các chi phí Vốnchủ sở hữu thường chiếm tỷ lệ nhỏ và không đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho kinhdoanh Chính vì vậy các doanh nghiệp phải tìm kiếm nguồn vốn khác, thường là lơnhơn rất nhiều, đó là nợ
Như vậy, huy động vốn là hoạt động thường xuyên trong các doanh nghiệpnhằm mục đích đảm bảo vốn tối ưu để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh vàđầu tư Các doanh nghiệp thường lựa chọn nguồn tài trợ theo các xu hướng sau:
Một là: Toàn bộ nguồn tài trợ dài hạn để tài trợ cho tổng tài sản của doanh
nghiệp Điều này hạn chế thấp nhất rủi ro nhưng chi phí vốn rất cao
Hai là: Tài trợ dài hạn cho toàn bộ tài sản dài hạn (Tài sản cố định) và tài trợ
ngắn hạn cho toàn bộ tài sản ngắn hạn (Tài sản lưu động) Điều này có độ rủi ro caonhưng chi phí thấp
Ba là: Toàn bộ tài sản dài hạn và một phần tài sản ngắn hạn được tài trợ bằng
nguồn vốn dài hạn Điều này có độ rủi ro trung bình và chi phí trung bình
Trong ba cách trên, cách thứ ba thường được lựa chọn hơn do an toàn vàhiệu quả hơn Tuy nhiên, việc lựa chọn cách nào còn tùy thuộc vào từng thời điểmtrong mỗi doanh nghiệp để việc sử dụng vốn được linh động và có hiệu quả nhất
Do vốn được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, sản xuất cũng phụ thuốcvào nhiều yếu tố của nền kinh tế nên chiến lược tài trợ vốn của doanh nghiệp phụ
Trang 14thuộc vào sự phát triển của thị trường vốn, thị trường chứng khoán, sự ổn định củanền kinh tế, uy tín của doanh nghiệp và khả năng thích ứng của nhà quản lý trongtừng trường hợp cụ thể.
Với mỗi doanh nghiệp, căn cứ vào tính chất ngành nghề kinh doanh, mức độhoạt động, mục tiêu của nhà quản lý, mục tiêu của chủ sơ hữu, mục tiêu của ngườicho vay vốn để có lựa chọn nguồn tài trợ và hình thức huy động vốn khác nhau saocho đạt hiệu quả nhất
1.2.3.1 Hình thức huy động vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận chủ yếu: Vốn gópban đầu; Lợi nhuận không chia; Tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu mới
Vốn góp ban đầu
Theo Luật doanh nghiệp, các doanh nghiệp khi được thành lập phải có một
số vấn ban đầu nhất định do các chủ sở hữu góp Với mỗi loại hình doanh nghiệp, tỷlệ và quy mô góp vốn ban đầu do các chủ sở hữu thỏa thuận đóng góp và còn bịràng buộc bởi luật pháp, ngành nghề, cơ cấu liên doanh …
Lợi nhuận không chia
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, khi doanh nghiệp có lợinhuận, một phần lợi nhuận được giữ lại bổ sung cho nguồn vốn của doanh nghiệpđể tài trợ, mở rộng sản xuất kinh doanh
Tỷ lệ, quy mô của nguồn vốn này phụ thuộc vào chính các chủ sở hữu doanhnghiệp trên cơ sở lợi nhuận đạt được và tỷ lệ lợi nhuận được giữ lại Đây là hìnhthức tạo nguồn bền vững và hấp dẫn vì doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí huyđộng thêm vốn, giảm bớt được sự phụ thuộc về vốn vào bên ngoài, duy trì quyềnkiểm soát và tăng giá trị doanh nghiệp
Đối với các công ty cổ phần, lợi nhuận giữ lại làm giảm tính hấp dẫn của cổphiếu trước mắt do cổ đông được nhận cổ tức trên tổng lợi nhuận giảm Mặc dù, cổđông được ghi tăng số lượng cổ phần Để giải quyết vấn đề giữ lại lợi nhuận để tái
Trang 15đầu tư thì công ty vẫn phải đảm bảo tính tăng trưởng của chính sách chia cổ tức,đảm bảo thị giá cổ phiếu và đảm bảo hiệu quả tái đầu tư.
Tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu mới
Doanh nghiệp có thể phát hành cổ phiếu mới để bổ sung vốn phục vụ sảnxuất, đầu tư Nhất là đối với các doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả, phát hành
cổ phiếu được coi là hình thức phổ biến hiện nay để huy động nguồn vốn dài hạncho doanh nghiệp
Cổ phiếu được chia làm rất nhiều loại: Cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi, cổphiếu quỹ, cổ phiếu chưa phát hành, cổ phiếu đã phát hành, cổ phiếu đang lưu hành
Phát hành cổ phiếu mới bao gồm phát hành cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.
Người sở hữu cổ phiếu thường là cổ đông thường và được hưởng các quyềnchủ yếu sau:
+ Quyền quản lý và kiểm soát công ty
+ Quyền đối với tài sản của công ty
+ Quyền chuyển nhượng/chuyển sở hữu cổ phần
+ Quyền khác như được ưu tiên mua cổ phiếu trước khi phát hành thêm.Các doanh nghiệp có thể tăng vốn bằng phát hành thêm cổ phiếu thường.Việc phát hành được thực hiện theo các hình thức:
+ Phát hành cổ phiếu mới với việc dành quyền ưu tiên mua cho cổ đông hiện hành.+ Phát hành rộng rãi cổ phiếu mới ra công chúng
Trang 16+ Phát hành cổ phiếu mới bằng việc chào bán cho người thứ ba.
Việc huy động vốn theo phương pháp này có những lợi thế:
Thứ nhất: Tăng được vốn dài hạn; Không phải trả lợi tức như đi vay, kể cả
trường hợp kinh doanh đầu tư thua lỗ
Thứ hai: Làm tăng vốn chủ sở hữu, từ đó làm giảm hệ số nợ và tăng mức độ
vững chắc về tài chính Trên cơ sở đó làm tăng khả năng vay vốn và mức độ tínnhiệm cho doanh nghiệp
Thứ ba: Không chịu ảnh hưởng của lạm phát như trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi.
Bên cạnh lợi thế, khi phát hành cổ phiếu mới doanh nghiệp phải đối mặt vớicác bất lợi như:
Thứ nhất: Làm tăng cổ đông nên làm giảm quyền biểu quyết, quyền kiểm
soát công ty của cổ đông hiện hành Các doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệpvừa và nhỏ mới thành lập nói riêng cần xem xét đến nguy cơ bị thôn tính khi pháthành cổ phiếu thường mới, cần phải tính đến tỷ lệ cổ phần tối thiếu để giữ vữngquyền kiểm soát công ty
Thứ hai: Cổ phiếu thường có mức độ rủi ro cao chịu sự tác động của người
đầu tư, thị trường tài chính, kinh tế - chính trị nên chi phí phát hành thường cao hơn
so với chi phí phát hành cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu
Thứ ba: Lợi tức cổ phần không được tính trừ vào thu nhập chịu thuế thu nhập
doanh nghiệp như lợi tức trái phiếu, tiền vay
Thứ tư: Do làm tăng số cổ phiếu nên nếu làm ăn kém hiệu quả hơn sẽ làm giảm
thu nhập trên cổ phần, gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị giá cổ phiếu của doanh nghiệp
Do đó, khi phát hành cổ phiếu thường mới đáp ứng nhu cầu tăng vốn dài hạncần phải xem xét thếm đến các vấn đề như:
+ Doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp: Nếu doanh thu và lợi nhuận có
sự thay đổi bất thường, không ổn định và không tăng trưởng thì việc phát hành cổphiếu thường sẽ tốt hơn vay vốn do không phải trả nợ gốc, lãi và chịu áp lực thanhtoán như khi đi vay
Trang 17+ Cơ cấu nguồn vốn và tình hình tài chính của doanh nghiệp: Nếu hệ số nợ
đã cao so với chỉ tiêu hiệu quả, so với ngành thì nên phát hành cổ phiếu thường mớihơn là vay nợ
+ Quyền kiểm soát doanh nghiệp: Nếu các cổ đông hiện hành coi trọng việcgiữ quyền kiểm soát doanh nghiệp thì việc phát hành thêm cổ phiếu thường gặp khókhăn, cản trở
+ Chi phí phát hành cổ phiếu thường: Chi phí phát hành thường là cao nhưng
do cổ phiếu thường có ưu thế hơn so với các chứng khoán khác nên việc phát hành
cổ phiếu thường với chi phí cao vẫn khả thi hơn cổ phiếu ưu đãi
Cổ phiếu ưu đãi
Cổ phiếu ưu đãi là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong công ty cổ phần, chophép người nắm giữ cổ phiếu này được hưởng một số quyền lợi ưu đãi hơn so với cổđông thường Nó thường chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số cổ phiếu đang phát hành
