1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn kế toán Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Bắc Hưng

44 347 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 369,5 KB

Nội dung

Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.Chỉ cần một sự biến động nhỏ về chi phí nguyê

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.Chỉ cần một sự biến động nhỏ về chi phí nguyên vật liệu cũng ảnh hưởng đến giá thành, mặt khác trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay để có thể đứng vững trên thị trường thì buộc các doanh nghiệp phải quan tâm đến việc tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu mà vẫn phải đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ Do vậy, việc tổ chức công tác kế toán tốt giúp đảm bảo cung cấp vật liệu một cách kịp thời cho nhu cầu sản xuất, đồng thời kiểm tra giám sát chặt chẽ việc chấp hành định mức dự trữ tiêu hao vật liệu, hạch toán chính xác chi phí trong tất cả các khâu từ thu mua đến sử dụng, ngăn chặn lãng phí trong sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, hạ giá thành sản phẩm mang lại lợi nhuận cao cho Công ty

Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Bắc Hưng là một doanh nghiệp sản xuất nên vai trò của nguyên vật liệu là rất quan trọng Chi phí nguyên vật liệu chiếm một tỷ trong lớn trong giá thành sản phẩm của doanh nghiệp Vì vậy chỉ cần có một sự thay đổi nhỏ của chi phí nguyên vật liệu cũng làm ảnh hưởng rất lớn tới giá thành sản phẩm, kết quả sản xuất, kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp Do đó công tác hạch toán kế toán nguyên vật liệu đã và đang là một vấn đề cấp bách và cần thiết được nhiều doanh nghiệp quan tâm và coi đó như một công cụ không thể thiếu trong công tác quản lý vật tư nói riêng và công tác quản lý sản xuất nói chung

Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Bắc Hưng, nhận thức được vai trò quan trọng của kế toán nguyên vật liệu vận dụng những kiến thức đã được học tại trường kết hợp với kiến thức thực tế thu được qua thời gian thực tập tại Công ty em đã lựa chọn chuyên đề “ kế toán nguyên vật liệu” cho khóa thực tập của em

Trang 2

- Phát hiện ra những ưu điểm, nhược điểm của công tác kế toán nguyên vật liệu nhằm đề ra những giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng và công tác kế toán của công ty nói chung.

3 Phạm vi nghiên cứu.

Đề tài nghiên cứu một số nội dung sau:

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận chung về kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất

- Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Bắc Hưng

- Đánh giá tình hình kế toán nguyên vật liệu của Công ty cổ phần sản xuất

và thương mại Bắc Hưng

- Đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Bắc Hưng, góp phần thực hiện tốt chế

độ kế toán tài chính đối với Công ty

4 Phương pháp nghiên cứu.

Phương pháp thống kê

Trước tiên là xem xét cơ sở vật chất, hệ thống chứng từ, sổ sách, báo cáo của doanh nghiệp Tiến hành thu thập những số liệu cần thiết phản ánh thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Đặc biệt thu thập số liệu, chứng từ, sổ sách liên quan tới nguyên vật liệu của đơn vị để phục vụ cho đề tài khoá luận

Phương pháp phân tích

Phương pháp phân tích: Phân tích hiểu theo nghĩa chung nhất chính là sự phân chia các sự vật, hiện tượng thành các bộ phận cấu thành của chúng và thông qua đó để thấy sự tác động qua lại giữa các bộ phận cấu thành

Căn cứ vào những chỉ tiêu phản ánh kết quả thu được của quá trình sản xuất, kinh doanh như: chỉ tiêu doanh thu, chỉ tiêu lợi nhuận ta tiến hành phân tích từng chỉ tiêu, từng bộ phận cấu thành nên chúng thông qua đó thấy được sự tác động qua lại giữa các chỉ tiêu phản ánh kết quả đầu ra của đơn vị, cần đơn giản hoá vấn đề giúp cho người đọc hiểu được nội dung của đề tài nghiên cứu

Phương pháp kế toán

* Phương pháp chứng từ và kiểm kê

Trang 3

- Phương pháp chứng từ: là phương pháp được sử dụng để phản ánh các hoạt

động kinh tế tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành theo thời gian và địa điểm phát sinh của chúng vào các chứng từ, sổ sách kế toán cần thiết

