1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tiểu luận pháp luật về bảo vệ quyền lợi người gửi tiền

56 594 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 69,38 KB

Nội dung

Khái quát tiền gửi Theo khoản 13 điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 sửa đổi, bổ sung 2017: nhận tiềngửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạ

Trang 1

Mục lục

Trang 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BHTG: Bảo hiểm tiền gửiNGT: Người gửi tiềnNH: Ngân hàngTCTD: Tổ chức tín dụng

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy, bảo vệ tốt quyền lợi người gửitiền có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo an toàn tổ chức tín dụng, hệ thống tàichính ngân hàng, cũng như góp phần phát triển kinh tế - xã hội Bởi khi người gửi tiền tinrằng quyền lợi của họ được đảm bảo thì họ sẽ tích cực gửi tiền vào tổ chức tín dụng, tổchức tín dụng huy động được nguồn vốn dồi dào để cho vay, từ đó nguồn vốn được lưuthông, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội Đồng thời, khi quyền lợi đượcđảm bảo thì người gửi tiền cũng không dễ dàng nghe theo những tin đồn thất thiệt dẫnđến việc rút tiền ồ ạt, ảnh hưởng đến an toàn hệ thống ngân hàng Tại Việt Nam, sự đổ vỡhàng loạt các hợp tác xã tín dụng nông thôn và quỹ tín dụng đô thị trên toàn quốc trongnhững năm cuối thập niên 80 của thế kỉ XX đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc tăng cườngbảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền Thực tiễn ở các nước trên thế giớicũng cho thấy điều đó qua các cuộc khủng hoảng kinh tế, đặc biệt là cuộc khủng hoảngtài chính thế giới năm 2008 vừa qua

Xét ở một khía cạnh khác, quyền lợi người gửi tiền cần được bảo vệ xuất phát từ vị thếbất bình đẳng của người gửi tiền trong mối quan hệ với tổ chức tín dụng Theo đó, quyềnlợi của người gửi tiền chưa thật sự bình đẳng với tổ chức tín dụng Người gửi tiền khi gửitiền vào tổ chức tín dụng, chủ yếu dựa vào niềm tin và uy tín của tổ chức tín dụng, vìkhông có tài sản nào bảo đảm từ phía tổ chức tín dụng Trong khi đó, tổ chức tín dụngthường yêu cầu khách hàng vay phải có tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Điều nàyđòi hỏi phải có cơ chế bảo vệ người gửi tiền trong tương quan với việc bảo đảm khả năngchi trả của tổ chức tín dụng Hiện nay, để khắc phục một phần vấn đề này là sự can thiệpcủa bảo hiểm tiền gửi Theo đó, tổ chức nhận tiền gửi sẽ đóng tiền bảo hiểm cho tổ chứcbảo hiểm tiền gửi, trong trường hợp tổ chức nhận tiền gửi mất khả năng thanh toán thì tổchức bảo hiểm tiền gửi sẽ đứng ra chi trả cho người gửi tiền một lượng tiền nhất địnhtheo hạn mức do pháp luật quy định Tuy nhiên, ở Việt Nam cho đến nay, những quy định

Trang 4

pháp luật về vấn đề này vẫn còn những hạn chế, từ hạn mức chi trả bảo hiểm đến ghinhận vai trò, mô hình của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chưa thật phù hợp nên hiệu quảbảo vệ quyền lợi người gửi tiền chưa cao Bởi bảo vệ quyền lợi người gửi tiền không chỉdừng lại ở việc chi trả bảo hiểm mà còn phải hạn chế sự sụp đổ của tổ chức tín dụng, hạnchế tình trạng mất khả năng thanh toán của tổ chức tín dụng Thực tiễn cho thấy ngườigửi tiền chưa thật sự yên tâm về sự an toàn tiền gửi của mình.

Từ những lý do trên, việc đúc kết kinh nghiệm của các nước, kết hợp thực tiễn Việt Nam

để bổ sung, hoàn thiện những quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người gửi tiền

là rất cần thiết

Trang 5

1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGT TẠI CÁC

TỔ CHỨC TÍN DỤNG

1 Khái quát tiền gửi

Theo khoản 13 điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 sửa đổi, bổ sung 2017: nhận tiềngửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn,tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu vàcác hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi choNGT theo thỏa thuận

So với định nghĩa ở Luật các tổ chức tín dụng 1997 sửa đổi, bổ sung 2004 thì khái niệmtiền gửi không được đặt ra một cách riêng rẽ, tiền gửi được xác định thông qua khái niệmhình thức nhận tiền gửi Trong đó, bên cạnh các hình thức tiền gửikhông kỳ hạn, tiền gửi

có kỳ hạn, khái niệm còn xác định nhận tiền gửi bao gồm hoạt động nhận tiền của tổchức, cá nhân dưới hình thức “phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và cáchình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho NGTtheo thỏa thuận” Ngoài ra Luật cũng không liệt kê cụ thể các tổ chức nhận tiền gửi nhưtrước đây để tránh sự thiếu sót, phạm vi tiền gửi được đưa ra rộng hơn, phù hợphơn.Thực tế có một số tổ chức khác như các tổ chức dịch vụ bưu điện vẫn có hoạt độngnhận tiền gửi Theo đó, các tổ chức này có thể nhận tiền gửi tiết kiệm bưu điện, phát hànhchứng chỉ tiền gửi và giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật Theo khái niệmmới này, những khoản tiền gửi này cũng được xem là tiền gửi

Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy tiền gửi có thể hiểu như sau: Tiền gửi là số tiền tổchức cá nhân gửi tại tổ chức nhận tiền gửi dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi

có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hìnhthức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho NGT theothỏa thuận

Trang 6

2 Các hình thức tiền gửi

2.1 Tiền gửi không kì hạn

Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi mà giữa khách hàng và TCTD không tồn tại mộtthỏa thuận về thời hạn rút tiền TCTD nhận tiền gửi không kỳ hạn có nhiệm vụ chi trả chokhách hàng khi khách hàng có nhu cầu rút tiền

Tiền gửi không kỳ hạn gồm hai loại là tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm không kỳhạn

a Tiền gửi thanh toán:

“Tiền gửi thanh toán là hình thức huy động vốn của NH thương mại bằng cách mở chokhách hàng tài khoản gọi là tài khoản tiền gửi thanh toán Tài khoản này mở cho các đốitượng khách hàng, cá nhân hoặc tổ chức, có nhu cầu thực hiện thanh toán qua NH

Tuy nhiên không phải lúc nào khách hàng cũng huy động số dư tài khoản tiền gửi thanhtoán1 của họ vào thanh toán Do vậy, đôi khi số dư này nhàn rỗi tạm thời cho đến khiđược huy động vào thanh toán Những lúc tạm thời nhàn rỗi số dư này trở thành nguồnvốn của NH, do đó NH có thể sử dụng cho hoạt động của mình Tuy nhiên, do tài khoảntiền gửi là loại tài khoản không kỳ hạn, khách hàng có thể rút tiền bất cứ lúc nào màkhông cần báo trước cho NH, nên NH rất khó kế hoạch hóa việc sử dụng loại tiền gửinày Chính vì vậy, đối với loại tiền gửi này thường NH trả lãi suất thấp, hoặc thậm chíkhông trả lãi cho khách hàng Do không được hưởng lãi cao nên khách hàng thường duytrì số dư tài khoản tiền gửi thanh toán không nhiều, chỉ vừa đủ đáp ứng nhu cầu chi trảhàng ngày của họ

Mặc dù số dư tài khoản tiền gửi của từng khách hàng là không lớn, nhưng do là trung tâmtập trung tiền gửi và cung cấp dịch vụ thanh toán, nên NH thương mại có số lượng khách

1 Số dư có trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng có thể hình thành từ hai nguồn: (1) do khách hàng nộp tiền mặt vào, (2) do khách hàng nhận tiền chuyển khoản từ đơn vị khác Số dư này nhằm duy trì khả năng thanh toán và chi trả của khách hàng ở bất cứ thời điểm nào.

