1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐIỆN TỬ TIN HỌC THÀNH NAM

78 477 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Điện tử Tin Học Thành Nam...51 1.Biện pháp tăng doanh thu...51 2.. Vì vậyhoạt động sản xuất kinh doanh bị trì trệ khôn

Trang 1

VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CUỐI KHÓA

ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐIỆN TỬ TIN HỌC THÀNH NAM

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan toàn bộ chuyên đề thực tập cuối khóa với đề tài: “ Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Điện Tử Tin Học Thành Nam ”

là do em tự viết Các tài liệu làm căn cứ thực tế và mang tính chất tham khảo, địnhhướng, không sao chép từ người khác Nếu có sai phạm, em xin hoàn toàn chịu tráchnhiệm

Sinh Viên

Hoàng Tùng Huy

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH ĐIỆN TỬ TIN HỌC THÀNH NAM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 4

I Lịch sử hình thành và phát triển kinh doanh của Công ty TNHH Điện tử - Tin học Thành Nam 4

1.Sự hình thành và phát triển 4

2 Cơ cấu tổ chức bộ máy 7

2.1 Ban giám đốc 7

2.2 Các bộ phận chức năng 7

2.2.1 Phòng nhân sự 8

2.2.2 Phòng kinh doanh 8

2.2.3 Phòng tài chính kế toán 8

2.2.4 Phòng kỹ thuật 9

II Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty 9

1 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh 9

2 Tổng số công nhân viên và người lao động 10

3 Tình hình tài chính của công ty 11

4 Thị trường của công ty 12

5 Quản lý nhà nước trong lĩnh vực công ty kinh doanh 12

Trang 4

III Hiệu quả kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của

Công ty Điện tử Tin học Thành Nam 13

1 Những vấn đề chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh 13

1.1 Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh 13

1.2 Phân loại hiệu quả kinh doanh 13

1.3 Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh 14

1.3.1 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp 14

1.3.1.1 Chỉ tiêu tương đối 14

1.3.1.2 Các chỉ tiêu tuyệt đối 15

1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh 16

1.3.2.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động 16

1.3.2.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định 16

1.3.2.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 17

2 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Điện tử Tin học Thành Nam 18

2.1 Nhân tố môi trường nền kinh tế quốc dân 18

2.1.1 Môi trường chính trị, luật pháp 18

2.1.2 Môi trường văn hoá xã hội 18

2.1.3.Môi trường kinh tế 19

2.1.4 Điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái và cơ sở hạ tầng 19

2.2 Nhân tố môi trường ngành 20

2.2.1 Đối thủ cạnh tranh 20

2.2.2.Sản phẩm thay thế 20

2.2.3.Người cung ứng 21

2.2.4.Khách hàng 21

Trang 5

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH

CỦA CÔNG TY TNHH ĐIỆN TỬ TIN HỌC THÀNH NAM 23

I Thực trạng kinh doanh của Công ty TNHH Điện tử Tin học Thành Nam 23

1 Thực trạng tổ chức kinh doanh của Công ty 23

2 Thực trạng mua hàng tại công ty 24

3 Thực trạng bán hàng tại công ty 24

4 Thực trạng sử dụng nguồn vốn kinh doanh, chi phí và lao động 28

4.1 Thực trạng về sử dụng nguồn vốn 28

4.2 Thực trạng sử dụng chi phí 29

4.3 Thực trạng sử dụng lao động 30

4.3.1 Năng suất lao động 30

4.3.2.Về tiền lương: 31

II Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Điện tử Tin học Thành Nam 33

1 Phân tích hiệu quả kinh doanh theo doanh thu 39

2 Phân tích hiệu quả kinh doanh theo chi phí 39

3 Phân tích hiệu quả kinh doanh theo vốn cố định 41

4 Phân tích hiệu quả kinh doanh theo vốn lưu động 42

5 Phân tích hiệu quả kinh doanh theo tổng vốn kinh doanh 44

III Đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Điện tử Tin học Thành Nam.45 CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH ĐIỆN TỬ TIN HỌC THÀNH NAM 47

I Dự báo thị trường Điện tử Tin học Việt Nam; Định hướng kinh doanh và Mục tiêu hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Điện tử Tin học Thành Nam 47

1 Dự báo thị trường Điện Tử Tin Học Việt Nam 47

Trang 6

2 Định hướng kinh doanh và mục tiêu kinh doanh của Công ty TNHH Điện

Tử Tin Học Thành Nam 49

II Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Điện tử Tin Học Thành Nam 51

1.Biện pháp tăng doanh thu 51

2 Biện pháp giảm chi phí 54

3 Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hợp lý vốn 56

4 Biện pháp nâng cao chất lượng của đội ngũ nhân viên công ty 57

5 Biện pháp nâng cao công tác tổ chức, quản lý 58

III Điều kiện thực hiện 60

KẾT LUẬN 62

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP 64

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 66

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 67

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 03: Hoạt động bán hàng theo từng mặt hàng: 25

Bảng 04: Kết quả hoạt động bán hàng theo cửa hàng 27

Bảng 05: Thực trạng sử dụng vốn của công ty TNHH Thành Nam 28

Bảng 07: Tổng lương nhân viên công ty TNHH Điện Tử Tin Học

Bảng 08: Báo cáo hiệu quả hoạt động kinh doanh 33

Bảng 09: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Công ty: 36

Bảng 10 : Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định 41

Bảng 11: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty 42

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

Trước đây, trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung các doanh nghiệp thực hiệnhoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước Vì vậyhoạt động sản xuất kinh doanh bị trì trệ không phát huy được sự sáng tạo, tinh thầntrách nhiệm, trong nền kinh tế này vai trò của công tác bán hàng chỉ có phạm vi hẹp.Các doanh nghiệp không cần tìm kiếm thị trường để bán sản phẩm của mình mà chỉ cầnhoàn thành kế hoạch do nhà nước giao

Chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhất là khi hiện nay nước ta đã là thành viêncủa tổ chức thương mại thế giới WTO, tiến trình hội nhập đã tạo ra cho các doanhnghiệp Việt Nam những cơ hội phát triển, tuy nhiên bên cạnh đó là những thách thức,khó khăn to lớn Vì vậy, mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh là đơn vị hoạch toán độc lập,

tự tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Trong nền kinh tế thị trường lợinhuận đã trở thành động lực thúc đẩy, chi phối mọi hoạt động của doanh nghiệp mà bất

cứ doanh nghiệp nào cũng không phải là ngoại lệ

Vấn đề đặt ra là làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động thành công làm ăn có lãitrong môi trường cạnh tranh gay gắt, tài nguyên khan hiếm như hiện nay Việc quantrọng nhất là phải đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tăng doanh thu,nâng cao hoạt động bán hàng, đưa ra các giải pháp, biện pháp làm tăng hiệu quả kinhdoanh của daonh nghiệp nếu không doanh nghiệp sẽ lâm vào khó khăn,làm ăn thua lỗ,các sản phẩm của doanh nghiệp sẽ bị tồn đọng, doanh nghiệp sẽ không thu hồi đượcvốn quá trình tái sản xuất sẽ không thực hiên được và dẫn đến doanh nghiệp sẽ bị phásản Chính vì lẽ đó mà các doanh nghiệp cần phải xây dựng kế hoạch, chiến lược kinhdoanh dài hạn,hợp lý; đưa ra được những biện pháp, giải pháp tốt nhất để có thể nângcao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và nó được coi như là yếu tố quan trọng

Trang 10

được các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu và ưu tiên vị trí cao nhất trong chiến lược kinhdoanh của mình

Công ty TNHH Điện Tử Tin Học Thành Nam mặc dù vừa mới được thànhlập không lâu nhưng không ngừng vươn lên Trong những năm qua, quá trình kinhdoanh của Công ty luôn gắn liền với sự đổi mới công tác quản trị, mở rộng thịtrường Vì vậy, Công ty không ngừng đẩy mạnh về mọi mặt nhằm đứng vững và pháttriển trong cơ chế thị trường

Bằng những kiến thức đã học, qua thời gian tìm hiểu thực tế tại Tổng Công

ty TNHH Điện Tử Tin Học Thành Nam dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị

Xuân Hương, cùng tập thể ban lãnh đạo, cán bộ trong Công ty đã giúp em nghiên cứu

và hoàn thành đề tài:

“ Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công Ty TNHH Điện Tử Tin HọcThành Nam ’’

Nội dung đề tài gồm 3 chương :

Chương I: Tổng quan về Công ty TNHH Điện Tử Tin Học Thành Nam vàcác nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty

Chương II: Thực trạng kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của Công tyTNHH Điện Tử Tin Học Thành Nam

Chương III Định hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinhdoanh của Công ty TNHH Điện Tử Tin Học Thành Nam

Mặc dù đã cố gắng, song do trình độ lý luận, thời gian tìm hiểu còn hạn chế nênbáo cáo không tránh khỏi những thiếu sót, khuyết điểm Em xin tiếp thu những ý kiến

Trang 11

đóng góp phê bình của thầy cô, tập thể ban lãnh đạo và cán bộ trong Công ty để báo cáođược hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 12

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH ĐIỆN TỬ TIN HỌC THÀNH NAM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ HOẠT

ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

I Lịch sử hình thành và phát triển kinh doanh của Công ty TNHH Điện tử Tin học Thành Nam.

-1.Sự hình thành và phát triển.

Trong hoàn cảnh nền kinh tế thị trường, nước ta đang từng bước phát triển đểhoà nhập với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, mọi nghành, mọi nghề đều cố gắngphát triển để khẳng định vị thế của mình trên thị trường, bên cạnh đó sự gia nhập vào tổchức thương mại thế giới WTO cũng đặt ra cho các doanh nghiệp nước ta những cơ hội

to lớn và cả những thách thức to lớn Ra đời năm 2006,trong bối cảnh hàng giả,hàng

nhái về điện tử của Trung Quốc như: Máy tính ,Điện thoại,máy Ảnh,máy QuayKTS,máy Chiếu ,máy Fax ,Máy văn phòng xuất hiện tràn lan trên thị trường QuảngNinh đã gây nhiều khó khăn cho người tiêu dùng.Với mong muốn mang đến cho ngườitiêu dùng Quảng Ninh những sản phẩm Điện tử tin học chính hãng của những hãng nổitiếng trên thế giới, đảm bảo chất lượng tốt nhất như: Toshiba, Panasonic, Sony, IBM,Dell, Lenovo, Samsung với giá cả cạnh tranh và chính sách bảo hành ,khuyến mại tốtnhất và thái độ phục vụ chuyên nghiệp, Giám đốc Ngô Thành Nam đã quyết định thànhlập Công ty TNHH Điện tử Tin học Thành Nam,Công ty chuyên cung cấp các Sảnphẩm Điện tử Tin học chính hãng.Trải qua 6 năm xây dựng và phát triển đến nay Công

ty Thành Nam đã khẳng định được những bước đi và nền tảng phát triển bền vững củamột doanh nghiệp lớn.Với Công ty Thành Nam ,sự khẳng định ấy gắn liền với tốc độphát triển nhanh,với uy tín và chất lượng Đó cũng chính là kết tinh mà Cán bộ côngnhân viên Công ty Thành Nam đã không ngừng xây dựng và phát triển

Trang 13

Ngày 20/03/2006 Công ty Điện Tử - Tin Học Thành Nam chính thức được thànhlập, theo giấy phép kinh doanh số 2202001166, do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh QuảngNinh cấp Trong những năm đầu được thành lập với số vốn còn hạn chế Công ty chủyếu kinh doanh và cung cấp các sản phẩm về máy tính và linh kiện điện tử.

Năm 2008 đánh dấu bước phát triển quan trọng của công ty khi tiến hành mởrộng lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm về máy văn phòng, thiết bị số, các dịch vụ về tưvấn lắp đặt, bảo trì hệ thống mạng… Mở thêm chi nhánh công ty tại: tổ 1 khu 7, phườngBãi Cháy – Hạ Long – Quảng Ninh

Tháng 06 năm 2008 chính thức mở thêm 2 showroom: Showroom Laptop tại 815

Lê Thánh Tông – Hạ Long – Quảng Ninh , Showroom Vaio tại số 5 Kênh Liêm – HạLong – Quảng Ninh Chuyên cung cấp các sản phẩm máy tính xách tay của các hãngnổi tiếng, có chất lượng tốt nhất như Dell, Sony, HP…

Tháng 08 năm 2009, được sự ủy quyền của Canon Việt Nam Công ty trở thànhđại lý chính thức cung cấp các sản phẩm về máy in, máy quay kỹ thuật số, máy ảnh củaCanon tại Quảng Ninh Tháng 10 năm 2009 chính thức ký kết hợp đồng làm đại lý ủyquyền của Sony Việt Nam tại Quảng Ninh

Năm 2011 là nhà phân phối chính thức về các sản phẩm như máy tính xách tay,máy in của Samsung Việt Nam tại Quảng Ninh

Được sự ủy quyền của HP Việt Nam từ tháng 10/2012 Thành Nam trở thành đại

lý chính thức của HP tại Quảng Ninh

Qua quá trình phát triển và hội nhập đến nay công ty đã trở thành một trongnhững đơn vị cung cấp máy vi tính, linh kiện điện tử, thiết bị văn phòng…dẫn đầuthành phố với quy mô và uy tín vững mạnh

Một số danh hiệu mà công ty đạt được trong những năm qua:

Trang 14

- “ Doanh nghiệp Việt Nam vàng 2010 ” do hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừaViệt Nam trao tặng.

