Vì chất lượng sản phẩm của mỗi doanh nghiệp là khác nhau nên họ cũng theo đuổi các chính sách giá khác nhau. Cùng với việc thực hiện chính sách giá thì các doanh nghiệp còn thực hiện các chính sách hỗ trợ tiêu thụ khác nhau để tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp. Chính sách giá bán xi măng là một bộ phận cấu thành rất quan trọng của chính sách kinh tế xi măng. Một mức giá xi măng hợp lý, trước hết là mức giá đảm bảo khả năng duy trì và phát triển, mà trước hết là khả năng hoàn trả Vốn đầu tư theo thời gian quy định, tuy nhiên nó phải được thị trường chấp nhận theo quan hệ cung - cầu và đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Đối với các nhà máy xi măng địa phương. Do đặc điểm của công nghệ sản tại các nhà máy xi măng địa phương, chất lượng sản phẩm thấp. Bên cạnh những hạn chế trong lợi thế cạnh tranh, nó cũng có những lợi thế nhất định, nó không bị chi phối bởi sự quản lý của nhà nước về cơ chế kinh doanh, về cơ chế giá, không bị khống chế về lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước. Chính vì những hạn chế và cả những lợi thế đó mà các doanh nghiệp này thực hiện chính sách giá rất linh hoạt, nhưng nhìn chung là giá bàn của các sản phẩm này thấp. Thông thường giá bán của nó thấp hơn giá xi măng lò quay từ 50 đến 100 nghìn đồng cho một tấn sản phẩm. Bên cạnh giá bán thấp, các nhà máy này cũng đầu tư cho việc xây dựng cơ chế hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm như cơ chế bán hàng trả chậm. Thời gian trả chậm của mỗi nhà máy có khác nhau, nhưng trung bình là từ 1 đến 6 tháng, tuỳ thuộc vào đối tượng khách hàng.
Đối với xi măng liên doanh. Giống như các công ty lớn ở Thái Lan, các công ty liên doanh ở Việt Nam tiêu thụ xi măng theo hai giá là: giá bán tại nhà máy và giá bán cho các nhà phân phối tại các địa điểm nhà ga, bến cảng, kho bãi ở mỗi tỉnh thành phố. Còn gía bán ở các khâu tiêu thụ tiếp theo và giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng do nhà phân phối quyết định. Khi mới đưa sản phẩm tham gia thị trường, các công ty liên doanh đã đặt ra mức giá thấp hơn giá xi măng đang lưu hành trên thị trường từ 20 đến 30 nghìn đồng cho mỗi tấn sản phẩm nhằm thu hut khách hàng. Các liên doanh đều sản xuất
đại trà và đưa ra thị trường loại xi măng PCB40 cùng với đó là việc thực hiện chính sách giá hấp dẫn, giá của các loại sản phẩm này chỉ bằng hoặc thấp hơn giá xi măng lò quay PCB30 đang lưu thông trên thị trường. Bên cạnh chính sách giá hấp dẫn, sản phẩm thích hợp với người tiêu dùng, phương thức bán hàng qua mạng hiện đại, nhanh gọn và chính xác, các công ty liên doanh còn thực hiện hàng loạt các biện pháp khác để khuyến khích tiêu thụ như: Tăng cường khuyến mại, hỗ trợ chi phí vận chuyển, áp dụng cơ chế thanh toán linh hoạt, ưu tiên hỗ trợ lãi suất ngân hàng, đồng thời rất quan tâm đến dịch vụ sau bán hàng…, đã thu hút được sự gắn bó củ khách hàng với nhà sản xuất. Đây là những thành công to lớn của các liên doanh xi măng ở nước ta trong quá trình tổ chức tiêu thụ sản phẩm, đã làm tăng rất nhiều khả năng cạnh tranh khi Việt Nam hội nhập đầy đủ vào thị trường tự do AFTA.