Cổ phiếu ưu đãi thường được sử dụng là cổ phiếu ưu đãi cổ tức do nó có đặctrưng sau:
+ Người nắm giữ được hưởng cố định lợi tức cổ phần mà không phụ thuộcvào kết quả hoạt động kinh doanh và được nhận trước các cổ đông thường về cổ tứccũng như khi doanh nghiệp bị giải thể hoặc thanh lý
+ Tích lũy cổ tức: có thể được hoàn trả lợi tức cổ phần ưu đãi và chuyển sang
kỳ kế tiếp
+ Không được hưởng quyền bỏ phiếu: Cổ đông ưu đãi không được quyền bỏphiếu Tuy nhiên, khi doanh nghiệp không trả được lợi tức cổ phần ưu tiên thì cóthể chuyển từ quyền ưu tiên cổ tức sang ưu tiên bỏ phiếu
+ Thời hạn: Cổ phiếu ưu đãi thường không có thời hạn thanh toán Tuynhiên, giống như các cổ phiếu quỹ, các công ty có thể bán ra hoặc thu lại
Cổ phiếu ưu đãi là loại chứng khoán lưỡng tính, nó vừa giống cổ phiếuthường vừa giống trái phiếu Phát hành cổ phiếu ưu đãi có những điểm thuận lợi
Trang 18như: Không phải trả lợi tức cổ định đúng hạn; Làm tăng lợi tức cổ phiếu thường khi
tỷ lệ lợi tức của doanh nghiệp cao hơn tỷ lệ trả lợi tức ưu đãi; Hạn chế việc chia sẻquyền quản lý và kiểm soát cho cổ đông mới; Không phải cầm cố, thế chấp tài sảnkhi phát hành
Bên cạnh thuận lợi, phát hành cổ phiếu ưu đãi gặp một số hạn chế như: Lợitức cổ phiếu ưu đãi cao hơn lợi tức trái phiếu do tính rủi ro của cổ phiếu này cao hơn;Lợi tức ưu đãi cũng không được tính vào chi phí hợp lý của công ty như lãi vay
Đối với các doanh nghiệp có hệ số nợ cao và coi trọng quyền kiểm soát,trong khi cổ phiếu thường và trái phiếu chưa mang lại hiệu quả huy động vốn dotính lưỡng tính của cổ phiếu ưu đãi thì việc tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu ưu đãi
… dẫn đến việc tăng vốn chủ vừa khó và vừa mất thời gian hơn
Để đảm bảo nhu cầu vốn mục tiêu của doanh nghiệp, đảm bảo tính kịp thời
về vốn cho sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp có thể lựa chọn vay nợ để tài trợcho nhu cầu vốn của mình Nợ được hình thành từ các nguồn: Tín dụng ngân hàng
và các tổ chức tín dụng; Tín dụng thương mại; Vay thông qua phát hành trái khoán
và nguồn khác
Trang 19Căn cứ vào thời hạn và mục đích sử dụng vốn, nguồn vốn tín dụng ngânhàng được phân loại thành các khoản vay ngắn hạn (trong một năm), vay trung vàdài hạn (từ 3 năm trở lên), vay đầu tư tài sản lưu động, vay đầu tư tài sản cố định,vay theo dự án … với lãi suất cho vay là lãi suất thị trường phù hợp với quy địnhcủa Nhà nước.
Ngân hàng và các tổ chức tính dụng là các trung gian tài chính có chức năng
và nhiệm vụ tạo vốn và chuyển vốn nhanh hơn giữa người cho vay và người đi vay
Do vậy, nguồn vốn huy động từ ngân hàng có một số thuận lợi cũng như giúp chodoanh nghiệp giải quyết được các vấn đề như:
+ Nhanh chóng, kịp thời và ít bị giới hạn về số lượng, thời gian so với huyđộng vốn chủ sở hữu
+ Toàn bộ chị phí lãi vay được tính là chi phí hợp lý, hợp lệ để xác định thunhập chịu thuế của doanh nghiệp
+ Ngân hàng tư vấn cho doanh nghiệp để hoạt động sản xuất kinh doanh đạthiệu quả hơn
+ Doanh nghiệp dễ dàng điều chính cơ cấu vốn và có thể vay để tái cơ cấu vốn Nguồn vốn tín dụng ngân hàng có nhiều ưu điểm xong nó cũng tồn tại nhữnghạn chế nhất định như:
+ Điều kiện tín dụng: Để giảm rủi ro và đảm bảo an toàn khi cho vay,cácdoanh nghiệp phải tuân thủ quy trình cho vay và thu nợ khắt khe và rất chặt chẽ củaNgân hàng
Trang 20+ Điều kiện đảm bảo tiền vay: Khi vay vốn, các ngân hàng yêu cầu doanhnghiệp phải có các tài sản đảm bảo, tài sản thế chấp, ký quỹ … cho khoản vay Giátrị, tỷ lệ thế chấp lớn, tính pháp lý của thế chấp cao, thủ tục đăng ký giao dịch đảmbảo bị dàng buộc … trong khi giá trị tài sản thế chấp thấp trong mỗi doanh nghiệpnhỏ dẫn đến doanh nghiệp không thể đáp ứng được đầy đủ các điều kiện, yêu cầuvay vốn.