- “ Nhà cung cấp chất lượng 2012 ” do Trung tâm đánh giá chỉ số tín nhiêmdoanh nghiệp và viện doanh nghiệp Việt Nam trao tặng

Trong những năm qua, Công ty luôn nỗ lực hết sức mình cho sự phát triển.Doanh thu, lợi nhuận, các khoản phải nộp nhà nước , tiền lương công nhân viên liên tụctăng Công ty luôn làm tròn nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước, đời sống nhânviên công ty ngày càng được nâng cao

-Tên gọi đầy đầy đủ bằng tiếng Việt Nam: Công ty TNHH Điện Tử Tin Học Thành Nam

-Địa chỉ: Số 829 Lê Thánh Tông – Thành Phố Hạ Long – Tỉnh Quảng Ninh

- Điện thoại: 033.3826602

-Fax: 033.3556602

-Website: thanhnampc.com.vn

-Email: hl@thanhnampc.com.vn

-Số tài khoản: Ngân Hàng Công Thương Việt Nam:

-Số ĐKKD: 2202001166 do sở KH & ĐT Quảng Ninh cấp ngày 20/03/2006.-Mã số thuế: 5700583162

Trang 15

2 Cơ cấu tổ chức bộ máy.

Sơ đồ hệ thống tổ chức bộ máy của công ty

2.1 Ban giám đốc

Ban giám đốc gồm có Giám đốc và 1 Phó Giám đốc.

- Giám đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất về mọi mặt, chịu trách nhiệmtrước công ty và trước pháp luật về tình hình hoạt động của công ty mình

- Phó giám đốc là người giúp giám đốc quản lý điều hành một hoặt một số lĩnhvực hoạt động của tổng công ty theo phân công của giám đốc đồng thời chịu tráchnhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giao

Hỗ trợ công tác quản lý, tham mưu, cung cấp tinh hình thực tế cho ban Giámđốc Các phòng ban và bộ phận này chịu sự điều hành trực tiếp của ban Giám đốc trựctiếp tiến hành các hoạt động kinh doanh và thực hiện các chức năng của mình

2.2 Các bộ phận chức năng

Được lập ra để giúp Giám đốc, có nhiệm vụ tham mưu trong lĩnh vực chuyênmôn của mình bảo đảm cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao và thực hiện đúng

Phó Giám Đốc

Phòng Tài Chính Kế Toán

Phòng Nhân Sự

Phòng

Kỹ ThuậtPhòng

Kinh Doanh

GIÁM ĐỐC

Trang 16

chế độ chính sách quy định đối với nhà nước và người lao động Các phòng ban và bộphận này chịu sự điều hành trực tiếp của ban giám đốc trực tiếp tiến hành các hoạt độngkinh doanh và thực hiện chức năng của mình.

2.2.1 Phòng nhân sự

Tổ chức việc quản lý nhân sự toàn công ty; xây dựng chế độ lương thưởng, cácbiện pháp khuyến khích- kích thích nhân viên công ty làm việc thực hiện các chế độ chonhân viên; chấp hành và tổ chức thực hiện các chủ trương , quy định , chỉ thị của bangiám đốc Nghiên cứu và soạn thảo, trình duyệt các quy định áp dụng trong công ty ,xây dựng cơ cấu tổ chức của công ty – các bộ phận và tổ chức thực hiện

- Lập kế hoạch tuyển dụng hàng năm hàng tháng theo nhu cầu của công ty

- Thực hiện công tác tuyển dụng , điều động nhân sự, theo dõi số lượng tình hinhcông nhân viên

- Đánh giá, phân tích tình hình chất lượng , số lượng đội ngũ nhân viên trongcông ty; lập báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu cụ thể của ban giám đốc

2.2.2 Phòng kinh doanh

Phòng kinh doanh có trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động tiếp thị,bán hàng, đem sản phẩm của công ty giới thiệu và đưa đến tay khách hàng; ngoài raphòng kinh doanh còn có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhân viên , nghiên cứu đối thủcạnh tranh, xậy dựng và thiết lập các kế hoạch kinh doanh

- Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty

- Dự thảo và chỉnh lý các hợp đồng kinh tế theo đúng pháp luật, quản lý và theodõi thực hiện tốt các hợp đồng kinh tế đã ký kết

- Tổ chức làm tốt công tác thống kê báo cáo

2.2.3 Phòng tài chính kế toán

Phòng tài chính kế toán của Công ty có chức năng tham gia giúp Giám đốc:

Trang 17

Tổ chức thực hiện đúng pháp lệnh kế toán thống kê và điều lệ tổ chức kế toán củaNhà nước hiện hành, các quy định về nhiệm vụ kế toán của Công ty.

Nhiệm vụ của phòng tài chính kế toán:

- Căn cứ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty kế toán tài chính tổng hợpchi phí kinh doanh thương mại, chi phí các hợp đồng sản xuất và dịch vụ, chi phí khấuhao tài sản cố định

- Xây dựng cơ chế quản lý tiền vốn, tài sản hình thức thanh toán trong Công tycủa các đơn vị ban hành

- Lập chứng từ thanh toán thu chi tiền mặt, tiền séc, ngân phiếu, quản lý giữđúng đơn vị hiện hành

- Thực hiện chế độ báo cáo nhanh trong Công ty, báo cáo quyết toán kiểm kê độtxuất và định kỳ theo chức năng và nhiệm vụ của phòng

- Quản lý chứng từ theo quy định hiện hành

2.2.4 Phòng kỹ thuật

Phòng kỹ thuật có chức năng nhiệm vụ chính là lắp đặt, bảo trì, sữa chữa các loạimáy tính, máy văn phòng,các thiết bị số thiết lập hệ thống mạng, xậy dựng và pháttriển phần mềm tin học Hỗ trợ, tư vấn cho khách hàng dịch vụ về lắp đặt, bảo hành ,sửa chữa tối ưu nhất, đem lại sự hài lòng nhất cho khách hàng

II Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty.

