Tiểu luận pháp luật

10 9.9K 42
Tiểu luận pháp luật

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

A.LỜI MỞ ĐẦU Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó là phương tiện không thể thiếu bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội nói chung và nhà nước nói riêng. Pháp luật là một công cụ quản lý xã hội hữu hiệu của nhà nước, việc tăng cường vai trò của pháp luật được đặt ra như một tất yếu khách quan, Điều đó không chỉ nhằm mục đích xây dựng một xã hội có trật tự, kỷ cương, văn minh, mà còn hướng đến bảo vệ và phát triển các giá trị tốt đẹp, điều chỉnh, ngăn chặn và làm giảm thiểu những hậu quả tiêu cực do con người gây ra và một trong số đó là những hành vi vi phạm pháp luật. Như chúng ta đã biết vi phạm pháp luật là một hiện tượng nguy hiểm, tác động tiêu cực đến các mặt của đời sống xã hội, làm mất ổn định xã hội. Do vậy, việc tìm hiểu vấn đề vi phạm pháp luật, đặc biệt là cấu thành vi phạm pháp luật sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc góp phần đề ra những biện pháp hữu hiệu để đấu tranh phòng và chống vi phạm pháp luật trong xã hội. Và để hiểu rõ hơn vấn đề này thì sau đây chúng ta sẽ cùng nhau đi sâu, tìm hiểu kỹ hơn về “Cấu thành của vi phạm pháp luật”.B.CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VI PHẠM PHÁP LUẬTIKhái niệm “Vi phạm pháp luật” : Vi phạm pháp luật (VPPL) là hành vi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, trái với quy định của pháp luật và có lỗi, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Như vậy từ khái niệm chúng ta có thể thấy rằng một hành vi được xác định là vi phạm pháp luật khi có biểu hiện sau: Thứ nhất, vi phạm pháp luật luôn luôn là một hành vi hành động hoặc không hành động của con người. Pháp luật (PL) được đặt ra để điều chỉnh hành vi, cách xử sự của con người. Nếu là một hành vi là vi phạm pháp luật thì nó phải được biểu hiện thành các hành vi, hành động cụ thể của chủ thể pháp luật (các cá nhân hoặc của cơ quan, tổ chức). Những suy nghĩ, tư tưởng bên trong của con người dù tốt hoặc dù tốt, dù xấu khi chưa được biểu hiện ra bên ngoài bằng những hành vi cụ thể thì sẽ không được coi là vi phạm pháp luật. Thứ hai, Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ: hành vi VPPL là hành vi thực hiện những hành vi bị pháp luật cấm, hoặc không thực hiện những nghĩa vụ pháp luật bắt buộc thực hiện quyền vượt quá giới hạn cho phép, những hành vi này xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Thứ ba, Vi phạm pháp luật là hành vi có lỗi của chủ thể: Lỗi là yếu tố chủ quan thể hiện thái độ của chủ thể đối với hành vi VPPL của mình. Những hành vi đó phải có lỗi được chủ thể thực hiện cố ý hoặc vô ý mới bị coi là VPPL còn các hành vi trái pháp luật mang tính khách quan, không có lỗi của chủ thể thực hiện không cố ý và cũng không vô ý thì không bị coi là VPPL.