+ Sự kiểm soát của Ngân hàng: Khi phát sinh vay vốn, các doanh nghiệpchịu sự kiểm soát của Ngân hàng về mục đích sử dụng vốn và tình hình sử dụng vốnvay Điều này không gây khó khăn cho doanh nghiệp, tuy nhiên, trong trường hợpđể đảm bảo tính linh hoạt, kịp thời của vốn thì doanh nghiệp phải sử dụng vốn chomục đích tức thời trước thì lại vi phạm quy định của Ngân hàng
+ Lãi suất vay vốn: Chi phí của việc sử dụng vốn được phản ánh qua lãisuất, đó là chi phí lãi vay Khi lãi suất thường xuyên biến động, lãi xuất cao làmgiảm thu nhập của doanh nghiệp, hạn chế đầu tư, mở rộng sản xuất Lãi vay caocòn dẫn đến áp lực thanh toán cao, hệ số khả năng thanh toán lãi vay, hệ số đánhgiá khả năng thanh toán của doanh hiện bị giảm Trường hợp thu nhập của doanhnghiệp không đủ bù đắp chi phí trong đó có lãi vay thì khoản tiết kiệm thuế nhờlãi vay không còn ý nghĩa
Tín dụng thương mại
Trong hoạt động giao dịch, mua bán giữa các doanh nghiệp, các doanhnghiệp thường sử dụng quan hệ mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp.Nguồn vốn hình thành từ quan hệ này được gọi là Tín dụng nhà cung cấp hay tíndụng thương mại
Các điều kiện ràng buộc liên quan đến nguồn vốn này được quy định tronghợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán Công cụ phổ biến để thực hiện hình thức huyđộng vốn tín dụng thương mại là hối phiếu
Nguồn vốn tín dụng thương mại là một hình thức tài trợ rẻ, tiện dụng và linhhoạt trong kinh doanh được các doanh nghiệp ưa chuộng Mặt khác, nó tạo khảnăng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh lâu bền giữa các bên
Trang 21Chi phí sử dụng nguồn vốn tín dụng thương mại được tính vào giá thành sảnphầm hay dịch vụ Chi phí này có thể ấn định dưới hình thức thay đổi mức giá phụthuộc vào thỏa thuận giữa các bên.
Để nguồn vốn này thực sự mang lại hiệu quả đòi hỏi doanh nghiệp phải có
uy tín, chữ tín đối với các cam kết, quản lý và sử dụng vốn tốt trong một thời giannhất định
Hiện nay, đây là một nguồn vốn tương đối lớn với chi phí rẻ và linh hoạttrong các doanh nghiệp, thường chiếm khoản 20% đến 40% tổng nguồn vốn Vìvậy, các doanh nghiệp cần phải tận dụng hiệu quả nguồn vốn này Tuy nhiên, khi
mà quy mô tài trợ quá lớn, vượt giới hạn, áp lực thanh toán là rất lớn, các doanhnghiệp phải có sự chuẩn bị để thực hiện đúng cam kết, trách nhiệm tránh làm mất
uy tín và gây thiệt hại kinh tế
Phát hành trái phiếu công ty
Trái phiếu là giấy vay nợ trung và dài hạn Trái phiếu công ty là một loạitrong trái phiếu
Trái phiếu công ty là chứng chỉ vay vốn do doanh nghiệp phát hành camkết thanh toán số lợi tức và tiền vay theo thời hạn xác định cho người nắm giữtrái phiếu Giống như cổ phiếu của doanh nghiệp, trái hiếu cũng là chứng khoán
có giá và là công cụ để doanh nghiệp huy động vốn Nhưng trái phiếu là chứngkhoán nợ không làm tăng vốn chủ sở hữu và không phụ thuộc vào kết quả kinhdoanh của doanh nghiệp Người nắm giữ trái khoán không có quyền tham giaquản lý doanh nghiệp
