HỆ THỐNG BAN CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 28)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT

HỆ THỐNG BAN CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ

NGHIỆP VỤ CHI NHÁNH PHÒNG GIAO DỊCH CHI NHÁNH CHI NHÁNH LOẠI 3 ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CHI NHÁNH LOẠI 1, LOẠI 2 SỞ GIAO DỊCH

2. Ban hành Quy định nội bộ của Ban kiểm soát. Định kỳ hàng năm, xem xét lại Quy định nội bộ của Ban kiểm soát, cac chính sách quan trọng về kế toán và báo cáo.

3. Chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến bộ phận kiểm toán nội bộ; chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện kiểm tra, rà soát đánh giá một cach độc lập, khach quan đối với hệ t hống kiểm tra, kiểm soát nội bộ . Có quyền sử dụng tư vấn độc lập và quyền được tiếp cận, cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động quản lý, điều hành ngân hàng để thực hiện nhiệm vụ được giao.

4. Thẩm định báo cáo tài chính 06 tháng đầu năm và hàng năm của Ngân hàng, bao gồm cả báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập thực hiện. Báo cáo Đại hội đồng cổ đông về kết quả thẩm định báo cáo tài chính hàng năm, đánh giá tình hợp lý, hợp pháp, trung thực và mức độ cẩn trọng trong công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính. Ban kiểm soát cần tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo và kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông.

5. Xem xét sổ kế toán, các tài liệu khác và công việc quản lý, điều hành hoạt động của Ngân hàng khi thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông

6. Kịp thời thông báo cho Hội đồng quản trị khi phát hiện trường hợp vi phạm của người quản lý ngân hàng theo quy định tại Quy chế này, Điều lệ ngân hàng va quy định pháp luật hiện hành có liên quan, đồng thời yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả (nếu có). Lập danh sach những ng ười có liên quan

Ủy ban Quản lý rủi ro

1. Tham mưu cho Hội đồng Quản trị trong việc ban hành các quy trình, chính sách thuộc thẩm quyền của mình liên quan đến quản trị rủi ro trong hoạt đông Ngân hàng theo quy định của pháp luật và Điều lệ Ngân hàng.

2. Phân tích, đưa ra những cảnh báo về mức độ an toàn của Ngân hàng trước những nguy cơ, tiềm ẩn rủi ra có thể ảnh hưởng và biện pháp phòng ngừa đối với các rủi ro này trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn.

3. Xem xét, đánh giá tính phù hợp và hiệu quả của các quy trình, chính sách quản trị rủi ro hiện hành của Ngân hàng để đưa các khuyến nghị, đề xuất đối với Hội đồng Quản trị về những yêu cầu cần thay đổi quy trình, chính sách hiện hành, chiến lược hoạt động.

4. Tham mưu cho Hội đồng Quản trị trong việc quyết định phê duyệt các khoản đầu tư, các giao dịch có liên quan, chính sách quản trị và phương án xử lý rủi ro trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ do Hội đồng Quản trị giao.

Ban Quan hệ quốc tế

Nhiệm vụ

1. Tham mưu cho lãnh đạo về các quan hệ quốc tế

2. Tổ chức việc đàm phán, ký kết các văn bản hợp tác với các tổ chức quốc tế. Chuẩn bị nội dung, chương trình, tài liệu và các điều kiện khác để làm việc với các đối tác nước ngoài. Soạn thảo văn bản ký kết, tổ chức ký kết giữa ngân hàng với các đối tác nước ngoài và có kế hoạch theo dõi việc thực hiện các nội dung đã ký kết.