A. LỜI MỞ ĐẦU Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó là phương tiện không thể thiếu bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội nói chung và nhà nước nói riêng. Pháp luật là một công cụ quản lý xã hội hữu hiệu của nhà nước, việc tăng cường vai trò của pháp luật được đặt ra như một tất yếu khách quan, Điều đó không chỉ nhằm mục đích xây dựng một xã hội có trật tự, kỷ cương, văn minh, mà còn hướng đến bảo vệ và phát triển các giá trị tốt đẹp, điều chỉnh, ngăn chặn và làm giảm thiểu những hậu quả tiêu cực do con người gây ra và một trong số đó là những hành vi vi phạm pháp luật. Như chúng ta đã biết vi phạm pháp luật là một hiện tượng nguy hiểm, tác động tiêu cực đến các mặt của đời sống xã hội, làm mất ổn định xã hội. Do vậy, việc tìm hiểu vấn đề vi phạm pháp luật, đặc biệt là cấu thành vi phạm pháp luật sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc góp phần đề ra những biện pháp hữu hiệu để đấu tranh phòng và chống vi phạm pháp luật trong xã hội. Và để hiểu rõ hơn vấn đề này thì sau đây chúng ta sẽ cùng nhau đi sâu, tìm hiểu kỹ hơn về “Cấu thành của vi phạm pháp luật”. B. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VI PHẠM PHÁP LUẬT I- Khái niệm “Vi phạm pháp luật” : Vi phạm pháp luật (VPPL) là hành vi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, trái với quy định của pháp luật và có lỗi, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Như vậy từ khái niệm chúng ta có thể thấy rằng một hành vi được xác định là vi phạm pháp luật khi có biểu hiện sau: Thứ nhất, vi phạm pháp luật luôn luôn là một hành vi hành động hoặc không hành động của con người. Pháp luật (PL) được đặt ra để điều chỉnh hành vi, cách xử sự của con người. Nếu là một hành vi là vi phạm pháp luật thì nó phải được biểu hiện thành các hành vi, hành động cụ thể của chủ thể pháp luật (các cá nhân hoặc của cơ quan, tổ chức). Những suy nghĩ, tư tưởng bên trong của con người dù tốt hoặc dù tốt, dù xấu khi chưa được biểu hiện ra bên ngoài bằng những hành vi cụ thể thì sẽ không được coi là vi phạm pháp luật. Thứ hai, Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ: hành vi VPPL là hành vi thực hiện những hành vi bị pháp luật cấm, hoặc không thực hiện những nghĩa vụ pháp luật bắt buộc thực hiện quyền vượt quá giới hạn cho phép, những hành vi này xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Thứ ba, Vi phạm pháp luật là hành vi có lỗi của chủ thể: Lỗi là yếu tố chủ quan thể hiện thái độ của chủ thể đối với hành vi VPPL của mình. Những hành vi đó phải có lỗi được chủ thể thực hiện cố ý hoặc vô ý mới bị coi là VPPL còn các hành vi trái pháp luật mang tính khách quan, không có lỗi của chủ thể thực hiện không cố ý và cũng không vô ý thì không bị coi là VPPL. Thứ tư, Chủ thể vi phạm pháp luật có năng lực trách nhiệm pháp lý: Năng lực trách nhiệm pháp lý (TNPL) là khả năng phải chịu trách nhiệm pháp lý của chủ thể do nhà nước quy định, đó là những người đến độ tuổi nhất định, có khả năng lý trí và có tự do ý chí. Những hành vi trái pháp luật nhưng khi thực hiện chúng các chủ thể không có hoặc chưa có năng lực trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật thì không bị coi là vi phạm pháp luật. Vi phạm pháp luật là cơ sở nảy sinh TNPL và là cơ sở để truy cứu TNPL và do cấu thành vi phạm pháp luật quy định. Việc xác định từng bộ phận cấu thành trong vi phạm pháp luật là cơ sở quan trọng để