1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam

60 3,2K 43
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 2,72 MB

Nội dung

Ở Việt Nam, các hoạt động xây dựng và phát triển hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ được bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ 20

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ở Việt Nam, các hoạt động xây dựng và phát triển hệ thống pháp luật sởhữu trí tuệ được bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ 20 Đến nay, Việt Nam đã

có một hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với các chuẩn mựcquốc tế về sở hữu trí tuệ theo đánh giá chung của quốc tế, trong đó trụ cột làLuật Sở hữu trí tuệ năm 2005 Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường,người tiêu dùng Việt Nam đang đứng trước sự bùng nổ của đa dạng các loạihàng hóa, dịch vụ Nhãn hiệu luôn đi liền với sản phẩm và có vai trò, chức năngrất quan trọng không chỉ trong sản xuất kinh doanh mà cả trong đời sống xã hội.Với tư cách là một dấu hiệu chỉ ra doanh nghiệp đã cung cấp những sản phẩm,dịch vụ đó ra thị trường, nhãn hiệu không chỉ giúp người tiêu dùng nhận ra mộtsản phẩm trong nhiều sản phẩm cùng loại mà còn thể hiện được uy tín củadoanh nghiệp Tuy nhiên, điểm chung của các doanh nghiệp Việt Nam là hiểubiết về vấn đề sở hữu công nghiệp nói chung và bảo hộ nhãn hiệu nói riêng chưađược đầy đủ, dẫn đến việc các doanh nghiệp của chúng ta thường gặp nhiều khókhăn trong cạnh tranh thương mại, nhất là ở thị trường nước ngoài

Bảo hộ nhãn hiệu tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp quảng bá,lưu thông, bảo vệ và phát triển các sản phẩm của mình trên thị trường nội địa vàquốc tế, đồng thời cũng bảo đảm một môi trường cạnh tranh lành mạnh để thúcđẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế Bảo hộ hiệu quả đối với nhãn hiệu góp phầnkhuyến khích đầu tư và tạo niềm tin cho nhà đầu tư trong hoạt động của mình.Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, bảo hộ nhãn hiệu góp phần thúc đẩy quá trìnhViệt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới Bảo hộ nhãn hiệu có vaitrò quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, cho phép chống lại việcsản xuất và buôn bán hàng giả, tránh cho người tiêu dùng không bị lừa dối

Trang 2

Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, số đơn yêu cầu bảo hộ nhãnhiệu tại Cục sở hữu trí tuệ ngày càng tăng lên đáng kể, điều đó chứng tỏ sự nhậnthức về giá trị, vai trò của nhãn hiệu trong xã hội đã thay đổi Tuy nhiên, để xâydựng được một nhãn hiệu đáp ứng được mục đích kinh doanh của doanh nghiệp

và đáp ứng được những quy định về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu lạikhông phải dễ dàng Việc bảo hộ một nhãn hiệu có thành công hay không trướchết nhãn hiệu đó phải đáp ứng được các điều kiện bảo hộ theo quy định củapháp luật sở hữu trí tuệ Trong quá trình xây dựng nhãn hiệu, các doanh nghiệp

đã gặp phải không ít những khó khăn khi áp dụng những quy định pháp luật liênquan đến vấn đề điều kiện để một nhãn hiệu được bảo hộ

Trước tình hình thực tế đó, tác giả chọn đề tài: “Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam” với mong

muốn có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định về nhãnhiệu, đặc biệt là các quy định về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu, qua đómong góp một phần nhỏ bé trong việc làm rõ những quy định của pháp luật sởhữu trí tuệ về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu, đồng thời tăng cường sự hiểubiết, nhận thức về những quy định đó thêm đầy đủ và đúng đắn, góp phần giảiquyết được những vấn đề của thực tiễn

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề sở hữucông nghiệp nói chung và vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nói riêng Với đề tài: “Điềukiện bảo hộ đối với nhãn hiệu theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ ViệtNam”, tác giả tập trung đi sâu nghiên cứu về các điều kiện để dấu hiệu đượccông nhận là nhãn hiệu, đây là một nội dung trong nhiều nội dung của vấn đềbảo hộ nhãn hiệu Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở học hỏi và rút kinh nghiệm

từ những nghiên cứu trước đây

3 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Đề tài được nghiên cứu với hai mục đích chính đó là:

Trang 3

- Làm rõ những vấn đề lý luận, đồng thời đưa ra những nhận xét, đánh giácác quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu.

- Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện những quy định của pháp luật

về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

- Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu những vấn đề mang tính lýluận về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu được quy định trong Luật Sở hữu trítuệ 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành

- Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận tập trung đi sâu vào nghiên cứu các quyđịnh của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam về điều kiện bảo hộ đối với nhãnhiệu, đồng thời nghiên cứu những quy định về nhãn hiệu của pháp luật ViệtNam trong sự so sánh, đối chiếu với những quy định của điều ước quốc tế vàcủa pháp luật một số quốc gia trên thế giới

5 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Với đề tài: “Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu theo quy định của pháp luật

sở hữu trí tuệ Việt Nam”, luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiêncứu như phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh,phương pháp thống kê

6 Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của khóa luận gồm ba chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về nhãn hiệu

Ở chương này, tác giả giới thiệu những vấn đề khái quát nhất về nhãn hiệunhư khái niệm nhãn hiệu, các loại nhãn hiệu và phân biệt nhãn hiệu với một sốđối tượng sở hữu công nghiệp khác

Chương 2: Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu theo quy định của pháp luật

Sở hữu trí tuệ Việt Nam

Ở chương này, tác giả trình bày, phân tích những vấn đề lý luận về điềukiện bảo hộ đối với nhãn hiệu được quy định trong pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt

Trang 4

Nam, qua đó đưa ra những nhận xét, đánh giá những quy định của pháp luật vềđiều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu.

Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu

Qua một số nhận xét, đánh giá được đưa ra ở Chương 2, Chương 3 sẽ đưa

ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện một số quy định của pháp luật sở hữu trítuệ về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu

Trang 5

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NHÃN HIỆU

1.1 Khái niệm nhãn hiệu

1.1.1 Khái niệm nhãn hiệu theo quy định của Hiệp định TRIPs

Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trítuệ (TRIPs) có hiệu lực từ khi thành lập WTO ngày 1/1/1995 Cho đến nay,Hiệp định TRIPs là hiệp định đa phương toàn diện nhất liên quan đến quyền sởhữu trí tuệ Hiệp định điều chỉnh các đối tượng sở hữu trí tuệ như: quyền tác giả

và các quyền liên quan, nhãn hiệu hàng hóa, sáng chế (bao gồm cả bảo hộ giốngcây trồng mới), kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tíchhợp, thông tin bí mật

Hiệp định TRIPs là điều ước quốc tế đầu tiên đưa ra khái niệm nhãn hiệuhàng hóa Và cho đến nay khái niệm này vẫn được xem là khái niệm khái quát,toàn diện nhất và mang tính quy chuẩn

Cụ thể, tại Khoản 1 Điều 15b của Hiệp định TRIPs có quy định: “Bất kỳ

một dấu hiệu, hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác, đều có thể là nhãn hiệu Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình họa và tổ hợp màu sắc cũng như

tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó, phải có khả năng được đăng ký là nhãn hiệu Trường hợp bản thân các dấu hiệu không có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ tương ứng, các thành viên có thể quy định rằng khả năng được đăng ký phụ thuộc vào tính phân biệt đạt được xác định thông qua quá trình sử dụng Các thành viên có thể quy định rằng điều kiện để được đăng ký là các dấu hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được” [29].

