Tính cấp thiết của Đề tài Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ vận tải giữ một vị trí quan trọng trong công tác kế toán tại các doanh nghiệp vận tải.. Phạm vi nghi
Trang 1PHÁP
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Tp HCM – Năm 2009
Trang 2PHÁP
Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60.34.30
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS HÀ XUÂN THẠCH
Tp HCM – Năm 2009
Trang 3
LỜI CAM ĐOAN
“Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại các đơn vị vận tải ở Thành phố Hồ Chí Minh - thực trạng và giải pháp” là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập
của bản thân tôi Đây là luận văn thạc sĩ, chuyên ngành kế toán Luận văn này chưa được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào
Tác giả
Trang 4
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
Tp HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
TT QL & ĐH VTHKCC: Trung tâm quản lý và điều hành vận tải hành khách
công cộng
Trang 5
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Chương 1
Sơ đồ 1.1 Phân loại chi phí vận tải theo quá trình tập hợp chi phí
Sơ đồ 1.2 Tập hợp chi phí trực tiếp (theo phương pháp kê khai thường xuyên)
Sơ đồ 1.3 Tập hợp chi phí trực tiếp (theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
Sơ đồ 1.4 Tập hợp chi phí gián tiếp (theo phương pháp kê khai thường xuyên)
Sơ đồ 1.5 Tập hợp chi phí gián tiếp (theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
Sơ đồ 1.6 Tập hợp chi phí và tính giá thành vận tải (theo phương pháp kê khai thường xuyên)
Sơ đồ 1.7 Tập hợp chi phí và tính giá thành vận tải (theo phương pháp kiểm kê định kỳ) Đồ thị 1.1 Đồ thị định phí
Đồ thị 1.2 Đồ thị biến phí
Đồ thị 1.3 Đồ thị biến phí biến đổi thực thụ
Đồ thị 1.4 Đồ thị biến phí biến đổi cấp bậc
Đồ thị 1.5 Đồ thị chi phí hỗn hợp
Chương 2
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ kế toán chi phí nhiên liệu và vật liệu bôi trơn
Sơ đồ 2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Bảng 2.1 Định ngạch săm lốp áp dụng tại saigon bus
Chương 3
Sơ đồ 3.1 Phân loại chi phí vận tải theo tính chất tham gia vào quá trình vận tải
Bảng 3.1 Chu kỳ các bảo dưỡng ô tô và rơ moóc
Bảng 3.2 Định ngạch sửa chữa lớn ô tô và các tổng thành
Trang 6
MỤC LỤC
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của Đề tài Trang 01
2 Mục đích nghiên cứu Trang 02
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Trang 02
4 Phương pháp nghiên cứu Trang 03
5 Nội dung và kết cấu luận văn Trang 03
PHẦN II: NỘI DUNG LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH DỊCH VỤ VẬN TẢI Ô TÔ
1.1 Tổng quan về hoạt động vận tải ô tô Trang 04 1.1.1 Đặc điểm cơ bản về hoạt động vận tải ô tô Trang 04 1.1.2 Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong vận tải ô tô Trang 04 1.2 Những vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ vận tải ô tô Trang 09 1.2.1 Khái niệm chi phí vận tải Trang 09 1.2.2 Khái niệm giá thành vận tải Trang 11 1.2.3 Mối quan hệ giữa chi phí vận tải và giá thành vận tải Trang 11 1.2.4 Sự cần thiết phải tổ chức kế toán chi phí vận tải và tính giá thành dịch vụ
vận tải Trang 12 1.2.5 Nội dung của chi phí vận tải và phân loại chi phí vận tải Trang 14 1.2.5.1 Nội dung của chi phí vận tải Trang 14 1.2.5.2 Phân loại chi phí vận tải Trang 16
Trang 7
1.2.6 Nội dung của giá thành và phân loại giá thành dịch vụ vận tải Trang 22 1.2.6.1 Nội dung của giá thành dịch vụ vận tải Trang 22 1.2.6.2 Phân loại giá thành sản phẩm vận tải Trang 23 1.2.7 Đối tượng, phương pháp kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành dịch vụ
vận tải Trang 24 1.2.7.1 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí vận tải Trang 24 1.2.7.2 Đối tượng và phương pháp tính giá thành dịch vụ vận tải Trang 27 1.2.8 Một số kinh nghiệm về tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ
vận tải hành khách công cộng ở các nước phát triển Trang 30
Kết luận chương 1 Trang 31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT
TẠI CÁC ĐƠN VỊ VẬN TẢI Ở TP HCM
2.1 Tổng quan về hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt Trang 32 2.1.1 Giới thiệu về hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
ở Tp HCM Trang 32 2.1.2 Các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động vận tải hành khách công
cộng bằng xe buýt ở Tp HCM Trang 32 2.1.3 Một số qui định của cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động vận tải
hành khách công cộng bằng xe buýt Trang 35 2.1.4 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị tham gia vận tải
hành khách công cộng bằng xe buýt tại Tp HCM 40 2.2 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại các đơn vị vận tải ở Tp.HCM Trang 44
Trang 8
2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Trang 46
2.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Trang 50
2.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung Trang 53
2.2.4 T p h p chi phí và tính giá thành dịch vụ vận tải Trang 64
2.2.5 Đánh giá về thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ
vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở các đơn vị vận tải Trang 65
Kết luận chương 2 Trang 68
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ XÂY DỰNG KẾ TOÁN CHI
PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH
CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TẠI CÁC ĐƠN VỊ VẬN TẢI Ở TP HCM
THEO CHI PHÍ ĐỊNH MỨC
3.1 Quan điểm và nguyên tắc của việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt Trang 69
3.1.1 Tuân thủ chế độ kế toán và vận dụng hợp lý hệ thống kế toán hiện hành Trang 69 3.1.2 Phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý kinh doanh của ngành và