Trái phiếu công ty có nhiều loại, căn cứ vào các tiêu thức nó được phânthành các loại trái phiếu khác nhau Để lựa chọn trái phiếu thích hợp cần phải xemxét đến chi phí trả lãi, cách thức trả lãi, khả năng lưu hành và tính hấp dẫn của tráiphiếu
Trái phiếu công ty lưu hành phổ biến gồm: Trái phiếu có lãi xuất cố định, tráiphiếu có lãi xuất thay đổi, trái phiếu có thể thu hồi và trái phiếu có thể chuyển đổi
Trang 22Trái phiếu có lãi suất cố định
Trái phiếu này được sử dụng phổ biến nhất, lãi suất được ghi trên trái phiếu
và cố định suốt kỳ hạn của trái phiếu, thời hạn thanh toán cũng thường được quyđịnh rõ Lãi xuất căn cứ vào lãi suất trái phiếu có kỳ hạn tương đương của kho bạcNhà nước và mức độ rủi ro của doanh nghiệp
Trái phiếu có lãi suất thay đổi
Nền kinh tế có nhiều biến động thì lãi suất thay đổi liên tục dẫn đến cácdoanh nghiệp phát hành trái phiếu có lãi suất thả nổi, lãi suất trái phiếu này phụthuộc vào một số nguồn lãi suất quan trọng khác chẳng hạn như LIBOR; lãi suất cơbản Khi lạm phát cao và lãi suất thị trường không ổn định, doanh nghiệp có thểkhai thác loại trái phiếu này do lạm phát làm thay đổi lãi suất thực, nhà đầu tư mongmuốn được hưởng lãi suất thỏa đáng dù bị lạm phát nên trái phiếu này được ưathích hơn Nhà đầu tư ưa thích hơn, tuy nhiên, doanh nghiệp thì lại không dự báođược chắc chắn chi phí lãi vay của trái phiếu và mất nhiều thời gian hơn cho việcquản lý trái phiếu
Trái phiếu có thể thu hồi sớm
Sau khi phát hành trái phiếu, tùy vào tình hình tài chính, các doanh nghiệp cóthể mua lại những trái phiếu vào một thời gian nào đó trước khi mãn hạn Do ngườimua trái phiếu không được hưởng lãi suất mãn hạn nên trái phiếu này phải đượcquy định rõ thời hạn, giá cả khi công ty chuộc lại trái phiếu để người mua được biết
Trái phiếu này giúp cho doanh nghiệp dễ dàng điều chỉnh nguồn vốn cũngnhư lượng vốn Tuy nhiên, trái phiếu này phải có điều kiện hấp dẫn cao thì mớiđược ưa thích
Trái phiếu chuyển đổi
Trái phiếu chuyển đổi cho phép có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường
ở một lượng nhất định Nếu cổ phiếu tăng thì người giữ trái quyền được lợi vàngược lại
Trang 23Với các công việc thời vụ, chi phí máy móc thiết bị lớn thì việc đi thuê làphù hợp hơn
- Thuê tài chính
Thuê tài chính là một hình thức tài trợ tín dụng trung dài hạn không thể hủyngang Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc mualại hoặc tiếp tục thuê tài sản theo sự thỏa thuận
Thuê tài chính có những điểm lợi chủ yếu sau:
+ Giúp doanh nghiệp tăng vốn trung và dài hạn để mở rộng hoạt động kinhdoanh Doanh nghiệp không phải huy động một lượng vốn lớn để mua tài sản Vớimột doanh nghiệp có ít vốn vẫn có khả năng mở rộng kinh doanh
+ Dễ dàng huy động được vốn do không phải thế chấp tài sản khi đi thuê.+ Thực hiện nhanh dự án đầu tư do sự chuyên nghiệp của công ty cho thuêtài chính
+ Giúp doanh nghiệp đi thuê nhanh chóng đổi mới thiết bị công nghệ
+ Giúp doanh nghiệp hoãn thuế thu nhập do tính khấu hao nhanh để tăng chiphí giai đoạn đầu
Trang 24+ Thu hút vốn lớn từ bên ngoài thông qua nhập khẩu.