Trang 7

hàng rất đông khiến cho tổng số vốn huy động qua tiền gửi thanh toán của tất cả kháchhàng trở nên lớn đáng kể.”2

Theo thông lệ ở các nước phát triển, ngan hàng không trả lãi cho khách hàng mở tàikhoản tiền gửi thanh toán vì mục đích của khách hàng khi sử dụng tài khoản này là đểthực hiện thanh toán qua NH chứ không phải để hưởng lãi Hơn nữa NH còn yêu cầukhách hàng phải duy trì một số dư tối thiểu để được hưởng các dịch vụ NH, nếu không có

đủ số dư này thì khách hàng phải trả phí cho NH

Ở Việt Nam do dân chúng chưa có thói quen sử dụng tài khoản và gửi tiền vào NH nên đểthu hút khách hàng, NH vẫn trả lãi đối với tài khoản tiền gửi thanh toán, tuy nhiên mứclãi suất áp dụng thường rất thấp, khoảng 0,2%/tháng, so với lãi suất của những loại tiềngửi tiết kiệm khác Lãi tiền gửi hằng tháng có thể tính theo định kỳ hàng tháng hoặc quýtheo phương pháp tích só và lãi được nhập vào số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng

b Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà NGT có thể rút tiền theo yêu cầu

mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việc nào của tổ chức nhận tiền gửi tiếtkiệm3

“Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn được thiết kế dành cho đối tượng khách hàng

cá nhân hoặc tổ chức, có tiền tạm thời nhàn rỗi muốn gửi NH vì mục tiêu an toàn và sinhlợi nhưng không thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền gửi trong tương lai Đối với kháchhàng khi chọn lựa hình thức tiền gửi này thì mục tiêu an toàn và tiện lợi quan trọng hơn

là mục tiêu sinh lợi Đối với NH, vì loại tiền gửi này khách hàng muốn rút bất cứ lúc nàocũng được nên NH phải đảm bảo tồn quỹ để chi trả và khó lên kế hoạch sử dụng tiền gửi

để cấp tín dụng Do vậy, NH thường trả lãi rất thấp cho loại tiền gửi này (khoảng0,2%/tháng)

2 TS Nguyễn Minh Kiều, 2005, Nghiệp Vụ NH, NXB Thống kê

3 Khoản 8 Điều 6 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-NHNN Quyết định Quy chế tiền gửi tiết kiệm

Trang 8

Với số tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, khách hàng có thể gửi tiền và rút tiền bất cứ lúcnào trong giờ giao dịch Tuy nhiên khác với hình thức tài khoản tiền gửi cá nhân mỗi lầngiao dịch khách hàng phải xuất trình sổ tiền gửi và chỉ có thể thực hiện được các giaodịch ngân quỹ như là gửi tiền và rút tiền chứ không thể thực hiện được các giao dịchthanh toán như trong trường hợp tiền gửi thanh toán4.”

b Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm, trong đó NGT thỏa thuận với tổ chứcnhận tiền gửi tiết kiệm về kỳ hạn gửi nhất định5

“Khác với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn được thiết kếdành cho khách hàng cá nhân và tổ chức có nhu cầu gửi tiền vì mục tiêu an toàn sinh lợi

và thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai Đối tượng khách hàng chủ yếucủa loại tiền gửi này là các cá nhân muốn có thu nhập ổn định và thường xuyên, đáp ứngcho việc chi tiêu hàng tháng hoặc hàng quý Đa số khách hàng thích lựa chọn hình thứcgửi tiền này là công nhân, viên chức hưu trí Mục tiêu quan trọng của họ khi chọn lựahình thức tiền gửi này là lợi tức có được theo định kỳ do vậy lãi suất đóng vai trò quantrọng để thu hút được đối tượng khách hàng này Dĩ nhiên, lãi suất trả cho loại tiền gửitiết kiệm định kỳ cao hơn lãi suất trả cho loại tiền gửi không kì hạn Ngoài ra, mức lãi

4 TS Nguyễn Minh Kiều, 2005, Nghiệp Vụ NH, NXB Thống kê

5 Khoản 9.5 Điều 6 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-NHNN Quyết định Quy chế tiền gửi tiết kiệm

Trang 9

suất còn thay đổi tùy theo loại kỳ hạn gửi ( 3, 6, 9 hay 12 tháng), tùy theo loại đồng tiềngửi tiết kiệm (VND, USD, EUR) và tùy theo uy tín và rủi ro của NH nhận tiền gửi.”6

Theo định nghĩa trên, NGT là người thực hiện giao dịch liên quan đến tiền gửi, chỉ có thể

là cá nhân hoặc nhóm cá nhân, không có chủ thể là tổ chức Tuy nhiên, theo Văn bản hợpnhất 08/VBHN-NHNN Thông tư hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại

tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, khi liệt kê các đối tượng được mở tài khoản tiềngửi, đối tượng này bao gồm cả các tổ chức

Như đã phân tích, tiền mua một số loại giấy tờ có giá cũng là một hình thức tiền gửi Do

đó, chủ thể mua các loại giấy tờ có giá này được xem là NGT Theo Quy chế này, ngườimua giấy tờ có giá bao gồm cả cá nhân và tổ chức

Như vậy, khái quát chung chúng ta có thể hiểu, NGT là người thực hiện giao dịch liênquan đến tiền gửi NGT có thể là cá nhân, nhóm cá nhân hoặc tổ chức

Mặc dù không có khái niệm chung về NGT, nhưng các văn bản quy phạm pháp luật hiệnhành đã chỉ ra những chủ thể nào có thể trở thành NGT đối với hai hình thức gửi tiền cơbản là tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm

6 TS Nguyễn Minh Kiều, 2005, Nghiệp Vụ NH, NXB Thống kê

Trang 10

4 Phân loại NGT

Căn cứ vào mục đích gửi tiền, NGT được chia thành:

4.1 Chủ thể gửi tiền nhằm mục đích hưởng lãi

Chủ thể gửi tiền nhằm mục đích hưởng lãi thường gửi tiền dưới hình thức tiền gửi tiếtkiệm Các hình thức tiết kiệm khác nhau phản ánh mục đích khác nhau của NGT

