Hiện nay, tại thị trường Việt Nam đang tồn tại ba loại hình doanh nghiệp xi măng, đó là: Các nhà máy xi măng thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam, các nhà máy xi măng địa phương, các nhà máy xi măng liên doanh nước ngoài. Nên dẫn đến cạnh tranh không chỉ trên thị trường quốc tế mà còn có cạnh tranh nội bộ ngay tại thị trường nội địa giữa các nhà máy trong cùng ngành xi măng tại Việt Nam.
Bảng 13: Thị phần của các loại hình xi măng trên thị trường tại Việt Nam
(Đơn vị:%) Năm VNCC Liên doanh Địa phương Nhập khẩu
1990 88,9 - 3,7 7,4 1991 94,8 - 4,9 0,3 1992 81,2 - 10,6 8,2 1993 76,4 - 12,6 11 1994 77,8 - 14,6 7,6 1995 66,67 - 16 17,33 1996 61.67 5,9 16,5 15,93 1997 58,34 14,15 16,18 11,33 1998 54,8 20,2 19,2 5,8 1999 51,2 23,3 25,5 - 2004 44,8 28 27,2 -
(Nguồn: Phòng kinh tế - Công ty tư vấn đầu tư phát triển xi măng)
Các nhà máy xi măng thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam áp dụng công nghệ lò quay sản xuất với phương pháp khô nên chất lượng xi măng tốt, với công suất lớn, nên thị phần tiêu thụ các sản phẩm trên thị trường là rất lớn. Nhưng thị phần của VNCC có xu hướng giảm dần qua các năm, nguyên nhân do các nhà máy xi măng liên doanh với công nghệ kỹ thuật hiện đại, đồng thời họ chỉ phải theo đuổi mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận mà không cần quan tâm đến những vấn đề khác, cùng với đó là hàng loạt các nhà máy địa phương cũng được ra đời nên dẫn đến thị phần của Tổng công ty xi măng bị giảm sút mạnh trong khoảng chục nămg từ năm 1994 sang đến năm 2004 thị phần xi măng của VNCC từ 77,8% giảm xuống chỉ còn 44,8%. Với chất lượng tốt có thể đạt tiêu chuẩn quốc tế nên các sản phẩm của Tổng công ty thường được dùng trong các công trình quan trọng, các công trình, nhà ở đòi hỏi mức độ kiên cố cao, phù hợp với những doanh nghiệp hoặc hộ dân có khả năng tài chính, vì chất lượng xi măng tốt kèm theo đó là uy tín trên thị trường nên giá của các sản phẩm Tổng công ty thường cao hơn so với các sản phẩm của các doanh nghiệp khác trên thị trường. Xét về khả năng cạnh tranh nội bộ ngành thì sản phẩm của Tổng công ty xi măng Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao hơn, nhìn vào bảng số liệu qua các năm ta có thể thấy thị phần của VNCC qua các năm giảm nhưng nó vẫn chiếm một tỷ lệ cao trong thị phần xi măng của ngành tỷ lệ này gần 50%
trở lên. Nguyên nhân của vấn đề này là một phần là do sản phẩm tốt, nguyên nhân khác nữa là uy tín của các sản phẩm đã được hình thành từ lâu của các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty. Còn xét một cách tổng quát vấn đề thì nguyên nhân làm cho thị phần của Tổng công ty xi măng giảm sút là: công nghệ không được thường xuyên đổi mới, năng suất lao động kém chất lượng làm cho năng suất lao động không cao, các hoạt động hỗ trợ cho tiêu thụ sản phẩm chưa được chú trọng. Bên cạnh đó các sản phẩm của Tổng công ty còn có nhiệm vụ “Bình ổn giá cả” cho thị trường xi măng Việt Nam, chính vì thực hiện nhiệm vụ quan trọng này của ngành xi măng đã làm cho mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh và các chính sách hỗ trợ tiêu thụ không giống với các nhà máy xi măng địa phương mặc dù đều cùng là sở hữu của nhà nước.
Đối với các nhà máy xi măng lò đứng và trạm nghiền thuộc các quản lý của các địa phương có quy mô sản xuất nhỏ, trình độ công nghệ thấp, khối lượng sản phẩm không lớn, chủng loại không đa dạng, đặc biệt chất lượng xi mưng lò đứng không thể đáp ứng được yêu cầu của những công trình đòi hỏi tiêu chuẩn chất lượng cao. Nó chỉ có thể đáp ứng cho những công trình không yêu cầu quá cao về chất lượng sản phẩm và khả năng tài chính bị hạn chế… Do đó, thị phần của những nhà máy này chỉ ở khu vực nông thôn, phục vụ nhu cầu tại chỗ cho những công trình cấp thấp không đòi hỏi độ bền vững cao, thị phần của những doanh nghiệp này chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, nhưng có xu hướng tăng dần hàng năm. Do quy mô sản xuất nỏ bế, sản phẩm sản xuất ra không nhiều, người sản xuất tự tiêu thụ lấy sản phẩm của mình, các nhà máy trực tiếp bán xi măng của minh đến tận tay người tiêu dụng cuối cùng. Bộ máy làm công tác tiêu thụ của các đơn vị này đơn giản, công tác bàn hàng cũng rất thủ công. Các doanh nghiệp này chủ yếu bán xi măng cho mọi đối tượng khách hàng tại nhà máy, ngoài ra còn thông qua các đại lý (gồm cả đại lý bao tiêu, đại lý độc quyền và đại lý hoa hồng). Các nhà máy xi măng địa phương không chịu sự quản lý của nhà nước về cơ chế kinh doanh, cơ chế giá, không bị khống chế về lợi nhuận nộp ngân sách… Vì vậy mà giá bán của các nhà máy này thường linh hoạt. Mặt khắc, do chi phí đầu tư thấp, chất lượng còn hạn chế nên giá bán của nó thường thấp, phần nào đáp ứng được nhu cầu xây dựng của dân cư có thu nhập thấp, đặc biệt ở khu vực nông thôn. Bên cạnh giá bán thấp các nhà máy này cũng sủ dụng một số chính sách hỗ trợ tiêu thụ khác như cơ chế bàn hàng trả chậm, nhất là chính sách hỗ trợ giá của các địa phương vì phần lớn các nhà máy này đều do các tỉnh đầu tư, nên các địa phương yêu cầu các công trình không đòi hỏi độ bền vững cao thì phải sử dụng xi măng của địa phương… Tất cả nhữn điều đó đã tạo lên lợi thế cạnh tranh của các nhà máy xi măng địa phương, đó cũng là nguyên nhân giải thích tại sao thị phần của các doanh nghiệp này tăng
lên không ngừng qua các năm đặc biệt là thị phần của nó từ những năm 1997 đến 2004 chiếm một tỷ lệ khá cao, tạo thành một đối trọng đối với xi măng liên doanh trên thị trường xi măng Việt Nam. Mặc dù họ không có công nghệ cao nhưng với các chính sách hỗ trợ phù hợ họ đã có chỗ đứng trên thị trường và nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy từ năm 1990 trở đi thì thị trường của các doanh nghiệp xi măng địa phương đã không ngừng tăng lên chiếm một tỷ lệ tương đối so với xi măng liên doanh, ở những năm đầu còn có phần cao hơn xi măng liên doanh.
Đối với các nhà máy xi măng liên doanh với nước ngoài: Hiện nay, cả nước ta có năm công ty liên doanh với nước ngoài đang hoạt động là: xi măng Chinfon - Hải Phòng, xi măng Holcim, xi măng Nghi Sơn, xi măng Vân Xá và xi măng Phúc Sơn. Trong các doanh nghiệp này vốn của Tổng công ty, đơn vị đại diện cho phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp liên doanh, không quá 30%, nên việc tham gia quản lý điều hành hoạt động ở các Công ty này còn nhiều hạn chế. So với Tổng công ty, các nhà máy liên doanh có cơ chế quản lý theo quy luật nền kinh tế thị trường tự do thông thoáng. Do tỷ lệ vốn góp như vậy, nên mục tiêu hoạt động của các nhà máy xi măng liên doanh là mục tiêu hoạt động vì lợi nhuận, nhiệm vụ duy nhất là thu được lợi nhuận cao về cho doanh nghiệp, chính vì vây họ có lợi thế cạnh tranh hơn so với Tổng công ty trên thị trường xi măng Việt Nam, ngoài việc vừa hoạt động kinh tế có hiệu quả vừa phải đảm bảo lợi ích xã hội. Chính từ sự khác biệt này đã tạo lên sự bất bình đẳng trong hoạt động kinh doanh, làm yếu đi khả năng cạnh tranh của các Công ty trực thuộc Tổng công ty. Cùng với công nghệ hiện đại, sản phẩm chất lượng cao là công cụ giá bán, tín dụng bán hàng đã làm cho tốc độ tiêu thu xi măng của doanh nghiệp liên doanh trên thị trường tăng lên rất nhanh, mới chỉ xuất hiện trên thị trường xi măng năm 1996 với thị phần rất ít ỏi là 5,9% thì năm 2004 nó đã tăng lên đến 28%, tốc độ tăng hơn 300% trong vòng chưa đầy chục năm, điều đó có thể coi là một thành tích của các doanh nghiệp xi măng liên doanh.
Bảng 14: SẢn lượng xi măng các nhà máy hiện có tại Việt Nam đến năm 2004
(Đơn vị: 1000 tấn)
Tên công ty Sản lượng Tỷ lệ (%)
I. Tổng công ty xi măng 11.826 44,8
1.Xi măng Hoàng Thạch 3.782 2. Xi măng Bỉm Sơn 2.175 3. Xi măng Hà Tiên 1 2.042 4. Xi măng Hà Tiên 2 1.011 5. Xi măng Bút Sơn 1.465 6. Xi măng Hải Phòng 524
8. Xi măng Hoàng Mai 730 9. Xi măng Tam Điệp 14
II. Xi măng liên doanh 7.395 28
1. Xi măng Chinfon – HP 2.096 2. Xi măng Nghi Sơn 2.197 3. Xi măng Holcim 2.431 4. Xi măng Vân Xá 561 5. Xi măng Bút Sơn 110
III. Xi măng địa phương 7.180 27,2
Tổng cộng 26.400 100
(Nguồn: Phòng kinh tế - Công ty tư vấn đầu tư phát triển xi măng)
Xét về khả năng cạnh tranh quốc tế của ngành công nghiệp xi măng Việt Nam. Trong bối cảnh mở cửa hiện nay, mà đặc biệt là Việt Nam gia nhập AFTA và WTO thì việc đánh giá khả năng cạnh tranh quốc tế của ngành là rất quan trọng. Khả năng cạnh tranh của hàng hoá phụ thuọcc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là chất lượng, chủng loại, mẫu mã và giá cả. Việc tham gia vào AFTA và WTO của Việt Nam sẽ tác động trực tiếp mà trước hết là yếu tố giá cả củ hàng hoá, vì việc cắt giảm thuế đơn giản các thủ tục thương mại thì giá hàng hoá nhập ngoại sẽ hạ thấp hơn, ngành sản xuất trong nước chắc chắn sẽ phải chịu sức ép lớn. Tuy nhiên, vấn đề nào cũng có tính hai mặt, nếu bảo hộ quá lâu và quá cao thì sẽ làm ho nhà sản xuất ỷ lại và trì trệ ngược lại nếu xoá bỏ nhanh thì có thể dẫn tới thua lỗ, phá sản của sản xuất trong nước, giao thị trường nội địa cho hàng hoá nước ngoài. Trong thực tế đó thì ngành công nghiệp xi măng được các chuyên gia Bộ kế hoạch đầu tư xếp vào loại có khả năng cạnh tranh có điều kiện. Tuy vậy, trong cạnh tranh quốc tế thì ngành công nghiệp xi măng Việt Nam vẫn có những bất lợi vì thực tế cho thấy có những năm chúng ta thừa xi măng cho thị trường nội địa nhưng không thể xuất xi măng ra thị trường nước ngoài. Nguyên nhân do: chi phí sản xuất cao dẫn đến giá thành sản phẩm cao, suất đầu tư cho một tấn xi măng ở nước ta vẫn còn cao hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới, mặc dù thời gian này có giảm xuống đôi chút, suất đầu tư cho mỗi tấn xi măng tại Việt Nam lên đến 110 – 130USD/ tấn công suất; mức độ bảo hộ cho ngành xi măng tại Việt Nam còn kéo dài, chất lượng xi măng thấp hơn so với các đối thủ cành tranh; đầu tư còn tràn lan. Nói như vậy không phải khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xi măng Việt Nam trên thị trường quốc tế là đã hết, để tăng khả năng cạnh tranh của xi măng Việt Nam trên thị trường thế giới cần phả có một chiến lược đầu tư đúng đắn và mang tính dài hạn.