Bên cạnh điểm lợi nó cũng bộc lộ hạn chế như: Chi phí sử dụng vốn cao hơn
so với tín dụng thông thường Thời gian thuê kéo dài sẽ chịu rủi ro do lạm phát, lãisuất và công nghệ
Bán nợ
Với các khoản nợ phải thu, nợ khó đòi, các doanh nghiệp có thể bán nợ chocông ty mua bán nợ để thu hồi vốn Đây được coi là hình thức tài trợ ngắn hạn chodoanh nghiệp Doanh nghiệp huy động được vốn trong ngắn hạn nhưng phải trả chiphí bán nợ là rất lớn dẫn đến doanh nghiệp bị mất vốn trong dài hạn và thể hiệnnăng lực quản lý vốn yếu kém của doanh nghiệp
Các khoản phải trả, phải nộp nhưng chưa trả, chưa nộp, đặt cọc …
Nguồn tài trợ này bao gồm: Phải trả người lao động nhưng chưa trả, phải nộpnhư thuế nhưng chưa nộp, đặt cọc của khách hàng Với tình huống cụ thể và đặc thùkinh doanh, doanh nghiệp có thể tạm xử dụng các nguồn vốn này Nguồn vốn này
có chi phí vốn rất thấp nhưng nếu lạm dụng nó chứng tỏ doanh nghiệp đang thiếuvốn, năng lực thanh yếu kém … gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ, uy tín của doanhnghiệp đối với Nhà nước, đối tác và người lao động
1.2.4 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn
1.2.4.1 Mức đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Mức độ đảm bảo vốn cho hoạt đuộng kinh doanh kinh doanh của doanhnghiệp được đo lường thông qua chỉ tiêu vốn lưu động thường xuyên và nhu cầuvốn lưu động thường xuyên
Vốn lưu động thường xuyên được xác định là chênh lệch giữa nguồn vốn dàihạn và TSCĐ hoăc TSLĐ và nguồn vốn ngắn hạn Khi vốn lưu động thường xuyên
âm, nguồn vốn dài hạn không đủ đầu tư cho TSCĐ, TSCĐ phải đầu đầu tư mộtphần bằng nuồn vốn ngắn hạn, TSLĐ không đáp ứng đủ cho nhu cầu thanh toánngắn hạn, cán cân thanh toán của doanh nghiệp mấ thăng bằng Các doanh nghiệpphải tăng cường huy đông vốn ngắn hạn hoặc/và giảm quy mô đầu tư dài hạn
Trang 25Khi vốn lưu động thường xuyên dương, nguồn vốn dài hạn thừa sau khi đầu
tư TSCĐ, phần chênh lêch thừa sẽ được đầu tư cho TSLĐ, TSLĐ lớn hơn nguồnngắn hạn do vậy cán cân thanh toán của doanh nghiệp là tốt vốn lưu động thườngxuyên bằng 0, tình hình tài chính của doanh nghiệp là ổn định
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là lượng vốn ngắn hạn để tài trợ chomột phần TSLĐ gồm hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn Nhu cầu vốnlưu động thường xuyên > 0, tồn kho và các khoản phải thu lớn hơn nợ ngắn hạn, sửdụng ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn nguồn vốn ngắn hạn huy động được,doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho phần chênh lệch thiếu.Các doanh nghiệp cần phải giảm tồn kho và phải thu
Khi nhu cầu vốn lưu động < 0, nguồn vốn ngắn hạn thừa để tài trợ ngắn hạncủa doanh nghiệp, doanh nghiệp không phải huy động nguồn vốn ngắn hạn
1.2.4.2 Cơ cấu vốn và chi phí vốn
Hoạt động huy động vốn với mục phải đảm bảo đủ vốn theo yêu cầu sản xuấtkinh doanh với chi phí vốn hợp lý đảm bảo cơ cấu vốn mục tiêu đã định
- Cơ cấu vốn: Cơ cấu vốn là mối quan hệ tỷ lệ của các nguồn vốn trong tổngnguồn vốn gồm vốn chủ sở hữu và nợ Cơ cấu vốn mục tiêu là của doanh nghiệp là
cơ cấu vốn vốn làm cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận Cơ cấu vốn mục tiêu sẽ quyếtđịnh tỷ lệ nợ và vốn chủ sở hữu Việc sử dụng nợ vừa có xu hướng gia tăng thunhập trên cổ phiếu vừa làm giảm giá cổ phiếu do sử dụng nợ làm tăng rủi ro cho cổđông Khi sử dụng nợ được coi là hiệu quả khi mức sinh lời của tài sản lớn hơn chiphí nợ Như vậy, việc quyết định cơ cấu vốn là rất khó khăn Cơ cấu vốn còn chịutác động cảu các nhân tố rui ro kinh doanh, tính khấu trừ thuế của lãi vay, khả năngtài chính của doanh nghiệp và sự thận trọng hay linh hoạt trong quản lý Tuy nhiên,
DN phải xác định được một cơ cấu vốn ổn định để lựa chọn được nguồn vốn và chiphí phí vốn hợp lý nhất Để đảm bảo cơ cấu vốn ổn định, cùng với quy mô kinhdoanh tăng lên, nợ tăng lên thì vốn chủ sở hữu cũng phải tăng lên phù hợp Cácdoanh nghiệp có cơ cấu vốn ổn định, cân bằng, đảm bảo cân bằng giữa rủi ro và lợi
Trang 26nhuận thể hiện được khả năng đảm bảo cho các khoản nợ thì việc huy động vốn sẽthuận lợi hơn.