Đối với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Đối tượng NGT là cá nhân có tiền nhàn rỗimuốn gửi TCTD vì mục tiêu an toàn và sinh lợi nhưng không thiết lập được kế hoạch sửdụng tiền gửi trong tương lai Khách hàng gửi tiền dưới hình thức này nhằm mục tiêu antoàn, tiện lợi quan trọng hơn là mục đích sinh lợi

Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Đối tượng NGT là cá nhân có tiền nhàn rỗi muốngửi TCTD vì mục tiêu an toàn và sinh lợi và thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền gửitrong tương lai Khách hàng gửi tiền dưới hình thức này là các cá nhân muốn có thu nhập

ổn định và thường xuyên, đáp ứng cho việc chi tiêu hàng tháng hoặc hàng quý Mục tiêuquan trọng của họ khi gửi tiền theo hình thức này là lợi tức có được theo định kỳ

Đối với tiền gửi thông qua việc mua các loại giấy tờ có giá: Như đã phân tích, tiền muamột số loại giấy tờ có giá như chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu cũng là một dạngtiền gửi Loại tiền gửi này có vai trò tiết kiệm và đầu tư là chủ yếu Mục đích của kháchhàng là muốn được hưởng lãi từ việc mua các giấy tờ có giá đó Các loại giấy tờ có giáđều có mệnh giá, thời hạn và lãi suất được thể hiện trên giấy tờ đó Khi đến hạn thanhtoán, người mua giấy tờ có giá sẽ đến tổ chức phát hành giấy tờ đó để nhận số tiền bằngmệnh giá của giấy tờ đó, cộng với tiền lãi Nó thực chất gần giống như là dạng tiền gửi có

kỳ hạn Trong trường hợp chủ sở hữu giấy tờ có giá cần tiền mặt hoặc không muốn nắmgiữ giấy tờ có giá đó nữa thì có thể chiết khấu lại cho TCTD, thay vì rút tiền trước hạnnhư đối với tiền gửi có kỳ hạn

Trang 11

4.2 Chủ thể gửi tiền nhằm mục đích thanh toán

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện thanh toán qua NH thì họ sẽ mở tài khoản tiền gửithanh toán tại NH Mục đích chủ yếu của đối tượng này là sử dụng dịch vụ thanh toán của

NH thông qua tài khoản tiền gửi, không nhằm mục đích hưởng lãi

Theo thông lệ các nước, NH không phải được trả lãi cho loại tiền gửi này, mà NH cònyêu cầu khách hàng phải duy trì số dư tối thiểu, để được hưởng các dịch vụ của kháchhàng, nếu không có đủ số dư này thì khách hàng phải trả phí cho việc sử dụng dịch vụ

Ở Việt Nam, do dân chúng chưa có thói quen sử dụng dịch vụ thanh toán qua NH nên đểthu hút khách hàng, NH vẫn trả lãi đối với tài khoản tiền gửi thanh toán, tuy nhiên mứclãi suất rất thấp

Ngoài ra, đối với khách hàng có nhu cầu đầu tư, kinh doanh chứng khoán, họ có thể mởtài khoản tiền gửi giao dịch chứng khoán Đây là tài khoản thanh toán chuyên dùng củakhách hàng mở tại các NH để sử dụng cho mục đích kinh doanh chứng khoán Loại tàikhoản này nhìn chung cũng có những tiện ích của một tài khoản thanh toán khác trongviệc sử dụng các dịch vụ thanh toán và thường vẫn được hưởng lãi suất với mức lãi suấtthấp như đối với các tài khoản thanh toán khác Tuy nhiên, mục đích chủ yếu là phục vụcho kinh doanh chứng khoán của khách hàng gửi tiền

5 Sự cần thiết phải bảo vệ NGT

Một TCTD khi được cấp phép thành lập phải có vốn điều lệ theo quy định Tuy nhiên vốnđiều lệ chỉ đủ tài trợ cho tài sản cố định như trụ sở, văn phòng, máy móc thiết bị cần thiếtcho hoạt động chứ chưa đủ vốn để TCTD có thể thực hiện các hoạt động kinh doanhkhác Để có vốn phục vụ cho các hoạt động này TCTD phải huy động vốn từ khách hàng,NGT Nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá là hai kênh huy động vốn của TCTD dovậy, NGT có ý nghĩa rất quan trọng đối với TCTD

Trong quan hệ nhận tiền gửi giữa TCTD và NGT thì khách hàng gửi tiền thường là nhữngngười có sự hiểu biết hạn chế hơn về hoạt động NH, đặc biệt là những rủi ro trong hoạtđộng NH của TCTD Vì vậy, trong nhiều trường hợp họ không thể lường hết được những

Trang 12

bất lợi mà mình có thể gặp phải khi đem tiền gửi vào TCTD, họ không thể bảo vệ mìnhmột cách tốt nhất Do đó, họ cần được sự trợ giúp của Nhà nước, sự bảo vệ của pháp luật.Ngoài ra, NGT trong mối quan hệ với tổ chức nhận tiền gửi thì NGT ở vị trí yếu thế hơn,quyền lợi của NGT dễ bị xâm hại hơn so với tổ chức nhận tiền gửi Bởi vì tổ chức nhậntiền gửi nắm giữ tiền gửi của NGT, nắm giữ thông tin về NGT, nhưng NGT không nắmgiữ bất cứ tài sản bảo đảm từ phía TCTD Bên cạnh đó, NGT cũng chịu ảnh hưởng rất lớnbởi những tác động khác của điều kiện kinh tế - xã hội như lạm phát, khủng hoảng tàichính,

Trong hoạt động NH luôn tiềm ẩn rủi ro cao do tính kéo dài của quan hệ kinh doanh KhiTCTD gặp rủi ro thì đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp là NGT vì khi đó TCTD không

có khả năng chi trả tiền gửi cho họ

Việc cho vay của TCTD phụ thuộc rất lớn vào việc sử dụng vốn vay của khách hàng Bởiviệc sử dụng vốn vay của khách hàng ảnh hưởng đến kết quả của việc cho vay, từ đó, ảnhhưởng đến khả năng chi trả tiền gửi cho khách hàng gửi tiền

Đối với hợp đồng vay tài sản thông thường thì người cho vay dùng tài sản của chínhmình để cho vay nên khi người đi vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì chỉ có ngườicho vay phải gánh chịu hậu quả Tuy nhiên, việc cho vay của TCTD chủ yếu dựa vàonguồn vốn huy động của tổ chức, cá nhân trong xã hội Chính vì vậy, do chức năng trunggian này mà các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của khách hàng (người vay) sẽ ảnhhưởng ngay đến TCTD và qua đó ảnh hưởng đến quyền lợi của NGT

Do đặc trưng liên kết trong hệ thống các TCTD, vì vậy sẽ dẫn đến phản ứng Đôminô khimột TCTD nào đó bị đổ vỡ Cụ thể, khi TCTD nào đó gặp rủi ro dẫn đến việc TCTD mấtkhả năng thanh toán tạm thời hoặc buộc chấm dứt hoạt động Khi đó, do quan hệ có tínhảnh hưởng dây chuyền có thể kéo theo các TCTD khác cũng gặp khó khăn về thanh toán,

từ đó ảnh hưởng đến an toàn hệ thống các TCTD Tính ảnh hưởng dây chuyền không chỉtrong hệ thống TCTD của một quốc gia mà có thể ảnh hưởng đến hệ thống TCTD của cácquốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập quốc tế như hiện nay

Trang 13

Trong khi đó, hoạt động NH có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia.Hoạt động NH giúp điều hòa nguồn vốn trong xã hội, thúc đẩy sự phát triển kinh tế26 Vìvậy, khi hệ thống TCTD sụp đổ sẽ kéo nền kinh tế đổ vỡ theo Đối với Việt Nam, hệthống tài chính còn ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển theo cơ chế thị trường, nhucầu vốn của nền kinh tế là rất lớn nên hoạtđộng NH có vai trò càng quan trọng trong việccung ứng vốn nhằm duy trì nhịp độ tăng trưởng nhanh và bền vững của nền kinh tế.