Qua khái niệm nhãn hiệu của Hiệp định TRIPs thì nhãn hiệu có các yếu tốsau:

Trang 6

- Bất kỳ một dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào đó có khả năng phânbiệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ củadoanh nghiệp khác (đương nhiên phải được hiểu đây là hàng hóa, dịch vụ cùngloại, vì nếu không cùng loại sẽ mất đi ý nghĩa phân biệt của nhãn hiệu và không

có tính cạnh tranh trong thương mại) [10, tr 7];

- Các loại dấu hiệu có khả năng được sử dụng làm nhãn hiệu có thể baogồm các dấu hiệu nhìn thấy và không nhìn thấy được: đó có thể là các từ, kể cảtên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình họa và tổ hợp màu sắc cũng như

tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó;

- Yêu cầu đối với dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu được xác định rõ, trong đóđiều quan trọng cơ bản là các dấu hiệu đăng ký làm nhãn hiệu phải có khả năngđược đăng ký là nhãn hiệu

Có thể thấy khái niệm NHHH trong Hiệp định TRIPs được quy định rấtkhái quát và do đó mang tính quy chuẩn Việc xác định một dấu hiệu bất kỳ cóthể đăng ký làm NHHH hay không sẽ căn cứ vào tính phân biệt của các dấu hiệu

đó Điều này thể hiện rõ nhất trong các quy định tương ứng của TRIPs là bất kỳmột dấu hiệu nào, cho dù là hình ảnh, màu sắc, âm thanh hay mùi có khả năngphân biệt được hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hoá, dịch vụcùng loại của doanh nghiệp khác đều được coi là NHHH Ðây cũng là cách tiếpcận chung của các nước khi định nghĩa NHHH trong pháp luật của mình Tuynhiên, các nước cũng có những quan điểm khác nhau liên quan đến những dấuhiệu có thể phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp Sự khácbiệt này đôi khi bắt nguồn từ sự phát triển kinh tế hay mức độ đa dạng của nềnkinh tế Vì thế, hiện nay bên cạnh những dấu hiệu truyền thống như tên gọi, hìnhảnh, còn tồn tại các dấu hiệu đặc biệt khác như hình ảnh ba chiều, màu sắc, âmthanh, mùi, khẩu hiệu, đây là được gọi là nhãn hiệu đặc biệt

Hiện nay trên thế giới, nhất là ở một số quốc gia phát triển đã công nhậncác dấu hiệu đặc biệt này được đăng ký là nhãn hiệu như nhãn hiệu 3D, nhãnhiệu màu sắc, nhãn hiệu mùi, nhãn hiệu âm thanh, ngoài ra còn có nhãn hiệu kỹ

Trang 7

thuật tạo ảnh 3 chiều bằng ánh sáng, nhãn hiệu hình ảnh hoạt hình [14] Tuyrằng, số lượng các nhãn hiệu đặc biệt đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ cònhạn chế và qua những thủ tục phức tạp, khó khăn hơn nhiều so với các dấu hiệuthông thường, nhưng qua đó có thể thấy rằng pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu trênthế giới đã mở rộng phạm vi bảo hộ đối với nhãn hiệu

Ví dụ: Công ty Nokia, Phần Lan đã đăng ký nhãn hiệu cho nhạc hiệu của

mình – nhãn hiệu âm thanh số 001040955 ngày 30/10/2000 [31]

1.1.2 Khái niệm nhãn hiệu theo pháp luật Liên minh Châu Âu

Hai văn bản pháp luật quan trọng được ban hành liên quan một cách trựctiếp đến pháp luật về nhãn hiệu ở Liên Minh Châu Âu (EC) đó là Văn bảnhướng dẫn năm 2008/95/EC về hài hòa pháp luật về nhãn hiệu của các quốc giathành viên [22] (thay thế cho văn bản 89/104/EEC ngày 21 tháng 12 năm 1988)

và Quy định của Hội đồng số 207/2009 ngày 26 tháng 2 năm 2009 về nhãn hiệucộng đồng [23] (thay thế cho quy định số 40/94 ngày 20 tháng 12 năm 1993).Văn bản hướng dẫn 2008/95/EC được ban hành không phải nhằm mục đíchthống nhất tất cả các hệ thống pháp luật về nhãn hiệu hàng hóa của các quốc gia.Mục đích của nó chỉ là hướng đến cố gắng làm giảm đi sự khác biệt giữa các hệthống nhãn hiệu hàng hóa quốc gia là nguyên nhân gây ra những rào cản chothương mại và ảnh hưởng đến sự lưu thông tự do hàng hóa, dịch vụ cũng nhưhạn chế sự phát triển của các thị trường đơn lẻ

Quy định số 207/2009 của Hội đồng Châu Âu về nhãn hiệu cộng đồng(CTMR) cũng đưa ra những nguyên tắc chung nhất về bảo hộ nhãn hiệu hàng

Trang 8

hóa cộng đồng, và những phương thức và trình tự cụ thể của quá trình đăng ký

và bảo hộ quốc tế đối với đối tượng này ở khu vực châu Âu sẽ được quy địnhbởi pháp luật quốc gia

Tại Điều 2 Văn bản hướng dẫn 2008/95/EC thì nhãn hiệu được định nghĩa

như sau: “Một nhãn hiệu có thể bao gồm bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng thể

hiện dưới dạng đồ họa, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các phác họa hình ảnh,

từ ngữ, các chữ số, hình dáng của hàng hóa hoặc của bao gói của hàng hóa mà các dấu hiệu đó có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của chủ thể kinh doanh này với hàng hóa hoặc dịch vụ của một chủ thể kinh doanh khác” 1

Về cơ bản, các điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của Liên MinhChâu Âu có sự kế thừa và phù hợp với quy định của Hiệp định TRIPs, đó là thừanhận các dấu hiệu truyền thống như từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, cácyếu tố hình họa, đồng thời cũng có sự mở rộng, phát triển thêm những dấu hiệumới có khả năng đáp ứng yêu cầu đăng ký nhãn hiệu như dấu hiệu âm thanh,hình ảnh ba chiều, màu sắc TRIPs chỉ rõ rằng chỉ riêng màu sắc không có sự kết

hợp với từ ngữ, hình ảnh (trong tiếng Anh là “colour per se”) “có thể đăng ký là

nhãn hiệu hàng hóa” (khoản 1 Điều 15b), mặc dù không nêu vấn đề bảo hộ đối

với nhãn hiệu đơn sắc Tuy nhiên, EC công nhận rằng: “ thực chất một nhãn

hiệu màu sắc là nhãn hiệu bao gồm một màu hoặc nhiều màu, bất kể nó có hình hoặc hình dạng nào đặc biệt” 2 và có thể tạo thành nhãn hiệu hàng hóa [13, tr32] Điều này cho thấy phạm với bảo hộ nhãn hiệu ở Cộng đồng Châu Âu được

mở rộng phù hợp với sự phát triển của khoa học, công nghệ cũng như nền kinh

tế tại Liên minh Châu Âu

1 Nguyên gốc tiếng Anh: Signs of which a trade mark may consist: “A trade mark may consist

of any signs capable of being represented graphically, particularly words, including personal names, designs, letters, numerals, the shape of goods or of their packaging, provided that such signs are capable of distinguishing the goods or services of one undertaking from those

of other undertakings”.

2 Nguyên gốc tiếng Anh: “a colour mark per se is a mark composed of one colour or several

colours, regardless of any specific shape or configuration”.

Trang 9

Tại EC, nhãn hiệu màu đơn sắc đầu tiên được đăng ký năm 1999 cho màuhoa tử đinh hương - màu đỏ tía [13, tr 32] Nhãn hiệu mùi không được đề cậptrong luật nhãn hiệu hàng hóa của EC và cả trong hướng dẫn của Cơ quan hàihòa hóa thị trường nội địa OHIM (The Office for Harmonization in the InternalMarket - đây là cơ quan có thẩm quyền đăng ký nhãn hiệu và kiểu dáng côngnghiệp có giá trị thi hành và bảo hộ trên toàn lãnh thổ EU, dưới sự quản lý của

Uỷ ban Châu Âu) Thực tế cũng chỉ ra rằng rất khó để đăng ký dấu hiệu mùi như

là nhãn hiệu hàng hóa Năm 1999, lần đầu tiên Liên minh Châu Âu cho phépđăng ký nhãn hiệu mùi cỏ tươi mới cắt cho bóng tennis [3, tr 69]

1.1.3 Khái niệm nhãn hiệu theo pháp luật Hoa Kỳ

Việc thực thi pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu ở Hoa Kỳ hiện nay chủ yếudựa trên những quy định của Đạo luật nhãn hiệu hàng hóa năm 1946 mà nóđược biết đến với tên gọi Đạo luật Lanham và được sửa đổi, bổ sung nhiều lầntrong quá trình áp dụng [24]