truy cứu trách nhiệm pháp lý, từ đó sẽ tìm ra được mối quan hệ giữa chúng với nhau, xác định được các biện pháp áp dụng TNPLtương ứng, tìm ra nguyên nhân và đánh giá được mức độ nguy hiểm của hành vi VPPL gây ra. II - Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật: Cấu thành của vi phạm pháp luật là sự kiện pháp lý, những yếu tố mà nhà chức trách, cơ quan có thẩm quyền phải xác định được để truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể có hành vi VPPL, VPPL được cấu thành bởi bốn yếu tố: Mặt chủ quan, mặt khách quan, chủ thể và khách thể . 1. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật: Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là toàn bộ những dấu hiệu bên ngoài, gồm hành vi VPPL, hậu quả của hành vi VPPL và mối quan hệ nhân quả giữa chúng. Hành vi VPPL là hành vi thể hiện bằng hành động hoặc không hành động. Mọi hành vi trái với các yêu cầu của pháp luật đều là hành vi xâm phạm trật tự pháp luật, gây thiệt hại cho xã hội nhưng ở những mức độ khác nhau và đều nguy hại chung cho xã hội. Nó có nghĩa rằng nếu trong thực tế không tồn tại hành vi VPPL của chủ thể (cá nhân hay tổ chức) cụ thể thì sẽ không cóVPPL . Hành vi trái pháp luật là những xử sự của con người không phù hợp với quy định của PL. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội là những thiệt hại về người và của hoặc những thiệt hại phi vật chất khác do hành vi trái pháp luật gây ra cho xã hội. Như vậy thì trước hết phải xem vụ việc vừa xảy ra có phải do hành vi của con người hay không? Nếu phải thì hành vi đó có trái PL hay không? Nếu có trái PL thì trái như thế nào? Sự thiệt hại cho xã hội là những tổn thất về vật chất hay tinh thần. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội là giữa chúng có mối quan hệ nội tại và tất yếu với nhau. Hành vi chứa đựng mầm mống gây ra hậu quả hoặc là nguyên nhân trực tiếp của hậu quả nên nó phải xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian, còn hậu quả là kết quả tất yếu của chính hành vi đó mà không phải do một nguyên nhân khác. Ngoài ra còn phải xác định: thời gian, địa điểm, phương tiện VPPL để xác định xác định chính xác mặt khách quan của VPPL làm cơ sở cho việc truy cứu TNPL một cách phù hợp. Thời gian VPPL là giờ, ngày, tháng, năm xảy ra hành vi VPPL. Địa điểm VPPL là nơi xảy ra vi phạm pháp luật. Phương tiện VPPL là công cụ mà chủ thể sử dụng để thực hiện hành vi trái PL của mình. 2. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật: Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể khi thực hiện hành vi VPPL. Nó bao gồm : Lỗi, động cơ, mục đích VPPL . Lỗi là trạng thái tâm lý hay thái độ của chủ thể đối với hành vi của mình và đối với hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội, tai thời điểm thực hiện hành vi đó. Lỗi được thể hiện dưới hai hình thức: Cố ý hoặc vô ý. Lỗi cố ý có thể là cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp. Lỗi vô ý có thể là vô ý vì cẩu thả hoặc vô ý do quá tự tin. Lỗi cố ý trực tiếp : chủ thể vi phạm nhận thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra, nhưng mong muốn hậu quả đó xảy ra. Lỗi cố ý gián tiếp: chủ thể chủ thể vi phạm nhận thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra, nhưng để mặc cho nó xảy ra. Lỗi vô ý do quá tự tin: chủ thể vi phạm nhận thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra, nhưng tin tưởng rằng điều đó không xảy ra. Lỗi vô