Rõ ràng, bảo vệ NGT góp phần vào việc đảm bảo an toàn hệ thống các TCTD vì khi NGTtin vào những quy định của pháp luật, cơ chế của pháp luật có thể bảo vệ được quyền lợicủa mình thì sẽ hạn chế việc NGT tin vào những tin đồn thất thiệt, dẫn đến hiện tượng rúttiền hàng loạt, tạo nguy cơ “lung lay” hệ thống các TCTD Đồng thời cũng góp phần hạnchế xảy ra trường hợp tương tự như khi có một TCTD tạm thời hoặc thật sự mất khả năngthanh toán cho NGT, những NGT khác có thể do tâm lý hoang mang mà đồng loạt đếncác TCTD rút tiền gửi, đẩy các TCTD vào tình trạng thiếu khả năng chi trả, đe dọa antoàn của hệ thống các TCTD

6 Những quyền lợi của NGT cần được bảo vệ

6.1 Quyền được tạo thuận lợi khi gửi tiền và rút tiền, được trả đầy đủ, đúng hạn

gốc và lãi mọi khoản tiền gửi

Tổ chức, cá nhân gửi tiền vào TCTD xuất phát từ nhu cầu đầu tư sinh lợi Đây là nhu cầuchính đáng, giúp họ có thêm thu nhập, đáp ứng lợi ích của nhà đầu tư Thu nhập của các

cá nhân, tổ chức trong xã hội tăng chính là góp phần vào sự giàu có của quốc gia, cầnđược khuyến khích Bên cạnh đó, TCTD là tổ chức kinh doanh tiền tệ, nhận tiền gửi đểcấp tín dụng, việc gửi tiền của khách hàng tại TCTD chính là phục vụ cho nhu cầu kinhdoanh của TCTD, giúp TCTD có nguồn vốn để cho vay, sinh lời Vì vậy, TCTD có tráchnhiệm tạo thuận lợi cho khách hàng khi gửi tiền

Mặt khác, tiền gửi tại TCTD vẫn thuộc quyền sở hữu của khách hàng, khách hàng cóquyền rút tiền, thể hiện sự định đoạt của chủ sở hữu đối với tiền gửi Tất nhiên, việc rút

Trang 14

tiền này phải nằm trong giới hạn sự thỏa thuận giữa NGT và TCTD trong hợp đồng gửitiền về vấn đề rút tiền gửi7.

Mục tiêu chính của NGT là nhằm đảm bảo số tiền gửi an toàn và sinh lợi Các TCTD rađời cũng là nhằm mục đích đó vậy nên việc không bảo đảm được việc rút tiền là việc đingược lại với lợi ích của NGT và bản chất của TCTD Như vậy, không chỉ được thuận lợitrong việc rút tiền mà người rút tiền còn phải được toàn bộ số tiền trong thời điểm ngườigửi muốn rút hoặc trong thời hạn có cam kết với TCTD, bao gồm cả gốc và cả lãi (được

áp dụng đối với các khoản tiền gửi có áp dụng hình thức tiền lãi) khi có nhu cầu.Trongmối quan hệ giữa NGT và tổ chức nhận tiền gửi thì thực chất là mối quan hệ giữa mộtbên là chủ thể vay (TCTD) và một bên là chủ thể cho vay (NGT) Chủ thể vay sau khinhận được tiền vay (lợi ích) thì đương nhiên phải có nghĩa vụ đối với người cho vaytrong việc chi trả vốn và lãi Đây là nghĩa vụ cơ bản của bên vay trong hợp đồng vay tàisản

6.2 Quyền được đảm bảo bí mật thông tin tiền gửi (số dư tài khoản, số tài

khoản, ), an toàn tài khoản

Đảm bảo bí mật thông tin khách hàng là một trong các vấn đề mang tính “sống còn”trong kế hoạch phát triển kinh doanh của các TCTD Trên thực tế, việc rò rỉ thông tinkhách hàng đã khiến một số TCTD mất đi nhiều khách hàng tiềm năng, khách hàng trungthành mà họ đã phải mất một khoảng thời gian dài để xây dựng mối quan hệ ấy Về phíakhách hàng của các TCTD, việc rò rỉ thông tin sẽ khiến họ phải gánh chịu nhiều hệ lụytrong cuộc sống cũng như hoạt động kinh doanh của họ

Một số thông tin cụ thể của khách hàng cần được bảo mật bao gồm:

- Số hiệu tài khoản của khách hàng

7 Tức là phụ thuộc vào sự thỏa thuận trong hợp đồng tiền gửi giữa NGT và TCTD về thời hạn rút tiền, về rút tiền trước hạn Chẳng hạn, nếu khách hàng thỏa thuận trong hợp đồng nhận tiền gửi là không được rút trước hạn thì khi chưa đến hạn thanh toán, khách hàng không thể buộc TCTD tạo điều kiện thuận lợi cho họ rút tiền.

Trang 15

Số hiệu tài khoản chính là mã tài khoản Số hiệu tài khoản tiền gửi giúp phân biệt các tàikhoản của các khách hàng khác nhau trong quản lý NH Muốn rút tiền hoặc gửi tiền vàomột tài khoản nhất định thì phải biết số tài khoản đó, trừ trường hợp rút tiền thông quamáy rút tiền tự động, người rút tiền có thể không cần sử dụng số hiệu tài khoản, thay vào

đó chủ tài khoản phải có thẻ và biết mã số pin

Đối với những NGT vào TCTD theo hình thức tiết kiệm, tiền gửi kỳ hạn nhằm mục đích

an toàn tiền gửi, hưởng lãi suất, họ thường có nhu cầu bảo mật số hiệu tài khoản khôngchỉ nhằm tránh khai thác của kẻ thứ ba gây thiệt hại tài sản của họ, họ còn muốn không aibiết được họ đã có tài khoản gửi tại TCTD, chưa nói đến việc người khác biết được ngàyđáo hạn của số tiền gửi thông qua số hiệu tài khoản