Đạo luật Lanham quy định khái niệm nhãn hiệu tại phần 15 U.S.C § 1127

như sau: “ Nhãn hiệu bao gồm bất kỳ từ, tên gọi, biểu tượng hay hình vẽ, hoặc

sự kết hợp giữa chúng mà – (1) được sử dụng bởi một người, hoặc (2) được một người có ý định trung thực là sử dụng nó trong thương mại và xin đăng ký theo luật này – để xác định và phân biệt hàng hóa của người đó, bao gồm các hàng hóa cụ thể với những hàng hóa cùng loại được sản xuất hoặc được bán bởi những người khác và để chỉ rõ nguồn gốc của hàng hóa thậm chí khi mà không xác định được nguồn gốc đó” 3

Như vậy, cả dấu hiệu được dùng hoặc có ý định dùng trong hoạt độngthương mại nhằm xác định mối quan hệ giữa hàng hóa, dịch vụ với người có

3 Nguyên gốc tiếng Anh: 15 U.S.C § 1127 : “The term “trademark” includes any word, name, symbol, or device, or any combination thereof - (1) used by a person, or (2) which a person has a bona fide intention to use in commerce and applies to register on the principal register established by this Act, to identify and distinguish his or her goods, including a unique product, from those manufactured or sold by others and to indicate the source of the goods, even if that source is unknown”.

Trang 10

quyền sử dụng dấu hiệu đó đều được đăng ký làm nhãn hiệu Theo khái niệmnày, pháp luật Hoa kỳ cũng chỉ coi những yếu tố phổ biến như từ, tên gọi, biểutượng, hình vẽ và sự kết hợp giữa chúng mới có khả năng đăng ký làm nhãnhiệu Tuy nhiên, Hoa Kỳ là một trong những quốc gia phát triển trên thế giớitrên nhiều lĩnh vực trong đó có bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãnhiệu, vì thế, trong quá trình thực thi, để theo kịp với trình độ phát triển của đấtnước, luật Lanham đã được sửa đổi nhiều lần [11, tr 5]

Theo mục 15 U.S.C §1052 Luật nhãn hiệu hàng hóa 1946 thì: “không có

nhãn hiệu nào có khả năng phân biệt hàng hóa của người nộp đơn với hàng hóa của những người khác lại bị từ chối đăng ký vào sổ đăng ký…” 4 Vận dụng quyđịnh của điều luật này, những yếu tố mới như âm thanh, mùi đã được đăng kýlàm nhãn hiệu tại Hoa Kỳ Quy định có tính mở trên đây là hoàn toàn phù hợpvới trình độ phát triển kinh tế của Hoa Kỳ và đòi hỏi thực tế

Tóm lại, qua tìm hiểu khái niệm nhãn hiệu trong Hiệp định TRIPs cũngnhư pháp luật của Cộng đồng Châu Âu và Hoa kỳ có thể thấy rằng: Luật phápquốc tế và các nước đều xác định rõ nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt hànghóa hoặc dịch vụ của chủ thể kinh doanh này với hàng hóa hoặc dịch vụ của mộtchủ thể kinh doanh khác Đây là dấu hiệu quan trọng để nhãn hiệu thực hiệnchức năng của mình, tránh sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng khi nhãn hiệu đượcđưa ra thị trường

Việc phân tích và so sánh khái niệm nhãn hiệu hàng hóa theo quy định củacác Điều ước quốc tế và các nước trên thế giới là rất cần thiết và quan trọng đốivới sự phát triển của pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu, giúp các nhà làmluật trong việc phân tích và xây dựng, đổi mới chính sách, pháp luật về bảo hộnhãn hiệu nói riêng và sở hữu trí tuệ nói chung

4 Nguyên gốc tiếng Anh: 15 U.S.C §1052: “No trademark by which the goods of the applicant may be distinguished from the goods of others shall be refused registration on the principal register on account of its …”.

Trang 11

1.1.4 Khái niệm nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam

Tại Việt Nam, khái niệm nhãn hiệu mới xuất hiện từ khoảng hơn 20 nămtrở lại đây, với việc mở cửa nền kinh tế, tăng tốc cạnh tranh và nhất là với sựxâm nhập của các hàng hóa nước ngoài Trong bối cảnh đó, nhãn hiệu đang dầnchiếm một chỗ đứng vững chắc và ngày càng được khách hàng cân nhắc đến khilựa chọn sản phẩm

a Sơ lược về các quy định pháp luật về khái niệm nhãn hiệu trước Luật Sở hữu Trí tuệ 2005

Sự hình thành của pháp luật sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hànghóa ở nước ta được đánh dấu bằng việc Hội đồng Bộ Trưởng (nay là Chính phủ)ban hành Điều lệ về nhãn hiệu hàng hóa, ban hành kèm theo Nghị định197/HĐBT ngày 14 tháng 12 năm 1982 của Hội đồng Bộ trưởng, đã được sửađổi bổ sung tại Nghị định 84/HĐBT ngày 20 tháng 03 năm 1990 về việc sửa đổi

bổ sung Điều lệ về sáng kiến cải tiến kỹ thuật - hợp lý hoá sản xuất và sáng chế,Điều lệ về nhãn hiệu hàng hoá, Điều lệ về giải pháp hữu ích, Điều lệ về kiểudáng công nghiệp, Điều lệ về mua bán li-xăng Đây là văn bản quy phạm phápđầu tiên ở nước ta quy định chi tiết về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa Theo đó, tại

Khoản 1 Điều 3 Nghị định 197/HĐBT quy định: “Nhãn hiệu hàng hoá được

bảo hộ pháp lý là những dấu hiệu được chấp nhận có thể là từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ, hình nổi hoặc là sự kết hợp các yếu tố trên, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc kết hợp” Do đó, điều kiện để một dấu hiệu được bảo hộ là

nhãn hiệu hàng hóa theo khái niệm này đó là “dấu hiệu được chấp nhận…”.

Quy định này chưa thể hiện được chức năng quan trọng nhất của nhãn hiệu đó làchức năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các tổ chức, cá nhân khácnhau, đồng thời thuật ngữ “dấu hiệu được chấp nhận” trong khái niệm nàykhông rõ ràng, gây khó hiểu cho các chủ sở hữu nhãn hiệu khi lựa chọn các dấuhiệu để đăng ký nhãn hiệu

Đến ngày 28 tháng 1 năm 1989, Hội đồng Nhà nước đã thông qua Pháplệnh bảo hộ sở hữu công nghiệp Tại khoản 4 Điều 4 của Pháp lệnh, khái niệm

nhãn hiệu hàng hóa được quy định như sau: “Nhãn hiệu hàng hoá là những dấu

Trang 12

hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau Nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc” Khái niệm đã

khắc phục được hạn chế của khái niệm trong Nghị định 197/HĐBT khi quy định

về dấu hiệu phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của nhãn hiệu, đây là quy địnhtiến bộ và còn được áp dụng ở các văn bản pháp luật sau này Tuy nhiên, cácdấu hiệu được quy định dùng làm nhãn hiệu hàng hóa còn rất hạn chế : “có thể

là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặcnhiều màu sắc”

Pháp lệnh này cùng các văn bản khác đã đặt nền tảng cho một hệ thống vănbản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói chung

và nhãn hiệu hàng hóa nói chung Tuy nhiên, hệ thống các quy định nằm rải rác,tản mạn trong rất nhiều văn bản nhưng chủ yếu là các văn bản dưới luật, hiệulực thi hành không cao, từ đó gây khó khăn cho cơ quan nhà nước cũng như chongười thi hành

Đến năm 1995, khái niệm nhãn hiệu hàng hóa được quy định trong văn bảnquy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất đó là Bộ luật dân sự năm 1995

Điều 785 BLDS 1995 đã quy định: “Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu

dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc” Khái niệm này

tương tự như khái niệm quy định tại Pháp lệnh bảo hộ sở hữu công nghiệp Tuynhiên, có thể thấy rằng khái niệm NHHH quy định trong BLDS 1995 là khá phùhợp với quy định trong Hiệp định TRIPs khi đưa ra hai nội dung:

- Nội dung thứ nhất: quy định nhãn hiệu hàng hoá là dấu hiệu Dấu hiệu

dùng làm nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ có thể là từ ngữ, chữ cái, chữ số hoặc là

sự kết hợp bất kì của hai hay nhiều yếu tố đó với nhau Dấu hiệu dùng làm nhãnhiệu có thể là tổ hợp màu sắc, các yếu tố hình họa của hàng hoá hoặc bao bì.Tức là dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu có thể gắn liền với sản phẩm, dịch vụ bằng

Trang 13

cách dán, in lên hàng hoá, trên bao bì hay là chính hình dạng của hàng hoá, hoặcdấu hiệu dùng làm nhãn hiệu có thể không cần gắn liền với hàng hoá, dịch vụ,

đó là trường hợp doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm bằng băng rôn, truyền hình.Tuy nhiên, các dấu hiệu được quy định dùng làm nhãn hiệu hàng hoá trongBLDS 1995 là rất hạn chế (từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó) sovới các quy định phong phú và mở rộng của TRIPs (bất kì một dấu hiệu nào kể

cả chữ cái, chữ số cũng được coi là dấu hiệu được bảo hộ) Điều này có nghĩa làcác doanh nghiệp có ít sự lựa chọn hơn khi xây dựng nhãn hiệu hàng hoá, họkhông thể chọn các dấu hiệu nằm ngoài các dấu hiệu đã được liệt kê tại Điều

785 BLDS 1995 Trong tình hình lúc bấy giờ của Việt Nam thì 3 loại dấu hiệunày có lẽ là khá phù hợp Tuy nhiên trong tương lai với sự phát triển của nềnkinh tế, khi mà các dấu hiệu ngày càng phong phú, các nhà sản xuất ngày càngmong muốn tìm kiếm các nhãn hiệu mới lạ, độc đáo, hấp dẫn cho các sản phẩmcủa mình để thu hút công chúng thì Việt Nam sẽ chưa thể bắt nhịp với thế giới

- Nội dung thứ hai: quy định về chức năng và mục đích của nhãn hiệu hàng

hoá là để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinhdoanh khác nhau

Trong khi đó, Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (HĐTM) là mộthiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam ký kết với nước ngoài lầnđầu tiên có ghi nhận và quy định quyền sở hữu trí tuệ trong một chương riêng(Chương II) với 18 điều, trong đó có Điều 6 đề cập cụ thể riêng về nhãn hiệu

hàng Cụ thể, theo quy định tại Khoản 1 Điều 6: "Nhãn hiệu hàng hóa được cấu

thành bởi dấu hiệu bất kỳ hoặc sự kết hợp bất kỳ của các dầu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một người với hàng hóa hoặc dịch vụ của người khác, bao gồm từ ngữ, tên người, hình ảnh, chữ số, tổ hợp màu sắc, các yếu tố hình hoặc hình dạng của hàng hóa hoặc hình dạng của bao bì hàng hóa Nhãn hiệu hàng hóa bao gồm nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận”

Như vậy, HĐTM Việt Nam - Hoa Kỳ đưa ra khái niệm NHHH có tính xácđịnh các loại dấu hiệu, nhưng đã được mở rộng hơn so với quy định của BLDS

Trang 14

1995 Ngoài ra, Hiệp định còn phân loại nhãn hiệu thành nhãn hiệu hàng hoá,nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, trong khi theo quyđịnh tại Điều 785 BLDS 1995 khi đề cập đến nhãn hiệu hàng hóa, không chỉ rõ

có bao gồm nhãn hiệu dịch vụ hay không và vấn đề này chỉ được quy định tạiĐiều 2.7 Nghị định 63/CP ban hành ngày 24/10/1996 Khái niệm nhãn hiệuhàng hóa này đã thể hiện được tinh thần của Hiệp định TRIPs

b Khái niệm nhãn hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005

Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhậpkinh tế quốc tế, sự ra đời Bộ luật dân sự 2005 và đặc biệt Luật Sở hữu trí tuệđược Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2006 đánh dấubước phát triển của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam Cùng với đó, nhãn hiệuđược nhìn nhận một cách đầy đủ và chi tiết hơn Cùng với Luật Sở hữu trí tuệ

2005, còn có các văn bản pháp luật điều chỉnh về nhãn hiệu nói riêng và sở hữucông nghiệp nói chung đó là: Nghị định của Chính phủ số 103/2006/NĐ-CPngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điềucủa Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp và Thông tư của Bộ khoa học vàCông nghệ số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghịđịnh số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp

Khái niệm nhãn hiệu theo Luật SHTT Việt Nam 2005 được quy định cụ thể

tại Khoản 16 Điều 4 phần giải thích từ ngữ như sau: “Nhãn hiệu là dấu hiệu

dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau” Ðây

là một quy định đã mang tính khái quát hơn rất nhiều so với quy định của BLDS

1995 khi sử dụng thuật ngữ “nhãn hiệu” thay cho “nhãn hiệu hàng hoá” vàkhông hề giới hạn các dấu hiệu có thể được đăng kí làm nhãn hiệu Như vậy,quy định này cho phép các doanh nghiệp có thể hiểu được một cách mở rộng là

“bất kỳ dấu hiệu nào” chỉ cần có khả năng phân biệt sản phẩm của mình với sảnphẩm của doanh nghiệp khác là có thể được đăng kí làm nhãn hiệu Từ đó, các

Trang 15

doanh nghiệp sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc tạo ra một dấu ấn cho sảnphẩm của mình Việc sử dụng thuật ngữ “nhãn hiệu” để thay cho thuật ngữ

“nhãn hiệu hàng hóa” trong hệ thống pháp luật hiện hành đã tránh được tìnhtrạng dễ gây sự hiểu lầm là thuật ngữ “nhãn hiệu hàng hóa” chỉ được sử dụngcho hàng hóa mà không bao gồm nhãn hiệu sử dụng trong dịch vụ của người áp

dụng (trong Nghị định số 63/CP đã phải có giải thích “nhãn hiệu hàng hóa được

hiểu là bao gồm cả nhãn hiệu dịch vụ”) Đồng thời, việc sử dụng thuật ngữ

“nhãn hiệu” còn phù hợp với các thuật ngữ được sử dụng cho các loại nhãn hiệukhác như “nhãn hiệu tập thể”, “nhãn hiệu liên kết”, “nhãn hiệu nổi tiếng” [4, tr

319, 320]

Tuy nhiên, khái niệm này không quy định rõ các dấu hiệu cấu thành nhãnhiệu, theo đó không hạn chế các loại dấu hiệu có thể sử dụng được làm nhãnhiệu Điều này sẽ gây không ít khó khăn cho các nhà sản xuất, kinh doanh khi cónhu cầu đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ của mình Do không có quyđịnh cụ thể nên các chủ thể có thể tùy nghi đăng ký những dấu hiệu bất kỳ theo

ý chí của họ, điều này tạo nên áp lực và khó khăn cho cơ quan đăng ký khi phảixem xét, tra cứu, đánh giá những dấu hiệu đó có khả năng đăng ký làm nhãnhiệu hay không? [10, tr 12] Do đó việc quy định điều kiện để một nhãn hiệuđược bảo hộ là vô cùng cần thiết và quan trọng Điều 72 Luật SHTT đã quy định

cụ thể vấn đề này Theo đó: “Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện

sau đây:

1 Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;

2 Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể khác”.

Như vậy, Điều 72 Luật SHTT đã làm rõ về các dấu hiệu có thể được bảo hộ

là nhãn hiệu Đây là hành lang pháp lý để các nhà sản xuất, kinh doanh tạo lậpmột nhãn hiệu phù hợp Theo đó, không phải bất kỳ các dấu hiệu nào cũng có

Trang 16

thể được sử dụng và được bảo hộ là nhãn hiệu mà pháp luật đặt ra những yêucầu cụ thể đối với chúng Đầu tiên, đó là những dấu hiệu có thể nhìn thấy được,tức pháp luật Việt Nam chỉ bảo hộ những nhãn hiệu có thể nhận biết bằng thịgiác Điều kiện thứ hai bắt buộc để một dấu hiệu được bảo hộ là nhãn hiệu đó làkhả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các chủ thể kinh doanh khácnhau.