- Chi phí vốn: Chi phí vốn là chi phí phải trả do việc sử dụng vốn dù đó làvốn chủ sở hữu hay là nợ Vốn được hình thành từ nhiều khác nhau, mỗi nguồn lạiđược cấu thành từ nhiều bộ phận khác nhau, kết hợp chi phí của từng bộ phần sẽxác định được chi phí vốn bình quân gia quyền Chi phí bình quân ra quyền được sửdụng để xây dựng chi phí cân biên vốn nhằm đánh giá các dự án mới cùng mức rui
ro với cá tài sản hiện có của doanh nghiệp Do vậy, khi cơ cấu vốn là ổn định thì tỷlệ tăng lên của nợ và vốn chủ như nhau Chi phí vốn cũng là căn cứ để doanhnghiệp quyết định sử dụng nguồn vốn nào, với tỷ trọng bao nhiêu đảm bảo đủ vốnvới chi phí sử dụng vốn là tối thiểu, từ đó xác định hình thức huy động vốn thíchhợp tương ứng Với các doanh nghiệp có chi chí vốn thấp sẽ thuận lợi cho hoạtđộng huy động vốn do chi phí vốn thấp hấp dẫn hơn đối với người cho vay
1.2.4.3 Hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp được xem xét trên nhiều yếu tố, tùythuộc vào loại hình doanh nghiệp và mục tiêu của doanh nghiệp thì các chỉ tiêuđược nhìn nhận và đánh giá khác nhau Về tài chính, hiệu quả sử dụng vốn đượcphản ánh bằng rất nhiều chỉ tiêu Trong đó có một số chỉ tiêu như: Vòng quay vốnlưu động, hiệu suất sử dụng tài sản, ROA, ROE, …
Vòng quay vốn lưu động được xác định bằng tỷ lệ doanh thu thuần trên tàisản lưu động Nó cho biết một đồng tài sản lưu động thì tạo ra bao nhiêu đồngdoanh thu
Hiệu suất sử dụng tài sản được xác định bằng tỷ lện doanh thu thuần trêntổng tài sản Nó cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu
ROA, hệ số sinh lợi của tài sản, được xác định bằng lợi nhuận sau thuế trêntổng tài sản Nó cho biết một đồng vốn đầu tư thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận
ROE, hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu, được xác định bằng tỷ lệ lợi nhuận sau thuếtrên vốn chủ sở hữu Nó cho biết một đồng vốn chủ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận
Trang 27- Sự ổn định của các nguồn vốn huy động: Doanh nghiệp cần tạo ra một sự
ổn định cho kế hoạch vốn nhằm khai thác tối đa khả năng cung cấp vốn của từngnguồn Với nguồn vốn ổn định, doanh nghiệp cũng sẽ tiết kiệm được các chi phíliên quan đến hoạt động huy động vốn
- Sử dụng vốn đúng mục đích: Đây là yêu cầu chung của cả người cho vay vàngười đi vay Nó phản ánh trung thực hơn hiệu quả sử dụng vốn của từng nguồnvốn giúp cho doanh nghiệp xác định được chi phí huy động vốn, hiệu quả sử dụngđồng vốn Hơn nữa, nó phản ánh uy tín, thực hiện các cam kết của doanh nghiệp vớingười cho vay
1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn
1.2.5.1 Nhân tố chủ quan
- Đặc điểm của doanh nghiệp
Đặc điểm của doanh nghiệp phản ánh loại hình doanh nghiệp, ngành nghềkinh doanh, chiến lược đầu tư phát triển, trình độ quản lý … trên sở đó ảnh hưởnglớn đến quyết định về cơ cấu nguồn vốn, hình thức huy động vốn của doanh nghiệp
Với doanh nghiệp sản xuất, có quy mô lớn, chu kỳ sản xuất dài cần nhiều tàisản, máy móc thiết bị có giá trị lớn để sản xuất, đầu tư sẽ cần nguồn vốn dài hạnnhiều để tài trợ cho tài sản cố định hơn đối một doanh nghiệp có quy mô nhỏ, sảnxuất mang tính thời vụ hay một doanh nghiệp thương mại Cơ cấu vốn của doanhnghiệp sẽ được cơ bản hình thành ngay từ khi thành lập, lựa chọn ngành nghề vàmục tiêu kinh doanh từ đó có lựa chọn về hình thức tài trợ vốn khác nhau
Trang 28- Năng lực tài chính và năng lực sản xuất kinh doanh.