Đối với tài khoản thanh toán, đối tác của khách hàng dễ dàng có được số hiệu tài khoảnthông qua lần giao dịch đầu tiên với khách hàng Tuy nhiên, về nguyên tắc TCTD cần tôntrọng bí mật số hiệu tài khoản của khách hàng, trừ trườnghợp khách hàng cho phép hoặcngầm cho phép thông qua việc khách hàng công bố số hiệu tài khoản của mình một cáchcông khai

- Mẫu chữ ký của chủ tài khoản

Chữ ký của chủ tài khoản được chủ tài khoản đăng kí khi mở tài khoản tại TCTD Mẫuchữ ký này được sử dụng trên các chứng từ giao dịch với TCTD và giữa khách hàng vớingười được ủy quyền kí thay

Hiện nay, bên cạnh việc khách hàng đăng kí chữ ký mẫu trên giấy, chữ ký điện tử đãđược các TCTD sử dụng ngày càng rộng rãi, chữ ký điện tử có giá trị như chữ ký trêngiấy Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hìnhthức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp

dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận củangười đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được kí8

8 Luật giao dịch điện tử 2005

Trang 16

Chữ ký của khách hàng là một trong những yếu tố của chứng từ để TCTD giao dịch vớikhách hàng Nếu chữ ký của khách hàng bị TCTD tiết lộ, kẻ gian có thể lợi dụng để rúttiền của khách hàng hoặc có những hành vi khác như mạo danh khách hàng để thực hiệnnhững giao dịch khách hàng không muốn, hoặc yêu cầu TCTD cung cấp thông tin vềkhách hàng…, trên cở sở giả mạo chữ ký có thể gây thiệt hại tài sản cho khách hàng.Hiện nay, các TCTD, đặc biệt TCTD là NH đã thực hiện cung cấp nhiều dịch vụ chokhách hàng thông qua mạng internet Việc sử dụng dịch vụ NH điện tử đã rất phổ biến.Chữ ký điện tử đã được sử dụng trong các giao dịch qua NH đã không còn xa lạ Vì vậy,bảo vệ bí mật chữ ký khách hàng có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

- Doanh số hoạt động

Doanh số hoạt động của khách hàng phản ánh tình hình kinh doanh của khách hàng, đặcbiệt là những khách hàng chủ yếu sử dụng các dịch vụ của TCTD trong hoạt động củamình

Doanh số hoạt động của khách hàng nếu bị đối thủ cạnh tranh biết được có thể gây bất lợicho khách hàng Từ thông tin về doanh số hoạt động, đối thủ cạnhtranh sẽ biết được tìnhhình tài chính của khách hàng, khách hàng kinh doanh thua lỗ hay có lời,…, từ đó có lợithế trong hoạch định kế hoạch kinh doanh, có thể tranh giành đối tác, gây thiệt hại chokhách hàng

- Số dư tài khoản

Số dư tài khoản chính là khoản nợ của NH đối với chủ tài khoản vào thời điểm nhất định(số dư có) Tuy nhiên, trong trường hợp có sự thỏa thuận trước giữa khách hàng và TCTD

nợ, khi đó khách hàng trở thành người vay tiền Số dư nợ phải trả lãi cho TCTD và khôngđược vượt quá số dư nợ do TCTD cho phép

Biết được số dư tài khoản của một nhà kinh doanh sẽ nắm được khả năng tài chính củadoanh nhân đó, đặc biệt là những doanh nhân chủ yếu sử dụng dịch vụ NH Vì vậy, nếuTCTD tiết lộ số dư tài khoản của khách hàng, đối thủ cạnh tranh của khách hàng nắm

Trang 17

được thông tin này có thể gây thiệt hại cho khách hàng như giành mối làm ăn với kháchhàng, hoặc có thể chèn ép khách hàng khi cùng kí hợp đồng cùng bán hoặc cùng mua mộtloại sản phẩm nào đó chẳng hạn Chính vì vậy, số dư tài khoản của khách hàng cần đượcTCTD bảo mật.

Ngoài ra còn có các thông tin khác như số dư tài khoản, các thông tin liên quan đến giaodịch rút tiền, chuyển tiền và tài sản của khách hàng, nội dung các văn bản, giấy tờ củaNGT

Vấn đề bảo mật thông tin khách hàng phải đặt trong mối tương quan với lợi ích của cácchủ thể khác, lợi ích của TCTD, lợi ích chung của toàn xã hội Do vậy, dù không có sựthỏa thuận giữa TCTD và khách hàng, TCTD có thể cung cấp thông tin khách hàng chochủ thể thứ ba trong một số trường hợp nhất định Chẳng hạn, cung cấp thông tin theoyêu cầu bằng văn bản của các cơ quan Nhà nước trong quá trình thanh tra, điều tra, truy

tố, xét xử, thi hành án, Tổng Giám đốc tổ chức BHTG,…

6.3 Quyền được cung cấp thông tin về tiền gửi: lãi suất, số dư,

Hợp đồng tiền gửi giữa TCTD và NGT là một hợp đồng khá đặc biệt, không chỉ vì đốitượng của hợp đồng là một loại hàng hóa đặc biệt mà nó còn đặc biệt ở chỗ đối tượng củahợp đồng có thể thường xuyên biến động (sự thay đổi số dư trên tài khoản tiền gửi), yếu

tố của hợp đồng là lãi suất cũng có thể thay đổi theo thời gian Vì vậy, chủ thể của hợpđồng có quyền được cung cấp những thông tin thuộc về nội dung của hợp đồng

Mặt khác, việc cung cấp thông tin về tiền gửi cho khách hàng có ý nghĩa đảm bảo tínhcông khai minh bạch thông tin, khẳng định sự cạnh tranh lành mạnh của TCTD trên thịtrường

Việc cung cấp thông tin tiền gửi chính là là đáp ứng quyền lợi chính đáng của tổ chức, cánhân gửi tiền Thể hiện:

- Biết số dư của mình trong tài khoản, một mặt giúp khách hàng kiểm soát được sốtiền mà họ đã sử dụng hoặc đã được chi trả qua tài khoản tiền gửi của họ, tạo được sự chủ

Trang 18

động trong sử dụng tài khoản; mặt khác, việc được thông báo số dư thường xuyên giúpkhách hàng có thể phát hiện sự sai sót của TCTD trong việc chi trả hoặc trường hợp có sự

cố kỹ thuật, từ đó giúp khách hàng kịp thời thông báo với TCTD để điều chỉnh phù hợp9

- Biết lãi suất tiền gửi có ý nghĩa giúp khách hàng lựa chọn hình thức gửi tiền (tiềngửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán,…), nơi gửitiền (chọn lựa TCTD có mức lãi suất ưu đãi hơn chẳng hạn) sao cho đảm bảo tốt nhấtquyền lợi chính đáng của mình Vì vậy, lãi suất tiền gửi cần được thông báo công khai đểkhách hàng dễ dàng nắm bắt Chẳng hạn, niêm yết tại TCTD hoặc đưa lên trang web củaTCTD