Trong Luật SHTT 2005, các dấu hiệu cấu thành nhãn hiệu đã được quyđịnh chi tiết, rõ ràng và đầy đủ hơn so với quy định tại BLDS 1995 Tuy nhiên,cũng giống như BLDS 1995 và Hiệp định Thương Mại Việt Nam - Hoa Kỳ, cácdấu hiệu mới mà thế giới đã thừa nhận và bảo hộ là nhãn hiệu như nhãn hiệu âmthanh, mùi, bản thân màu sắc hoặc sự kết hợp của các màu sắc với nhau chưađược quy định trong pháp luật SHTT Việt Nam

1.2 Các loại nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam

Việc phân loại nhãn hiệu có ý nghĩa quan trọng đối với lý luận và thực tiễnbảo hộ nhãn hiệu Dựa vào tính chất, chức năng của nhãn hiệu, pháp luật thếgiới và pháp luật Việt Nam đều quy định về các loại nhãn hiệu sau: nhãn hiệuhàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãnhiệu liên kết và nhãn hiệu nổi tiếng

1.2.1 Nhãn hiệu hàng hóa (trademarks)

Nhãn hiệu hàng hóa là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa của những người sản xuất khác nhau [2, tr 94] Thông thường, nhãn hiệu hàng hóa chỉ dùng cho

hàng hóa là sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hoặc sản phẩm do con người sảnxuất, chế tạo ra Điều này không có nghĩa là nhãn hiệu hàng hóa phải thông tincho người tiêu dùng về người thực sự đã sản xuất ra sản phẩm hoặc thậm chíngười bán sản phẩm Nhãn hiệu dùng cho hàng hóa có thể được gắn trực tiếp

trên hàng hóa hay trên bao bì của sản phẩm hàng hóa đó Ví dụ: nhãn hiệu Trung

Nguyên cho sản phẩm cà phê, hay Toyota cho ô tô

Trang 17

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, người tiêu dùng đang đứng trước sựbùng nổ các loại nhãn hiệu hàng hóa khác nhau Do vậy, để người tiêu dùngchọn đúng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp mình thì việc xây dựng, đăng

ký và bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa cho doanh nghiệp mình có ý nghĩa vôcùng quan trọng

1.2.2 Nhãn hiệu dịch vụ (Service marks)

Nhãn hiệu dịch vụ là dấu hiệu để phân biệt dịch vụ do các chủ thể kinh doanh khác nhau cung cấp [2, tr 94] Sản phẩm gắn nhãn hiệu dịch vụ là những

sản phẩm vô hình do một người hay một tổ chức doanh nghiệp đứng ra thựchiện nhằm phục vụ nhu cầu của mọi người trong xã hội Nhãn hiệu dịch vụthường được gắn trên các bảng hiệu dịch vụ để người có nhu cầu hưởng thụ dịch

vụ đó có thể nhận thấy dễ dàng Tuy nhiên, nhãn hiệu dịch vụ ở đây phải lànhững hoạt động thực tế của những dịch vụ mang tính độc lập Trong điều kiệnđời sống kinh tế vật chất ngày càng được nâng cao như hiện nay thì các loại hìnhdịch vụ ngày càng trở nên phong phú (ví dụ: các dịch vụ pháp lý; bảo hiểm; bánbuôn, bán lẻ; thông tin liên lạc, vận chuyển…), tăng cả về số lượng, chất lượng

và mức độ cạnh tranh giữa các loại dịch vụ cũng trở nên gay gắt

Ví dụ: cũng là dịch vụ vận chuyển hàng không nhưng thông qua nhãn hiệu

người sử dụng dịch vụ biết và phân biệt được dịch vụ của Vietnam Airlines vàJetstar Pacific Airlines

Trang 18

1.2.3 Nhãn hiệu tập thể (Collective marks)

Khoản 17 Điều 4 Luật SHTT 2005 có quy định: “Nhãn hiệu tập thể là

nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức

là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó”.

Nhãn hiệu tập thể được áp dụng đối với hàng hóa và dịch vụ Nhãn hiệu tậpthể là nhãn hiệu của một tập thể các nhà sản xuất (thường là một hiệp hội, hợptác xã, tổng công ty…), trong đó, tổ chức tập thể xây dựng quy chế chung vềviệc sử dụng nhãn hiệu tập thể (như các chỉ tiêu chung về chất lượng, nguồngốc, phương pháp sản xuất…) và các thành viên có quyền sử dụng nhãn hiệunếu hàng hóa, dịch vụ của họ đáp ứng được các tiêu chuẩn đó Quyền sở hữunhãn hiệu tập thể tùy từng trường hợp có thể là cá nhân hoặc pháp nhân đại diệnhợp pháp cho tập thể đó Chủ nhãn hiệu tập thể có nghĩa vụ kiểm soát sự tuântheo quy chế sử dụng nhãn hiệu của các cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng nhãnhiệu tập thể Trong một nhãn hiệu tập thể thì nhiều người cùng có thể cùng sửdụng một loại nhãn hiệu Nhưng khi tập thể sử dụng nhãn hiệu này mà với tưcách nhân danh tập thể thì lúc này nhãn hiệu sẽ được xem là một nhãn hiệu bìnhthường mà không được xem là nhãn hiệu tập thể, vì nhãn hiệu chỉ do một chủthể duy nhất, nhân danh bản thân sử dụng Nhãn hiệu tập thể có tác dụng thôngbáo cho người sử dụng về những khía cạnh đặc trưng của sản phẩm mà nhãnhiệu tập thể được sử dụng Trong trường hợp như vậy, việc tạo ra một nhãn hiệutập thể không chỉ hỗ trợ tiếp thị sản phẩm ở thị trường trong nước và có thể trênthị trường quốc tế mà còn cung cấp cơ sở cho việc hợp tác giữa những nhà sảnxuất trong nước Việc tạo nhãn hiệu tập thể, trên thực tế phải đi kèm với sự pháttriển các tiêu chuẩn nhất định cùng với một chiến lược chung Khi đó, nhãn hiệutập thể mới có thể trở thành một công cụ hữu hiệu cho phát triển trong nước

Ví dụ: Nhãn hiệu Gạo Bao Thai Định Hoá và hình là nhãn hiệu tập thể của

tỉnh Thái Nguyên số bằng: 4-0090842-000, ngày cấp bằng: 26/10/2007 Đây là

Trang 19

nhãn hiệu tập thể thứ hai của tỉnh Thái Nguyên được cấp Giấy chứng nhận đăng

ký nhãn hiệu tập thể sau Chè Thái Nguyên (Số bằng: 4-0084266-000, ngày cấpbằng : 26/12/2006) [26]

1.2.4 Nhãn hiệu chứng nhận (Certification marks)

Khoản 18 Điều 4 Luật SHTT 2005 quy định: “Nhãn hiệu chứng nhận là

nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu”.

Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu do các tổ chức có chức năng kiểm soát,chứng nhận chất lượng, đặc tính…của hàng hóa, dịch vụ đăng ký, sau đó tổ chứcnày có quyền cấp phép sử dụng cho bất kỳ chủ thể sản xuất, kinh doanh nào nếuhàng hóa, dịch vụ của họ đáp ứng các tiêu chuẩn do chủ sở hữu nhãn hiệu chứngnhân đặt ra Chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận có nghĩa vụ tuân thủ các quyđịnh của quy chế sử dụng nhãn hiệu trong quá trình chứng nhận hàng hóa, dịch

vụ đủ tiêu chuẩn mang nhãn hiệu và có nghĩa vụ kiểm soát sự tuân thủ quy chế

sử dụng nhãn hiệu của các cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng nhãn hiệu chứngnhận tương ứng Sự khác biệt chủ yếu giữa nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệutập thể là nhãn hiệu tập thể chỉ có thể do các thành viên của tổ chức tập thể sửdụng, trong khi nhãn hiệu chứng nhận có thể được sử dụng bởi bất kỳ ai có sảnphẩm, dịch vụ đáp ứng được các tiêu chuẩn định sẵn Nhãn hiệu chứng nhận hầu

Trang 20

như không được đề cập đến trong các điều ước quốc tế, kể cả Hiệp định TRIPs.

Ví dụ: Nhãn hiệu BaVi Cows Milk Sữa bò Ba Vì và hình (số bằng:

4-0118140-000, ngày cấp bằng: 20/01/2009) hay nhãn hiệu Rau Đà Lạt Vegetable

và hình (số bằng: 4-0135739-000, ngày cấp bằng: 23/10/2009) là những nhãnhiệu chứng nhận [25]

1.2.5 Nhãn hiệu liên kết

Theo Khoản 19 Điều 4 Luật SHTT 2005 quy định thì: “Nhãn hiệu liên kết

là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau”.