Đối với các sản phẩm thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam được niêm yết giá cố định, giá bán tại các nhà máy cũng là giá bán tại các đại lý. Cùng với nhiệm vụ quan trọng là bình ổn giá cả cho thị trường xi măng Việt Nam, nghĩa là Tổng công ty vẫn làm nhiệm vụ của doanh nghiệp công ích. Điều này đã làm nảy sinh những trở ngại không nhỏ, ngăn cản Tổng công ty theo đuổi mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Nó ngăn cản không cho phép Tổng công ty nâng giá cao khi quan hệ cung - cầu thay đổi trên thị trường (một quy luật thường thấy của kinh tế thị trường). Các doanh nghiệp Tổng công ty cũng đầu tư cho khâu hỗ trợ bán hàng bằng việc thực hiện bán hàng giao tận tay khách hàng, bán tại nhà máy, bán tại ga, các kho, bến cảng hay tận chân công trình. Bên cạnh đó còn là các chính sách khuyến mại từ đầu là khuyến mãi bằng tiền, bắt đầu từ năm 2001 thực hiện nghị định số 32/NĐ – CP ngày 5/5/1999 chuyển sang khuyến mại bằng hiện vật. Đồng thời để lôi kéo khách hàng, Tổng công ty còn sử dụng nhiều hình thức thanh toán linh động như hình thức bán hàng trả chậm cho một số đối tượng, ưu tiên có bảo lãnh của ngân hàng hoặc có thế chấp tuỳ theo đối tượng khách hàng mà quy định mức dư nợ hợp lý.
Nhưng nhìn chung giá của các sản phẩm xi măng của ngành công nghiệp xi măng trong những năm gần đây vẫn ở mức thấp hơn giá đảm bảo duy trì để phát triển bền vững. Vì do nhiều nguyên nhân như việc đầu tư đổi mới công nghệ của ngành xi măng Việt Nam trong thời gian qua làm cho vốn đầu tư củ ngành tăng lên làm cho suất đầu tư cho một tấn xi măng của Việt Nam rất cao, có thể nói chi phí cho sản xuất xi măng tại Việt Nam còn cao hơn các nước Asean và quốc tế. Chi phí sản xuất của ngành hiện nay ở mức từ 30 – 32 USD / tấn. Như vậy giá xi măng bán tại nhà máy của ngành phải ở mức 55 – 60 USD / tấn mới đảm bảo cho ngành xi măng duy trì và phát triển bền vững, nhưng
trên thực tế giá xi măng Việt Nam vẫn còn thấp hơn mức giá để duy trì sự phát triển như vậy sẽ làm cản trở để đưa ngành xi măng phát triển và ổn định. Trong điều kiện hiện nay, khi mà các mặt hàng chủ yếu trên thế giới tăng theo xu hướng chung. Trong bối cảnh ấy, giá xi măng trên trhế giới cũng có dấu hiệu tăng như xi măng Thái Lan tăng lên mức giá 73 USD/tấn so với mức giá 67 USD/tấn (năm 2003); xi măng Trung Quốc( lò quay) tăng lên mưc 65 USD/ tấn so với mức 60 USD/ tấn như trước đây, xi măng Philipin tăng từ 52 thay vì 47,2 USD/ tấn. Trong khi đó giá xi măng Việt Nam vẫn không thay đổi. Điều đó sẽ gây khó khăn cho quá trình tái đầu tư của ngành xi măng.
Bên cạnhquá trình đầu tư cho thương hiệu; các kênh phân phối và thực hiện các chính sách giá cả hợp lý các doanh nghiệp của ngành xi măng cũng đã có hướng tìm đến với thị trường. Điều dặc biệt được thực hiện ở các doanh nghiệp tích cực tham gia tìm hiểu nhu cầu thị trường mà mình đang hướng tới,việc nắm bắt được nhu cầu từ các thị trường mục tiêu này sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng với thị trường và tạo được uy tín của mình trên thị trường tiêu thụ. Đầu tư cho quá trình tìm hiểu thị trường của ngành xi măng Việt Nam, giúp cho các sản phẩm của ngành đáp ứng được đúng các nhu cầu trên thị trường.