doanh nghiệp vận tải Trang 69
3.1.3 Đáp ứng việc cung cấp thông tin về hoạt động kinh tế tài chính một cách
đầy đủ, hợp lý và kịp thời Trang 70
3.1.4 Đáp ứng được yêu cầu tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh và có
tính khả thi trong thực tế Trang 70
3.1.5 Đáp ứng kịp thời việc quản lý chi phí sản xuất có hiệu quả trong giai
đoạn trước mắt, đồng thời xây dựng mô hình kế toán chi phí định mức
tiên tiến áp dụng trong tương lai Trang 71
Trang 9
3.2 Nội dung hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại các đơn vị vận tải Trang 71 3.2.1 Các giải pháp hoàn thiện ở giai đoạn 1 Trang 73 3.2.2 Các giải pháp hoàn thiện ở giai đoạn 2 Trang 91 3.3 Điều kiện và biện pháp thực hiện Trang 101 3.3.1 Các Điều kiện và biện pháp từ phía các cơ quan quản lý
nhà nước Trang 102 3.3.2 Điều kiện và biện pháp từ phía các đơn vị vận tải Trang 103
Kết luận chương 3 Trang 104 Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 10PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của Đề tài
Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ vận tải giữ một vị trí quan trọng trong công tác kế toán tại các doanh nghiệp vận tải Nó cung cấp tài liệu về chi phí sản xuất và giá thành dịch vụ để tiến hành phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các định mức vật tư, lao động, tình hình thực hiện các dự toán chi phí Từ đó tăng cường biện pháp kiểm tra, quản lý chặt chẽ các chi phí vận tải một cách kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
Hiện nay, ngành giao thông vận tải đang thực sự là ngành có tốc độ phát triển cao, mức độ cạnh tranh hết sức khốc liệt Do đó, đơn vị vận tải nào tổ chức tốt chi phí, cung cấp dịch vụ tốt với mức giá cước cạnh tranh, giá thành hạ sẽ có lợi thế lớn trong quá trình cạnh tranh
Ngày 21/01/2002, Thành ủy và UBND Tp HCM có chủ trương khôi phục lại hoạt động vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt bằng cách thí điểm bằng
8 tuyến buýt mẫu với giá vé đồng hạng 1.000đ/1 lượt hành khách Sau 6 năm thực hiện, đến nay Tp HCM đã có 151 tuyến xe buýt với 4 thành phần kinh tế tham gia phục vụ, vận chuyển trung bình 296,23 triệu lượt hành khách/1 năm, đóng góp một phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế của thành phố Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế tại các đơn vị tham gia cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt tại Tp HCM, tổ chức kế toán chi phí sản xuất và giá thành dịch vụ vận tải chưa phát huy hết tác dụng, việc hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ vận tải còn nhiều bất cập, cung cấp thông tin cho việc ra quyết định còn chậm Việc tổ chức đúng đắn quá trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt là một bức xúc và là nhu cầu thực tế tại đơn vị nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý
Trang 11Ngoài ra, theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), ngay sau khi gia nhập Việt Nam cam kết cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia cung cấp dịch vụ vận tải đường bộ (hành khách và hàng hóa) dưới các hình thức và theo các điều kiện:
Hợp đồng hợp tác kinh doanh với các đối tác Việt Nam
Thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam trong đó phần vốn góp của phía nước ngoài không vượt quá 49% vốn điều lệ của liên doanh (từ 11/01/2010 có thể thành lập liên doanh với phần vốn góp của phía nước ngoài đến 51% vốn điều lệ nếu được cơ quan có thẩm quyền, trên cơ sở nhu cầu thị trường và cho phép) và lái xe trong liên doanh phải là người Việt Nam
Rõ ràng, sau khi gia nhập WTO, mức độ cạnh tranh của ngành giao thông vận tải đường bộ là hết sức gay gắt với sự có mặt của các Công ty nước ngoài giàu tiềm năng tài chính, kinh nghiệm quản lý thì việc tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ vận tải là một nhu cầu hết sức cấp thiết
2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại các đơn vị vận tải ở
Tp HCM, nghiên cứu thực trạng của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ vận tải trên cơ sở phân tích những tồn tại của công tác này tại các đơn vị, từ đó tìm ra các giải pháp hoàn thiện và xây dựng một mô hình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tốt hơn
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại các
Trang 12Công ty, Hợp tác xã tham gia cung cấp dịch vụ vận tải Phạm vi nghiên cứu của luận văn là công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ vận tải được giới hạn trong các loại hình vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, khảo sát thực tiễn
Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá tình hình thực tế
5 Nội dung của luận văn
Luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ vận tải ô tô
Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại các đơn vị vận tải ở Tp HCM
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện và xây dựng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại các đơn vị vận tải ở Tp HCM theo chi phí định mức
Trang 13CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH DỊCH VỤ VẬN TẢI Ô TÔ
1.1 Tổng quan về hoạt động vận tải ô tô
1.1.1 Đặc điểm cơ bản về hoạt động vận tải ô tô
Vận tải ô tô là ngành sản xuất vật chất đặc biệt, không sản xuất ra sản phẩm hữu hình, không tạo ra giá trị sử dụng mới cho xã hội, sản phẩm của vận tải là vận chuyển hàng hoá, hành khách từ điểm này đến điểm khác
Hoạt động kinh doanh vận tải ô tô có những đặc điểm cơ bản sau:
Sản phẩm dịch vụ vận tải ô tô không mang hình thái vật chất cụ thể, kết quả dịch vụ vận tải là số/khối lượng hàng hóa, hành khách đã vận chuyển;
Ở dịch vụ vận tải ô tô, quá trình sản xuất và tiêu thụ được tiến hành đồng thời, vì vậy không có sản phẩm làm dở, không có thành phẩm nhập kho như những ngành khác;