Việc đăng ký nhãn hiệu liên kết mang lại nhiều lợi ích cho chủ nhãn hiệu

Đó là chủ nhãn hiệu sẽ không cần phải xây dựng uy tín cho từng mặt hàng, từngnhãn hiệu riêng biệt, do đó tiết kiệm được các chi phí quảng cáo, khuếch trươngđược nhanh chóng uy tín thương mại của mình Việc sử dụng nhãn hiệu liên kếttạo uy tín cho những sản phẩm dịch vụ mới của doanh nghiệp bởi nhãn hiệu đãtừng được biết đến và chiếm được sự tín nhiệm của người tiêu dùng Nhãn hiệuliên kết cũng hạn chế tối đa việc các chủ sở hữu sản xuất kinh doanh khác lợidụng uy tín của nhãn hiệu mà đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tương tự gây nhầmlẫn cho người tiêu dùng và thiệt hại cho chủ nhãn hiệu

Trên thị trường ta có thể bắt gặp rất nhiều nhãn hiệu liên kết như: Nhãnhiệu Sony của công ty điện tử Sony được dùng cho tất cả các mặt hàng của hàngnhư tivi, tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ Hay công ty Toyota với các nhãn hiệu liênkết: Toyota Camry, Toyota Vios, Toyota Innova…

Trang 21

1.2.6 Nhãn hiệu nổi tiếng

Nhãn hiệu nổi tiếng không chỉ thực hiện tốt chức năng phân biệt của nhãnhiệu mà còn là cam kết về chất lượng và những phẩm chất khác của sản phẩm,của nhà sản xuất sản phẩm đối với người tiêu dùng Nó chiếm lĩnh cả một thịtrường rộng lớn, vượt ra khỏi phạm vi của một quốc gia sản xuất ra loại hànghóa, sản phẩm đó Nhãn hiệu nổi tiếng là một trong những thành quả đầu tư và

là một tài sản có giá trị rất lớn của các doanh nghiệp sở hữu nó, đôi khi nhãnhiệu nổi tiếng còn tạo ra thương hiệu cho mỗi quốc gia, mỗi vùng miền Cũngchính vì vậy mà tình trạng nhãn hiệu nổi tiếng bị sao chép, quyền của chủ nhãnhiệu nổi tiếng bị xâm phạm diễn ra khắp nơi trên toàn thế giới Sau đây là một

số ví dụ về nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới: [27]

68,734 triệu USD 31,980 triệu USD

56,647 triệu USD 21,671 triệu USD

Khoản 20 Điều 4 Luật SHTT 2005 quy định: “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn

hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam” Quy

định nhãn hiệu nổi tiếng được xác định thông qua thủ tục công nhận của cơ quannhà nước thẩm quyền, chứ không phải thông qua việc nộp đơn đăng ký nhãnhiệu như các loại nhãn hiệu thông thường khác Tại Việt Nam, Cà phê TrungNguyên là một ví dụ về sự thành công mang lại của một nhãn hiệu nổi tiếng đãđược xây dựng trên thị trường trong và ngoài nước Chỉ trong vòng mấy năm, từmột xưởng sản xuất nhỏ ở Buôn Ma Thuột, với một chiến lược xây dựng và pháttriển, Trung Nguyên đã có mặt ở khắp mọi miền đất nước, chiếm thị phần lớn vàtrở thành một nhãn hiệu cà phê nổi tiếng được nhiều người tiêu dùng trong vàngoài nước biết đến

Tiêu chí xác định nhãn hiệu nổi tiếng được quy định tại Điều 75 Luật

Trang 22

SHTT 2005 Đây là sự tiến bộ hơn so với pháp luật Việt Nam trước Luật SHTT

2005, pháp luật trước đây không quy định cụ thể về nhãn hiệu nổi tiếng Nghịđịnh 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu côngnghiệp có đề cập gián tiếp đến nhãn hiệu nổi tiếng, nhưng chỉ dừng lại ở việcthừa nhận bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng Nghị định 06/CP sửa đổi bổ sung Nghịđịnh 63/CP có đưa ra một khái niệm về nhãn hiệu nổi tiếng tại khoản 2 Điều 1,

theo đó: “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu hàng hóa được sử dụng liên tục cho sản

phẩm, dịch vụ có uy tín khiến cho nhãn hiệu đó được biết đến một cách rộng rãi”.

Tuy nhiên, tiêu chí bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng nêu trong khái niệm không rõràng, khó xác định

Qua xem xét các tiêu chí nêu tại Điều 75 Luật SHTT 2005, chúng ta cũng

có thể dễ dàng nhận thấy có rất nhiều các quy định mang tính chất định lượng,

ví dụ như số lượng các quốc gia bảo hộ nhãn hiệu, số lượng quốc gia công nhậnnhãn hiệu là nổi tiếng, số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệuthông qua việc mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thôngqua quảng cáo Bên cạnh đó, có sự mâu thuẫn giữa quy định trong khoản 6Điều 75 về số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu và quy định tại điểm 20 Điều 4,Luật SHTT Định nghĩa tại Điều 4 chỉ yêu cầu nhãn hiệu nổi tiếng chỉ cần đượcngười tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam, trong khi tiêu chícông nhận lại nêu số lượng quốc gia Có thể nhận xét chung rằng các quy địnhpháp luật về nhãn hiệu nổi tiếng của Việt Nam còn thiếu và chưa đáp ứng đượctình hình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay

1.3 Phân biệt nhãn hiệu với một số đối tượng sở hữu công nghiệp khác

1.3.1 Phân biệt nhãn hiệu với tên thương mại (Trade names)

Trong thực tế, nhiều người tiêu dùng vẫn nhầm lẫn giữa tên thương mại vànhãn hiệu Tên thương mại và nhãn hiệu đều là chỉ dẫn thương mại và là hai đối

Trang 23

tượng khác nhau theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.

Tại khoản 21 Điều 4 Luật SHTT 2005 quy định: “Tên thương mại là tên

gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh”

Có thể nói, tên thương mại cũng bao gồm các dấu hiệu như một nhãn hiệu.Tuy nhiên, nếu như dấu hiệu của nhãn hiệu bao gồm các yếu tố khác nhau vớichức năng là để phân biệt hàng hóa, dịch vụ thì tên thương mại chỉ bao gồm từngữ, để cá thể hóa chủ thể kinh doanh, phân biệt cơ sở kinh doanh và hoạt độngkinh doanh, do đó tên thương mại của chủ thể này phải đảm bảo điều kiện khônggây nhầm lẫn với tên thương mại của chủ thể khác đã đăng ký kinh doanh trêncùng địa bàn và trong một lĩnh vực

Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa tên thương mại và nhãn hiệu có thể thấy quatiêu chí quy định về khả năng phân biệt của tên thương mại và nhãn hiệu Tênthương mại và nhãn hiệu muốn được bảo hộ thì phải có khả năng phân biệt.Theo điều 74, khoản 2 (k) Luật SHTT thì nhãn hiệu bị coi là không có khả năng

phân biệt nếu có “dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được

sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ” Ngược lại, theo khoản 3 Điều

78 Luật SHTT thì tên thương mại chỉ được coi là có khả năng phân biệt nếu

“không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác”.

