Hoàn thiện Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần VINACONEX 6
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Khác với các ngành sản xuất kinh doanh thông thường trong nền kinh
tế hiện nay, ngành xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất quan trọng,mang tính chất công nghiệp, nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nềnKTQD
Nắm bắt được tầm quan trọng của ngành XDCB, Tổng công tyVINACONEX nói chung và Công ty Cổ phần VINACONEX 6 nói riêng đãkhông ngừng cố gắng phấn đấu trong suốt nhiều năm qua, nhằm cung cấpnhững sản phẩm xây lắp đảm bảo chất lượng và uy tín Và để đứng vững trênthương trường cạnh tranh ngày một gay gắt và khốc liệt giữa các doanhnghiệp xây lắp khác trong cùng một địa bàn, cùng một lãnh thổ…Công tyluôn luôn quan tâm đến vấn đề giảm thiểu chi phí để hạ giá thành sản phẩmxây lắp là các công trình và hạng mục công trình Tuy nhiên, mặc dù đội ngũcán bộ lãnh đạo đã cố gắng rất nhiều nhưng vẫn không tránh khỏi những rủi
ro trong quá trình thi công do đặc điểm riêng của sản phẩm xây lắp, điều này
đã ảnh hưởng rất lớn đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmxây lắp trong Công ty
Chuyên đề với đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần VINACONEX 6” sẽ cho thấy
thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty
và qua đó đưa ra những phương hướng hoàn thiện để giúp công ty có thể xácđịnh một cách chính xác hơn chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp, qua đó
Trang 2các nhà quản lý đưa ra được những biện pháp thích hợp để tiết kiệm chi phí
và giảm giá thành sản phẩm Chuyên đề bao gồm các nội dung:
Chương I: Tổng quan về Công ty Cổ phần cổ phần VINACONEX 6Chương II: Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giáthành tại Công ty Cổ phần VINACONEX 6
Chương III: Một số nhận xét đánh giá và giải pháp nhằm hoàn thiệncông tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổphần VINACONEX 6
Trang 3Chương I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
VINACONEX 61.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần VINACONEX 6
1.1.1 Quá trình thành lập của Công ty
Công ty Cổ phần VINACONEX 6 tiền thân là xí nghiệp xây dựng số 2trực thuộc công ty Xây dựng và dịch vụ nước ngoài _ VINACONEX, sauđược lập thành Công ty số 6_ VINASICO trực thuộc Tổng công ty Xuất nhậpkhẩu Xây dựng Việt Nam_ VINACONEX và thực hiện Nghị định số388/HĐBT ngày 20/11/1991 và Nghị định số 156/HĐBT ngày 7/5/1992 thànhlập lại theo quyết định số 168A QĐ/BXD – TCLĐ ngày 5/5/1993 của Bộtrưởng Bộ Xây dựng
Tên giao dịch Quốc tế
Logo của Công ty
:VINACONEX6 JION STOCK COMPANY: VINACONEX 6., JSC
:Văn phòng I, Khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, Hoàng Đạo Thuý, Cầu Giấy, Hà Nội
: 04.2513155 : 04.2513156
: vinaconex6@hn.vnn.vn : vinaconex6.com.vn
: 0011000014227 tại Ngân hàng Ngoại thương VN: 45010000001289 tại Ngân hàng ĐTPT Hà Tây
: 50.000.000.000 VND (Năm mươi tỷ đồng).
Trang 41.1.2 Quá trình cổ phần hóa của Công ty
Ngày 30/6/2000 theo Quyết định số 890/ QĐ- BXD của Bộ trưởng BộXây dựng Công ty chính thức chuyển đổi thành Công ty Cổ phần
1.1.3 Quá trình tăng vốn điều lệ
Vốn điều lệ năm 2000 sau khi cổ phần hóa: 6.500.000.000 đồng
Năm 2004: Tăng vốn điều lệ lên 15.000.000.000 đồng
Năm 2006: Tăng vốn điều lệ lên 20.000.000.000 đồng
Năm 2007: Tăng vốn điều lệ lên 50.000.000.000 đồng
1.1.4 Quá trình phát triển
Công ty Cổ phần VINACONEX 6 là Công ty cổ phần có vốn góp chiphối của Nhà nước, thuộc Tổng Công ty VINACONEX, hiện nay Công ty Cổphần Xây dựng số 6 là một Doanh nghiệp hạng I có vốn nhà nước nắm giữ51% vốn điều lệ, giấy phép kinh doanh số: 010300087 do sở Kế hoạch vàĐầu tư Hà Nội cấp ngày 04/10/2000, thay đổi lần 1 ngày 4/10/2001 và thayđổi lần 2 ngày 18/6/2007
Công ty Cổ phần VINACONEX6 là đơn vị có truyền thống về đa dạnghóa công tác xây lắp, hiện là một trong những doanh nghiệp hàng đầu củaVINACONEX và là đơn vị xây lắp đầu tiên của Tổng công ty được chuyểnđổi thành Công ty cổ phần
Trong những năm gần đây, nhờ sự phát triển vững vàng trong kinhdoanh và chú trọng đa dạng hóa sản phẩm nên uy tín của VINACONEX 6
Trang 5ngày càng được nâng cao trên thị trường Các chỉ tiêu SXKD luôn tăng cao và