Phương tiện vận tải ô tô là tài sản cố định chủ yếu và quan trọng không thể thiếu trong quá trình thực hiện dịch vụ vận tải Các phương tiện này lại bao gồm nhiều loại có tính năng, tác dụng, hiệu suất và mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng khác nhau Điều này ảnh hưởng lớn đến việc cấu thành chi phí và doanh thu của dịch vụ vận tải ô tô;
Hoạt động vận tải ô tô có nhiều loại hình dịch vụ như vận tải hành khách công cộng, vận tải hành khách liên tỉnh, vận tải lữ hành, vận tải hàng hóa vì vậy việc hạch toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh cũng mang tính hạch toán ngành
1.1.2 Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong vận tải ô tô
1.1.2.1 Chỉ tiêu lượng vận chuyển
Trang 14Lượng vận chuyển là khối lượng hàng hóa, hành khách vận chuyển được trong một khoảng thời gian nhất định Lượng vận chuyển thể hiện kết quả sản xuất, kinh doanh trong một kỳ của doanh nghiệp vận tải
Ký hiệu của lượng vận chuyển là Q, đơn vị tính là Tấn hoặc hành khách Chỉ tiêu này giúp kế toán chi phí và giá thành theo dõi, hạch toán và phân tích chi phí vận tải gắn với một sản lượng vận chuyển nhất định Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khi phân tích và so sánh kết quả thực hiện trong nhiều kỳ kế toán chỉ tiêu lượng vận chuyển có thể không giúp ta giải thích được tại sao lượng vận chuyển trong các kỳ bằng nhau nhưng chi phí phát sinh giữa các kỳ lại khác nhau
1.1.2.2 Chỉ tiêu lượng luân chuyển
Lượng luân chuyển là khối lượng, trọng lượng, thể tích hàng hóa, số lượng hành khách mà doanh nghiệp vận tải vận chuyển được trong một kỳ gắn với quãng đường vận chuyển Đơn vị tính là Tấn.Km (đối với vận chuyển hàng hóa), hành khách.Km (đối với vận chuyển hành khách) Lượng vận chuyển được xác định bằng công thức:
P = Q x L (1.1.) Trong đó:
P là lượng luân chuyển
Q là lượng vận chuyển
L là quãng đường gắn với lượng vận chuyển tương ứng
Chỉ tiêu lượng luân chuyển có thể được sử dụng để phân tích, so sánh sản lượng vận tải thực hiện giữa các kỳ để cung cấp thông tin chính xác hơn Chẳng hạn, có hai hợp đồng cùng vận chuyển một lượng vận chuyển như nhau là 100 tấn Tuy nhiên, trong hai hợp đồng đó, một hợp đồng vận chuyển hàng hóa từ Tp.HCM đi Phan Thiết, hợp đồng còn lại vận chuyển hàng hóa từ Tp.HCM đi Nha Trang Rõ
Trang 15ràng, nếu sử dụng chỉ tiêu lượng vận chuyển ta không thể hiểu lý do tại sao chi phí vận tải của hai hợp đồng này lại khác nhau, chỉ có sử dụng lượng luân chuyển, tức là gắn khối lượng vận chuyển với quãng đường vận chuyển mới giúp ta hiểu lý do phát sinh chi phí vận tải trong kỳ
Cũng tương tự như lượng vận chuyển, lượng luân chuyển một khi theo dõi tổng hợp trong một kỳ cũng sẽ khiến người đọc không biết được gắn với từng chặng cụ thể lượng vận chuyển là bao nhiêu Chẳng hạn, có hai hợp đồng vận chuyển có lượng luân chuyển bằng nhau là 100 Tấn.Km Hợp đồng thứ nhất vận chuyển từ A đến C với quãng đường là 10 Km, lượng vận chuyển là 10 Tấn Hợp đồng thứ hai vận chuyển từ A đến B với quãng đường 25 Km, lượng vận chuyển là 4 Tấn Rõ ràng, nếu tính lượng luân chuyển cho cả hai hợp đồng đều là 100 Tấn.Km Do đó, nếu xét riêng lượng luân chuyển, ta sẽ không thể biết được lý do tại sao lượng luân chuyển trong các kỳ bằng nhau, nhưng chi phí vận tải lại khác nhau Vì vậy, khi phân tích chỉ tiêu sản lượng vận tải, người ta thường sử dụng đồng thời cả 2 chỉ tiêu lượng vận chuyển và lượng luân chuyển
1.1.2.3 Chỉ tiêu ngày xe tốt
Chỉ tiêu ngày xe tốt phản ánh số ngày phương tiện vận tải trong trạng thái sẵn sàng phục vụ hoạt động dịch vụ vận chuyển hành khách, hàng hóa Chỉ tiêu ngày xe tốt cũng phản ánh chất lượng bảo dưỡng, bảo trì đối với phương tiện vận tải và chất lượng của phương tiện vận tải
Chỉ tiêu ngày xe tốt được tính theo công thức:
A T = T x A C (1.2.) Trong đó:
AT là ngày xe tốt
T là hệ số ngày xe tốt
Trang 16T T
AT là ngày xe tốt
AC là ngày xe có (bằng với số ngày trong tháng, thường lấy bình quân là 30 ngày)
ABDSC là số ngày xe bảo dưỡng, sửa chữa
1.1.2.4 Chỉ tiêu ngày xe vận doanh
Ngày xe vận doanh là ngày xe hoạt động Ngày xe vận doanh được tính theo công thức sau đây:
A VD = A T - A K (1.5) Trong đó:
AVD là ngày xe vận doanh
AT là ngày xe tốt
AK là ngày xe chờ (còn gọi là ngày xe khác - ngày xe ngoài ngày xe bảo dưỡng sửa chữa)
Ngày xe vận doanh phản ánh mức độ sử dụng phương tiện trong việc tổ chức vận chuyển Ngày xe vận doanh thể hiện trình độ khai thác nguồn hàng, luồng hàng Sự chênh lệch giữa ngày xe tốt và ngày xe hoạt động càng lớn thể hiện sự khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn hàng Ngày xe vận doanh còn phụ thuộc vào sự sắp xếp
Trang 17tài, chuyến giữa các ca, phụ thuộc đầu bến, cuối bến, cự ly hoạt động, quãng đường huy động và thời gian nghỉ giữa ca
1.1.2.5 Hệ số sử dụng quãng đường
Hệ số sử dụng quãng đường () là khả năng khai thác hàng trên tuyến, hàng hai chiều hay hàng một chiều Hệ số sử dụng quãng đường đánh giá mức độ sử dụng phương tiện có ích khi xe lăn bánh Hệ số sử dụng quãng đường được tính theo công thức:
là hệ số sử dụng quãng đường
LH là quãng đường xe chạy có hành trên tuyến
LC là quãng đường cả tuyến (có hàng và không có hàng)
Chỉ tiêu hệ số sử dụng quãng đường ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và giá thành vận tải, đơn giản là vì tỷ lệ thuận với năng suất vận tải
1.1.2.6 Năng suất vận tải
Năng suất vận tải là số/khối lượng hàng hóa, hành khách mà đơn vị vận tải vận chuyển tương ứng với tuyến vận chuyển nhất định Năng suất vận tải được tính
bằng công thức:
W P = q x L C x (1.7) Trong đó:
WP: là năng suất vận tải
q là số/khối lượng hàng hóa, hành khách vận chuyển trên tuyến
