Về kênh tiêu thụ

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển của ngành công nghiệp sản xuất xi măng (Trang 35 - 36)

Do đặc thù của mỗi loại doanh nghiệp mà chúng theo đuổi các mục thiêu khác nhau và vì vậy cũng tổ chức các kênh tiêu thụ khác nhau. Cũng giống như các nước trên thế giới việc tiêu dùng sản phẩm xi măng tại Việt Nam mang tính thời vụ đã trở thành quy luật chung do đặc điểm khí hậu ở nước ta. Chính vì vậy Tổng côg ty xi măng phải điều tiết sản xuất, cung ứng và bảo quản sản phẩm hàng hoá, đáp ứng nhu cầu thị trường một cách khoa học, thực hiện được nhiệm vụ “Bình ổn giá cả” trong khi đó vẫn phải đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn diễn ra tốt đẹp. Để thực hiện được những điều trên Tổng công ty xi măng Việt Nam đã đầu tư xây dựng một hệ thống tổ chức mạng lưới tiêu thụ khắp ba miền Bắc – Trung – Nam, các hệ thống phân phối này còn đựoc phân chia sao cho phù hợp với từng thời kỳ, từng điều kiện khí hậu của từng vùng, miền… Đồng thời Tổng công ty cũng phân chia thị trường cho mỗi đơn vị thành viên nhằm phát huy tối đa khả năng tiêu thụ sản phẩm, tránh cạnh tranh trong nội bộ các sản phẩm của Tổng công ty đồng thời các doanh nghiệp vẫn chịu trách nhiệm “Bình ổn giá” trên thị trường được phân công. Như vậy, đến nay Tổng công ty xi măng Việt Nam đang sủ dụng ba phương thức tiêu thụ sản phẩm chủ yếu, đó là: Các công ty xi măng tự tiêu thụ sản phẩm của mình qua các chi nhánh và các đại lý; tiêu thụ qua công ty Vận tải kỹ thuật xi măng, là hệ thống các chi nhánh của Tổng công ty; tiêu thụ qua các nhà phân phối. Ba phương thức tiêu thụ trên đây hình thành ba kênh tiêu thụ sản phẩm khác nhau; ba phương thức này đều sử dụng các hình thức bán hàng tại nhà máy, tại các ga, các kho, các bến cảng hoặc tới chân công trình và bán lẻ tại các đại lý, các cửa hàng.

Đối với các doanh nghiệp xi măng địa phương lại thực hiện tiêu thụ trực tiếp sản phẩm tại nhà máy, tiêu thụ theo hình thức này kinh phí đầu tư cho khâu tiêu thụ không quá lớn và rất phù hợp với đặc điểm của xi măng địa phương. Bên cạnh đó xi măng địa phương cũng xây dựng mạng lưới tiêu thụ của mình qua các đại lý bán buôn bán lẻ với hình thức ăn hoa hồng, nhưng mạng lưới này không mạnh, và cũng chỉ hoạt động ở vùng hẹp như các địa phương lân cận.

Xi măng liên doanh tổ chức tiêu thụ sản phẩm của mình thông qua các nhà phân phối. Các công ty này lựa chọn cho mình mỗi tỉnh, thành phố một nhà phân phối có đủ khả năng tài chính, có kinh nghiệm buôn bán, có mạng lưới bán lẻ xi măng. Các nhà phân

phối phải cam kết khối lượng xi măng được tiêu thụ trong tháng, quý, trên một thị trường nhất định. Đây là phương thức tiêu thụ sản phẩm có độ chuyên môn hoá cao, phù hợp với nền sản xuất công nghiệp. Với hình thức tiêu thụ này doanh nghiệp không mất quá nhiều chi phí đầu tư để xây dựng nên một hệ thống phân phối lớn mà vẫn có cả một hệ thống phân phối rộng khắp các tỉnh tình trong thời gian ngắn đồng thời có điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào quá trình tiêu thụ xi măng tạo ra hiệu quả cao trong khâu phục vụ khách hàng.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển của ngành công nghiệp sản xuất xi măng (Trang 35 - 36)