Thực trạng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng Agribank

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 43)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT

1.5.1.2 Thực trạng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng Agribank

Agribank

Trong suốt 25 năm qua, Agribank luôn xứng đáng là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Số khách hàng trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn lớn cùng với dư nợ cao chiếm gần 70% tổng dư nợ đã chứng tỏ thành công của ngân hàng Agribank trong mảng khách hàng cho vay chủ chốt này.

Bảng 1: Bảng dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế

Qua bảng số liệu trên có thể thấy

Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của toàn hệ thống ngân hàng Agribank tăng qua các năm, tuy nhiên tỷ lệ tăng có xu hướng giảm do ảnh hưởng suy thoái kinh tế. Dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn cũng có xu hướng tăng, tỷ lệ tăng lớn hơn so với tỷ lệ tăng tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Xét về tỷ trọng, dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn trong 3 năm 2010, 2011, 2012 đều đạt xấp xỉ 70% .Đây là một tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của cho vay ra nền kinh tế của ngân hàng. Tuy nhiên tỷ trọng cho vay nông nghiệp nông thôn có xu hướng giảm qua các năm, từ 68,20% năm 2010 xuống còn 66.62 năm 2012. Như vậy mặc dù có tăng lên về tổng dư nợ nhưng việc giảm về tỷ trọng cần chú ý để mở rộng cho vay hơn nữa trong lĩnh vực này.

Số lượng khách hàng cho vay trong lĩnh vực này tăng dần qua các năm, từ 3113535 khách hàng năm 2010 đã lên đến 3598356 khách hàng năm 2012, đây có thể là một lí giải cho việc tăng tổng dư nợ cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn qua các năm. Việc cho vay từng đối tượng khách hàng cụ thể trong lĩnh vực này thể hiện ở bản sau:

Bảng 2: Chỉ tiêu dư nợ của các đối tượng trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn

Cho vay nông nghiệp nông thôn tăng chủ yếu là do tăng các khoản vay của hộ sản xuất và cá nhân trong khi các khoản cho vay hợp tác xã lại giảm mạnh trong tất cả các năm 2010, 2011, 2012. Cho vay hộ sản xuất và cá nhân chiếm phần lớn trong tổng dư nợ và liên tục tăng, năm 2011 chỉ tăng nhẹ nhưng đến năm 2012 lại tăng phục hồi với tỷ lệ lớn 15,81%. Cho vay doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tăng mạnh trong 2 năm 2010 và 2011 nhưng lại giảm mạnh và năm 2012.

Thực trạng về cho vay theo thời hạn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thể hiện ở bảng và biêu đồ sau:

Bảng 3: Dư nợ cho vay theo thời hạn tại Agribank

Cho vay nền kinh tế tăng qua các năm, tỷ trọng cho vay theo các thời hạn có xu hướng tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, giảm tỷ trọng các khoản vay dài hạn, tuy nhiên xu hướng này không rõ, chỉ là thay đổi nhỏ theo tỷ trọng.

Bảng 4: Nợ xấu cho vay tại ngân hàng Agribank

Tổng nợ xấu tăng mạnh trong các năm 2010, 2011 tuy nhiên tốc độ tăng đã giảm đáng kể năm 2012 (1,27%). Tỷ lệ dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm tỷ lệ lớn so với tổng dư nợ (xấp xỉ 70%) tuy nhiên nợ xấu từ cho vay nông nghiệp nông thôn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng dư nơ, tỷ lệ lợ xấu nông nghiệp nông thôn chỉ bằng khoảng ½ tỷ lệ nợ xấu.

Tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất và cá nhân đóng vai trò chủ đạo trong tổng dư nợ cho vay nông nghiệp (chiếm hơn 2/3 tổng dư nợ cho vay nông nghiệp) nhưng tổng nợ xấu cho vay hộ sản xuất chỉ chiếm khoảng 1/2 (năm 2010) và giảm còn 1/3 (năm 2012) so với tổng nợ xấu nông nghiệp nông thôn.