là hệ số sử dụng quãng đường
1.1.2.7 Vận tốc khai thác
Trang 18Vận tốc khai thác – VK: là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp mức độ sử dụng phương tiện Vận tốc khai thác phụ thuộc vào điều kiện đường xá, lưu lượng giao thông trên đường, tổ chức phân luồng, tình trạng kỹ thuật của xe, trình độ của lái xe, và công tác tổ chức tác nghiệp đầu cuối
1.1.2.8 Thời gian hoạt động bình quân ngày đêm
Thời gian hoạt động bình quân ngày đêm – TH: là độ dài thời gian hoạt động của xe trong một ngày đêm, phản ánh mức độ sử dụng phương tiện về mặt thời gian
TH phụ thuộc vào chất lượng tổ chức vận tải, công tác tổ chức lao động cho lái xe
1.1.2.9 Quãng đường xe chạy ngày đêm
Quãng đường xe chạy ngày đêm - LNĐ: là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp mức độ sử dụng phương tiện cả về mặt thời gian lẫn tốc độ LNĐ càng cao thì năng suất phương tiện càng lớn
Theo Karl Marx, c cấu giá trị hàng hóa "HH = C + V + M" trong đó:
C: là toàn bộ tự liệu sản xuất tiêu hao trong quá trình tạo ra sản phẩm gọi là lao động vật hóa
V: là chi phí tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm gọi là lao động sống
M: là giá trị mới do lao động sống tạo ra trong quá trình sản xuất gọi là sản phẩm thặng dư
Trang 19Xét dưới góc độ doanh nghiệp, khi tiến hành quá trình sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ thì phải bỏ ra 2 bộ phận chi phí là C và V, và được gọi là chi phí sản xuất Như vậy chi phí sản xuất trong doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền những hao phí lao động sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh; hoặc chi phí là những phí tổn về nguồn lực, tài sản cụ thể sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cũng như vậy, để tiến hành quá trình cung cấp dịch vụ vận tải, doanh nghiệp vận tải cũng phải bỏ ra 2 bộ phận chi phí là C và V Do đó trong hoạt động vận tải, chi phí vận tải là tổng hao phí về lao động sống và lao động vật hoá biểu hiện dưới hình thức tiền tệ phát sinh trong hoạt động vận tải
Chi phí lao động vật hóa trong hoạt động vận tải bao gồm hao phí về nhiên liệu (xăng, dầu, vật liệu bôi trơn), tư liệu lao động như phương tiện vận tải… và các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài khác phục vụ cho hoạt động vận tải
Chi phí lao động sống trong doanh nghiệp vận tải bao gồm tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp theo lương, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và bảo hiểm thất nghiệp trả cho tài xếp, tiếp viên, phụ xế và nhân viên quản lý tổ đội
Chi phí vận tải cũng có thể được hiểu là những khoản chi phí phát sinh nhằm thực hiện việc cung cấp dịch vụ vận tải trong doanh nghiệp vận tải, bao gồm chi phí nguyên liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung
Hạch toán chi phí vận tải sẽ trả lời câu hỏi chi phí vận tải phát sinh thế nào? Theo từng loại chi phí gì? Phát sinh ở đâu? Phát sinh vì mục đích gì? Để làm gì?
Chi phí vận tải phát sinh thường xuyên trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vận tải Nhưng để kịp thời cung cấp thông tin cho công
Trang 20tác quản lý và hạch toán kinh doanh, chi phí vận tải phải được tập hợp theo từng thời kỳ như hàng tháng, hàng quí, hàng năm phù hợp với kỳ báo cáo và kỳ kế hoạch
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp vận tải phát sinh rất nhiều loại chi phí vận tải Do đó kế toán cần phải tập hợp đầy đủ các khoản chi phí liên quan đến việc cung cấp dịch vụ vận tải và chi phí không phục vụ cho việc cung cấp hoạt động vận tải
1.2.2 Khái niệm giá thành vận tải
Giá thành vận tải là biểu hiện bằng tiền các hao phí lao động sống và lao động vật hóa bỏ ra cho một kết quả nhất định của hoạt động vận tải Giá thành vận tải có những đặc điểm sau:
Là hao phí lao động sống và lao động vật hóa;
Là chỉ tiêu tổng hợp luôn được biểu hiện biểu hiện dưới hình thái tiền tệ;
Hao phí có mục đích, kết quả gồm những chi phí bỏ ra để chuẩn bị cho quá trình vận tải;
Theo nghĩa hẹp, giá thành dịch vụ vận tải là chi phí vận tải tính cho sản lượng vận tải/một đơn vị sản lượng vận tải hoàn thành (lượng vận chuyển hoặc lượng luân chuyển) Theo nghĩa rộng, giá thành vận tải là toàn bộ những hao phí lao động sống và lao động vật hóa biểu hiện bằng tiền chi ra cho quá trình vận tải
Giá thành vận tải còn là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng công tác quản lý của doanh nghiệp vận tải Giá thành vận tải là giới hạn để bù đắp chi phí vận tải, là căn cứ để xác định khả năng bù đắp chi phí trong quá trình thực hiện dịch vụ vận tải
1.2.3 Mối quan hệ giữa chi phí vận tải và giá thành vận tải
Chi phí vận tải và giá thành vận tải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Trong khi chi phí vận tải là đầu vào của quá trình vận tải thì giá thành vận tải lại chính là
Trang 21đầu ra của quá trình vận tải Chi phí vận tải gắn với thời kỳ phát sinh chi phí nhất định còn giá thành vận tải lại gắn với sản lượng vận tải nhất định
Mối quan hệ chặt chẽ được thể hiện:
Về chất, cả hai đều là các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa được biểu hiện bằng tiền Chi phí vận tải trong kỳ là căn cứ để tính giá thành vận tải
Về mặt vận động, chi phí vận tải phát sinh thường xuyên và liên tục, còn giá thành vận tải thì giới hạn trong sản lượng vận tải hoàn thành;
Về mặt lượng, do đặc thù của ngành vận tải không có giá trị sản phẩm dở dang nên chi phí vận tải phát sinh trong quá trình đơn vị vận tải thực hiện dịch vụ vận chuyển một sản lượng vận tải hoàn thành chính là giá thành vận tải gắn với sản lượng vận tải hoàn thành đó
Z VT = F VT (1.8)
Trong đó:
ZVT: giá thành vận tải
FVT: chi phí vận tải
