Thực trạng mở rộng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hiện nay

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 50)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT

1.5.2 Thực trạng mở rộng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hiện nay

1.5.2 Thực trạng mở rộng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hiện nay hiện nay

Qua phân tích thực trạng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn ở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong thời gian qua, có thể thấy, ngân hàng đã có những bước tiến nhằm đáp ứng được nguồn vốn cho nhu cầu của lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Điều này thể hiện thông qua các chỉ tiêu sau:

- Chỉ tiêu về mức gia tăng khách hàng vay vốn :

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 H1 (%) 15,96 2,58 12,67

Chỉ tiêu H1 của các năm 2010, 2011, 2012 đều dương chứng tỏ trong giai đoạn này ngân hàng đã mở rộng cho vay biểu hiện thông qua mức gia tăng khách hàng vay vốn. Tuy nhiên sự mở rộng đó không đều đặn, H1 của năm 2010 rất cao (15,96%) lại bị sụt giảm mạnh vào năm 2011 (2,56%), điều này có thể lí giải một phần vì năm 2011 ngân hàng gặp nhiều biến động từ nội bộ ngân hàng, việc cho vay và mở rộng cho vay không được chú trọng, tuy nhiên trong điều kiện kinh tế khó khăn ngân hàng vẫn mở rộng được cho vay là một cố gắng và nỗ lực lớn. Năm 2012, khi ngân hàng đã ổn định hơn và đây cũng là năm mà ngân hàng đã có những bước tiến quan trọng,

những kinh nghiệm từ cho vay của 2 năm trước trong việc thực hiện cho vay theo các chương trình của chính phủ, của các tổ vay vốn, điều này làm cho chỉ tiêu H1 tăng nhanh lên đạt 12,67%.

- Chỉ tiêu mức gia tăng dư nợ cho vay

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 H2 (%) 15,4 6,92 8,34

Chỉ tiêu H2 chỉ tiêu về mức gia tăng dư nợ cho vay của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam qua các năm 2010, 2011,2012 đều >0 chứng tỏ ngân hàng có sự mở rộng cho vay.Năm 2010 có H2 đạt giá trị lớn nhất (15,4%), năm 2010 là năm bắt đầu, cũng như là năm thực hiện đầu tiên của những chương trình cho vay có hỗ trợ từ chính phủ như chương trình cho vay ưu đãi lãi suất với huyện nghèo theo nghị quyết 30A NQ-CP của chính phủ. Cho vay theo Quyết định số 63/2010/QĐ- TTg; Quyết định số 497/QĐ- TTg và 2213/QĐ- TTg của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất cho vay trung hạn đối với khách hàng là cá nhân và tổ chức. Cho vay thí điểm 11 xã theo chương trình xây dựng nông thôn mới… điều này làm cho việc gia tăng dư nợ một cách nhanh chóng, việc mở rộng cho vay hết sức dễ dàng. Tuy nhiên đến năm 2011 có cùng đánh giá giống như chỉ tiêu mức gia tăng khách hàng vay vốn, Ngân hàng vẫn thực hiện được mở rộng cho vay nhưng tốc độc cho vay giảm so với năm 2010 ( H2 chỉ đạt 6,92%). Đến năm 2012, khi khắc phục được những khó khăn từ bản thân ngân hàng, mức gia tăng dư nợ lại tiếp tục tăng đến 8,34%.

Hai chỉ tiêu đánh giá sự mở rộng cho vay là mức gia tăng khách hàng vay vốn và mức gia tăng dư nợ cho vay đã cùng chỉ ra rằng ngân hàng đã thực hiện được việc mở rộng cho vay, tuy nhiên tùy thuộc vào khả năng hoạt động của ngân hàng và điều kiện kinh tế, xã hội, mà khả năng mở rộng cho vay mỗi năm là khác nhau từ đó dẫn đến tốc độ mở rộng cho vay là không giống nhau. Hai chỉ tiêu này là hai chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mở rộng cho vay theo chiều rộng, tuy nhiên để đánh giá xem

mở rộng cho vay có thật sự hiệu quả không, có nên tiếp tục mở rộng cho vay trong điều kiện hiện nay hay không cần sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu cho vay để đánh giá thêm.

- Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tỷ lệ nợ xấu NNNT 2.05 3.59 2.83 Tỷ lệ nợ xấu toàn ngân hàng 3.76 6.19 5.76

Tổng dư nợ cho vay NNNT của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tăng lên qua các năm 2010, 2011,2012; đi cùng với nó tổng nợ xấu cũng tăng lên Và tốc độ tăng lên của nợ xấu còn tăng lên nhiều hơn so với tổng dư vợ biểu hiện ở tỷ lệ nợ xấu của NNNT 2011 (3.59%) tăng cao so với năm 2010. Tỷ lệ nợ xấu tăng lên chứng tỏ việc mở rộng cho vay trong trường hợp này là không đảm bảo chất lượng và không hiệu quả. Tỷ lệ nợ xấu của NNNT năm 2012 đã giảm xuống so với năm 2011, đây là một tín hiệu tốt trong hoạt động cho vay, mở rộng cho vay trong điều kiện tỷ lệ nợ xấu giảm được xem là có hiệu quả. Hơn nữa, khi so sánh tỷ lệ nợ xấu của NNNT với tỷ lệ nợ xấu của cả hệ thống thì tỷ lệ nợ xấu của NNNT vẫn thấp hơn rất nhiều, vì vậy mở rộng cho vay trong lĩnh vực này là một mục tiêu cần thiết để đảm bảo an toàn hơn cho ngân hàng nói chung và đảm bảo hiệu quả hơn trong hoạt động cho vay nói riêng.

Để mở rộng cho vay NNNT, không nên chỉ chú trọng mở rộng cho vay theo chiều rộng, nghĩa là bằng mọi cách tăng lên về số lượng khách hàng, về tăng trưởng dư nợ mà còn phải đi kèm với chất lượng của mỗi khoản vay. Đây không chỉ tốt cho hoạt động kinh doanh cho ngân hàng mà còn làm tăng uy tín ngân hàng. Muốn đạt được

điều đó, ngân hàng cần nâng cao công tác thẩm định và dự báo của mình cả trước, trong và sau khi cho vay để có thể mở rộng và tiếp tục mở rộng có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 50)