ổn định: từ 15% đến 30% hàng năm Nhiều chỉ tiêu đều tăng trưởng hơn 10lần so với trước khi cổ phần hóa, đặc biệt là lợi nhuận, doanh thu, lực lượngcán bộ công nhân viên
1.2 Tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần VINACONEX 6
1.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Sơ đồ 1.1 Tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất kinh doanh của công
ty cổ phần Vinaconex 6
Trang 61.2.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận quản lý
1.2.2.1 Đại hội cổ đông
Đại hội cổ đông bao gồm tất cả cổ đông có quyền dự họp và biểuquyết, là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty, quyết định các vấn đềliên quan đến phương hướng hoạt động, vốn điều lệ, nhân sự Hội đồng quảntrị, Ban kiểm soát và những vấn đề khác được quy định trong Điều lệ
1.2.2.2 Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty có toàn quyền nhândanh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công tykhông thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông
1.2.2.3 Ban giám đốc Công ty
Bao gồm giám đốc điều hành và các phó giám đốc
- Giám đốc điều hành: là người được Hội đồng quản trị ký hợp đồngthuê với thời hạn nhất định, là đại diện pháp nhân của công ty trong mọi giaodịch kinh doanh được toàn quyền quyết định trong phạm vi quyền hạn củamình đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và hoàn toàn chịutrách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Pháp luật Nhà nước về mọi sự quảnlý, điều hành của mình đối với công ty
- Phó giám đốc: do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đềnghị của Giám đốc, là người giúp Giám đốc điều hành công việc hoạt độngcủa công ty theo nhiệm vụ đã được giao
1.2.2.4 Ban Kiểm soát
Ban Kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có trách nhiệm kiểm trabáo cáo tài chính hàng kỳ, xem xét các báo cáo của công ty về các hệ thống
Trang 7kiểm soát nội bộ và các nhiệm vụ khác thuộc thẩm quyền được quy định trongĐiều lệ.
1.2.2.5 Các phòng ban chức năng của công ty
Nhiệm vụ chính các phòng ban, đơn vị như sau:
Phòng tổ chức hành chính
Thực hiện công tác tổ chức cán bộ, quản lý nhân sự…
Xây dựng đơn giá tiền lương, các nội quy, quy định, quy chế Công
ty
Giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động
Công tác kỷ luật, thi đua khen thưởng
Công tác đào tạo, xuất khẩu lao động
Công tác hành chính, văn thư, lưu trữ tài liệu…
Phòng Tài chính - Kế toán
Phòng Tài Chính – Kế toán là phòng chức năng tham mưu giúp Giámđốc công ty tổ chức, chỉ đạo toàn bộ tài chính kế toán, cụ thể như:
Lập BCTC theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán doanh nghiệp
Lập dự toán nguồn vốn, phân bổ, kiểm soát vốn cho toàn bộ hoạtđộng sản xuất kinh doanh Công ty
Dự báo các số liệu tài chính, phân tích thông tin, số liệu TCKT
Quản lý vốn nhằm bảo đảm cho các hoạt động SXKD và việc đầu tưcủa Công ty có hiệu quả…
Phòng kế hoạch kỹ thuật và quản lý dự án
Tham mưu giúp việc lãnh đạo Công ty về kế hoạch SXKD và các chiếnlược phát triển của Công ty và phụ trách các lĩnh vực sau:
Trang 8 Công tác đấu thầu, quản lý dự án.
Tổng hợp, thống kê, báo cáo về công tác SXKD Công ty
Kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo và giải quyết các vấn đề phát sinh tạicác đơn vị sản xuất xây lắp trong toàn Công ty…
Ban vật tư thiết bị cơ giới
Khai thác sử dụng hiệu quả các thiết bị máy móc vật tư và đáp ứngyêu cầu SXKD các đơn vị sản xuất trong Công ty
Quản lý, bảo quản, duy tu bảo dưỡng duy trì sự hoạt dộng tốt,thường xuyên lâu bền của thiết bị máy móc vật tư…
Các đội xây dựng, các công trình trực thuộc
Tổ chức thi công các công trình, thực hiện các hợp đồng giao nhận thầuxây lắp được Công ty ký với chủ đầu tư, (khách hàng), theo nhiệm vụ công tygiao và theo hợp đồng giao nhận khoán giữa Công ty với Đội (Đội trưởng,Chỉ huy trưởng công trình)
1.3 Đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Các ngành, nghề kinh doanh chính của công ty:
Trang 9 Nhận thầu xây lắp các công trình xây dựng dân dụng và côngnghiệp, công trình kỹ thuật hạ tầng, các khu đô thị và khu công nghiệp, thicông các loại nền móng, công trình quy mô lớn, các công trình đường giaothông, cầu, đường bộ, các công trình thuỷ lợi quy mô vừa (kênh, mương, đê,kè, cống, trạm bơm ).