Một nhãn hiệu không bắt buộc phải đọc, phải phát âm được, còn tên thươngmại yếu tố này là bắt buộc Đối với tên thương mại, yếu tố màu sắc cũng khôngđược đặt ra Hơn nữa về cấu tạo, tên thương mại bao giờ cũng gồm phần mô tả(chỉ loại hình tổ chức hoặc hình thức tồn tại của chủ thể kinh doanh hoặc xuất

xứ địa lý) và thành phần phân biệt (chỉ tên riêng của chủ thể kinh doanh), còn

nhãn hiệu không có phần mô tả mà chỉ có tính phân biệt [7, tr 58] Ví dụ: Công

ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải Địa chỉ: Thị trấn Cát Hải, Huyện

Trang 24

Cát Hải, thành phố Hải Phòng, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa: “CAT HAI”

Vì vậy, tên thương mại và nhãn hiệu là hai khái niệm khác nhau nhưngthành phần phân biệt của tên thương mại có thể được sử dụng làm nhãn hiệu,nếu nó bảo đảm các yêu cầu của nhãn hiệu Một doanh nghiệp có thể sản xuấtnhiều loại hàng hóa hoặc kinh doanh nhiều loại dịch vụ khác nhau; do đó doanhnghiệp đó có thể có một hoặc nhiều nhãn hiệu Tuy nhiên, một doanh nghiệpchỉ có một tên thương mại Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam thường lấy tên

thương mại để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ của mình Ví

dụ: Công ty trách nhiệm hữu hạn hóa mỹ phẩm Mỹ Hảo sử dụng thành phần

phân biệt trong tên thương mại là “Mỹ Hảo” để đăng ký nhãn hiệu cho các sảnphẩm của mình như: nước rửa chén Mỹ Hảo, nước giặt đậm đặc Mỹ Hảo

1.3.2 Phân biệt nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý (Geographical Indications)

Nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đều là đối tượng SHCN được bảo hộ và đềuđược dùng để chỉ dẫn nguồn gốc sản phẩm Khoản 22 Điều 4 Luật SHTT 2005

quy định: “Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ

khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể”.

Như vậy, chỉ dẫn địa lý là để thông tin về nguồn gốc, xuất xứ địa lý của sảnphẩm, do đó nó cũng có khả năng phân biệt nên việc phân biệt nhãn hiệu và chỉdẫn địa lý là cần thiết Nhãn hiệu giúp người tiêu dùng xác định doanh nghiệpnào cung cấp hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hàng hoá trên thị trường Trongkhi đó, chỉ dẫn địa lý giúp người tiêu dùng xác định một khu vực địa lí cụ thể

mà trên đó một hoặc một số doanh nghiệp đóng trụ sở và các doanh nghiệp nàysản xuất hàng hoá mang chỉ dẫn địa lý đó và các sản phẩm của họ có chất lượngđặc thù

Chỉ dẫn địa lý có thể là các dấu hiệu từ ngữ, tuy nhiên khác với nhãn hiệu

có thể là những từ ngữ bất kỳ, kể cả các từ không có nghĩa, dấu hiệu từ ngữ chỉ

có thể sử dụng làm chỉ dẫn địa lý nếu nó chỉ dẫn đến một khu vực địa lý nhấtđịnh, ví dụ: nước mắm Phú Quốc, gạo tám xoan Hải Hậu Chỉ dẫn địa lý cũng có

Trang 25

thể là các dấu hiệu hình ảnh hoặc biểu tượng mô tả một khu vực địa lý Chúnggián tiếp thông tin về nguồn gốc của sản phẩm, có khả năng làm người tiêu dùngliên tưởng đến một khu vực địa lý nhất định, mà khu vực đó lại có mối liên hệvới những đặc điểm riêng biệt của hàng hóa Tuy nhiên, những hình ảnh hoặcbiểu tượng này phải thực sự nổi tiếng và được biết đến rộng rãi thì mới bảo đảmđược chức năng chỉ dẫn về nguồn gốc sản phẩm [2, tr 109, 110]

Một nhãn hiệu có thể hàm chứa chỉ dẫn địa lý hoặc một chỉ dẫn địa lý được

bảo hộ như một loại nhãn hiệu Khoản 3 Điều 80 Luật SHTT quy định :“không

bảo hộ những chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc sản phẩm”.

Đối với nhãn hiệu, người chủ sở hữu nhãn hiệu được độc quyền sử dụng,

có quyền định đoạt đối với nhãn hiệu và nghiêm cấm người khác sử dụng hoặccho phép người khác sử dụng nhãn hiệu mà mình đã đăng ký bảo hộ Còn chỉdẫn địa lý là đối tượng không được độc quyền sử dụng, vì vậy người sử dụng chỉdẫn địa lý không được quyền chiếm hữu, định đoạt mà chỉ có quyền sử dụng

1.3.3 Phân biệt nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp (Industrical Designs)

Là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, định nghĩa kiểu dáng công

nghiệp được quy định tại Khoản 13 Điều 4 Luật SHTT 2005: “Kiểu dáng công

nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc kết hợp các yếu tố này”.

Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng được các điều kiện: cótính mới, có tính sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp (Điều 63 LuậtSHTT) Như vậy, kiểu dáng công nghiệp là những hoạt động sáng tạo nhằm tạo

ra một hình dáng trang trí bên ngoài cho những hàng hóa được sản xuất hàngloạt, đảm bảo được điều kiện là hàng hóa đó phải hấp dẫn người tiêu dùng về thịgiác và phải thể hiện một cách có hiệu quả chức năng kỹ thuật đã định trước

Trang 26

Trong khi đó, nhãn hiệu là các dấu hiệu nhìn thấy được và có khả năng phân biệthàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau Kiểu dáng công nghiệpthuộc nhóm các đối tượng sở hữu công nghiệp phải đáp ứng điều kiện nhất định

về tính sáng tạo, còn nhãn hiệu thuộc nhóm các đối tượng sở hữu công nghiệp

có tính thương mại Tuy nhiên, cũng giống nhãn hiệu, hình khối, đường nét, màusắc hoặc sự kết hợp các yếu tố đó cũng dùng để thể hiện hình dáng bên ngoàicủa kiểu dáng công nghiệp Những kiểu dáng chỉ là sự kết hợp đơn thuần cácđặc điểm tạo dáng đã biết hoặc các hình học đơn giản (hình vuông, hình tròn,elip…) hoặc sao chép hình dáng các sản phẩm, công trình đã nổi tiếng hoặcđược biết đến rộng rãi ở Việt Nam và thế giới thì không được bảo hộ

Có thể nhận thấy, giữa nhãn hiệu và một số đối tượng của quyền sở hữucông nghiệp như tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và kiểu dáng công nghiệp cónhiều điểm tương đồng, do đó nếu không có sự phân biệt rõ ràng dễ dẫn đến tìnhtrạng nhầm lẫn hàng hóa, dịch vụ giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh Tuynhiên, do có sự tương đồng đó mà các chủ thể kinh doanh có thể quyết định lựachọn một dấu hiệu để đăng ký làm nhãn hiệu hoặc kiểu dáng công nghiệp hoặctên thương mại, tùy vào điều kiện kinh doanh của chủ thể đó

Ngoài ra, tại Việt Nam, bên cạnh khái niệm nhãn hiệu, trong nhiều năm trởlại đây, thuật ngữ “thương hiệu” được sử dụng rộng rãi và phổ biến Nếu nhưnhãn hiệu đóng vai trò phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các doanhnghiệp khác nhau thì thương hiệu tạo ra ấn tượng về uy tín sản phẩm, dịch vụ,

về hình ảnh riêng, bản sắc riêng hoặc dấu ấn riêng trong trí nhớ người tiêu dùng,gắn liền với chất lượng hàng hoá và phong cách kinh doanh, phục vụ của doanhnghiệp Bởi vậy nhà sản xuất, kinh doanh có thể lựa chọn nhiều yếu tố khácnhau làm thương hiệu cho mình trên cơ sở xem xét về thuộc tính của sản phẩm,thị hiếu và hành vi tiêu dùng của những khách hàng mục tiêu và các yếu tố khácnhư pháp luật, văn hoá, tín ngưỡng… Những yếu tố được chọn làm thương hiệu

có thể được gọi là yếu tố thương hiệu, ví dụ: tên gọi, logo, biểu tượng, màu sắc,

Trang 27

kiểu dáng thiết kế, bao bì… Chính sách bảo hộ thương hiệu hoặc phát triểnthương hiệu của một doanh nghiệp gắn với chính sách bảo hộ nhãn hiệu, tênthương mại, chỉ dẫn địa lý

