Kiến nghị đối với các ngành các cấp có liên quan.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 76)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT

1.9.3 Kiến nghị đối với các ngành các cấp có liên quan.

Chính quyền, đoàn thể ở từng địa phương cần phối hợp một cách nhịp nhàng, chặt chẽ trong công tác đầu tư tín dụng, cần xây dựng quy hoạch, phân vùng phù hợp với điều kiện địa bàn .

Các hộ có đủ điều kiện về : vốn tự có, năng lực trình độ quản lý kinh doanh ... cần nhanh chóng tạo điều kiện cấp giấy phép kinh doanh để hộ sản xuất có thể vay vốn Ngân hàng, các hộ không đủ điều kiện quy định theo luật định thì kiên quyết không cấp giấy phép kinh doanh.

Các ngành, các cấp có liên quan, các tổ chức đoàn thể xã hội như Hội nông dân, Hội phụ nữ, khuyến nông, khuyến lâm, Hội làm vườn .... phối hợp với nhau cùng ngân hàng đầu tư vốn cho hộ sản xuất, tư vấn cho họ nên trồng cây gì ? nuôi con gì? mua loại giống nào ? .... sao cho phù hợp với vùng,chất đất, khí hậu...có hiệu quả năng suất cao. Dạy cho họ cách trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu

hoạch ...cùng bàn bạc phương án tiêu thụ sản phẩm, giúp các hộ vay vốn sử dụng đồng vốn vay sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, có điều kiện trả nợ ngân hàng, có tích luỹ.

Chính quyền, các ngành, đoàn thể địa phương có trách nhiệm phối hợp với Ngân hàng sở tại thực hiện phát mại tài sản thế chấp với các món vay không có khả năng hoàn trả vốn cho Ngân hàng và xử lý các trường hợp rủi ro bất khả kháng, nợ quá hạn để thu hồi vốn cho ngân hàng kịp thời.

Thông qua Hội nông dân, Hội phụ nữ ... có thể đóng góp ý kiến với ngân hàng về những nội dung, thủ tục vay vốn... không phù hợp để ngân hàng kịp thời bổ xung, sửa đổi cho phù hợp.

Cấp ủy, chính quyền các tỉnh chỉ đạo các ngành tổ chức đánh giá quá trình triển khai thực hiện các chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 41/2010/NÐ-CP của Chính phủ và chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch theo Quyết định số 63/2010/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn, đề xuất chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.

Các địa phương, Bộ ngành có liên quan đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận trang trại cho các hộ gia đình và chủ trang trại, tạo cơ sở pháp lý cho đối tượng này vay vốn được thuận lợi.

Tăng cường hỗ trợ nông dân, các doanh nghiệp trong việc xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, xây dựng thương hiệu nông sản đạt chuẩn quốc tế; mở rộng thị trường trong nước và quốc tế; xây dựng cơ chế liên kết vùng, liên kết với các doanh nghiệp lớn đầu mối để hỗ trợ phát triển sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Ban hành cơ chế, chính sách về quản lý đất đai theo hướng hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã. Tích tụ ruộng đất có quy mô lớn để hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

Ban hành chính sách hỗ trợ về phát triển khoa học, công nghệ, tư vấn lựa chọn công nghệ… nhằm khuyến khích đưa công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp (miễn

giảm thuế nhập khẩu, cân đối hỗ trợ một phần nguồn vốn đầu tư nhà nước với lãi suất thấp, và vốn vay các ngân hàng thương mại).

Ban hành cơ chế hướng dẫn việc thực hiện chủ trương liên kết 4 nhà (gắn trách nhiệm, quyền lợi giữa nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông), tăng cường vai trò trách nhiệm của các tổ chức tín dụng trong việc đầu tư vốn cho phát triển kinh tế khu vực.

Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích để các Công ty Bảo hiểm triển khai các sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp, tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức tín dụng đầu tư vốn nhiều hơn nữa vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Có chính sách kêu gọi vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế, nguồn vốn FDI đầu tư vào kết cấu hạ tầng và sản xuất như: giao thông, thủy lợi, năng lượng; chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông sản.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w