ý do cẩu thả : chủ thể vi phạm do khinh suất, cẩu thả mà không nhận thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra, mặc dù có thể nhận thấy và cần phải nhận thấy trước. Động cơ VPPL là lý do thưc đẩy chủ thể thực hiện hành vi VPPL. Mục đích VPPL là kết quả mà chủ thể muốn đạt được khi thực hiện hành vi vi phạm. Trong nhiều vụ án việc xác định động cơ, mục đích có ý nghĩa quan trọng để tìm hiểu nguyên nhân, điều kiện VPPL, nhân thân chủ thể vi phạm từ đó áp dụng biện pháp trách nhiệm thích hợp nhàm năng cao hiệu quả công tác giáo dục, cải tạo người VPPL. 3. Chủ thể vi phạm pháp luật: Chủ thể VPPL là cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm pháp luật. Hành vi trái pháp luật có lỗi mới bị coi là VPPL, vì vậy chủ thể của VPPL phải là người có năng lực hành vi (tổ chức thì bao giờ cũng có năng lực hành vi). Năng lực hành vi trách nhiệm pháp lý của chủ thể phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe ( người có bệnh làm mất hoặc hạn chế khả năng nhận thức về hành vi của mình hay không ) và tùy vào từng loại TNPL năng lực hành vi đó được pháp luật quy định cụ thể. 4. Khách thể của vi phạm pháp luật: Khách thể của VPPL là các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh và bảo vệ bị hành vi VPPL xâm hại tới và gây ra các thiệt hại hoặc đe dọa trực tiếp gây thiệt hại. Tính chất của khách thể VPPL cũng là một yếu tố để đánh giá mức độ nguy hiểm trong hành vi trái PL. Chẳng hạn hành vi xâm phạm thân thể, tính mạng của nhà giáo nguy hiểm hơn hành vi lợi dụng hoạt động giáo dục để thu tiền sai quy định, vì khách thể của hai tội đó khác nhau – một bên là thân thể, tính mạng cong người và bên kia là trật tự quản lý hành chính đối với giáo dục. C. CẤU THÀNH VI PHẠM PHÁP LUẬT QUA VÍ DỤ CỤ THỂ Xét một vi phạm pháp luật cụ thể là vụ án giết người cướp của vào ngày 11/07/2012. Tạ Chung Phương (SN 1994, trú tại xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) mặc dù tuổi đời còn rất trẻ nhưng đã sớm sống cuộc sống phiêu bạt, lêu lổng từ tỉnh Bình Phước đến Đồng Nai. Khi Phương đến tỉnh Đồng Nai, được một người quen làm mối, hắn được bà Lý Thị Phú (SN 1964, trú tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) nhận vào làm công nhân thu hoạch hạt tiêu tại trang trại của bà.Từ tháng 2/2012, Phương chính thức làm công cho nhà bà Phú. Vốn ít học và sống lông bông từ nhỏ nên Phương không tu chí làm ăn, hàng ngày chỉ nghĩ làm thế nào để có thêm nhiều tiền ăn chơi, tiêu xài cá nhân. Từ đó, Phương biết rõ chị Phú sống cùng con gái là cháu Trần Thị Mỹ Linh (SN 1998).Thấy hai mẹ con chị Phú thường đeo nhiều nữ trang và sử dụng điện thoại di động có giá trị, Phương nảy sinh ý định giết người để chiếm đoạt tài sản. Khoảng 8h ngày 11/7/2012, Phương đến nhà chị Phú chơi và được nhờ sửa bóng đèn trong phòng ngủ. Khi mẹ con chị Phú không để ý, Phương cầm kéo lên phòng khách cắt sợi dây điện tivi dài khoảng 70 cm và cất vào túi áo khoác. Đến khoảng 12h30, sau khi ăn cơm xong, Phương rủ cháu Linh ra sau vườn ngồi chơi, mục đích là để tách riêng 2 mẹ con bà Phú ra để dễ bề hành động. Tại đây, lợi dụng lúc bé gái không để ý, Phương vòng ra phía sau cháu Linh, bất ngờ dùng sợi dây điện siết cổ nạn nhân đến chết. Tiếp đó, Phương đi vào nhà và tìm bà Phú. Vào đến trong buồng ngủ, thấy bà Phú nhà đang say giấc, Phương tiến đến rồi cũng dùng dây điện sát hại bà Phú. Sau khi gây án, Phương dọn dẹp hiện trường, lục lấy tài sản trên người hai nạn nhân gồm 2 chiếc nhẫn, 1 sợi dây chuyền vàng, 2 điện thoại di động rồi bỏ trốn. Đến ngày 17/7/2012, kẻ sát nhân bị các trinh sát bắt giữ khi y đang lẩn trốn tại huyện Trảng Bòm (tỉnh Đồng Nai). Toàn bộ tiền bán được từ số tài sản hắn cướp (khoảng 14 triệu đồng), Phương đã tiêu xài hết. 1. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật trong ví dụ Trong ví dụ trên, hành vi giết người cướp của Tạ Chung Phương là hành vi trái pháp luật biểu hiện dưới dạng hành động đó là dùng dây điện ti vi siết cổ hai nạn nhân đến chết. Hành vi của Tạ Chung Phương đã gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng dẫn đến cái chết thương tâm của bà Phú và cháu Linh, cướp đi sinh mạng của một đứa đứa bé nhỏ tuổi và tương lai tươi sáng của Linh, cái chết oan nghiệt của bà Phú, một nỗi đau kinh hoàng, thương xót tột cùng của gia đình và người thân, làng xóm của bà Phú với hai mẹ con bà Phú. Nguyên nhân dẫn đến cái chết của hai mẹ con bà Phú là do Phương dùng dây điện siết cổ ngạt thở đến chết ngay tại chỗ. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả: giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả có mối quan hệ nhân quả với nhau. Điều này thể hiện ở chỗ, sau khi Phương giết các nạn nhân, các nạn nhân mới tử vong có nghĩa là hành vi trái pháp luật xảy ra trước sự thiệt hại. Hành động dùng dây điện siết cổ giết người luôn chứa đựng khả năng làm mất sinh mạng của người bị siết cổ. Hơn thế nữa, cái chết của hai mẹ con bà Phú là kết quả tất yếu mà hành động của Phương mang lại. Nói một cách khái quát nhất, nguyên nhân dẫn đến cái chết của hai mẹ con bà Phú chính là hành động giết người của Phương. Thời gian thực hiện hành vi giết người vào buổi trưa ngày 11/07/2012. Địa điểm xảy ra án mạng: đối với cháu Linh là ở ngoài vườn, còn bà Phú là ở trong nhà bà Phú tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Phương tiện dùng để thực hiện hành vi giết người được xác định là sợi dây điện ti vi dài 70 cm. Từ những phân tích trên ta nhận thức rõ hơn được mặt khách quan của vi phạm pháp luật, là những biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan đó là : hành vi trái pháp luật, là hậu quả của hành vi đó, là mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, là thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện vi phạm. Tất cả đều là cơ sở trực tiếp để truy cứu trách nhiệm pháp lí của phạm nhân, nhưng quan trọng hơn cả là hành vi trái pháp luật, có những hành vi trái pháp luật mà pháp luật không cần quan tâm đến hậu quả của nó, bởi vì tính chất của hành vi trái pháp luật là đặc biệt nghiêm trọng rồi. Trong khi xét đến hậu quả của vi phạm, ta cần đặt chúng trong mối quan hệ nhân quả, tuyệt đối không được áp đặt, có cái nhìn phiếm diện một chiều, hoặc suy diễn không thực tế hậu quả đó. Bên cạnh đó, mức độ nguy hiểm của vi phạm còn được đánh giá qua công cụ, phương tiện thực hiện án, thời gian, địa điểm xảy nữa. 2. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật trong ví dụ Trong ví dụ trên tội giết người của bị cáo Tạ Chung Phương có lỗi cố ý trực tiếp (người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra). Động cơ giết người ở đây là do Phương biết bà Phú có nhiều tài sản có giá trị nên nảy sinh giết hai mẹ con bà Phú để chiếm đoạt tài sản, với động cơ đó bị cáo Phương đã nảy sinh ý định và muốn thực hiện ý định giết người của mình, rõ rang trong thâm tâm của Phương mọi sự chuẩn bị cho hành vi giết người của Phương đã được suy tính hết (Phương luôn tìm cơ hội để ra tay giết hại hai mẹ con bà Phú, Phương cầm kéo lên phòng khách cắt sợi dây điện tivi dài khoảng 70 cm và cất vào túi áo khoác để chờ cơ hội sát hại các nạn nhân, sau khi ăn trưa ngày 11/07 Phương rủ cháu Linh ra vườn để tách hai mẹ con và thực hiện hành vi giết bé linh và sau đó Phương đi vào phòng ngủ thấy bà Phú đang ngủ cô liền dùng dây điện đã chuẩn bị trước siết cổ bà Phú cho đến chết). Đây là động lực cơ bản và quan trọng nhất trong hành vi VPPL của vụ án. Từ động cơ đó mới dẫn tới mục đích giết người của Phương là để chiếm đoạt tài sản của bà Phú, mục đích của Phương mang tính cục bộ và tiêu cực. Chỉ vì ham muốn bản thân là có nhiều tiền để ăn chơi, tiêu xài mà lười lao động mà Phương đã cướp đi tính mạng của hai mẹ con bà Phú một cách không thương xót. Hành vi đó của Long xứng đáng bị xã hội lên án và xét xử đúng pháp luật. 3. Chủ thể vi phạm pháp luật trong ví dụ Theo quy định của Bộ luật hình sự, thì người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Từ 16 tuổi trở lên: Chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm (Điều 12 luật hình sự Việt Nam, sửa đổi 2009). Tại thời điểm xảy ra vụ án bị cáo Phương đủ 18 tuổi, không có bệnh làm hạn chế đến khả năng nhận thức hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình, Phương biết trước hậu quả xấu do hành vi trái pháp luật của mình gây ra mà vẫn thực hiện. Tội “Giết người” là tội đặc biệt nghiêm trọng (vì có khung hình phạt cao nhất đến tử hình). Do đó, về mặt chủ thể bị cáo Phương phải chịu trách nhiệm hình sự và với tội giết người một cách dã man (dung dây điện siết cổ cho hai nạn nhân ngạt thở), với hành vi đó Tạ Chung Phương đã bị Tòa án nhân dân huyện Xuân Lộc tuyên án Tử hình với hai tội danh Giết người và Cướp tài sản. Đây là kết quả xét xử thích đáng dành cho bị cáo và xoa dịu dư luận xã hội. 4. Khách thể của vi phạm pháp luật trong ví dụ Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm (Điều 3, điều 71 Hiến pháp Việt Nam 1992). Quyền sống là một trong những quyền cơ bản nhất của con người điều này được quy định rất rõ trong điều 3 Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền: Theo đó “Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân.” Cuộc sống của mỗi con người bắt đầu từ khi họ sinh ra cho đến khi họ chết. Tội giết người trực tiếp xâm phạm đến quyền sống của con người, cụ thể ở đây là nạn nhân bé Linh và bà Phú. Đối tượng tác động của tội giết người chính là thân thể của của bé Linh và bà Phú bị siết cổ ngạt thở cho đến chết.Ngoài ra hành vi giết người của bị cáo Tạ Chung Phương còn làm ảnh hưởng tới quan hệ thân nhân giữa nạn nhân (Bé Linh và bà Phú) với gia đình, bạn bè, hàng xóm…Và những quan hệ xã hội khác. Làm tổn thương về mặt tinh thần đối với gia đình và người thân của bà Phú. Mà từ sự ảnh hưởng này có thể dẫn tới những nguyên nhân khá. Vì vậy khi xét tới yếu tố khách thể của VPPL cần phải xét tới những ảnh hưởng mà hành vi trái PL làm xâm hại tới các quan hệ được PL bảo vệ. Như vậy hành vi VPPL của Tạ Chung Phương được cấu thành bởi nhiều yếu tố. Mặt khách quan là hành vi giết người cướp của, là hậu quả tất yếu cái chết thương tâm của hai mẹ con bà Phú thương tâm, là ngôi nhà, mảnh vườn chứng kiến thủ đoạn dã man của kẻ sát nhân. Chủ thể của hành vi là một con