Năng lực tài chính tốt phản ánh khả năng thanh toán tốt hơn, năng lực sảnxuất tốt phản ánh khả năng sinh lợi tốt hơn Năng lực tài chính và năng lực sản xuấtkinh doanh là tiêu chí quan trọng nhất quyết định đến khả năng huy động vốn củadoanh nghiệp Với năng lực tài chính và năng lực sản xuất tốt các doanh nghiệp sẽ
dễ dàng trong huy động vốn do nhà đầu tư, người cho vay và doanh nghiệp đều kỳvọng mức lợi tức cao, rủi ro thấp từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp
Năng lực tài chính của doanh nghiệp còn phản ánh hiệu quả sử dụng vốn củadoanh nghiệp Khi vốn được sử dụng hiệu quả tức là vốn sinh lời, vốn cho doanhnghiệp được huy động và bổ sung, việc tìm nguồn huy động vốn với chi phí thấp sẽ
đa dạng hơn và đơn giản hơn cho doanh nghiệp
- Cơ chế, chính sách của nhà nước và sự ổn định chính trị
Cơ chế, chính sách của nhà nước sẽ ưu tiên, khuyến khích, hỗ trợ phát triểnlĩnh vực cụ thể Các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực đó sẽ được hỗ trợ về
Trang 29nhiều mặt, trong đó có hỗ trợ và ưu tiên về vốn Bên cạnh đó, cơ chế chính sách cótác động tới việc tồn tại, đa dạng các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp tạo
ra sự đa dạng các nguồn tài trợ cho doanh nghiệp giúp doanh nghiệp lựa chọn đượchình thức tối ưu phù hợp
Hơn nữa, với xu thế quốc tế hóa, sự chuyển dịch vốn từ bên ngoài vào là rấtlớn Với chính sách khuyến khích đầu tư, sự ổn định cơ chế chính sách cũng nhưchính trị sẽ thu hút được lượng vốn lớn chảy vào nền kinh tế, chảy vào các doanhnghiệp
Trang 30CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHỮNG CÔNG TY XÂY DỰNG VIỆT NAM
2.1 Giới thiệu về một số công ty xây dựng Việt Nam:
Hiện nay ,có rất nhiều công ty xây dựng hoạt động tại Việt Nam, những công ty này hoạt động theo nhiều mô hình doanh nghiệp khác nhau như :tổng công ty mẹ - con, công ty cổ phần , công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH… Nhưng chủ yếu vẫn là mô hình tổng công ty mẹ con Sau đây là một công ty điển hình về mô hình công ty mẹ-con
2.1.1 Lịch sử và mô hình tổ chức hoạt động
2.1.1.1 Tổng công ty cơ khí xây dựng:
Tổng Công ty cơ khí xây dựng là một doanh nghiệp Nhà nước được thànhlập theo Quyết định số 90/TTg của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức, sắp xếplại các đơn vị của Liên hiệp các xí nghiệp cơ khí xây dựng thuộc Bộ Xây dựng từnăm 1975
Ngày 20 tháng 11 năm 1995, Tổng Công ty cơ khí xây dựng được chính thứcthức thành lập theo Quyết định số 993/BXD-TCLĐ của Bộ trưởng Bộ xây dựng.Tổng Công ty Cơ khí xây dựng chuyên sản xuất, kinh doanh thiết bị cơ khí phục vụngành xây dựng và các ngành khác, thi công lắp đặt các công trình xây dựng theoquy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành xây dựng trong và ngoài nước, theo yêucầu thị trường
Ngày 30 tháng 12 năm 2005, Bộ Xây Dựng có quyết định số BXD quyết định chuyển đổi Tổng Công ty cơ khí xây dựng sang tổ chức và hoạtđộng theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con và hoạt động theo mô hình này cho