Xây dựng đường dây và trạm biến thế đến 35 KV, lắp đặt kết cấuthép, các thiết bị cơ điện, nước, điều không, thông tin tín hiệu, trang trí nộingoại thất
Xây dựng và phát triển nhà, kinh doanh bất động sản
Dịch vụ tư vấn quản lý dự án công trình
Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá
Xuất khẩu lao động, xuất khẩu xây dựng
Kinh doanh các nghành nghề khác trong phạm vi đăng ký và phùhợp với qui định của pháp luật
1.4 Tổ chức công tác kế toán của Công ty VINACONEX 6
1.4.1 Đặc điểm bộ máy kế toán của Công ty
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức vừa tậptrung, vừa phân tán
1.4.1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ mày kế toán của Công ty Cổ phần
VINACONEX6
Trang 101.4.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các vị trí trong bộ máy kế toán của Công ty
* Kế toán trưởng
Chức năng:
Giúp giám đốc công ty tổ chức bộ máy tài chính kế toán của Công ty
Tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác tài chính kế toán hạch toán kế toán trongđơn vị theo đúng chế độ pháp lệnh kế toán thống kê của nhà nước và quy chếtài chính của công ty cổ phần, chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Hộiđồng quản trị và chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về chất lượng báocáo tài chính của đơn vị
Giúp giám đốc công ty kiểm tra kiểm soát công tác tài chính kế toán,công tác phân tích hoạt động kinh tế của công ty
Nhiệm vụ:
Trang 11- Tổ chức bộ máy kế toán thống kê cho phù hợp với yêu cầu sản xuấtkinh doanh của đơn vị
- Xây dựng kế hoạch tài chính, kế hoạch tín dụng, kế hoạch CPQL
- Kết hợp với các phòng ban chức năng trong công tác xây dựng kếhoạch giá thành
- Lập báo cáo tháng, quý, năm
- Điều hoà vốn cho các khâu trong sản xuất
- Vào nhật ký chung phần công việc bán hàng, kế toán ngân hàng
- Phụ trách công tác nghiên cứu tổng thể và các hoạt động thực tế củacông ty về thị trường chứng khoán như:
+ Nghiên cứu các chính sách, văn bản pháp quy liên quan và tìnhhình thị trường chứng khoán để phân tích, đánh giá, đề xuất với giám đốccông ty các phương án và nhiệm vụ cần thực hiện
+ Chỉ đạo thực hiện kịp thời và hiệu quả nhất tất cả các nội dungcông việc cần thiết trong phạm vi trách nhiệm của phòng về các hoạt độngchứng khoán của công ty
Quyền hạn:
- Từ chối thanh toán khi chưa đủ chứng từ quy định
- Từ chối thanh toán không hợp lệ, không đúng nguyên tắc hạch toánkinh doanh mà Đại hội đồng cổ đông và HĐQT, Giám đốc ban hành
- Đề nghị HĐQT và Giám đốc khen thưởng tập thể và cá nhân vi phạmtrong công tác tài chính kế toán
* Phó kế toán trưởng: có nhiệm vụ hỗ trợ kế toán trưởng trong vai trò
quản lý và điều hành, dự thảo các văn bản về công tác kế toán; bảo quản lưu
Trang 12trữ hồ sơ tài liệu thông tin kinh tế của công ty, chịu trách nhiệm trước Giámđốc, Kế toán trưởng và Hội đồng Quản trị của công ty.
* Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ tổng hợp số liệu do các kế toán khác
chuyển đến từ đó kiểm tra chứng từ chi phí tính giá thành sản phẩm, lập báo
cáo tài chính nộp cho cấp trên
* Kế toán công nợ:
- Kế toán theo dõi các khoản thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế vàkinh phí công đoàn Chịu trách nhiệm về tính chính xác của các khoản phảithu, phải trích, các khoản đã trích, các số đã thu, số dư còn phải trích, cònphải thu của các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn,kết hợp cùng các phòng ban liên quan đối chiếu lập các báo cáo quyết toánbảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, với cơ quan bảo hiểm Theo dõi và quyết toán
ốm đau, thai sản phát sinh lập báo cáo thanh quyết toán với cơ quan bảo hiểm
- Theo dõi quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp; theo dõi công nợ xâylắp nội bộ, kiểm soát chứng từ, chi phí công trình kế toán thuế; theo dõi quan
hệ với ngân sách Nhà nước; thực hiện kê khai quyết toán thuế với cơ quanthuế; lập báo cáo tình hình thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước hàngquý, hàng năm
- Kế toán công nợ tạm ứng: Theo dõi công nợ tạm ứng phát sinh hàngtháng lập bảng tổng hợp tiền thu tạm ứng, tiền thu phạt hàng tháng khi thanhtoán lương
- Theo dõi quản lý hoá đơn, viết hoá đơn bán hàng khi có yêu cầu giaohàng của phòng tổng hợp, kê khai tình hình sử dụng hoá đơn tháng, quý, nămvới cục thuế Hà Tây, kế toán các khoản thanh toán với ngân sách, nhà nước,theo dõi đối chiếu tổng hợp, các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các loại
Trang 13thuế, kê khai thuế, lập báo cáo tài chính, tháng, quý, năm liên quan đến tìnhhình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước theo quy định.
- Kế toán các khoản công nợ phải thu, theo dõi quản lý các hợp đồngbán hàng của đơn vị Chịu trách nhiệm toàn bộ số liệu nghiệp vụ kinh tế phátsinh liên quan đến công nợ bán hàng
- Làm các báo cáo nhanh khi có yêu cầu của các cơ quan chức năng vàcác phòng ban
* Kế toán ngân hàng:
- Lập phiếu thu chi (trước khi lập phiếu thu chi phải kiểm tra tính chínhxác của chứng từ, tính hợp lệ, hợp lý của chứng từ) tránh nhầm lẫn
- Thực hiện các giao dịch với ngân hàng như lập kế hoạch vay vốn, vayvốn ngắn hạn, dài hạn, theo dõi khế ước để trả nợ và lập các báo cáo vềnghiệp vụ ngân hàng
- Theo dõi tiền gửi, tiền vay (hạn mức vay của từng ngân hàng phải cụthể chi tiết từng món vay) tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàngđầu tư và phát triển Hà Tây Cuối mỗi ngày phải cập nhật số dư của tài khoảntiền gửi, tiền vay các ngân hàng và lấy chứng từ giao lại cho Kế toán trưởng
để vào Nhật ký chung
- Theo dõi các khoản vay dài hạn của Ngân hàng Ngoại thương vàNgân hàng Đầu tư phát triển từ đó làm cơ sở để đề nghị cấp trên thanh toántrả khi đến hạn, tránh tình trạng để quá hạn
*Kế toán tài sản có nhiệm vụ phản ánh chính xác kịp thời, cụ thể, đầy
đủ số liệu hiện có, theo dõi các biến động liên quan đến tài sản của toàn Công
ty (thanh lý, nhượng bán, sửa chữa và trích khấu hao)
Trang 14* Kế toán tiền mặt thực hiện công tác kế toán tiền mặt, kế toán thanh
toán tạm ứng, lập phiếu thu chi tiền mặt, quản lý tồn quỹ, thu hồi các khoảntạm ứng
* Kế toán tiền lương: Hàng tháng nhận Bảng chấm công, các chứng từ
có liên quan đến việc tính lương, các khoản được hưởng theo chế độ quy địnhtrong điều lệ và các khoản trích nộp theo lương từ các đội, đồng thời theo dõitính toán và có nhiệm vụ chi trả lương hàng tháng cho người lao động
* Kế toán đội xây dựng thực hiện các công tác liên quan tới chứng từ
do các đội thi công gửi lên
và giao lại cho người nộp 01 liên Số phiếu thu phải liên tục và khớp trên sổđăng ký phiếu thu
- Cuối tháng phải kiểm kê xác định số dư tồn quỹ, niêm phong quỹ bàngiao cho bộ phận bảo vệ trước khi ra về
- Đóng chứng từ hàng tháng, quản lý, lưu trữ, chứng từ ngoài ra lo cáccông việc hành chính của phòng
* Kế toán tại các đội thi công có nhiệm vụ theo dõi tập hợp chứng từ
ban đầu phát sinh trong quá trình sản xuất thi công tại các đội, cung cấp các
Trang 15thông tin liên quan đến vật tư, nhân công…sử dụng cho công trình, hạng mụccông trình một cách chính xác, cụ thể và kịp thời; sau đó gửi lên phòng kếtoán của công ty để ghi chép nghiệp vụ phát sinh.
1.4.2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty
Công tác kế toán là một phần rất quan trọng trong một công ty, để pháthuy được vai trò quan trọng này thì việc tổ chức bộ máy kế toán phải khoahọc, hợp lý, đảm bảo cho thực hiện tốt các chức năng của kế toán, đáp ứngyêu cầu cung cấp thông tin cho quản lý kinh tế, tài chính
1.4.2.1 Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty
Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hànhtheo Quyết định số 15/2006 - QĐ/BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộtrưởng Bộ Tài chính
Niên độ kế toán: tính theo năm dương lịch, tức là bắt đầu từ ngày 01tháng 01 hàng năm và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 cùng năm đó
Kỳ kế toán áp dụng: theo tháng và quý
Công ty sử dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp (phương phápkhá giản đơn)
Phương pháp thuế: công ty tính thuế theo phương pháp thuế GTGTđược khấu trừ
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là Đồng Việt Nam (VNĐ)
Các chính sách kế toán công ty áp dụng:
* Cơ sở lập Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính được trình bày theo nguyên tắc giá gốc
* Tiền và tương đương tiền
Trang 16Tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngânhàng, tiền đang chuyển và các khoản đầu tư ngắn hạn thu hồi hoặc đáo hạnkhông quá 3 tháng kể từ ngày mua, dễ dàng chuyển đổi thành một lượng tiềnxác định cũng như không có nhiều rủi ro trong việc chuyển đổi.
* Hàng tồn kho
Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá gốc Giá gốc hàng tồn khobao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khácphát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại
Giá trị hàng tồn kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền
và được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên
* Các khoản phải thu thương mại và phải thu khác
Các khoản phải thu thương mại và phải thu khác được ghi nhận theohoá đơn, chứng từ
Trang 17Tài sản cố định được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trênthời gian hữu dụng ước tính Số năm khấu hao của các loại tài sản cố định nhưsau:
Nhà cửa, vật kiến trúc 12-30Máy móc và thiết bị 5-8Phương tiện vận tải, truyền dẫn 5Thiết bị, dụng cụ quản lý 4-5Thời gian trích khấu hao cho các TSCĐ của công ty tuân thủ theo quyđịnh của Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ theo Quyết định206/2003 của Bộ Tài chính
* Chi phí đi vay
Chi phí đi vay được ghi nhận vào chi phí trong kỳ
* Đầu tư tài chính
Các khoản đầu tư vào chứng khoán, công ty con, công ty liên kết và cơ
sở kinh doanh đồng kiểm soát được ghi nhận theo giá gốc
Khi thanh lý một khoản đầu tư, phần chênh lệch giữa giá trị thanh lýthuần và giá trị ghi sổ được hạch toán vào thu nhập hoặc chi phí trong kỳ
* Chi phí trả trước dài hạn
- Công cụ, dụng cụ
Các công cụ, dụng cụ đã đưa vào sử dụng được phân bổ vào chi phítrong kỳ theo phương pháp đường thẳng với thời gian phân bổ không quá 2năm
- Tiền thuê đất trả trước
Trang 18Tiền thuê đất trả trước thể hiện khoản tiền thuê đất đã trả cho phần đấtCông ty đang sử dụng Tiền thuê đất được phân bổ theo thời gian thuê 30 nămquy định trên hợp đồng thuê đất.
* Chi phí phải trả, trích trước chi phí sửa chữa lớn
Chi phí phải trả được ghi nhận dựa trên các ước tính hợp lý về số tiềnphải trả cho các hàng hoá, dịch vụ đã sử dụng trong kỳ
* Trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm được dùng để chi trả trợ cấp thôiviệc, mất việc Mức trích quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm là 3% quỹ lươnglàm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội và được hạch toán vào chi phí trong kỳ.Trường hợp quỹ trợ cấp mất việc làm không đủ để chi trợ cấp cho người laođộng thôi việc, mất việc trong kỳ thì phần chênh lệc h thiếu được hạch toánvào chi phí
* Nguồn vốn kinh doanh, quỹ
Nguồn vốn kinh doanh của công ty bao gồm:
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu: được ghi nhận theo số thực tế đã đầu tưcủa các cổ đông
- Thặng dư vốn cổ phần: chênh lệch do phát hành cổ phiếu cao hơnmệnh giá
- Vốn khác: hình thành do bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh, giátrị các tài sản được tặng, biếu, tài trợ và đánh giá lại tài sản
Các quỹ được trính lập và sử dụng theo Điều lệ công ty
* Thuế thu nhập doanh nghiệp
Trang 19Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 28% Công ty được miễn thuếthu nhập doanh nghiệp trong 2 năm kể từ năm bắt đầu kinh doanh có lãi vàgiảm 50% trong 4 năm tiếp theo.
Năm 2007 là năm thứ 3 công ty kinh doanh có lãi và được miễn thuếthu nhập doanh nghiệp
* Nguyên tắc chuyển đổi ngoại tệ
Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được chuyển đổi theo tỷ giá tạingày phát sinh nghiệp vụ Số dư các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối
kỳ được quy đổi theo tỷ giá tại ngày cuối kỳ
Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giálại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ được ghi nhận vào thu nhậphoặc chi phí trong kỳ
- Bảng thanh toán tiền lương
- Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành
- Bảng kê trích nộp các khoản theo lương
- Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
-
* Hàng tồn kho
Trang 20- Phiếu nhập kho
- Phiếu xuất kho
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa
- Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa
- Giấy thanh toán tiền tạm ứng
- Giấy đề nghị thanh toán
- Bảng kê vàng, bạc, kim khí quý, đá quý
- Bảng kiểm kê quỹ
- Bảng kê chi tiền
-
* Tài sản cố định
- Biên bản giao nhận TSCĐ
- Biên bản thanh lý TSCĐ
- Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành
- Biên bản đánh giá lại TSCĐ
- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
-
Trang 211.4.2.3 Vận dụng chế độ tài khoản kế toán
Công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo chế độ kế toán doanh nghiệpban hành theo Quyết định 15/2006-QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính
Ngoài các tài khoản theo quy định của Bộ Tài chính, Công ty còn mởthêm các tài khoản cấp 2 và cấp 3 phù hợp với công tác quản lý và sản xuấtkinh doanh của mình
Ví dụ TK 131 - Phải thu của khách hàng, Công ty mở chi tiết 2 tàikhoản cấp 2
TK 1311 - Phải thu của người mua và người giao thầu
TK 1312 - Ứng trước của người mua
TK cấp hai 1311 - Phải thu của người mua và người giao thầu được mởchi tiết cho từng khách hàng
Trang 22tính Hệ thống sổ kế toán của Công ty bao gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kếtoán chi tiết
* Sổ kế toán tổng hợp bao gồm: Sổ nhật ký chung, Sổ Cái
Sổ nhật ký chung để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinhtrong từng kỳ kế toán và trong một niên độ kế toán theo trình tự thời gian vàquan hệ đối ứng các tài khoản của các nghiệp vụ đó
Sổ Cái dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinhtrong từng kỳ và trong một niên độ kế toán theo các tài khoản kế toán
* Sổ kế toán chi tiết bao gồm: Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ kế toán chi tiết dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chínhphát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán cần thiết phải theo dõi chi tiếttheo yêu cầu quản lý
Hình thức kế toán công ty áp dụng là hình thức kế toán trên máy vitính Phần mềm kế toán Công ty sử dụng đó là phần mềm kế toán CicAccounting của Tổng công ty VINACONEX Quy trình hạch toán, xử lýchứng từ, luân chuyển chứng từ, cung cấp thông tin của công ty đều đượcthực hiện trên máy tính
Việc sử dụng máy tính trong công tác kế toán đã giúp Công ty hạchtoán tương đối nhanh, đơn giản, làm giảm khối lượng công việc kế toán Hơnnữa, các nhân viên trong phòng Tài chính – Kế toán của Công ty được đào tạotất cả các phần hành khác nhau trong công tác kế toán Mỗi người đều cónhững mảng nhiệm vụ riêng do mình chuyên trách, nhưng bên cạnh đó vẫn cóthể thực hiện tốt những mảng công việc của người khác nếu được yêu cầu
Trang 23Với việc ứng dụng phần mền kế toán Cic Account vào công tác kếtoán, quy trình thực hiện các công việc kế toán về tổng thể cũng như mỗiphần hành được miêu tả theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.3: Quy trình thực hiện công việc kế toán trên phần mền kế toán.
Hằng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợpchứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ,xác định tài khoản ghi Nợ, ghi Có để nhập vào dữ liệu vào máy vi tính theobảng biểu đã được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán Các thông tin được tựđộng nhập vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan
Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báocáo tài chính Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết luôn đảmbảo sự trung thực, chính xác theo thông tin đã được nhập trong kỳ Trình tựghi sổ kế toán được thể hiện qua sơ đồ sau:
Đăng nhập
vào phần kế
toán
Nhập dữ liệuvào máy vitính
Máy vi tínhtổng hợp, xửlý dữ liệu
Hệ thống các
sổ, báo cáo kếtoán
Trang 24Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính
Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra
1.4.2.5 Vận dụng báo cáo kế toán
Hệ thống báo cáo kế toán của Công ty bao gồm: Báo cáo tài chính vàbáo cáo quản trị
* Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính,tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu
SỔ KẾ TOÁN
- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết Chứng từ kế toán
- Báo cáo tài chính
- Báo cáo kế toán quảntrị
Trang 25cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích củanhững người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.
Hệ thống báo cáo tài chính của công ty gồm báo cáo tài chính năm vàbáo cáo tài chính giữa niên độ
Báo cáo tài chính năm bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính giữa niên độ bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng đầy đủ)
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (dạng đầy đủ)
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng đầy đủ)
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc
* Báo cáo quản trị
Báo cáo quản trị là những báo cáo phục vụ cho công tác quản lý doanhnghiệp
Báo cáo quản trị của công ty bao gồm:
- Báo cáo tình hình sử dụng quỹ doanh nghiệp
- Báo cáo chi tiết quản lý doanh nghiệp
- Báo cáo chi tiết vay ngắn hạn
- Báo cáo chi tiết vay dài hạn
- Báo cáo tổng hợp tăng giảm TSCĐ
- Báo cáo chi tiết phải thu khách hàng
-
Trang 26Chương II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN VINACONEX 62.1 Kế toán chi phí sản xuất
2.1.1 Đặc điểm chi phí sản xuất tại Công ty
Công ty Cổ phần VINACONEX 6 là một đơn vị hoạt động trong lĩnhvực xây lắp nên chi phí sản xuất của Công ty cũng mang những đặc điểmriêng biệt
Thứ nhất, sản phẩm xây lắp của Công ty có tính chất đơn chiếc và đượcsản xuất theo đơn đặt hàng nên chi phí bỏ vào sản xuất thi công cũng hoàntoàn khác nhau giữa các công trình, ngay cả khi công trình thi công theo cácthiết kế mẫu nhưng được xây dựng ở các địa điểm khác nhau với những điềukiện thi công khác nhau thì chi phí sản xuất cũng khác nhau
Việc tập hợp các chi phí sản xuất, tính giá thành và xác định kết quả thicông xây lắp cũng được tính cho từng sản phẩm xây lắp riêng biệt, sản xuấtxây lắp được thực hiện theo đơn đặt hàng nên ít phát sinh trong lưu thông
Thứ hai, địa bàn thi công các công trình của công ty thì khác nhau vàthường xuyên thay đổi theo công trình nên trong CPSX của Công ty khôngchỉ bao gồm các chi phí thông thường về NVL, nhân công… mà còn bao gồm
Trang 27các chi phí vận chuyển máy móc, xây dựng lều, lán, nhà tạm cho công nhân
…
Do đó, chi phí sản xuất của Công ty Cổ phần VINACONEX 6 baogồm:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sử dụng máy thi công
Chi phí sản xuất chung
2.1.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có liên quan trực tiếp đến việc tậphợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp, đồng thời nó cũngảnh hưởng tới tính chính xác của thông tin kế toán cung cấp từ quá trình tậphợp chi phí sản xuất
Vì vậy xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, phù hợp vớiđặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của Công ty sẽ có ý nghĩa rất lớntrong việc tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tổ chức tập hợp số liệu,ghi chép trên tài khoản, sổ chi tiết Tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đốitượng sẽ có tác dụng phục vụ tốt cho việc tăng cường quản lý sản xuất và chiphí sản xuất, phục vụ cho công tác hạch toán kinh tế nội bộ, cho công tác tínhgiá thành sản phẩm kịp thời, chính xác
Do đặc điểm sản phẩm ở Công ty Cổ phần VINACONEX 6 là các côngtrình, hạng mục công trình làm theo đơn đặt hàng và để đáp ứng yêu cầu hạchtoán kinh tế nội bộ, quản lý kinh tế… nên đối tượng kế toán tập hợp chi phísản xuất là từng công trình, hạng mục công trình nhận thầu
Trang 282.1.3 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất được Công ty sử dụng là phươngpháp tập hợp chi phí trực tiếp theo từng công trình Chi phí sản xuất phát sinhđược sử dụng cho công trình hay hạng mục công trình nào thì được hạch toántrực tiếp cho công trình đó
2.1.4 Trình tự và nội dung hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty.
Do đặc điểm của Công ty Cổ phần VINACONEX 6 là một doanhnghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, nên về cơ bản điều kiện tổ chức hoạtđộng sản xuất cũng như sản phẩm của công ty có sự khác biệt lớn so vớinhững ngành sản xuất vật chất khác, cụ thể là Công ty có rất nhiều hạng mụcthi công, nhiều tổ đội thực hiện
Trong phạm vi Chuyên đề thực tập, em xin chọn công trình Phần thântháp Mỹ Đình do Nguyễn Quốc Oanh làm đội trưởng thi công thuộc đội xâydựng số 10 để minh họa
2.1.4.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.1.4.1.1 Nội dung
* Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: chi phí về NVL chính, vậtliệu phụ, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển …tham giacấu thành nên thực thể sản phẩm xây lắp Chi phí NVL trực tiếp phát sinh tạicông trình, hạng mục công trình nào thì được tập hợp trực tiếp cho công trình,hạng mục công trình đó theo giá thực tế đích danh của từng loại NVL
Tại Công ty, chi phí NVL trực tiếp được coi là một loại chi phí chiếm
tỷ trọng lớn nhất trong giá thành của công trình và hạng mục công trình và nó
Trang 29có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định mức tiêu hao vật chất trong thicông, đảm bảo tính chính xác của giá thành công trình xây dựng, do đó, việcquản lý chặt chẽ tiết kiệm vật liệu là một yêu cầu hết sức cần thiết trong côngtác quản lý.
Chi phí NVL trực tiếp tại Công ty, bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vậtliệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây lắp như:
Chi phí NVL chính: gạch, cát, đá, xi măng, sắt, bê tông đúc sẵn…
Chi phí NVL phụ: bột màu, thuốc nổ, đinh, dây buộc…
Chi phí NVL kết cấu: kèo, cột, khung, giàn giáo…
Do đó giá của nguyên vật liệu mua về được sử dụng sẽ được tính theophương pháp giá thực tế đích danh của từng loại nguyên vật liệu đó
Hơn nữa, trong xây dựng cơ bản cũng như các ngành khác, vật liệu sửdụng cho công trình, hạng mục công trình nào thì phải được tính trực tiếp chocông trình, hạng mục công trình đó dựa trên cơ sở chứng từ gốc theo giá thực
tế của vật liệu và số lượng thực tế vật liệu đã sử dụng Cuối kỳ hạch toán hoặc
Trang 30khi công trình đã hoàn thành, kế toán tiến hành kiểm kê số vật liệu còn lại tạicông trình, để giảm trừ chi phí vật liệu đã tính cho từng công trình và từnghạng mục công trình
Trường hợp, vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tậphợp chi phí mà không thể tổ chức kế toán riêng được, thì phải áp dụngphương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ cho các đối tượng liên quan
Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêuhao theo hệ số, trọng lượng, số lượng sản phẩm
Công thức phân bổ như sau:
Chi phí vật liệu
phân bổ cho từng
đối tượng
= Tiêu thức phân bổcủa từng đối tượng x
Tổng chi phí vật liệu cần phân
bổTổng tiêu thức lựa chọn đểphân bổ của các đối tượng
2.1.4.1.2 Thủ tục chứng từ sử dụng
Căn cứ vào nhu cầu nguyên vật liệu phục vụ thi công công trình, cácđội viết “Giấy đề nghị tạm ứng” kèm theo bản giải trình các khoản chi phí cầnchi Sau khi Giấy đề nghị tạm ứng được xét duyệt kế toán sẽ tiến hành lậpphiếu chi và thực hiện việc chi tiền Đội trưởng tiến hành mua vật liệu vàchuyển thẳng tới chân công trình
Công việc mua nguyên vật liệu chỉ phát sinh khi có nhu cầu, do đótrong công tác kế toán NVLTT của công ty, công ty không sử dụng phiếunhập kho và phiếu xuất kho để phản ánh tình hình nhập xuất của nguyên vật
Trang 31liệu Vì vậy tình hình quản lý việc mua nguyên vật liệu dựa trên các hóa đơnGTGT để làm căn cứ ghi nhận
Đối với các công trình lớn, công ty sử dụng “Hợp đồng cung cấp vật tưtheo tiến độ công trình” Công việc tiến hành đến đâu thì nhà cung cấp vật tưsẽ chuyển nguyên vật liệu đến nơi đang thi công chừng đó.Việc kiểm tra vàgiám sát đối với nguyên vật liệu tại các công trường do đội trưởng thực hiện
Sau khi đội trưởng_ chủ nhiệm công trình tiến hành việc mua NVL, kếtoán tại các đội xây dựng sẽ tập hợp các chứng từ, các hóa đơn và đội trưởngtiến hành hoàn những chứng từ thu mua nguyên vật liệu đó gửi về phòng Tàichính - Kế toán của Công ty Kế toán tại công ty tiến hành ghi chép cácnghiệp vụ phát sinh và tiến hành lập phiếu chi với số tiền chi quá tạm ứnghoặc lập phiếu thu đối với số chi không hết
Trong quá trình luân chuyển chứng từ từ đội xây dựng về công ty, nếungười thực hiện hoàn chứng từ làm mất hóa đơn thì buộc phải lập “Biên laixác nhận” về việc mất hóa đơn GTGT Biên lai xác nhận phải có đủ xác nhậncủa cả hai bên: bên giao- bên nhận Phòng kế toán sẽ sử dụng tờ biên lai này
để lưu trữ và thay thế cho tờ hóa đơn GTGT đã bị mất
Kế toán tại công ty chỉ theo dõi tình hình nguyên vật liệu sử dụng theochứng từ mà các đội gửi về, không theo dõi cụ thể từng lần xuất dùng cũngnhư nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ
Trang 33Biểu 2.1 - Hóa đơn GTGT
HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 2: Giao khách hàngNgày 16 tháng 05 năm 2007
EB/2007B0014138
Đơn vị bán hàng: Công ty Cổ phần Việt Mỹ
Địa chỉ: P.7- B6 T2 Cty xây dựng số 1_ Đường Khuất Duy Tiến_ Thanh Xuân_ Hà Nội
Số tài khoản:
Điện thoại: Mã số: 0101413317
Họ tên người mua hàng: Nguyễn Quốc Oanh
Tên đơn vị: Công ty Cổ phần VINACONEX 6
Địa chỉ: VP1- Hoàng Đạo Thúy_ KĐT Trung Hòa_ Nhân Chính_Cầu Giấy_Hà Nội
Đơn giá Thành tiền
3 Bơm bê tông sàn tầng 15 m3 126 95.238,09 11.999.999
4 Bơm bê tông sàn tầng 16 m3 125 100.000 12.500.000
Cộng tiền hàng: 217.640.477
Tổng cộng tiền thanh toán 228.522.500
Số tiền viết bằng chữ: Hai trăm hai mươi tám triệu năm trăm hai mươi hai nghìn năm
Trang 342.1.4.1.3 Tài khoản sử dụng
Để theo dõi chi phí NVLTT phát sinh, phục vụ cho công tác tính giáthành, Công ty Cổ phần VINACONEX 6 sử dụng tài khoản 621-“ Chi phínguyên vật liệu trực tiếp”
TK 621 được mở chi tiết theo từng công trình và hạng mục công trìnhdựa vào từng mã riêng của mỗi công trình, hạng mục công trình
Ví dụ: Mã công trình:
42222 _Tháp nhà ở cao tầng Mỹ Đình_ móng
42222B_Tháp Mỹ Đình phần thân (Duy Oanh)
42222C_Phần thân tháp Mỹ Đình (Quốc Oanh)
42223_Chung cư Syrena phần Xấy trát HĐ 274
…
2.1.4.1.4 Hạch toán và trình tự ghi sổ
Căn cứ vào các “Hóa đơn GTGT” hoặc “Biên lai xác nhận” về việc mấthóa đơn GTGT, kế toán tiến hành xử lý chứng từ như sau:
Kế toán sử dụng Chứng từ ghi sổ làm căn cứ để ghi sổ, sau đó nhập
dữ liệu vào máy tính Thông qua phần mềm kế toán các số liệu sẽ tự động cậpnhật vào sổ chi tiết tài khoản 621, sổ Cái tài khoản 621
Dựa trên các chứng từ gốc ban đầu kế toán thực hiện ghi chép cácnghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung
Trang 35Sơ đồ 1.5 - SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI PHÍ NVLTT
Trang 36Ví dụ: Chứng từ ghi sổ ngày 26/05/2007– Nguyễn Quốc Oanh hoàn
chứng từ mua vật tư ngày 16/05/2007
Biểu 2.2 - Chứng từ ghi sổ
Trang 38Ngày 20-03-2006 của BTC
SỔ CHI TIẾT HỢP ĐỒNG
TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Mã 42222C: Phần thân tháp Mỹ Đình ( Quốc Oanh)
Từ tháng 01/2007 đến tháng 09/2007 Chứng từ
Diễn giải TK đ.ư Phát sinh nợ Phát sinh có Số dư
Số dư 31/01/2007 13gs Nguyễn Quốc Oanh- Hoàn chi phí vật tư, thuế GTGT đầu vào 3311 1369255600 1369255600 30/03/2007 59gs Nguyễn Quốc Oanh- Hoàn chi phí vật tư, thuế GTGT đầu vào 3311 769466130 769466130 25/04/2007 106gs Nguyễn Quốc Oanh- Hoàn chi phí vật tư, thuế GTGT đầu vào 3311 1200841200 1200841200
26/05/2007 133gs Nguyễn Quốc Oanh- Hoàn chi phí vật tư, thuế GTGT đầu vào 3311 1769758000 1769758000
25/06/2007 166gs Nguyễn Quốc Oanh- Hoàn chi phí vật tư, thuế GTGT đầu vào 3311 1835562800 1835562800 30/06/2007 KC621 Nguyễn Quốc Oanh- Kết chuyển TK621 sang Nợ TK 154 1541 6944853730
Trang 39820.160 02/05/2007 009694 Mua đinh 7cm thi công công trình Phần thân tháp Mỹ Đình
3311
700.000 35.000
735.000 16/05/2007 014138 Mua bêtông thi công công trình Phần thân tháp Mỹ Đình
Thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng
621 133 3311
217.640.477 10.882.023
228.522.500 23/06/2007 846863 Mua thép các loại thi công công trình Phần thân tháp Mỹ Đình
3311
570.319.244 28.515.965
Trang 40Ngày 20-03-2006
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
TK 621_ Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Từ tháng 01/2007 đến 09/2007
(trích)
đ.ứng Phát sinh nợ Phát sinh có Ngày Số CT
31/01/2007 13gs Nguyễn Quốc Oanh- Hoàn chi phí vật tư, thuế GTGT đầu vào 3311 1.369.255.600
30/03/2007 59gs Nguyễn Quốc Oanh- Hoàn chi phí vật tư, thuế GTGT đầu vào 3311 769.466.130
25/04/2007 106gs Nguyễn Quốc Oanh- Hoàn chi phí vật tư, thuế GTGT đầu vào 3311 1.200.841.200
26/05/2007 133gs Nguyễn Quốc Oanh- Hoàn chi phí vật tư, thuế GTGT đầu vào 3311 1.769.758.000
25/06/2007 166gs Nguyễn Quốc Oanh- Hoàn chi phí vật tư, thuế GTGT đầu vào 3311 1.835.562.800
30/06/2007 KC621 Nguyễn Quốc Oanh- Kết chuyển TK621 sang Nợ TK 154 1541 6.944.853.730