người có đầy đủ năng lực trách nhiệm pháp lí, là kẻ ý thức rõ ràng hành động và mục đích của mình. Mặt chủ quan là lỗi cố ý trực tiếp của thủ phạm, là động cơ là muốn có tiên để ăn chơi tiêu xài, là mục đích vụ lợi muốn chiếm đoạt tài sản thuộc về người khác của hắn. Khách thể của vi phạm chính là tính mạng và tài sản của nạn nhân. Có thể nói, đây là một vụ án lớn mà hành vi vi phạm pháp luật của phạm nhân là rất nguy hiểm, kẻ sát nhân cần loại ra khỏi cộng đồng xã hội, tử hình là hình thức xử phạt hợp lí nhất dành choTạ Chung Phương. Từ sự phân tích các yếu tố cấu thành VPPL và trong ví dụ trên giúp chúng ta có những hiểu biết cần thiết đầy đủ, chính xác nhất, sâu sắc nhất về vi phạm pháp luật. Đồng thời nhận biết được những hậu quả nguy hiểm của vi phạm pháp luật mang lại cho cộng đồng. Từ đó mỗi công dân có thể tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với những quy định của pháp luật, không xâm phạm đến những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, góp phần nâng cao ý thức pháp luật, thực hiện và tuân thủ pháp luật. D. KẾT LUẬN Phân tích các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật giúp chúng ta tuân theo những quy tắc sử xự chung và chấp hành những quy định của pháp luật một cách đúng nhất. Các mối quan hệ xã hội mà con người tham gia đều được pháp luật bảo vệ để mang lại hạnh phúc cho nhân dân và đảm bảo trật tự an ninh xã hội. Tình hình vi phạm pháp luật trong xã hội diễn ra ngày càng phức tạp với nhiều hình thức, cách thức hoạt động phức tạp luôn là đề tài nóng bỏng nhất trên các phương tiện thông tin đại chúng. Qua việc tìm hiểu các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật và nhất là ví dụ cụ thể trên giúp chúng ta có thêm những nhận thức mới hơn, tổng quát hơn về các hiên tượng tiêu cực (vi phạm pháp luật) trong xã hội và từ đó chúng ta có thể tuân thủ đúng pháp luật, với góc độ là một trong những sinh viên ngành Khoa học quản lý. Trong quá trình làm bài không thể tránh khỏi những hạn chế về nhận thức, cách trình bày và còn những thiếu sót khác. Vì vậy em mong giáo viên đóng góp ý kiến để bài viết của em được hoàn thiện hơn. En xin chân thành cảm ơn ! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO *** 1. Pháp luật đại cương – NXB Chính chị quốc gia - 2007. (Ths. Lê Minh Toàn). 2. Giáo trình Nhà nước và pháp luật đại cương – NXB Đại học quốc gia Hà Nội (TS. Nguyễn Cửu Việt). 3. Giáo trình Pháp luật đại cương – NXB Đại học kinh tế quốc dân (TS. Nguyễn Hợp Toàn). 4. Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật – NXB Giáo dục – 2008 (PGS.TS PGS.TS Nguyễn Văn Động (chủ biên)). 5. Trang web: www.luanvan.net.vn. 6. http://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia 7. Trang web: www.24h.com.vn . thành của vi phạm pháp luật . B. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VI PHẠM PHÁP LUẬT I- Khái niệm “Vi phạm pháp luật : Vi phạm pháp luật (VPPL) là hành vi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. phạm pháp luật. Thứ hai, Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ: hành vi VPPL là hành vi thực hiện những hành vi bị pháp luật. trái pháp luật nhưng khi thực hiện chúng các chủ thể không có hoặc chưa có năng lực trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật thì không bị coi là vi phạm pháp luật. Vi phạm pháp luật

Ngày đăng: 17/05/2015, 10:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan