Trong quá trình hội nhập quốc tế thương hiệu của bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Vì thương hiệu là nhân tố nổi bất gắn với uy tín của doanh nghiệp, nó là đặc trưng cho hàng hoá của doanh nghiệp. Chấtlượng sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được người tiêu dùng đánh giá và chứng nhận, tất cả những điều đó sẽ được kết tinh trong thương hiệu của doanh nghiệp. Trên thị trường xi măng Việt Nam hiện nay tồn tại các loại nhãn hiệu xi măng sau: các nhãn hiệu xi măng của Tổng công ty xi măng Việt Nam, các nhãn hiệu xi măng địa phương và các nhãn hiệu xi măng liên doanh.
Hiện nay, Tổng công ty xi măng Việt Nam có chín nhãn hiệu và nó đều trở thành những thương hiệu mạnh, có uy tín trên thị trường xi măng. Mặc dù sự đầu tư cho việc quảng bá thương hiệu của các doanh nghiệp này không nhiều, nó chỉ chiếm từ 3 đế 5% giá thành (được tính vào chi phí), nhưng nó vẫn có được uy tín trên thị trường vì có những lới thế riêng như việc tồn tại lâu đời của các sản phẩm này, hầu như các sản phẩm của Tổng công ty xi măng là những sản phẩm xi măng đầu tiên của ngành công nghiệp xi măng tại Việt Nam, qua thời gian sử dụng người tiêu dùng đã chứng nhận cho chất lượng của sản phẩm. Cùng với đó, ta có thể thấy các sản phẩm của Tổng công ty được nhà nước bảo hộ cũng tạo nên một lợi thế tạo nên thương hiệu cho các sản phẩm này, khi người tiêu dùng yên tâm hơn với các sản phẩm của Nhà nước. Nhưng trong thời gian tới khi mà Việt Nam gia nhập AFTA và WTO để tăng cường hơn nữa thương hiệu của các sản phẩm của Tổng công ty, các doanh nghiệp này cần chú tâm hơn nữa đến việc nâng cao chất lượng, tăng cường quản bá cho sản phẩm để nâng cao được uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường.
Đối với các doanh nghiệp xi măng địa phương, như đã nói ở trên, chất lượng sản phẩm không cao và thị trường phục vụ tại chỗ nên hầu như chua thấy nhà máy xi măng địa phương nào tạo nên thương hiệu, uy tín trên thị trường mà hầu như nó chỉ được sử dụng tại chính địa phương sản xuất hoặc các vùng lân cận.
Đối với xi măng liên doanh. Mặc dù, mới chỉ được hình thành tại Việt Nam từ những năm 1996 nhưng do có tính chất tư bản có xuất hiện trong các doanh nghiệp, mục đích kinh doanh vì lợi nhuận, nên hầu hết các doanh nghiệp đầu tư rất lớn cho việc quản bá nhãn hiệu sản phẩm của mình để tạo thành những thương hiệu mạnh trên thị trường. Để khắc sâu hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí người tiêu dùng, các doanh nghiệp liên doanh quảng bá thương hiệu của mình bằng các hình thức quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng, đồng thời họ còn tham gia vào các hoạt động xã hội lớn của địa phương, của đất nước để gây ấn tượng đối với người tiêu dùng trên thị trường… Các
chiến lược quảng bá thương hiệu của các doanh nghiệp này được xây dựng một cách bài bản và tác dụng của quá trình đầu tư này, nói theo cả về chất lượng và số lượng là cả năm doanh nghiệp liên doanh đều tạo nên chỗ đứng trên thị trường xi măng Việt Nam sau một thời gian ngắn đi vào hoạt động.