Ngoài ra, lãi suất tiền gửi của khách hàng tại TCTD có thể thay đổi theo từng thời kỳ tùytheo lãi suất thị trường Do đó, NGT cần phải được biết lãi suất mà họ được hưởng trongtừng thời điểm, đáp ứng được nhu cầu kiểm soát tiền lãi, kiểm soát tài khoản của kháchhàng đối với tài khoản tiền gửi của mình

6.4 Quyền định đoạt tiền gửi, để lại di sản thừa kế

Quyền định đoạt tiền gửi cũng xuất phát từ quyền đương nhiên của chủ sở hữu đối với tàisản thuộc quyền sở hữu của mình Để lại di sản thừa kế cũng chính là quyền đặc biệttrong quyền định đoạt của chủ sở hữu Đảm bảo quyền định đoạt tiền gửi cũng chính làbảo đảm quyền định đoạt đương nhiên này

Tuy nhiên, giữa NGT và TCTD có tồn tại hợp đồng tiền gửi Vì vậy, định đoạt ở đâyđược hiểu là định đoạt trên cơ sở đảm bảo trách nhiệm của NGT đối với tổ chức nhận tiềngửi Bởi vì, khi khách hàng gửi tiền tại TCTD, khách hàng tạm thời chuyển quyền sửdụng số tài sản này cho TCTD Trách nhiệm này do chính bản thân khách hàng tự nguyệnthiết lập khi giao kết hợp đồng với TCTD

- Việc định đoạt tài khoản tiền gửi của khách hàng thể hiện ở những nội dungsau:

9 Hiện nay, thông qua các dịch vụ NH điện tử như iB@nking, SMS B@nking và Phone B@nking, TCTD có thể dễ dàng cung cấp thông tin về những lần giao dịch gần nhất cũng như số dư trên tài khoản của khách hàng nhanh chóng, tiện lợi Đối với tài khoản thẻ, khách hàng cũng có thể thực hiện sao kê tài khoản hoặc kiểm tra số dư dễ dàng thông qua việc sử dụng máy ATM

Trang 19

+ Khách hàng có thể rút tiền bất cứ lúc nào khách hàng muốn đối với những khoảntiền gửi không kỳ hạn và được quyền rút trước hạn theo quy định pháp luật đối với nhữngkhoản tiền gửi có kỳ hạn (quyền định đoạt bị hạn chế vì khách hàng đã tự thỏa thuận vớiTCTD chấp nhận sự hạn chế này khi gửi tiền vào TCTD) Khách hàng cũng có thể ủyquyền cho người khác sử dụng số tiền này thông qua hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủyquyền có công chứng hoặc chứng thực, hoặc sử dụng số tiền đó làm tài sản bảo đảm,…+ Khách hàng được quyền yêu cầu NH mở lại tài khoản đóng, phong toả hoặc thayđổi cách thức sử dụng tài khoản khi cần thiết10.

+ Khách hàng có thể để lại thừa kế số tiền gửi thông qua di chúc hoặc thừa kế theopháp luật theo quy định pháp luật thừa kế

+ Đối với các loại giấy tờ có giá, người sở hữu giấy tờ có giá có quyền chuyểnnhượng dưới các hình thức mua, bán, tặng cho, thừa kế giấy tờ có giá hoặc người sở hữu

có thể dùng giấy tờ có giá để làm vật cầm cố, bảo lãnh và các giao dịch hợp pháp khác

6.5 Quyền được bảo hiểm chi trả khi TCTD gặp rủi ro

Trong quan hệ nhận tiền gửi, hay quan hệ vay tiền, trong đó bên vay là TCTD và bên chovay là NGT, bên cho vay đã không nắm giữ bất kỳ tài sản bảo đảm nào từ phía bên vay

Vì vậy, khi TCTD gặp rủi ro dẫn đến mất khả năng chi trả, khi đó, chủ thể chịu ảnhhưởng trực tiếp chính là NGT TCTD sẽ không thể thanh toán hoặc thanh toán rất ít choNGT Vì vậy, cần có một biện pháp bảo vệ quyền lợi NGT trong tình huống này, đó chính

là BHTG Theo đó, NGT sẽ được thanh toán một khoản tiền bảo hiểm gồm tất cả hoặcmột phần tiền gửi và lãi suất khi tổ chức nhận tiền gửi bị phá sản hoặc mất khả năngthanh toán

10 Chẳng hạn, khách hàng yêu cầu phong tỏa tài khoản vì lí do riêng tư, hoặc khi nghi ngờ có người có thể giả mạo mình để rút tiền do biết được thông tin về tài khoản của mình, đặc biệt là đối với những giao dịch điện tử, hoặc khách hàng đánh mất thẻ đối với tài khoản thẻ Sau khi đảm bảo an toàn tài khoản, khách hàng có thể yêu cầu TCTD mở tài khoản đã phong tỏa

Trang 20

Việc đảm bảo quyền này cho khách hàng cũng có ý nghĩa quan trọng là tránh được hiệntượng rút tiền hàng loạt của khách hàng, từ đó lây lan sang các TCTD khác theo phản ứngdây chuyền, đe dọa sự an toàn của hệ thống tài chính - NH.

Thực tế cho thấy hầu hết các nước trên thế giới đều thành lập các tổ chức BHTG chínhthức sau khi các cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra ở nước họ, xuất phát từ việc nhậnthức được vai trò quan trọng của BHTG đối với NGT nói riêng, hệ thống tài chính NHnói chung

Trang 21

Chương 2 THỰC TIỄN PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGT TẠI CÁC TCTD VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN

1 Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh việc bảo vệ quyền lợi

của NGT

Quyền lợi của NGT được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.Bao gồm:

- Luật Các TCTD 2010 sửa đổi, bổ sung 2017

- Văn bản hợp nhất 14/VBHN-NHNN Quyết định Quy chế tiền gửi tiết kiệm

NH Nhà nước

+ Thông tư số 04/2011/TT-NHNN ngày 10 tháng 3 năm 2011 của Thống đốc NH Nhànước Việt Nam quy định áp dụng lãi suất trong trường hợp tổ chức, cá nhân rút tiền gửitrước hạn tại TCTD

- Văn bản hợp nhất 08/VBHN-NHNN Thông tư hướng dẫn việc mở và sử dụng tàikhoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

Gồm:

Trang 22

+ Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19 tháng 8 năm 2014 của Thống đốc NH Nhànước Việt Nam hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứngdịch vụ thanh toán

+ Thông tư số 32/2016/TT-NHNN ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc NH Nhànước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày19/8/2014 của NH Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanhtoán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

+ Thông tư số 02/2018/TT-NHNN ngày 12 tháng 02 năm 2018 của Thống đốc NH Nhànước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 32/2016/TT-NHNN ngày26/12/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày19/8/2014 của NH Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanhtoán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

- Văn bản hợp nhất 34/VBHN-NHNN Thông tư quyết định về phát hành kỳ phiếu,tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu trong nước của TCTD, chi nhánh NH nước ngoàiGồm:

+ Thông tư số 34/2013/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Thống đốc NH Nhànước Việt Nam quy định về phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếutrong nước của TCTD, chi nhánh NH nước ngoài

+ Thông tư 16/2016/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số34/2013/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nướcquy định về phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu trong nước của

tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

- Thông tư 46/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ thanh toán không dùng tiềnmặt