Năm 2011 là năm có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của NNNT và của hộ sản xuất là lớn nhất so với 2010 và 2012. Điều này chứng tỏ năm 2011, mở rộng cho vay là không đạt hiệu quả và nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ mở rộng cho vay hộ sản xuất.

Lĩnh vực nông nghiệp nông thôn là lĩnh vực được chính phủ khuyến khích phát triển cho vay nhất là trong điều kiện hiện nay, thông qua các chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay nông nghiệp nông thôn :

+ Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn của Thủ Tướng Chính Phủ.

+ Chương trình cho vay ưu đãi lãi suất với huyện nghèo theo nghị quyết 30A NQ-CP của chính phủ.

+ Quyết định số 63/2010/QĐ- TTg; Quyết định số 497/QĐ- TTg và 2213/QĐ- TTg của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất cho vay trung hạn đối với khách hàng là cá nhân và tổ chức.

+ Cho vay thí điểm 11 xã theo chương trình xây dựng nông thôn mới

Đặc biệt ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn còn cho vay trong lĩnh vực này thông qua tổ vay vốn theo các nghị quyết liên tịch, điều này càng tạo điều kiện để đồng vốn vay đến được với những nơi cần vốn và sử dụng vốn vay trong lĩnh vực này có hiệu quả hơn. Tổ vay vốn có thể là hội nông dân, hội phụ nữ,….số lượng thành viên của hội ngày càng tăng qua các năm và chất lượng của các khoản vay ngày càng có chất lượng.

Số liệu cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn theo các chính sách cho vay trên được thể hiện dưới bảng sau:

Dựa vào bảng trên có thể thấy, dư nợ cho vay theo các chương trình cho vay trên đều tăng trưởng qua các năm, trong đó tăng trưởng mạnh nhất là cho vay theo nghị định 41 trong năm 2011 ( tăng 174% so với năm 2010).

Năm 2012 là năm kết thúc việc cho vay thí điểm đối với 11 xã về chương trình cho vay xây dựng nông thôn mới và triển khai trên cả nước, tính đến cuối năm 2012 số, dư nợ cho vay xây dựng nông thôn mới đạt 30.281 tỷ đồng tăng vượt bậc so với 2 năm trước ( tăng 93,46% so với 2011), điều này chứng tỏ ngân hàng đã có những biện pháp cho vay có hiệu quả để tăng trưởng nhanh số dư nợ và ngày càng hướng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hơn.

Ở hầu hết các tỉnh trong cả nước hiện nay, tỷ lệ cho vay nông nghiệp nông thôn của ngân hàng Agribank đều chiếm 70-90%. Các huyện ngoại thành của Hà Nội và TP HCM chủ yếu cho vay hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chất lượng tín dụng nông nghiệp nông thôn cao hơn các lĩnh vực khác là do món vay nhỏ giúp phân tán rủi ro và tỷ lệ vay trong tổng mức đầu tư thấp. Các hộ nông nghiệp nông thôn thường chỉ vay không quá 30% tổng vốn đầu tư. Họ có sẵn đất đai, sức lao động, chỉ cần vay một chút tiền lo phân bón....

Agribank tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Agribank đang tích cực huy động vốn ở tất cả các kênh trong và ngoài nước để có nguồn vốn đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng đối với khu vực nông

nghiệp, nông thôn ở mức trên 12%; đối với những địa bàn còn nhiều tiềm năng tăng khoảng 15%, tỷ trọng cho vay nông nghiệp nông thôn sẽ đẩy lên trên 70% tổng dư nợ cho vay.

Các đối tượng mở rộng cho vay như: Kinh tế hộ, các đối tượng theo Nghị định 41 của Chính phủ, đặc biệt chú ý đến các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ theo Nghị quyết 02 của Chính phủ, các doanh nghiệp công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp…

Có thể nói từng đồng bạc lẻ cho vay tới người nông dân lại chính là điểm tựa an toàn

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w