1 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh.

Công ty TNHH Điện Tử Tin Học Thành Nam hoạt động trong lĩnh vực kinhdoanh, lắp đặt, sửa chữa, bảo trì các mặt hàng về máy tính, máy văn phòng, máy kỹthuật số, kinh doanh phần mềm tin học và thiết bị mạng

- Đại lý phân phối máy tính , thiết bị tin học , máy văn phòng

- Đại lý phân phối Máy ảnh, Camera kỹ thuật số

Trang 18

- Phân phối phần mềm bản quyền tin học

- Dịch vụ sửa chữa , bảo trì , bảo hành thiết bị máy văn phòng

- Tư vấn thi công và bảo trì hệ thống mạng

2 Tổng số công nhân viên và người lao động.

Bảng 01: Cơ cấu lao động của công ty

nhân sự

Số lượng (người)

Giới tính (%)

Số lượng (người)

Giới tính (%)

Số lượng (người)

Trang 19

3 Tình hình tài chính của công ty.

Bảng 02 : Bảng cơ cấu tài sản và nguồn vốn

Nguồn: Báo cáo tài chính

4 Thị trường của công ty.

Thị trường kinh doanh của công ty mới chỉ tập trung chủ yếu tại địa bàn Thànhphố Hạ Long Với những đối tượng khách hàng chủ yếu là: các bệnh viện, trường học,các siêu thị, cửa hàng trên địa bàn thành phố Hạ Long; các doanh nghiệp, công ty, tậpđoàn có trụ sở đặt tại Thành phố, các cá nhân…

Trang 20

Trong thời gian tới công ty có định hướng phát triển mở rộng thêm thị trườngkinh doanh ra một số khu vực thành phố lân cận như Cẩm Phả, Uông Bí…tạo điều kiệncho người tiêu dùng có thể đến xem, mua sắm tại công ty một cách dễ dàng, thuận tiện.

5 Quản lý nhà nước trong lĩnh vực công ty kinh doanh.

Ngành điện tử tin học được coi là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn đónggóp cho sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước và là một trong những ngành rấtđược nhà nước quan tâm và đầu tư phát triển Nhà nước luôn tạo mọi điều kiện thuânlợi nhất cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực điện tử tin học cóthể phát triển một cách ổn định và bền vững Bằng những biện pháp, chính sách quản lýthông thoáng giúp các công ty , các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vựcnày không ngừng phát triển, đóng góp vào tiến trình phát triển kinh tế chung của đấtnước Việc gia nhập tổ chức thương mại, tổ chức kinh tế lớn trên thế giới như AFTA,WTO…tạo nên được rất nhiều thuận lợi, cơ hội cho nền kinh tế nước ta nói chung vàcác doanh nghiệp nói riêng phát triển Tuy nhiên bên cạnh đó là những thách thức tươngđối lớn mà ở đó đòi hỏi các doanh nghiệp nước ta nói chung và các doanh nghiệp hoạtđộng kinh doanh trong lĩnh vực điện tử tin học nói riêng cần có những bước đi đúng vàhợp lý để có thể phát triển ổn định và bền vững nhất Ngoài ra một trở ngại đối với cácdoanh nghiệp kinh doanh tronh lĩnh vực này đó là tình trạng nhập lậu mặt hàng điện tửtin học tại các cửa khẩu, biên giới Nhà nước cũng đã đưa ra những biện pháp quản lýchặt chẽ, phù hợp để có thể hạn chế một cách tối đa nhất tình trạng buôn lậu mặt hàngđiện tử tin học, từ đó giúp các doanh nghiệp có thể yên tâm kinh doanh, phát triển ổnđịnh

Trang 21

III Hiệu quả kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của Công ty Điện tử Tin học Thành Nam

1 Những vấn đề chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh.

1.1 Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Có nhiều cách hiểu về khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh, theo em khái

niệm sau: “Hiệu quả sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp, đánh giá sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh sự khai thác các nguồn lực một cách tốt nhất phục vụ các mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp” là hợp lý hơn cả.

1.2 Phân loại hiệu quả kinh doanh.

Tùy theo cách tiếp cận có thể nghiên cứu hiệu quả kinh doanh theo các cách phânloại khác nhau, cụ thể:

* Hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh tế - xã hội của nền kinh tế quốcdân

+ Hiệu quả kinh doanh cá biệt: là hiệu quả kinh doanh thu được từ các hoạt độngthương mại của từng doanh nghiệp kinh doanh Biểu hiện chung cảu hiệu quả kinhdoanh cá biệt là lợi nhuận mà mỗi doanh nghiệp đạt được

+ Hiệu quả kinh tế - xã hội mà hoạt động kinh doanh đem lại cho nên kinh tế quốcdân là sự đóng góp của nó vào sự phát triển sản xuất đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng năngsuất lao động xã hội , tích lũy ngoại tệ, tăng thu cho ngân sách, giải quyết việc làm, cảithiện đời sống nhân dân

* Hiệu quả tổng hợp: là hiệu quả chung nhất phản ánh kết quả thực hiện mọi mụctiêu và chủ đề đặt ra trong một giai đoạn nhất định Hiệu quả tổng hợp gồm:

+ Hiệu quả kinh tế: mô tả mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà chủ thể nhận được

và chi phí bỏ ra để nhận được lợi ích kinh tế đó theo mục tiêu đặt ra

Trang 22

+ Hiệu quả kinh tế xã hội: là hiệu quả mà chủ thể nhận được trong quá trình thựchiện các mục tiêu kinh tế xã hội như giải quyết việc làm, nộp ngân sách nhà nước, vấn

đề về môi trường

* Hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp:

+ Hiệu quả trực tiếp: được xem xét trong phạm vi một dự án, một doanh nghiệp.+ Hiệu quả gián tiếp: là hiệu quả mà đối tượng nào đó tạo ra cho đối tượng khác

* Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối:

+ Hiệu quả tuyệt đối: được đo bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí

+ Hiệu quả tương đối: được đo bằng tỷ số giữa kết quả và chi phí

* Hiệu quả trước mắt và hiệu qủa lâu dài:

+ Hiệu quả trước mắt: là hiệu quả được xem xét trong giai đoạn ngắn, lợi íchtrước mắt, mang tính tạm thời

+ Hiệu quả lâu dài: mang tính chiến lược lâu dài

Phân loại hiệu quả kinh tế là cơ sở để xác định các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh vàgiải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

1.3 Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh

1.3.1 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp

Để đánh giá hiệu quả kinh tế thì chỉ tiêu tổng hợp là quan trọng nhất và cần thiết,phản ánh toàn bộ quá trình sử dụng nguồn lực để kinh doanh

1.3.1.1 Chỉ tiêu tương đối

- Sức sản xuất của một đồng chi phí bỏ ra kinh doanh

H1 = D/FTrong đó: +) H1: là chỉ tiêu hiệu quả

+) D: tổng doanh thu trong kỳ

+) F: tổng chi phí sử dụng trong kỳ

Trang 23

Chỉ tiêu này là so sánh giữa doanh thu đạt được với toàn bộ chi phí lao động sống

và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ sản xuất kinh doanh Doanh nghiệp

sử dụng chi phí một cách có hiệu quả thì chỉ tiêu này sẽ cao

- Sức sinh lời của 1 đồng chi phí bỏ ra kinh doanh

H2 = L/FTrong đó: +) H2: chỉ tiêu hiệu quả

+) L : lợi nhuận đạt được trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh khi sử dụng 1 đồng vốn chi phí kinh doanh thì lợi nhuận đạt được là bao nhiêu Và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được phản ánh bằng lợi nhuận nên chỉ tiêu này phản ánh được thực chất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

1.3.1.2 Các chỉ tiêu tuyệt đối

L = D – F Trong đó: +) L: lợi nhuận

+) D: tổng doanh thu đạt được trong kỳ

+) F: tổng chi phí sử dụng trong kỳ

Qua đây ta thấy, để đạt được hiệu quả kinh doanh cao cần mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, thu hút khách hàng, sử dụng mọi tiềm lực tiết kiệm chi phí để lợi nhuận lớn nhất mà chi phí bỏ ra thấp nhất Đồng thời để thấy được thực trạng kinh doanh của toàn doanh nghiệp

1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh

1.3.2.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động

- Năng suất lao động tính bằng hiện vật

W = Q1/T

Trang 24

Trong đó: +) W: năng suất lao động

+) Q1: sản lượng tính theo hiện vật

+) T: tổng số nhân viên

- Năng suất tính theo thời gian

Đơn vị tính: giây, giờ, phút

W = T’/Q1Trong đó: +) T là số lượng thời gian lao động

- Năng suất tính bằng tiền

W = Q2/TTrong đó: +) Q2: giá trị tổng sản lượng

+) T: số lượng công nhân viên

1.3.2.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Hiệu quả sử dụng tài sản cố định được tính bằng nhiều chỉ tiêu, nhưng phổ biến

là các chỉ tiêu:

- Sức sản xuất của tài sản cố định

Tổng doanh thu thuần

Sức sản xuất của tài sản cố định =

Giá trị TSCĐ bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ bình quân đem lại được bao nhiêu đồngdoanh thu thuần

- Sức sinh lời của TSCĐ

Lợi nhuận thuần ( hay lãi gộp)

Sức sinh lời TSCĐ =

Giá trị TSCĐ bình quân

Chỉ tiêu này cho biết một đồng TSCĐ bình quân đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận ( hay lãi gộp )

Trang 25

- Sức hao phí TSCĐ

Giá trị TSCĐ bình quân

Suất hao phí TSCĐ =

Doanh thu thuần hay lợi nhuận thuần

Qua chỉ tiêu này ta thấy để có một đồng doanh thu thuần hoặc lợi nhuận thì cần bao nhiêu đồng nguyên giá TSCĐ

1.3.2.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần vốn, đặc biệt đối với doanh nghiệp sản kinh doanh Do vậy, đánh giá hiệu quả kinh tế trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không thể bỏ qua hiệu quả sử dụng vốn

- Mức doanh thu ( DT ) đạt được từ một đồng vốn

Hv1 = D/VTrong đó: +) Hv1: chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn

+) D: tổng doanh thu đạt được trong kỳ

+) V: tổng số vốn sử dụng bình quân trong kỳ

- Mức sinh lời đồng vốn

Hv2 = L/VTrong đó: +) Hv2: chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn

+) V: tổng số vốn sử dụng bình quân trong kỳ

+) L: lợi nhuận

Hai chỉ tiêu trên phản ánh trình độ sử dụng vốn, cho biết bỏ ra một đồng vốn thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu và bao nhiêu đồng lợi nhuận

Trang 26

2 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Điện

tử Tin học Thành Nam.

2.1 Nhân tố môi trường nền kinh tế quốc dân

2.1.1 Môi trường chính trị, luật pháp

Môi trường chính trị ổn định luôn luôn là tiền đề cho việc phát triển và mở rộngcác hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước.Các hoạt động đầu tư nó lại tác động trở lại rất lớn tới các hiệu quả kinh doanh của cácdoanh nghiệp

Môi trường pháp lý bao gồm luật, các văn bản dưới luật, các quy trình quy phạm

kỹ thuật sản xuất tạo ra một hành lang cho doanh nghiệp hoạt động Các doanh nghiệpphải chấp hành các quy định của pháp luật, phải thực hiện các nghĩa vụ của mình vớinhà nước, với xã hội và với người lao động như thế nào là do luật pháp quy định (nghĩa

vụ nộp thuế, trách nhiệm đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo đời sống cho cán bộcông nhân viên trong doanh nghiệp ) Có thể nói luật pháp là nhân tố kìm hãm hoặckhuyến khích sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng trực tiếptới các kết quả cũng như hiệu quả của các hoạt động kinh doanh của các công ty

2.1.2 Môi trường văn hoá xã hội

Tình trạng thất nghiệp, trình độ giáo dục, phong cách, lối sống, phong tục, tậpquán, tâm lý xã hội đều tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới hiệu quả s kinhdoanh của mỗi doanh nghiệp, có thể theo hai chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực Nếukhông có tình trạng thất nghiệp, người lao động có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm thìchắc chắn chi phí sử dụng lao động của doanh nghiệp sẽ cao do đó làm giảm hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại nếu tình trạng thất nghiệp là cao thì chi phí

Trang 27

sử dụng lao động của doanh nghiệp sẽ giảm làm tăng hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp, nhưng tình trạng thất nghiệp cao sẽ làm cho cầu tiêu dùng giảm và có thể dẫnđến tình trạng an ninh chính trị mất ổn định, do vậy lại làm giảm hiệu quả kinh doanhcủa doanh nghiệp Trình độ văn hoá ảnh hưởng tới khả năng đào tạo cũng như chấtlượng chuyên môn và khả năng tiếp thu các kiến thức cần thiết của đội ngũ lao động,phong cách, lối sống, phong tục, tập quán, tâm lý xã hội nó ảnh hưởng tới cầu về sảnphẩm của các doanh nghiệp Nên nó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh củacông ty.

2.1.3.Môi trường kinh tế

Các chính sách kinh tế của nhà nước, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế quốc dân,tốc độ lạm phát, thu nhập bình quân trên đầu người là các yếu tố tác động trực tiếp tớicung cầu của từng doanh nghiệp Nếu tốc độ tăng trưởng nền kinh tế quốc dân cao, cácchính sách của Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng lĩnh vực kinhdoanh, sự biến động tiền tệ là không đáng kể, lạm phát được giữ mức hợp lý, thu nhậpbình quân đầu người tăng sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất,nâng cao hiệu quả kinh doanh và ngược lại

2.1.4 Điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái và cơ sở hạ tầng

Các điều kiện tự nhiên như : các loại tài nguyên khoáng sản, vị trí địa lý, thơi tiếtkhí hậu, ảnh hưởng tới chi phí sử dụng nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, ảnhhưởng tới mặt hàng kinh doanh, năng suất chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tới cungcầu sản phẩm do tính chất mùa vụ do đó ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanhcủa các doanh nghiệp trong vùng Tình trạng môi trường, các vấn đề về xử lý phế thải, ônhiễm, các ràng buộc xã hội về môi trường, đều có tác động nhất định đến chi phí

Trang 28

kinh doanh, năng suất và chất lượng sản phẩm Một môi trường trong sạch thoáng mát

sẽ trực tiếp làm giảm chi phí kinh doanh, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩmtạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế nó quyết định sự phát triển của nền kinh tế cũngnhư sự phát triển của các doanh nghiệp Hệ thống đường xá, giao thông, hệ thống thôngtin liên lạc, hệ thống ngân hàng tín dụng, mạng lưới điện quốc gia ảnh hưởng tới chiphí kinh doanh, khả năng nắm bắt thông tin, khả năng huy động và sử dụng vốn, khảnăng giao dịch thanh toán của các doanh nghiệp do đó ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp

2.2 Nhân tố môi trường ngành

2.2.1 Đối thủ cạnh tranh

Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành với nhau ảnhhưởng trực tiếp tới lượng cung cầu sản phẩm của mỗi doanh nghiệp, ảnh hưởng tới giábán, tốc độ tiêu thụ sản phẩm do vậy ảnh hưởng tới hiệu quả của mỗi doanhnghiệp.Hiện tại đối thủ cạnh tranh chính của công ty là FPT Shops trực thuộc Tổngcông ty FPT, Công ty máy tính Trung Thành

2.2.2.Sản phẩm thay thế

Hầu hết các sản phẩm của doanh nghiệp đều có sản phẩm thay thế, số lượng chấtlượng, giá cả, mẫu mã bao bì của sản phẩm thay thế, các chính sách tiêu thụ của các sảnphẩm thay thế ảnh hưởng rất lớn tới lượng cung cầu, chất lượng, giá cả và tốc độ tiêuthụ sản phẩm của doanh nghiệp Do đó ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp

Trang 29

2.2.3.Người cung ứng

Các nguồn lực đầu vào của một doanh nghiệp được cung cấp chủ yếu bởi cácdoanh nghiệp khác, các đơn vị kinh doanh và các cá nhân Việc đảm bảo chất lượng, sốlượng cũng như giá cả các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp phụ thuộc vào tính chất củacác yếu tố đó, phụ thuộc vào tính chất của người cung ứng và các hành vi của họ Nếucác yếu tố đầu vào của doanh nghiệp là không có sự thay thế và do các nhà độc quyềncung cấp thì việc đảm bảo yếu tố đầu vào của doanh nghiệp phụ thuộc vào các nhà cungứng rất lớn, chi phí về các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp phụ thuộc vào các nhà cungứng rất lớn, chi phí về các yếu tố đầu vào sẽ cao hơn bình thường nên sẽ làm giảm hiệuquả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Còn nếu các yếu tố đầu vào của doanhnghiệp là sẵn có và có thể chuyển đổi thì việc đảm bảo về số lượng, chất lượng cũngnhư hạ chi phí về các yếu tố đầu vào là dễ dàng và không bị phụ thuộc vào người cungứng thì sẽ nâng cao được hiệu quả kinh doanh

Hiện nay các sản phẩm của công ty được cung ứng chủ yếu bởi các công ty điện

tử hàng đầu như Sam Sung Việt Nam, HP Việt Nam, Canon Việt Nam Nguồn cungứng các sản phẩm kinh doanh của công ty đảm bảo chất lượng tốt nhất tạo nên được sựtin tưởng niềm tin cho khách hàng , đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho công ty

2.2.4.Khách hàng

Khách hàng là một vấn đề vô cùng quan trọng và được các doanh nghiệp đặcbiệt quan tâm chú ý Nếu như sản phẩm của doanh nghiệp kinh doanh mà không cóngười hoặc là không được người tiêu dùng chấp nhận rộng rãi thì doanh nghiệp khôngthể tiến hành kinh doanh được Mật độ dân cư, mức độ thu nhập, tâm lý và sở thích tiêudùng… của khách hàng ảnh hưởng lớn tới sản lượng và giá cả sản phẩm sản xuất của

Trang 30

doanh nghiệp, ảnh hưởng tới sự cạnh tranh của doanh nghiệp vì vậy ảnh hưởng tới hiệuquả của doanh nghiệp Công ty với hơn 7 năm tồn tại và phát triển cùng với thời gian,với sự thay đổi của nền kinh tế, ưu thế của công ty từ trước đến nay vẫn đứng vững vớinhững mặt hàng kinh doanh phong phú đa dạng Đến nay các mặt hàng của Công ty vẫnthỏa mãn hầu hết nhu cầu thị hiếu của khách hàng với quy mô rộng khắp, cũng như đemlại sự tin tưởng và hài lòng cho mọi đối tượng khách hàng khi đến mua hàng tịa Côngty.

Trang 31

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY

TNHH ĐIỆN TỬ TIN HỌC THÀNH NAM

I Thực trạng kinh doanh của Công ty TNHH Điện tử Tin học Thành Nam.

1 Thực trạng tổ chức kinh doanh của Công ty.

Trong những năm trở lại đây tuy tình hình kinh tế chung của nước ta gặp nhiềukhó khăn, nhiều doanh nghiệp, công ty lâm vào khủng hoảng, nợ nần…nhưng với chiếnlược, cũng như xây dựng được kế hoạch dài hạn hợp lý và dưới sự chỉ đạo của ban giámđốc công ty cùng với sự đồng lòng của toàn bộ nhân viên trong công ty đã tạo nên đượcnhững bước đột phá không ngừng trong kinh doanh Doanh thu của công ty khôngngừng tăng lên, mặt hàng kinh doanh của công ty ngày càng đa dạng, phong phú vớinhiều chủng loại hàng hóa: máy tính xách tay, máy cây, máy in, máy photocoppy, thiết

bị số, phần mềm tin học…của những hãng nổi tiếng, đảm bảo chất lượng tốt nhất nhưSony, Dell, HP, Samsung, Canon Bên cạnh đó là đời sống nhân viên không ngừngđược cải thiện, nâng cao đã tạo nên được động lực, thúc đẩy nhân viên công ty làm việchăng say, đóng góp vào quá trình phát triển chung của công ty Ngoài ra, công ty cònchiếm lĩnh được lòng tin nơi khách hàng, tạo cho khách hàng sự hài lòng, thoái mái, tạođược niềm tin, sự tin tưởng khi đến mua hàng tại công ty TNHH Điện Tử Tin HọcThành Nam

Có thể nói do tính chất ngành hàng rất đa dạng cho nên tất cả các yêu cầu cụ thểđều được công ty đáp ứng để thỏa mãn nhu cầu khách hàng Do quan tâm đến chấtlượng sản phẩm cũng như phong cách phục vụ nên thị phần của công ty ngày càng nângcao và thị trường ngày càng mở rộng

Trang 32

2 Thực trạng mua hàng tại công ty.

Mua hàng luôn là khâu đầu tiên, quan trọng nhằm tạo yếu tố đầu vào ( đó chính

là nguồn hàng ) một cách đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, đúng quy cách chủng loại, chấtlượng, phù hợp với nhu cầu của khách hàng và kế hoạch bán và tiêu thụ của doanhnghiệp

Hiện nay hoạt động mua hàng chủ yếu của công ty là nhập trực tiếp sản phẩm từnhững hãng điện tử trong nước như Sony, Samsung, Canon…như vậy vừa đảm bảo chấtlượng cũng như hợp lý về giá cả, tiết kiệm được chi phí, tăng được doanh thu từ đó làmtăng lợi nhuận, tạo điều kiện cho sự phát triển của công ty

Phương thức mua hàng chủ yếu của công ty: lấy hàng trực tiếp từ những hãngđiện tử, máy tính lớn như Samsung, Sony, Canon, HP…hoặc qua các trung gian là cácđại lý ủy quyền, nhà phân phối ,hoặc những công ty máy tính lớn…như vậy công ty sẽđảm bảo được chất lượng sản phẩm, cũng như sẽ có mức giá cả hợp lý

3 Thực trạng bán hàng tại công ty.

Doanh thu của Công ty hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động bán hàng vàcung cấp dịch vụ, nó chính là yếu tố then chốt và chủ đạo thúc đẩy làm tăng doanh thu,tăng lợi nhuân, góp phần cho sự tăng trưởng và phát triển của công ty Hiện nay sảnlượng bán hàng của công ty thông qua phương thức bán hàng trực tiếp là chủ yếu do thịtrường hiện tại của Công ty còn hạn hẹp chỉ tập trung trên địa bàn thành phố Hạ Long,phương thức bán hàng trực tiếp của công ty chủ yếu bán các sản phẩm và cung cấp dịch

vụ ngay tại các cửa hàng, các showroom của Công ty Việc phân phối hàng hóa theophương thức bán hàng trực tiếp được thực hiện dựa vào báo cáo kết quả bán hàng theotưng phương thức của năm trước và kế hoạch bán hàng hoạch định cho năm sau Hànghóa luôn đa dạng về chủng loại cũng như đảm bảo về chất lượng

Trang 33

Năm 2011

Năm 2010

%TH 12/11

%TH 11/10

Trang 34

thống mạng

III Dịch vụ khác 601.716.402 407.096.178 379.844.264 48,06% 7,17%

Nguồn: Phòng kinh doanh công ty TNHH Điện Tử Tin Học Thành Nam

Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy, hoạt động bán hàng của công ty có nhiềubiến động theo chiều hướng tích cực Tổng doanh số năm 2010 là 10.852.693.258

VNĐ, năm 2011 là 13.569.872.600 VNĐ, tăng 25,03 % so với năm 2010 Do trong năm

2011 Công ty đã ký kết được một số hợp đồng với các nhà cũng cấp có uy tín, chấtlượng, hoạt động kinh doanh cũng được đẩy mạnh hơn so với năm 2010 Trong năm

2012 dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế,công ty cũng chịu ảnh hưởng ít nhiềunhưng bằng việc xây dựng kế hoạch kinh doanh hợp lý, và có bước đi đúng đắn trongviệc phát triển công ty mà trong năm 2012 tổng doanh số của công ty tăng lên khá cao

so với năm 2011; Tổng doanh số năm 2012 là 20.057.213.379 VNĐ tăng 47,8% so vớinăm 2011 Để có được kết quả như vậy không những bằng việc xây dựng kế hoạch kinhdoanh, chiến lược kinh doanh có tính hợp lý cao, đúng đắn mà bên cạnh đó chính là donhu cầu của khách hàng ngày càng tăng cao, chính là sự tin tưởng, niềm tin của kháchhàng về những sản phẩm đảm bảo chất lượng với giá cả hợp lý mà Công ty đang cungcấp

Bảng 04: Kết quả hoạt động bán hàng theo cửa hàng

Đơn vị tính: Đồng

Năm

2012

Tỷ trọng

2011

Tỷ trọng

2010

Tỷ trọng

Trang 35

Cửa hàng (%) (%) (%) Showroom số

Bãi Cháy 4.274.138.023 21,32 3.291.471.159 24,26 2.336.626.401 21,55 Tổng doanh số 20.057.213.379 100 13.569.872.600 100 10.852.693.258 100

