Đầu tư xây dựng cơ bản

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển của ngành công nghiệp sản xuất xi măng (Trang 56 - 58)

IV. Giải pháp phát triển ngành công nghiệp xi măng 1.Những giải pháp về phía ngành

1.2.1. Đầu tư xây dựng cơ bản

Đầu tư xây dựng cơ bản trong bất kỳ ngành kinh tế nào cũng đều đóng vai trò quan trọng, vì nó tạo nên cơ sở hạ tầng cho các ngành kinh tế phát triển, và đối với ngành công nghiệp sản xuất xi măng cũng vậy. Nhưng muốn tạo được cơ sở hạ tầng vững chắc cho phát triển sau này thì ngành công nghiệp xi măng cần thực hiện một số biện pháp sau để có thể hạn chế những tồn tại hiện nay trong khâu đầu tư xây dựng cơ bản của ngành.

Trong việc đầu tư xây dựng cơ bản tạo nên cơ sở hạ tầng vững chắc cho ngành công nghiệp xi măng phải thực hiện đầu tư một cách đồng bộ, từ việc đầu tư cho nhà xưởng cho đến vấn đề khai thác nguyên liệu. Không vì tiết kiệm một vài đồng chi phí mà dẫn tới hậu quả khôn lường. Cần thực hiện vấn đề khảo sát địa hình địa chất một cách kỹ lưỡng rồi mới đưa ra những kết luận để đưa vào thực hiện, không sẽ dẫn đến tình trạng phải đưa ra những giải pháp sửa chữa, những giải pháp này không chỉ tốn kém về thời gian mà còn tốn rất nhiều chi phí về mặt thời gian.

Như đã nói ở trên, nước ta có một nguồn nguyên liệu cho sản xuất xi măng hết sức dồi dào, chính vì vậy các nhà máy sản xuất xi măng của ngành công nghiệp xi măng hiện nay khôn nên chỉ đầu tư cho công đoạn nghiền xi măng rồi nhập clinker về nghiền, không đảm bảo tính ổn định lâu dài, đồng thời lãng phí những lợi thế của đất nước, không phát huy được những nội lực dồi dào trong nước về tài nguyên, lao động để phục vụ cho quá trình phát triển. Để tận dụng hơn nữa lợi thế về tài nguyên và lao động chúng ta cần đầu tư một cách đồng bộ từ khâu khai thác nguyên liệu đến khâu sản xuất ra xi măng.

Để nâng cao hơn nữa chất lượng của các sản phẩm xi măng của ngành công nghiệp xi măng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đầu tư cho các dây chuyền máy móc thiết bị phải đạt được mức độ tiên tiến, hiện đại tương xứng với trình độ công nghệ của thế giới nhưng đồng thời cũng phải phù hợp với các điều kiện của Việt Nam, đảm bảo hao phí nguyên nhiên, vật liệu ít, mức độ tự động hoá cao. Để thực hiện được điều đó cần phải thực hiện chuyển đổi các dây chuyền theo các phương pháp sản xuất cũ kỹ, lạc hậu như phương pháp sản xuất ướt và bán khô sang các công nghệ sản xuất hiện đại hơn đó là phương pháp sản xuất khô.

Về quy mô công suất, trong điều kiện hiện nay để phát huy hết khả năng của ngành công nghiệp xi măng cần phải biết kết hợp các loại quy mô công suất các dây chuyền sản xuất, như việc kết hợp các dây chuyền công nghệ quy mô lớn với quy mô vừa, quy mô nhỏ với quy mô vừa hoặc quy mô lớn với quy mô nhỏ để đạt được hiệu quả về đầu tư đồng thời vẫn tạo được hiệu quả sản xuất như mong muốn.

Những nơi có vùng nguyên liệu phong phú, điều kiện giao thông vận tải cần đầu tư mở rộng thêm các dây chuyền sản xuất mới. Việc đầu tư thêm các dây chuyền sản xuất mới này sẽ tranh thủ được cơ sở hạ tầng vốn có của nhà máy và điều kiện giao thông vận tải thuận lợi, đồng thời vẫn có đủ nguồn nguyên liệu cung cấp cho hoạt động của các dây chuyền. Những nơi không có điều kiện thuận lợi trên thì nên mạnh dạn đầu tư vào các dây chuyền lớn, công nghệ cao vì việc đầu tư cho các dây chuyền nhỏ công nghệ lạc hậu sẽ làm cho chất lượng sản phẩm không cao, mà lượng tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu rất lớn, hiệu quả sản xuất kinh doanh thu được không đáng là bao nhiêu, không thể đứng vững trong quá trình cạnh tranh.

Lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy, quy mô công suất nhà máy phải phù hợp với khả năng tiêu thụ của thị trường, trữ lượng các mỏ nguyên liệu, có điều kiện hạ tầng đảm bảo, nhất là giao thông phải phù hợp với khả năng tiêu thụ của thị trường, trữ lượng các mỏ nguyên liệu, có điều kiện hạ tầng đảm bảo, nhất là giao thông vận tải để vận chuyển vật tư đầu vào và xuất sản phẩm đầu ra. Ưu tiên đầu tư mở rộng các nhà máy xi măng đã có nhằm tận dụng điều kiện cơ sở hạ tầng, đội ngũ cán bộ, công nhân hiện có và phát huy lợi thế về thương hiệu.

Đồng thời thực hiện đầu tư ngành xi măng phải đi đôi với việc nâng cao năng lực ngành cơ khí chế tạo, phát triển hệ thống giao thông. Tức là cần có sự phát triển liên ngành để có thể phục vụ lẫn nhau của các ngành, tránh trường hợp phải nhập khẩu máy móc thiết bị, lãng phí ngoại tệ.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển của ngành công nghiệp sản xuất xi măng (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w