3. Thực hiện đúng hồ sơ, thủ tục cần thiết để ký kết các văn bản hợp tác với những tổ chức trong và ngoài nước.

4. Báo cáo thống kê, tổng hợp định kỳ và đột xuất kết quả hoạt động hợp tác quốc tế theo nhiệm vụ.

5. Xây dựng chiến lược hợp tác quốc tế trung hạn, dài hạn và kế hoạch hợp tác quốc tế hàng năm.

6. Tổ chức việc đón tiếp các đoàn khách quốc tế đến làm việc với trường.

Ban Đầu tư

Có chức năng hoạch định chiến lược phát triển, đánh giá kết quả thực hiện chiến lược kinh doanh và đề xuất thay đổi về chiến lược kinh doanh; thúc đẩy việc thực hiện chiến lược và kế hoạch phát triển; hoạch định chiến lược đầu tư, xây dựng chính sách và nguyên tắc đầu tư ngắn, trung và dài hạn; nghiên cứu, thẩm định, đánh giá các khoản đầu tư thuộc thẩm quyền của HĐQT

1. Tổ chức thực hiện thủ tục pháp lý đối với các dự án đầu tư

2. Quản lý quá trình chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành khai thác, sử dụng đối với các dự án đầu tư , lập báo cáo tình hình thực hiện các dự án đầu tư, dự án sau đầu tư.

3. Đề xuất các biện pháp hoàn thiện công tác quản lý, vận hành dự án 4. Tìm hiểu thị trường, tìm kiếm cơ hội và xúc tiến đầu tư ra nước ngoài 5. Đánh giá phân tích rủi ro

Ban Tài chính Kế toán & Ngân quỹ

1. Nghiên cứu thị trường, tình hình kinh tế, hạot động của đối thể cạnh tranh 2. Quản lý danh mục tiền gửi

3. Nghiên cứu, phát triển sản phẩm

4. Quản lý tài chính, chi tiêu, lập kế hoạch định về tài chính 5. Thực hiện công tác hạch toán, kế toán nội bộ

6. Theo dõi quản lý trạng thái ngoại hối, phân tích điều tra dự báo tình trạng thị trường

7. Hướng dẫn hỗ trợ về mặt nghiệp vụ giao dịch tại quầy

8. Hướng dẫn hõ trợ về mặt nghiệp vụ, hoạt động hạch toán kế toán

9. Quản lý, tổ chức thực hiện các biện pháp phòng chống rử tiền, phòng chống rủi ro

10. Viết chính sách quy chế về chất lượng dịch vụ

Ban Tín dụng Hộ sản xuất & cá nhân

1. Soạn thảo, biên soạn quy chế cho vay hộ nông dân 2. Soạn thảo, biên soạn quy chế cho vay doanh nghiệp

3. Tái thẩm định khoản tín dụng (bao gồm khoản tín dụng ngắn hạn, bảo lãnh, dự án đầu tư,... Kiểm soát việc thực hiện các điều kiện phê duyệt.

4. Rà soát hồ sơ tín dụng để đảm bảo tuân thủ tất cả các điều kiện đã được phê duyệt trước khi nhập thông tin tín dụng vào hệ thống phần mềm và thực hiện giải ngân, phát hành bảo lãnh;

5. Kiểm soát và phê duyệt giải ngân đối với các khoản tín dụng, phát hành bảo lãnh thuộc thẩm quyền;

6. Phê duyệt trên hệ thống Ipca bao gồm: các khoản tín dụng và các thay đổi liên quan đến khoản cấp tín dụng, TSBĐ, phê duyệt phân loại nợ thủ công đối với các trường hợp vượt UQPQ của CN trên cơ sở khởi tạo và duy trì khoản tín dụng của CN;

8. Phối hợp với các Phòng/ban liên quan thực hiện kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nội dung phê duyệt của TSC về khoản tín dụng của các CN.

Dưới sự điều hành chỉ đạo của các cấp lãnh đạo của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và sự đồng lòng, đoàn kết, năng động sáng tạo của nhân viên toàn hệ thống, ngân hàng đã đạt những kết quả tốt trong kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Điều đó được minh chứng trong thực trạng kinh doanh của ngân hàng Agribank trong giai đoạn 2010-2012.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w