Trang 23

- Nghị định 70/2000/NĐ-CP Về việc giữ bí mật, lưu trữ và cung cấp thông tin liênquan đến tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng

- Các văn bản pháp luật khác

2 Thực tiễn pháp luật điều chỉnh việc bảo vệ quyền lợi của NGT

Việc tiếp cận của pháp luật hiện hành về quyền lợi NGT không quy định trực tiếp mà nóđược quy định thông qua trách nhiệm của TCTD Bởi tư cách NGT hình thành trên cơ sởquan hệ nhận tiền và gửi tiền giữa khách hàng và TCTD và mọi lợi ích liên quan đến tiềngửi của NGT do TCTD là chủ thể chi phối chủ yếu Quy định được xem là chủ đạo làm

cơ sở cho những quy định cụ thể trong việc bảo vệ quyền lợi của NGT được thể hiện tạiĐiều 10 Luật Các TCTD 2010, theo đó:

TCTD, chi nhánh NH nước ngoài có trách nhiệm sau đây:

1 Tham gia tổ chức bảo toàn, bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật và công bốcông khai việc tham gia tổ chức bảo toàn, BHTG tại trụ sở chính và chi nhánh;

2 Tạo thuận lợi cho khách hàng gửi và rút tiền, bảo đảm thanh toán đủ, đúng hạn gốc vàlãi của các khoản tiền gửi;

3 Từ chối việc điều tra, phong tỏa, cầm giữ, trích chuyển tiền gửi của khách hàng, trừtrường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luậthoặc được sự chấp thuận của khách hàng;

4 Thông báo công khai lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ, các quyền, nghĩa vụ của khách hàngđối với từng loại sản phẩm, dịch vụ đang cung ứng;

5 Công bố thời gian giao dịch chính thức và không được tự ý ngừng giao dịch vào thờigian đã công bố Trường hợp ngừng giao dịch trong thời gian giao dịch chính thức,TCTD, chi nhánh NH nước ngoài phải niêm yết tại nơi giao dịch chậm nhất là 24 giờtrước thời điểm ngừng giao dịch TCTD, chi nhánh NH nước ngoài không được phép

Trang 24

ngừng giao dịch quá 01 ngày làm việc, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều

29 của Luật này

Để bao quát và hệ thống việc phân tích thực tiễn pháp luật về bảo vệ quyền lợi của NGT,chúng tôi tiến hành tìm hiểu các quy định pháp luật ở các khía cạnh sau: gửi tiền và nhậntiền gửi tại các TCTD; mở tài khoản tiền gửi và sử dụng tài khoản; quyền định đoạt đốivới tiền gửi khi tổ chức gửi tiền chấm dứt hoạt động, cá nhân gửi tiền chết, mất tích, mấtnăng lực hành vi dân sự; bảo vệ NGT khi TCTD mất khả năng thanh toán

3 Thực tiễn pháp luật về gửi tiền và nhận tiền gửi tại các TCTD

3.1 Về các loại tiền gửi

Theo quy định hiện hành, tại Điều 1 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-NHNN Quyết địnhQuy chế tiền gửi tiết kiệm: “Quy chế này điều chỉnh các hoạt động nhận và chi trả tiềngửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam giữa tổchức nhận tiền gửi tiết kiệm và NGT”; Khoản 3 Điều 1 Văn bản hợp nhất 08/VBHN-NHNN Thông tư hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cungứng dịch vụ thanh toán:“ Việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ củangười cư trú và người không cư trú, tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của ngườikhông cư trú và người cư trú là cá nhân người nước ngoài thực hiện theo quy định củapháp luật về quản lý ngoại hối và quy định tại Thông tư này.”; theo Khoản 11 Điều 4 Vănbản hợp nhất 07/VBHN-VPQH Pháp lệnh ngoại hối11: “TCTD được phép là các NH,TCTD phi NH và chi nhánh NH nước ngoài được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoạihối theo quy định tại Pháp lệnh này.”

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, TCTD được phép nhận tiền gửi bằngđồng Việt Nam và cả ngoại tệ Việc nhận tiền gửi bằng ngoại tệ chỉ áp dụng đối với các tổchức nhận tiền gửi được phép hoạt động ngoại hối và phải phù hợp với quy định hiện

11 Gồm:

+ Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13 tháng 12 năm 2005 của Ủy ban thường vụ Quốc hội + Pháp lệnh số 06/2013/UBTVQH13 ngày 18 tháng 3 năm 2013 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối

Trang 25

hành của Chính phủ và NHNN về quản lý ngoại hối12 Ngoại tệ được hiểu là đồng tiềncủa quốc gia, lãnh thổ khác, đồng tiền chung Châu Âu và đồng tiền chung khác được sửdụng trong thanh toán quốc tế và khu vực13 Tiền gửi bằng nội tệ và ngoại tệ có thể thểhiện dưới hình thức các loại giấy tờ có giá Theo Luật Các TCTD 2010 sửa đổi bổ sung

2017, đó là các loại giấy tờ có giá như chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu

3.2 Về đối tượng gửi tiền

- NGT là cá nhân

Giao dịch về tiền gửi giữa TCTD và NGT là giao dịch dân sự Trong đó, các bên tronggiao dịch là TCTD (bên vay) và NGT (bên cho vay) Để giao dịch có hiệu lực thì các bênphải có năng lực chủ thể Ở đây chúng ta quan tâm về phía chủ thể là cá nhân gửi tiền.Theo quy định của pháp luật dân sự, điều kiện cần để giao dịch có hiệu lực là chủ thểtham gia phải có năng lực hành vi dân sự Theo đó, chủ thể có năng lực hành vi dân sựđầy đủ (từ đủ 18 tuổi và có khả năng nhận thức và điều khiển được hành vi của mình) cóthể tham gia tất cả các giao dịch dân sự Điều kiện về năng lực để chủ thể tham gia quan

hệ nhận tiền gửi được cụ thể hóa trong quy chế tiền gửi tiết kiệm như sau:

Chủ thể từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì được tham gia quan

hệ gửi tiền Trong trường hợp NGT từ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi nhưng có tài sản riêng

đủ để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự thì đượcthực hiện các giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm Đối với người chưa thành niên,người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy địnhcủa pháp luật thì chỉ được thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm thôngqua người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật

12 Khoản 5 Điều 4 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-NHNN Quyết định Quy chế tiền gửi tiết kiệm

13 Điểm a khoản 1 điều 4 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH Pháp lệnh ngoại hối

Trang 26

Cá nhân gửi tiền tiết kiệm có thể là cá nhân Việt Nam hoặc cá nhân nước ngoài đang sinhsống và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam14.

Đối với cá nhân gửi tiền dưới dạng mua các loại giấy tờ có giá, pháp luật có quy địnhphạm vi chủ thể gửi tiền khác hơn Theo đó, chủ thể là cá nhân gửi tiền dưới hình thứcmua các loại giấy tờ có giá gồm15: cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài tổ chức nướcngoài chỉ được mua giấy tờ có giá theo hình thức giấy tờ có giá ghi danh16 Như vậy, sovới cá nhân gửi tiền tiết kiệm, cá nhân gửi tiền dưới hình thức mua giấy tờ có giá cóphạm vi rộng hơn,

Theo Văn bản hợp nhất 08/VBHN-NHNN Thông tư hướng dẫn việc mở và sử dụng tàikhoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, mọi cá nhân Việt Nam và cánhân nước ngoài có năng lực pháp luật và năng lực hành vi theo quy định pháp luật ViệtNam thì có thể là chủ thể gửi tiền

- NGT là tổ chức

Đối với tổ chức thì năng lực chủ thể xuất hiện đầy đủ khi tổ chức được thành lập hoặccho phép thành lập một cách hợp pháp Vì vậy, kể từ thời điểm được thành lập hợp pháp,

tổ chức có thể tham gia những giao dịch được pháp luật ghi nhận

Pháp luật NH quy định chủ thể gửi tiền là tổ chức như sau17:

- Tổ chức không được tham gia hình thức tiền gửi tiết kiệm

14 Điều 3 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-NHNN Quyết định Quy chế tiền gửi tiết kiệm

15 Điều 5 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-NHNN Thông tư quyết định về phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh NH nước ngoài

16 Giấy tờ có giá ghi danh là giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ có ghi tên người sở hữu

17 Xem Văn bản hợp nhất 14/VBHN-NHNN Quyết định Quy chế tiền gửi tiết kiệm, Văn bản hợp nhất NHNN Thông tư hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, Văn bản hợp nhất 14/VBHN-NHNN Thông tư quyết định về phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh NH nước ngoài

Trang 27

08/VBHN Tồ chức gửi tiền dưới hình thức mua giấy tờ có giá, gồm: Tổ chức Việt Nam; tổchức nước ngoài chỉ được mua giấy tờ có giá theo hình thức giấy tờ có giá ghi danh.

- Tổ chức có thể mở tài khoản tiền gửi thanh toán gồm: Tổ chức là pháp nhân Như đã trình bày trong chương 1, đối tượng gửi tiền bao gồm các tổ chức, cá nhân Hầuhết các cá nhân đều có thể tham gia gửi tiền nếu có năng lực pháp luật và năng lực hành

vi theo quy định Đối với tổ chức thì có thể gửi tiền dưới mọi hình thức, trừ hình thức tiềngửi tiết kiệm

Trên thực tế, có nhiều tố chức có tiền nhàn rỗi tạm thời chưa sử dụng, gửi tiền vào TCTDvới mục đích tiết kiệm, sinh lời là chủ yếu, không nhằm mục đích thanh toán Tuy nhiên,pháp luật hiện hành không ghi nhận tổ chức là chủ thể gửi tiết kiệm Điều này không phùhợp với thực tế

3.3 Về lãi suất tiền gửi

Thông thường các TCTD sẽ ấn định lãi suất huy động và lãi suất cho vay trên cơ sở nhucầu thị trường và lãi suất cơ bản do NHNN quy định

Tuy nhiên, theo điều 5 thông tư 14/2017/TT-NHNN quy định phương pháp tính lãi tronghoạt động nhận tiền gửi, cấp tín dụng giữa TCTD với khách hàng, có hiệu lực từ ngày01/01/2018 giữa TCTD và khách hàng có thể thỏa thuận về mức lãi suất không phụ thuộcvào lãi suất cơ bản

“Như vậy, theo Thông tư này, lãi suất cho vay sẽ được “thả nổi” theo quy luật cung –cầu,phản ánh sự vận động của thị trường, và được thể hiện cụ thể bằng thỏa thuận giữa NH vàkhách hàng Người đi vay cần phải tính toán kỹ lưỡng và thận trong trước khi quyết địnhđặt bút ký để vay, cần phải so sánh với các kênh huy động vốn khác như phát hành tráiphiếu hoặc huy động trên thị trường chứng khoán

Chia sẻ về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, quy định mới nàybuộc các DN phải chủ động hơn trong phương án kinh doanh Nếu DN có phương ánkinh doanh tốt thì sẽ được vay với lãi suất thấp, còn nếu phương án kinh doanh chưa tối

Trang 28

ưu thì phải chấp nhận lãi suất cao hơn, hoặc phải tính đến phương án khác Bên cạnh đó,

VN cần phải đẩy mạnh sự phát triển của thị trường trái phiếu, điều này giúp NH và DNchủ động hơn về nguồn trung và dài hạn, giảm bớt sự phụ thuộc vào kênh dẫn vốn từ mỗi

NH như hiện nay.”18

Đối với lãi suất tiền gửi dưới hình thức giấy tờ có giá, do TCTD, chi nhánh NH nướcngoài phát hành quyết định phù hợp với lãi suất thị trường và quy định hiện hành về lãisuất của NH Nhà nước trong từng thời kỳ, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và an toàn hoạtđộng cho TCTD, chi nhánh NH nước ngoài19 Song song với quy định này là quy định vềlãi suất chiết khấu các loại giấy tờ có giá

4 Thực tiễn pháp luật về mở tài khoản tiền gửi và sử dụng tài khoản

4.1 Về rút vốn trước hạn

Theo pháp luật hiện hành, để tạo thuận lợi cho khách hàng khi gửi tiền tại TCTD dướihình thức tiền gửi có kỳ hạn nhưng có nhu cầu vốn tức thời, luật có quy định trường hợpkhách hàng được quyền rút vốn trước hạn Theo đó, nếu khách hàng có thỏa thuận trướcvới tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và thông báo yêu cầu rút trước hạn đúng thời gian quyđịnh của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm thì khách hàng đương nhiên được rút vốn trướchạn Hoặc khách hàng gửi tiền tại các TCTD phi NH chỉ được rút gốc tiền gửi tiết kiệmtrước hạn đối với các khoản tiền đã có thời gian gửi từ một năm trở lên20 Pháp luật khôngcòn quy định việc rút vốn trước hạn có thoả thuận hay không thoả thuận thì có ảnh hưởngđến việc chịu phí nữa hay không, đó là tuỳ thuộc vào thoả thuận đôi bên Chỉ quy định vềviệc mức áp dụng lãi suất khi khách hàng rút vốn trước thời hạn tối đa bằng mức lãi suấttiền gửi không kỳ hạn thấp nhất của TCTD theo từng đồng tiền trong trường hợp tổ chức,

18 Nhật Minh, 2017, Từ 1/1/2018, TCTD và khách hàng sẽ được thỏa thuận lãi suất theo quy định mới Được lấy về

từ: viettimes.vn/tu-1-1-2018-tctd-va-khach-hang-se-duoc-thoa-thuan-lai-suat-theo-quy-dinh-moi-151733.html, ngày truy cập 15/0/2018

19 Khoản 1 điều 11 Văn bản hợp nhất 34/VBHN-NHNN Thông tư quyết định về phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh NH nước ngoài

20 Khoản 4 điều 16 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-NHNN quyết định về việc ban hành Quy chế tiền gửi tiết kiệm

Ngày đăng: 24/04/2018, 20:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w