Nguồn: phòng kinh doanh Công ty TNHH Điện Tử Tin Học Thành Nam

Doanh số bán của các showroom và cửa hàng trực thuộc qua các năm tương đối

ổn định, có biến động nhưng không đáng kể Chúng ta có thể thấy doanh số bán của cácshowroom 815 Lê Thánh Tông và số 05 Kênh Liêm đa phần có doanh số bán chiếm tỷtrọng lớn doanh số bán của Tổng công ty Cụ thể, trong năm 2011 tỷ trọng của cácshowroom 815 Lê Thánh Tông và số 05 Kênh Liêm lần lượt là 41,62% và 34,12% tổngdoanh số bán; năm 2012 tỷ trọng của hai công ty này tiếp tục 41,07% và 37,61% tổngdoanh số

4 Thực trạng sử dụng nguồn vốn kinh doanh, chi phí và lao động.

4.1 Thực trạng về sử dụng nguồn vốn.

Nguồn vốn là điều kiên không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp trong quá trìnhhình thành và phát triển Hiệu quả của công tác sử dụng vốn luôn ảnh hưởng trực tiếpđến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trong những năm qua Công ty

Trang 36

luôn đề ra những kế hoạch, xây dựng chiến lược để sử dụng nguồn vốn của mình mộtcách hợp lý, có hiệu quả, bên cạnh đó làm tăng lượng vốn kinh doanh của Công ty.

Bảng 05: Thực trạng sử dụng vốn của công ty TNHH Thành Nam.

Trang 37

Qua bảng số liệu ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của Công ty có chiều hướng tănglên Cụ thể: năm 2012, tốc độ chu chuyển của tổng vốn kinh doanh là : 2,96 vòng, sovới năm 2010 là 1,84 vòng thì đã tăng lên 1,12 vòng tương đương với mức tăng60,86% Tốc độ chu chuyển vốn cố định trong năm 2012 là 9,24 vòng, so với 6,38 vòngcủa năm 2011 đã tăng lên 2,86 vòng tương ứng với 44,82 % Tốc độ chu chuyển vốnlưu động năm 2011 là 2,58 vòng, đến năm 2012 tăng lên 4,36 vòng, tức là đã tăng 1,78vòng tương ứng với 68,99% Như vậy, chúng ta có thể thấy hiệu quả sử dụng vốn củacông ty tăng tương đối Nguyên nhân của hiện tượng này là do trong năm 2012, Công ty

đã tăng được lượng hàng hóa bán ra,cung cấp nhiều dịch vụ cho khách hàng làm chotổng doanh số của công ty tăng lên, từ đó đã làm tăng hiệu quả sử dụng vốn của côngty

4.2 Thực trạng sử dụng chi phí.

Chi phí luôn là yêú tố quan trọng tác động lớn đến lợi nhuận,tới sự phát triển củaCông ty Nắm bắt được vấn đề đó nên Công ty đã làm và thực hiện nhiều biện pháp,cách thức để có thể tiết kiêm tối đa các khoản chi phí kinh doanh không cần thiết màkhông ảnh hưởng tới sự tăng trưởng, phát triển của công ty Bên cạnh đó là sử dụng cáckhoản chi phí cần thiết một cách có hiệu quả, phù hợp với tình hình cũng như điều kiệnkinh tế của công ty nhưng vẫn đem lại được tăng trưởng, sức cạnh tranh của công ty

4.3 Thực trạng sử dụng lao động.

Đội ngũ nhân viên của công ty đa phần có trình độ tương đối cao và ổn định, họđều được đào tạo từ các trường đại học cao đẳng, trung cấp và công nhân kỹ thuật nênkhả năng làm việc tốt và có hiệu quả cao, phát huy tố khả năng của mình cũng như vậndụng kiến thức vào thực tế Công ty đã bố trí phù hợp nhân viên cho từng bộ phận, tạocông ăn việc làm cho người lao đông Hằng năm công ty cũng tổ chức đào tạo, nâng caonghiệp vụ bằng nhiều hình thức như cử đi học tại các trường, các trung tâm đào tạo

Trang 38

nghiệp vụ, kỹ thuật…, cũng như đào tạo chỗ thường xuyên nhằm nâng cao trình độ,phấn đấu phát huy, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển công ty Việc phân công laođộng hợp lý trong Công ty đã giảm được lượng lao động và tăng năng suất lao động.

4.3.1 Năng suất lao động

Bảng 06: Năng suất lao động Công ty

Mặc dù nền kinh tế đang bị khủng hoảng nhưng doanh thu, năng suất lao độngcủa công ty vẫn tăng lên điều đó cho thấy Công ty đang không ngừng phát triển vàkhẳng định được vị thế của mình trong nền kinh tế thị trường, đầy cạnh tranh

4.3.2.Về tiền lương:

Bảng 07: Tổng lương nhân viên Công ty Thành Nam năm 2012 ( ĐVT: Đồng )

Trang 39

STT Họ và Tên Lương tháng Tiền lương Tổng cộng

Trừ tiền đóng BHXH

Số tiền thực lĩnh

21 Ngô Hải Sơn 2.100.000 1.776.923 21.848.077 2.103.240 19.744.837

22 Đoàn Văn Hoàng 2.100.000 1.857.692 21.726.923 2.103.240 19.623.683

23 Ngô Thị Hằng 1.950.000 1.725.000 20.287.821 1.943.100 18.344.721

Ngày đăng: 19/05/2015, 10:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Quản trị kinh doanh do GS.TS Nguyễn Thành Độ và PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền đồng chủ biên – Nhà xuất bản Kinh Tế Quốc Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị kinh doanh
Nhà XB: Nhà xuất bản Kinh Tế Quốc Dân
2. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại I, II do PGS.TS Hoàng Minh Đường và PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc đồng chủ biên – Nhà xuất bản Kinh Tế Quốc Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị doanh nghiệp thương mại I, II
Nhà XB: Nhà xuất bản Kinh Tế Quốc Dân
3. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh do PGS.TS Phạm Thị Gái chủ biên – Nhà xuất bản Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động kinh doanh
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống Kê
4. Giáo trình Kinh tế thương mại do GS.TS Đặng Đình Đào và GS.TS Hoàng Đức Thân đồng chủ biên – Nhà xuất bản Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế thương mại
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
5. Tài liệu do Phòng kinh doanh, Phòng tài chính kế toán Công ty TNHH Điện Tử Tin Học Thành Nam cung cấp Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w