1.2.4 Sự cần thiết phải tổ chức kế toán chi phí vận tải và tính giá thành dịch vụ vận tải
Chi phí vận tải gắn liền với việc sử dụng mọi nguồn lực của doanh nghiệp vận tải trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Về bản chất, quản lý chi phí vận tải và giá thành dịch vụ vận tải là quản lý việc sử dụng vật tư, lao động và tiền vốn tại đơn vị một cách hợp lý, tiết kiệm, phấn đấu thực hiện khối lượng vận tải lớn hơn, giá thành vận tải thấp hơn Do đó, việc quản lý chi phí vận tải tốt và hợp lý là yêu cầu mang tính khách quan và trọng yếu tại các đơn vị vận tải Công tác này đòi hỏi các doanh nghiệp vận tải phải thực hiện đồng bộ bằng nhiều biện pháp tổng hợp Để
Trang 22đạt được mục tiêu trên thì kế toán chi phí vận tải phải quản lý chặt chẽ các chi phí theo đúng định mức, đúng mục đích sử dụng
Yêu cầu về quản lý giá thành dịch vụ vận tải là quản lý mức độ, giới hạn chi phí vận tải phục vụ cho dịch vụ vận chuyển hàng hóa và hành khách, tức là phải quản lý chi phí vận tải theo giá thành kế hoạch cho từng khoản mục chi phí Để làm được điều này đòi hỏi kế toán chi phí và giá thành vận tải phải xác định được những chi phí nào là chi phí hợp lý, những chi phí nào là chi phí bất hợp lý, những chi phí nào tính vào giá thành vận tải và những chi phí nào không tính vào giá thành vận tải Như đã trình bày, chi phí vận tải cấu thành nên giá thành vận tải Trước hết là những chi phí thực sự chi ra trong quá trình vận chuyển, gắn với với các yếu tố chi phí cơ bản của vận tải Bên cạnh đó, để có tiêu chí đánh giá hoạt động kinh doanh của mình là tốt hay xấu sau một kỳ nhất định thì doanh nghiệp vận tải phải xem xét chi phí vận phải bao gồm cả những chi phí khác như chi phí thiệt hại do tai nạn, bồi thường thiệt hại trong quá trình vận tải… Có như thế mới có thể thực hiện được các yếu tố giá trị đã hao phí trong quá trình sản xuất kinh doanh, mới có tác dụng thúc đẩy doanh nghiệp vận tải sử dụng vốn có hiệu quả hơn và giá thành vận tải có nội dung kinh tế khách quan hơn
Xuất phát từ những yêu cầu quản lý kinh doanh và giá thành dịch vụ vận tải như vậy, để thực hiện hạch toán kinh tế trong điều kiện nền kinh tế thị trường, cũng như xuất phát từ đặc thù một số dịch vụ vận tải tại các đơn vị vận tải ở Tp.HCM như vận chuyển hành khách công cộng, vận chuyển lữ hành… thì nhiệm vụ hết sức quan trọng của kế toán tại các đơn vị vận tải là phải tính đúng, tính đủ chi phí kinh doanh và chi phí vận tải phát sinh cũng như phải ước tính được một cách hợp lý và chính xác chi phí vận tải cho kỳ kế hoạch
Trang 23Việc tính đúng, tính đủ chi phí vận tải và giá thành dịch vụ vận tải sẽ giúp cho doanh nghiệp vận tải có tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, từ đó định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho có lợi nhất cho doanh nghiệp và cho xã hội
Tính đúng, tính đủ chi phí vận tải là ghi chép, tính toán một cách đầy đủ, chính xác, khách quan những chi phí hợp lý phát sinh trong quá trình vận chuyển Việc tính đúng, tính đủ chi phí vận chuyển phải căn cứ vào 2 yếu tố: đó là khối lượng lao động, tư liệu sản xuất đã hao phí trong kỳ và giá cả các tư liệu sản xuất và đơn giá tiền lương
Việc tính đúng, tính đủ chi phí và giá thành dịch vụ vận tải một mặt phụ thuộc vào việc tổ chức hệ thống kế toán, kỹ thuật hạch toán, phương pháp tính toán Mặt khác lại phụ thuộc vào các yếu tố khác như kiểm kê, công tác xác định định mức chi phí, việc hạch toán chi phí kinh doanh
Việc tính đúng, tính đủ chi phí và giá thành dịch vụ vận tải cũng như ước tính hợp lý được chi phí và giá thành dịch vụ vận tải sẽ giúp doanh nghiệp vận tải đưa ra các mức giá cước vận tải cạnh tranh, dự trù trước được chi phí cho kỳ kế hoạch và chủ động hơn trong việc chuẩn bị nguồn vốn
Việc tính đúng, tính đủ chi phí và giá thành dịch vụ vận tải sẽ giúp cho doanh nghiệp đề xuất được mức trợ giá hợp lý đối với dịch vụ vận chuyển hành hành khách công cộng
1.2.5 Nội dung của chi phí vận tải và phân loại chi phí vận tải
1.2.5.1 Nội dung của chi phí vận tải
Cũng như các ngành sản xuất khác, ngành vận tải cũng có đầy đủ 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động Song
do tính chất đặc biệt của ngành vận tải, đối tượng lao động vận tải cũng có tính chất
Trang 24đặc biệt là không làm thay đổi tính chất lý hoá của đối tượng đó Sự tham gia các yếu tố cơ bản của sản xuất cũng khác và hình thành nên các yếu tố chi phí tương ứng Để tăng cường hiệu quả của công tác quản lý, sử dụng thông tin hạch toán chi phí vận tải và giá thành dịch vụ vận tải có hiệu quả phải hiểu sâu sắc bản chất của chi phí vận tải và giá thành dịch vụ vận tải Việc hiểu bản chất của chi phí vận tải giúp nhà quản trị phân biệt chi phí với chi tiêu
Chi phí vận tải là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp chi ra trong một kỳ hạch toán, khoản hao phí về tài sản và lao động có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ chứ không phải với mọi khoản chi
Chi tiêu chỉ làm giảm đơn thuần giá trị tài sản, vật tư và vốn của doanh nghiệp bất kể dùng cho mục đích nào Có thể trong kỳ khoản chi tiêu không phải là chi phí hoặc có những khoản đưa vào chi phí mà không phải chi tiêu trong kỳ đó
Chi phí vận tải và chi tiêu có mối quan hệ mật thiết Chi tiêu là cơ sở chi phí, không có chi tiêu thì không phát sinh chi phí Tổng chi phí trong kỳ bao gồm toàn bộ hao phí tài sản cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ Chi phí và chi tiêu còn khác nhau về thời điểm phát sinh, có khoản chi tiêu nhưng chưa phát sinh chi phí, có khoản đưa vào chi phí nhưng chưa có chi tiêu
