Tăng cường kiểm tra kiểm soát việc sử dụng tiền vay.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 72)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT

1.8.7Tăng cường kiểm tra kiểm soát việc sử dụng tiền vay.

Công tác kiểm tra tốt, nghiêm túc sẽ có tác dụng ngăn chặn các rủi ro tín dụng một cách có hiệu quả.

Việc kiểm tra có thể được tiến hành định kỳ, đột xuất hoặc công khai với tất cả các món vay. Việc kiểm tra được tiền hành trước, trong và sau khi cho vay, tất cả các khâu để kiểm tra đều rất quan trọng và khâu kiểm tra sau khi cho vay sẽ chứng minh lai các khâu trên là đúng hay sai.

Kiểm tra vốn vay của hộ có sử dụng đúng mục đích hay không?

Kiểm tra hiện trạng tài sản bảo đảm tiền vay để xác định có hay không phạm vi các điều khoản ghi trong hợp đồng?

Kiểm tra phản ánh sử dụng vốn vay trên thực tế có hiệu qủa hay không?

Ngoài đợt tổ chức các đợt kiểm tra theo chương trình, cán bộ tín dụng cần được định kỳ thay đổi địa bàn cho vay hoặc tổ chức kiểm tra "chéo".

Để công tác kiểm tra thực sự nghiêm túc và chính xác hiệu quả thì đòi hỏi cán bộ Ngân hàng cần có năng lực trình độ nghiệp vụ và một số kiến thức kinh tế xã hội khác và một điều rất quan trọng trong công tác kiểm tra đó là đạo đức nghề nghiệp.

Khi mở rộng cho vay, nợ xấu tăng là không tránh khỏi, nhưng việc tăng bao nhiêu, tốc độc tăng như thế nào thì ngân hàng có thể chấp nhận được, hiển nhiên tỷ lệ nợ xấu càng thấp càng tốt, vì vậy ngân hàng cần làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát việc sư dụng tiền vay để có thể giảm nợ xấu xuống, nhằm đảm bảo hiệu quả cho việc mở rộng cho vay.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 72)