Về nội hàm, thương hiệu là một khái niệm rộng hơn nhãn hiệu bởi nó hàmchứa một số chỉ dẫn thương mại khác ngoài nhãn hiệu Xét dưới góc độ pháp lý,thương hiệu không được bảo hộ như một đối tượng của quyền sở hữu trí tuệnhưng nội hàm của nó bao gồm các thành tố như nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý haytên thương mại mà các thành tố này lại được bảo hộ với tư cách là một trongnhững đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp [14, tr 56] Vì vậy, thuật ngữthương hiệu không phải là thuật ngữ pháp lý Tuy nhiên, giữa nhãn hiệu vàthương hiệu cũng có mối quan hệ với nhau, chứ không phải là hoàn toàn độc lậpvới nhau Mối quan hệ này được thể hiện ở chỗ khi thương hiệu được gắn vớisản phẩm và đáp ứng các điều kiện bảo hộ, được đăng ký bảo hộ thì thương hiệutrở thành nhãn hiệu hàng hóa Trong trường hợp này thương hiệu được pháp luậtbảo hộ dưới dạng cụ thể của đối tượng quyền SHCN là nhãn hiệu

Ngoài ra, cũng cần phân biệt khái niệm nhãn hiệu và nhãn hàng hóa Nếunhãn hiệu là một trong những đối tượng được pháp luật về sở hữu trí tuệ bảo hộthì nhãn hàng hóa lại là một khái niệm sử dụng trong thương mại và được điềuchỉnh bởi pháp luật thương mại Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định số

89/2006/NĐ-CP ngày 30/08/2006 của Chính phủ về Nhãn hàng hóa thì:“Nhãn

hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa”.

Chức năng chính của nhãn hàng hóa là thông tin, trong đó ghi rõ các nộidung bắt buộc nhằm cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin cơ bản đểnhận biết hàng hóa, làm căn cứ để người mua quyết định việc lựa chọn và sửdụng hàng hóa Nhãn hàng hóa phải được trình bày theo những yêu cầu bắt buộc

Trang 28

như chữ số, chữ cái, hình ảnh và phải ghi rõ ràng, đúng bản chất của hàng hóa.Còn nhãn hiệu lại có chức năng chính là phân biệt Do đó, những dấu hiệu được

sử dụng làm nhãn hiệu phải có tính độc đáo, riêng biệt, có khả năng phân biệtcao, dễ nhận biết Những dấu hiệu này không có nội dung mô tả hàng hóa, chỉdẫn công dụng hay xuất xứ hàng hóa như nhãn hàng hóa Các thông tin của nhãnhàng hóa không được bảo hộ riêng rẽ như nhãn hiệu Hơn nữa, một nhãn hiệu cóthể được sử dụng cho nhiều loại hàng hóa khác nhau của cùng một chủ sở hữu,nhưng đối với nhãn hàng hóa thì chỉ sử dụng cho một loại hàng hóa cụ thể duynhất [7, tr 55] Ngay cả việc hàng hóa mang nhãn hiệu hay không là tùy thuộcvào ý chí của nhà sản xuất kinh doanh chứ không bắt buộc về phía cơ quan quản

lý Nhà nước, nhưng luôn bắt buộc phải có nhãn hàng hóa theo đúng tiêu chuẩnNhà nước quy định

Tóm lại, việc xem xét và phân biệt nhãn hiệu với một số đối tượng củaquyền sở hữu công nghiệp nêu trên hay thương hiệu và nhãn hàng hóa có ýnghĩa rất quan trọng, khi mà trong thực tế việc nhầm lẫn các đối tượng này vớinhau xảy ra rất phổ biến Hiện nay thị trường hàng hóa, dịch vụ rất phong phúnên việc hiểu đúng bản chất của nhãn hiệu là cần thiết, giúp cho người tiêu dùng

có thể dễ dàng phân biệt và lựa chọn được các hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầucủa mình

CHƯƠNG II ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU THEO QUY ĐỊNH CỦA

PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM

Trang 29

Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu là các yêu cầu cụ thể đối với đối tượngcủa sở hữu công nghiệp để đối tượng này nhận được sự bảo hộ về mặt pháp lý,

do vậy điều kiện bảo hộ được xác định rõ ràng trong luật Cụ thể điều kiện bảo

hộ đối với nhãn hiệu được quy định tại Mục 4 Chương VII Phần thứ ba LuậtSHTT 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành Theo Điều 72 Luật SHTT 2005,nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện: (1) là dấu hiệu nhìn thấyđược dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sựkết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc và (2) có khảnăng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch

vụ của chủ thể khác

2.1 Điều kiện thứ nhất: Là dấu hiệu nhìn thấy được

Tại Khoản 2 Điều 15 mục 2 Hiệp định TRIPs quy định như sau: “Các

thành viên có thể quy định rằng để được đăng kí là các dấu hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được” Như vậy, điều kiện của nhãn hiệu: “dấu hiệu nhìn thấy

được” được Hiệp định TRIPs quy định một cách rất linh hoạt, không cứng nhắc.Các nước thành viên có thể quy định trong pháp luật quốc gia rằng đây là mộtđiều kiện bắt buộc mà một dấu hiệu phải đáp ứng được hoặc không quy định.Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thì không quy định về điều kiện

“nhìn thấy được” này Trong đó, Luật SHTT Việt Nam 2005 thì lại quy định dấuhiệu “nhìn thấy được” là một trong các điều kiện để nhãn hiệu đuợc bảo hộ Sở

dĩ có sự quy định khác biệt như vậy là do trình độ phát triển về kinh tế, thươngmại, khoa học kỹ thuật của mỗi nước khác nhau, chi phối đến khả năng bảo hộcủa từng quốc gia đối với các dấu hiệu được đăng kí bảo hộ nhãn hiệu Đối vớiViệt Nam - một quốc gia đang phát triển, việc bảo hộ các dấu hiệu “không nhìnthấy được” vượt quá khả năng của chúng ta trong thời điểm hiện tại, khi mà điềukiện về cơ sở vật chất và khoa học kỹ thuật chưa cho phép Vì thế Luật SHTT

2005 đã vận dụng rất linh hoạt Hiệp định TRIPs, khi quy định dấu hiệu trướctiên để nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam phải thoả mãn, đó là nhãn hiệu phải

Trang 30

“nhìn thấy được” Quy định này rất hợp lí trong thời điểm hiện nay, vì nó vừakhông trái với TRIPs vừa phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam

Dấu hiệu nhìn thấy được có nghĩa là con người chỉ có thể nhận thức được,nắm bắt được về chúng qua khả năng thị giác của con người Người tiêu dùngqua quan sát nhìn ngắm để phát hiện ra loại hàng hóa, dịch vụ có gắn với nhãnhiệu đó để lựa chọn [1, tr 126] Ở Việt Nam, các dấu hiệu liên quan đến đăng ký,bảo hộ nhãn hiệu được quy định cụ thể tại Luật SHTT, các văn bản hướng dẫnthi hành Luật SHTT Theo quy định tại điểm 39.2 Thông tư của Bộ khoa học vàCông nghệ số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghịđịnh số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp(sau đây gọi là Thông tư 01/2007) thì dấu hiệu nhìn thấy được được thể hiệndưới các dạng chữ cái, chữ số, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiềuhoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc một số màu sắc nhấtđịnh

2.1.1 Dấu hiệu là chữ cái, chữ số

Theo từ điển Tiếng Việt, chữ cái được hiểu là dấu hiệu dùng để ghi âm vịtrong chữ viết ghi âm, còn chữ số là ký hiệu cơ bản dùng để viết các số Chữ cáinói đến ở đây là chữ cái Latinh được sử dụng phổ biến ở Việt Nam và thế giới.Đây là những dấu hiệu được sử dụng phổ biến để đăng ký nhãn hiệu Bởi sự dễnhận biết, dễ ghi nhớ và điều quan trọng là dấu hiệu thông dụng, quen thuộckhông chỉ đối với người tiêu dùng mà còn đối với các thương nhân sản xuất,kinh doanh hàng hóa dịch vụ Thực tế hiện nay cho thấy đa số các nhãn hiệuđược bảo hộ dưới hình thức chữ số, chữ cái hoặc sự kết hợp giữa chúng

Tập hợp các chữ cái, chữ số có thể ghép lại thành từ hoặc ngữ có nghĩahoặc không có nghĩa Nhãn hiệu chữ có thể chỉ bao gồm chữ viết (như Omo,Trung Nguyên), có thể bao gồm cả chữ và số (Phở 24)

2.1.2 Dấu hiệu từ ngữ

Ngày đăng: 07/04/2013, 14:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w