Như vậy chi phí vận tải là toàn bộ các khoản chi mà doanh nghiệp vận tải phải tiêu dùng cho một kỳ kinh doanh để thực hiện việc tạo ra sản phẩm vận tải Chi phí là sự dịch chuyển giá trị của các yếu tố sản xuất, kinh doanhvào đối tượng tính giá thành Trong kỳ có nhiều khoản chi tiêu Để quản lý chặt chẽ, tiết kiệm và hạ giá thành dịch vụ vận tải, đảm bảo cho công tác kế toán chi phí vận tải, phân loại chi phí vận tải hợp lý có nhiều tiêu thức phân loại Song cách phân loại cần xuất phát từ các yêu cầu:
Trang 25- Đáp ứng được yêu cầu hạch toán kế toán nội bộ và hạch toán kế toán doanh nghiệp;
- Đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí một cách có hiệu quả;
- Đảm bảo giảm tối đa hao phí lao động trong công tác tổ chức hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm;
- Cung cấp thông tin phục vụ công tác quản trị doanh nghiệp và tính toán hiệu quả kinh tế
1.2.5.2 Phân loại chi phí vận tải
1.2.5.2.1 Phân loại chi phí vận tải theo yếu tố
Khi phân loại chi phí vận tải theo yếu tố, có các loại chi phí sau:
- Chi phí nhiên liệu, vật liệu
- Chi phí nhân công
- Chi phí khấu hao
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí bằng tiền khác
Phân loại chi phí vận tải theo yếu tố cho ta biết nguồn gốc, nguyên nhân phát sinh chi phí, tỷ trọng từng yếu tố chi phí vận tải trong giá thành vận tải để có thể lập được dự toán về vật tư, dự toán quỹ lương, đánh giá tình hình dự toán chi phí vận tải, từ đó phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán
1.2.5.2.2 Phân loại chi phí vận tải theo khoản mục chi phí
Khi phân loại chi phí vận tải theo khoản mục chi phí, có các loại chi phí sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là giá trị nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp vào quá trình cung cấp dịch vụ vận tải Khoản chi phí này thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành vận tải
Trang 26- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm khoản tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp theo lương, các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn trả cho tài xế, tiếp viên và phụ xế
- Chi phí sản xuất chung: là tất cả các chi phí vận tải phát sinh ngoài 2 khoản mục chi phí trên Theo đó, chi phí sản xuất chung bao gồm:
Chi phí lao động gián tiếp, phục vụ, quản lý hoạt động vận tải;
Chi phí nguyên nhiên vật liệu dùng trong sửa chữa, bảo trì phương tiện vận tải;
Chi phí công cụ, dụng cụ dùng trong hoạt động vận tải;
Chi phí săm lốp;
Chi phí bảo hiểm phương tiện;
Lệ phí cầu đường, thuê bến bãi;
Chi phí khấu hao phương tiện vận tải;
Chi phí dịch vụ mua ngoài;
Chi phí bằng tiền khác;
Chi phí sản xuất chung phát sinh trong hoạt động vận tải gồm nhiều thành phần có nguồn gốc phát sinh, đặc điểm khác nhau, chúng liên quan đến nhiều quá trình cung cấp dịch vụ vận tải, ít biểu hiện cụ thể qua mối liên hệ nhân quả Vì vậy, việc thu thập thông tin chi phí vận tải thường chậm trễ Mặt khác, đây là khoản mục chi phí mà việc tập hợp, phân bổ dễ làm sai lệch giá thành vận tải của từng loại dịch vụ vận tải
1.2.5.2.3 Phân loại chi phí vận tải theo quan hệ đối tượng chịu chi phí
Khi phân loại chi phí vận tải theo quan hệ đối tượng chịu chi phí, có các loại chi phí như sau:
Trang 27- Chi phí trực tiếp: Là những chi phí liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu chi phí gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (chi phí nhiên liệu và vật liệu bôi trơn), chi phí nhân công trực tiếp (tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương của tài xế, tiếp viên và phụ xế), và khoản khấu hao phương tiện vận tải
- Chi phí gián tiếp (chi phí chung): Là những chi phí liên quan đến nhiều dịch vụ vận chuyển gồm các chi phí quản lý đội xe, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền khác
Cách phân loại này có thể được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1
PHÂN LOẠI CHI PHÍ VẬN TẢI THEO QUÁ TRÌNH TẬP HỢP CHI PHÍ
1.2.5.2.4 Phân loại chi phí vận tải theo mối quan hệ với mức độ hoạt động
Khi phân loại chi phí vận tải theo mối quan hệ với sản lượng vận tải ta có:
- Chi phí cố định: là những chi phí mà xét về tổng số ít thay đổi hoặc không thay đổi cùng với sự thay đổi của mức độ hoạt động vận tải Chẳng hạn chi phí khấu hao phương tiện vận tải, chi phí lãi vay, chi phí thuê văn phòng… Những khoản chi phí này không thay đổi cho dù sản lượng vận tải trong kỳ
CHI PHÍ VẬN TẢI
Trang 28Đồ thị 1.2
Y = B
Trang 29Khi xem xét tỉ mỉ về chi phí biến đổi trong hoạt động vận tải, thì chi phí biến đổi tồn tại dưới nhiều hình thức ứng xử khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vận tải
+ Chi phí biến đổi thực thụ: là chi phí biến đổi mà sự biến động của chúng thay đổi tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động vận tải như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp Chi phí biến đổi thực thụ có thể được thể hiện qua phương trình sau đây:
Đồ thị 1.3
Trong đó:
Y là tổng chi phí biến đổi thực thụ
a là chi phí biến đổi trên một đơn vị mức độ họat động
X là sản lượng vận tải + Chi phí biến đổi cấp bậc: là những chi phí biến đổi mà sự thay đổi của chúng chỉ xảy ra khi mức độ hoạt động vận tải đạt đến một giới hạn, một phạm vi nhất định Chẳng hạn như lương thợ bảo trì, sửa chữa, chi phí tiêu hao điện năng… những chi phí này thay đổi tỷ lệ với mức độ hoạt động vận tải nhưng chỉ khi mức độ hoạt động vận tải tăng giảm
Tổng biến phí thực thụ
a
Mức độ hoạt động
Y = aX
Trang 30đến một giới hạn nhất định Chi phí biến đổi cấp bậc có thể được thể
hiện qua phương trình sau đây:
Y = a i X i (1.9)
Y là tổng chi phí biến đổi cấp bậc
ai là biến phí trên một đơn vị mức độ hoạt động vận tải i
Xi là mức độ hoạt động vận tải i
Đồ thị 1.4
- Chi phí hỗn hợp: là những chi phí bao gồm hỗn hợp cả chi phí cố định và chi phí biến đổi Chẳng hạn 1 đơn vị vận tải thuê hoạt động tài sản cố định Bên cạnh số tiền thuê phương tiện phải trả hàng tháng, cứ mỗi Km lăn bánh bên đi thuê phải thanh toán thêm 1 khoản tiền
Chi phí hỗn hợp có thể được thể hiện bằng phương trình sau đây:
Y = aX + B (1.10)
Mức độ hoạt động
Tổng biến phí cấp bậc
Trang 31Đồ thị 1.5
Trong đó:
Y là tổng chi phí hỗn hợp
a là biến phí trên một đơn vị mức độ hoạt động vận tải
X là mức độ hoạt động vận tải
B là chi phí cố định
1.2.6 Nội dung của giá thành và phân loại giá thành dịch vụ vận tải
Giá thành dịch vụ vận tải là hao phí lao động sống và lao động vật hoá bỏ ra để hoàn thành một khối lượng vận tải trong kỳ Thông qua giá thành dịch vụ vận tải để đánh giá hiệu quả kinh doanh Chẳng hạn giá thành vận tải là giới hạn bù đắp chi phí vận tải, giá thành vận tải là căn cứ lập giá kinh doanh vận tải Giá thành dịch vụ vận tải liên hệ chặt chẽ giá thành và giá cả, là xuất phát điểm để tính giá cả, là bộ phận chủ yếu dẫn đến giá trị dịch vụ vận tải
Giá thành vận tải là thước đo chi phí và khả năng sinh lời trong điều kiện giá cước không đổi, giá thành vận tải và lợi nhuận là 2 yếu tố chi phối lẫn nhau
1.2.6.1 Nội dung của giá thành dịch vụ vận tải
Nội dung kế toán của giá thành dịch vụ vận tải gồm các yếu tố sau:
B Tổng chi phí hỗn hợp
Mức độ hoạt động Y= aX + B
Trang 32- Yếu tố liên quan đến lao động vật hoá: do không tạo ra giá trị sản phẩm mới nên chỉ có chi phí khấu hao, chi phí nhiên liệu, săm lốp, vật liệu và một số chi phí khác;
- Yếu tố liên quan đến lao động sống: tiền lương lái xe và phụ xế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn;
- Chi phí khác: chi phí công cụ, dụng cụ, lệ phí giao thông, chi phí dịch vụ mua ngoài
1.2.6.2 Phân loại giá thành dịch vụ vận tải
Giá thành dịch vụ vận tải chia làm 3 loại:
- Giá thành kế hoạch: là giá thành được tính toán trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh vận tải dựa trên cơ sở định mức, dự toán chi phí và sản lượng kế hoạch Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu giảm giá thành và tăng lợi nhuận
- Giá thành định mức: giá thành định mức được tính toán trên các định mức chi phí hiện tại tại một thời điểm nhất định kỳ kế hoạch Giá thành định mức thay đổi theo sự thay đổi của định mức Giá thành định mức là thước
đo chuẩn xác để xác định kết quả tiết kiệm hay lãng phí các loại chi phí vận tải trong kỳ
- Giá thành thực tế: giá thành được tính toán thực tế sau khi hoàn thành quá trình vận tải, có 2 loại:
Giá thành sản xuất gồm: chi phí nguyên liệu thực tế, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung phát sinh để hoàn thành dịch vụ vận tải
Giá thành toàn bộ: giá thành sản xuất cộng chi phí bán hàng, cộng chi phí quản lý phân bổ cho kết quả sản phẩm dịch vụ đã hoàn thành
Trang 331.2.7 Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành vận tải
Quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành dịch vụ vận tải gồm 3 bước sau:
Bước 1: Tập hợp chi phí vận tải đầu vào theo địa điểm phát sinh chi phí, công dụng của chi phí và theo từng đối tượng tính giá thành vận tải;
Bước 2: Phân bổ các chi phí đã tập hợp ở bước 1 cho các đối tượng tính giá thành;
Bước 3: Tập hợp chi phí vận tải và xác định giá thành vận tải
1.2.7.1 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí vận tải
1.2.7.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí vận tải:
Đối tượng tập hợp chi phí vận tải là phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phí vận tải Trong kinh doanh vận tải ô tô, đối tượng tập hợp chi phí vận tải thường là theo từng đầu xe, đội xe phục vụ trên từng tuyến vận chuyển
1.2.7.1.2 Phương pháp tập hợp chi phí vận tải:
Chi phí vận tải bao gồm những chi phí liên quan trực tiếp đến việc cung cấp dịch vụ vận tải và những chi phí liên quan gián tiếp đến dịch vụ vận tải
Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp: Những chi phí liên quan trực tiếp đến việc cung cấp dịch vụ vận tải hành khách và hàng hóa được tập hợp trực tiếp vào từng đối tượng chịu chi phí như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp
Quá trình tập hợp chi phí trực tiếp tùy theo đơn vị sử dụng chế độ kế toán nào, hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ mà có thể khái quát theo các sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2
TẬP HỢP CHI PHÍ TRỰC TIẾP (THEO PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG
XUYÊN)
Trang 34Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Phương pháp tập hợp chi phí gián tiếp: Do chi phí gián tiếp liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí, nên phải áp dụng phương pháp phân bổ chi phí Theo đó, quá trình phân bổ chi phí vận tải gián tiếp được khái quát qua 2 bước:
Bước 1: Xác định hệ số phân bổ chi phí gián tiếp theo công thức:
T C
H (1.11)
Trang 35Trong đó:
H: là hệ số phân bổ C: Là tổng chi phí cần phân bổ T: Là tổng số đơn vị tiêu thức phân bổ
Bước 2: Phân bổ chi phí vận tải gián tiếp cho từng đối tượng liên quan Theo đó dựa vào hệ số phân bổ chi phí đã tính ở bước 1, dựa vào số lượng đơn vị tiêu thức phân bổ thực tế, kế toán phân bổ chi gián tiếp vào các đối tượng liên quan theo công thức:
C n = H x T n (1.12)
Trong đó:
Cn: Chi phí gián tiếp phân bổ cho đối tượng n
Tn: Số lượng đơn vị tiêu thức phân bổ cho đối tượng n Sau khi phân bổ chi phí vận tải gián tiếp cho các đối tượng liên quan, kế toán tập hợp chi phí gián tiếp vào từng đối tượng chịu chi phí tùy theo đơn vị sử dụng chế độ kế toán nào, hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ mà có thể khái quát theo các sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.4
TẬP HỢP CHI PHÍ GIÁN TIẾP (THEO PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI
THƯỜNG XUYÊN)
Trang 36Sơ đồ 1.5
TẬP HỢP CHI PHÍ GIÁN TIẾP (THEO PHƯƠNG PHÁP KIỂM KÊ
ĐỊNH KỲ)
1.2.7.2 Đối tượng và phương pháp tính giá thành dịch vụ vận tải
1.2.7.2.1 Đối tượng tính giá thành dịch vụ vận tải:
Đối tượng tính giá thành dịch vụ vận tải là sản lượng vận tải hoàn thành nhất định mà đơn vị vận tải thực hiện trong kỳ Tùy theo dịch vụ vận chuyển là vận chuyển hành khách hay hàng hóa mà ta có đối tượng tính giá thành là:
Tấn/Km - Hàng hoá luân chuyển
Người/Km - Hành khách luân chuyển
Km vận doanh - Hoạt động du lịch
1.2.7.2.2 Kỳ tính giá thành dịch vụ vận tải:
Kỳ tính giá thành dịch vụ vận tải là khoảng thời gian cần thiết cần phải tiến hành tổng hợp chi phí vận tải để tính ra tổng giá thành vận tải và đơn giá vận tải Việc xác định kỳ tính giá thành vận tải hợp lý sẽ giúp cho kế toán xác định rõ khoảng thời gian chi phí phát sinh, thời gian tổng hợp chi phí vận tải và tính giá thành dịch vụ vận tải để cung cấp thông tin cho việc định giá, đánh giá hoạt động vận tải trong từng thời kỳ
Do chi phí vận tải, đặc biệt là chi phí nhiên liệu thay đổi liên tục dưới tác động của giá cả xăng dầu thế giới và dưới tác động của lạm phát nên kỳ tính giá
Trang 37thành vận tải đối với đơn vị vận tải thường có thể được chọn theo chuyến, hợp đồng, theo tuần hoặc theo tháng
1.2.7.2.3 Phương pháp tính giá thành dịch vụ vận tải:
Phương pháp tính giá thành dịch vụ vận tải là một hệ thống các phương pháp,
kỹ thuật áp dụng để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị vận tải theo từng khoản mục chi phí sản xuất đã xác định cho từng đối tượng tính giá thành
Xuất phát từ đặc điểm là dịch vụ vận tải là loại hình sản xuất đặc biệt, không có sản phẩm dở dang và mỗi phương tiện vận tải khi được sử dụng để cung cấp dịch vụ vận tải hành khách hoặc hàng hóa lại phát sinh chi phí vận tải một cách riêng biệt nên phương pháp tính giá thành vận tải thích hợp nhất là phương pháp giản đơn Theo đó, giá thành dịch vụ vận tải được tính theo công thức:
Z VTTT = F (1.13)
Trong đó:
ZVTTT: Giá thành vận tải thực tế
F: Tổng chi phí vận tải đã tập hợp
F
ZĐVVTTT =
SLVT (1.14) Trong đó:
ZĐVVTTT: Giá thành đơn vị vận tải thực tế
SLVT: Sản lượng vận tải thực tế
Sản lượng vận tải thực tế có thể được tính theo lượng vận chuyển hoặc lượng luân chuyển
Ngoài ra, kế toán còn có thể áp dụng phương pháp định mức để xác định giá thành dịch vụ vận tải Theo đó, đơn vị vận tải phải xây dựng các định mức tiêu hao
Trang 38về nhiên liệu, vật tư, lao động và các khoản chi phí khác phục vụ cho hoạt động vận tải Giá thành dịch vụ vận tải theo phương pháp này được tính như sau:
Giá thành
thực tế =
Giá thành định mức
Chênh lệch
do thay đổi định mức
Chênh lệch do thoát ly định mức
(1.15)
Quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành dịch vụ vận tải tùy theo doanh nghiệp vận tải áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính hay chế độ kế toán theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006, hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ Có thể khái quát theo các sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.6:
TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH VẬN TẢI (PHƯƠNG PHÁP
KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN)
Trang 39Sơ đồ 1.7:
TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH VẬN TẢI (PHƯƠNG PHÁP
KIỂM KÊ ĐỊNH KỲ)
Lấy nước Pháp làm ví dụ, việc tổ chức công tác kế toán chi phí và tính giá thành vận tải hành khách công cộng được thực hiện hết sức hiện đại và nhanh chóng Mô hình kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ vận tải hành khách công cộng áp dụng ở nước này được tính theo mô hình chi phí định mức với hệ thống định mức chi phí chính xác, hợp lý và được xây dựng một cách hết sức linh hoạt Mỗi khi 1 chuyến
Trang 40tàu điện ngầm xuất bến đến 1 nơi qui định theo lịch trình, kế toán đã tính được chi phí và giá thành của chuyến đi gần như ngay sau đó Việc điều chỉnh chi phí định mức được thực hiện ngay có sự thay đổi giá cả của các yếu tố đầu vào Việc khai thác các tuyến vận tải hành khách công cộng được giao cho các hội đồng địa phương nơi có các tuyến vận tải đi qua Mức trợ giá được tính dựa trên doanh thu thực tế thu được từ bán vé trừ đi chi phí thực tế và phần lợi nhuận của đơn vị vận tải Tất cả các dịch vụ dọc tuyến được giao quyền khai thác cho các hội đồng liên xã để tạo ra nguồn trợ giá Với hệ thống thanh toán điện tử, việc phản ánh chi phí và doanh thu vận tải là hết sức nhanh chóng và chính xác
Kết luận chương 1:
Những vấn đề lý luận về kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ vận tải ô tô
được trình bày và phân tích ở trên là cơ sở và là điều kiện để ứng dụng vào thực tế Qua nghiên cứu hệ thống hóa các vấn đề về lý luận cho thấy việc xác định đúng, đủ và kịp thời chi phí vận tải có ý nghĩa quan trọng trong công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành dịch vụ vận tải là điều kiện để tính giá thành dịch vụ vận tải một cách chính xác đối với từng họat động vận tải
Sự khái quát về phương pháp kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ vận tải đã đưa ra phương pháp kế toán từng khoản chi phí vận tải và cho thấy rằng tính giá thành theo phương pháp trực tiếp và phương pháp định mức là thích hợp nhất đối với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc điểm đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành tại các đơn vị vận tải
Ngoài ra, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc ước tính chi phí vận tải đầu kỳ một cách chính xác và hợp lý sẽ giúp cho các đơn vị vận tải chuẩn bị đầy đủ vốn cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp ra thị trường những dịch vụ vận chuyển có giá cước cạnh tranh