- Kiểm kê: Là phương pháp xác định và kiểm tra tại chỗ các loại tài sản của

doanh nghiệp tại một thời điểm nào đó (thường là cuối tháng), nhằm giúp cho số liệu

kế toán phản ánh đúng thực trạng, tình hình hiện có của tài sản, thực trạng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

* Phương pháp phân tích và đánh giá

Là phương pháp dùng tiền tề làm đơn vị đo lường giá trị các loại tài sản của doanh nghiệp theo một số nguyên tắc nhất định

* Phương pháp tài khoản và ghi sổ kép

- Phương pháp tài khoản: Là phương pháp phân loại và hệ thống hoá các nghiệp

vụ kinh tê phát sinh và thực sự hoàn thành theo từng nội dung kinh tế, trong đó mỗi nội dung kinh tế được ghi chép trên một sổ kế toán nhằm theo dõi tình hình biến động của từng loại tài sản, từng đối tượng công nợ, vốn chủ sở hữu trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

- Phương pháp ghi sổ kép: Là phương pháp phản ánh sự biến động của các đối

tượng kế toán theo từng nghiệp vụ phát sinh, trong mối liên hệ khách quan giữa chúng bằng cách ghi sổ kép (ghi hai lần) vào các tài khoản có liên quan với cùng số tiền

* Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán

Là phương pháp dùng các bảng biểu, sơ đồ có tính chất tổng hợp và cân đối để phản ánh và kiểm tra sự hình thành và vận động của tài sản, kết quả sản xuất, kinh doanh và các vấn đề kinh tế tài chính khác

5 Kết cấu chuyên đề.

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khoá luận có kết cấu như sau:

Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần sản xuất và thương mại Bắc HưngChương 2: Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Bắc Hưng

Chương 3: Phương hướng và các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Bắc Hưng

Trang 4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI BẮC

HƯNG PHÁT 1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

1.1.1 Tên và địa chỉ công ty

Tên công ty: Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Bắc Hưng

Địa chỉ: Xã Tân Chi – Huyện Tiên Du – Tỉnh Bắc Ninh

Công ty được thành lập nhằm huy động, sử dụng vốn có hiệu quả trong việc sản xuất kinh doanh, thu lợi nhuận tối đa, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng lợi tức cổ đông, đóng góp thêm vào ngân sách Nhà nước đồng thời xây dựng công ty ngày càng lớn mạnh hơn

Đồng thời công ty cũng phải có nhiệm vụ chấp hành đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước và đảm bảo cuộc sống cho cán bộ, công nhân viên trong công ty cả về tinh thần lẫn vật chất; Công ty phải có trách nhiệm thực hiện đúng chế độ hạch toán theo quy định, thực hiện tốt an toàn lao động và đảm bảo an ninh tại khu vực

1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần thương mại và sản xuất Bắc Hưng.

Trang 5

1.2.1 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty.

Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

1.2.2 Chức năng của các phòng ban như sau:

* Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị: Là người lãnh đạo cao nhất của công ty, là

người đại diện pháp nhân cho công ty, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty trước pháp luật, cơ quan Nhà nước, các tổ chức, ban ngành, người lao động… Đồng thời

là người chỉ đạo sản xuất kinh doanh của công ty

* Giám đốc điều hành: Là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm trước Hội

đồng quản trị về hoạt động của công ty

* Phó giám đốc kinh doanh: Là người hỗ trợ giám đốc trong quá trình điều hành

nhà máy và phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc nhà máy về các mặt do mình phụ trách, có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và cung cấp các số liệu kế hoạch và tình hình thu mua, nhập xuất nguyên vật liệu hay sản phẩm cho các phòng ban trong công ty

* Phó giám đốc sản xuất: Có nhiệm vụ điều động lập kế hoạch sản xuất và chịu

trách nhiệm về chất lượng, mẫu mã sản phẩm sản xuất ra

* Phòng tổ chức hành chính: Là bộ phận có nhiệm vụ tiếp nhận, tuyển chọn điều

động cán bộ công nhân viên theo yêu cầu sản xuất của nhà máy để đạt được mục tiêu

Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị

Phó GĐ kinh

Phó GĐ sản xuất

Trang 6

* Phòng kế toán: Là bộ phận giữ vai trò quan trọng trong công ty Bộ phận này

làm công tác theo dõi, thu thập và xử lý các thông tin tài chính của đơn vị để từ đó giúp ban quản lý có thể đưa ra quyết định một cách chính xác nhất Đồng thời phải chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về tính có thật và tính đầy đủ của số liệu

do phòng kế toán cung cấp

* Phòng kinh doanh: Bộ phận này thuộc khâu tiêu thụ của quá trình sản xuất, có

nhiệm vụ tổ chức quảng cáo, tiếp thị bán sẩn phẩm của nhà máy Nghiên cứu thị trường tìm hiểu nhu cầu về sản phẩm của nhà máy để từ đó có thông tin thích hợp cho

bộ phận sản xuất

* Phòng bán hàng: Chịu trách nhiệm Marketing và bán sản phẩm.

* Phân xưởng sản xuất: Là bộ phận quan trọng nhất của một doanh nghiệp sản

xuất, có nhiệm vụ trực tiếp sản xuất ra sản phẩm

* Kho: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập xuất nguyên vật liệu, sản phẩm, hàng

hóa; theo dõi số lượng và chất lượng của các loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa có trong kho của doanh nghiệp

Ngoài các bộ phận trên thì ban bảo vệ cũng đóng vai trò quan trọng trong công

ty Ban bảo vệ có trách nhiệm bảo vệ nội bộ công ty, tuần tra bảo vệ an toàn tuyệt đối tài sản của nhà máy Ngoài ra họ còn có nhiệm vụ kiểm tra lượng gạch được tiêu thụ khi đi qua cổng nhà máy để đảm bảo cho việc tiêu thụ đúng và đủ theo phiếu xuất kho thành phẩm

Nhận xét: Qua sơ đồ 01 ta thấy, với cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý như trên

giúp công ty đơn giản hóa phương thức quản lý, tiết kiệm lao động, hạn chế tình trạng chồng chéo công việc, chốn tránh trách nhiệm đồng thời khơi dậy lòng nhiệt tình, năng động sáng tạo của cán bộ công nhân viên đối với công việc Tuy nhiên, hình thức tổ chức này cũng có hạn chế như tạo ra sự quá tải với Giám đốc điều hành trong một số thời điểm khi khối lượng công việc nhiều

1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần thương mại và sản xuất Hưng Phát.

1.3.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty

Công ty chuyên sản xuất các loại gạch xây dựng, gạch lát, ngói các loại theo dây chuyền thiết bị của Ukcraina Liên Xô với hệ thống tạo hình và lò sấy nung Tuynel với

Trang 7

công suất 40.000.000 viên QTC/năm Năm 2008, công ty mở rộng quy mô sản xuất, công nghệ lò Tuynel mới được đưa vào sử dụng tạo sản phẩm gạch với các chủng loại gạch như:

Trong đó, gạch rỗng 2 lỗ là sản phẩm chủ yếu của công ty

1.3.2 Quy trình công nghệ sản xuất của doanh nghiệp.

Nguyên liệu chính để sản xuất sản phẩm là đất và than, trải qua 4 quá trình chế biến để tạo ra sản phẩm:

 Giai đoạn 1: Chế biến tạo hình (sản xuất gạch mộc).

Nguyên liệu chính là đất qua trộn đảo và được đem ngâm ủ, sau đó được đưa đến máy ấp liệu để đảm bảo cho đất có độ nhão phù hợp Sau đó được đưa đến máy cán thô và máy lọc sỏi để đất sạch không lẫn bẩn các tạp chất khác, đất sạch này được đưa đến máy đùng liên hợp hút chân không để ép đất, tiếp đó máy cắt sẽ cắt đất đã được ép thành các viên gạch Đây là những viên gạch mộc

 Giai đoạn 2: (Phơi sấy)

Giai đoạn này được làm bằng máy móc kết hợp thủ công Gạch mộc được sản xuất từ máy cắt tự động được chuyển xuống bằng tải gạch mộc rồi được công nhân đem đi phơi sấy tại hầm sấy Tuynel bằng xe cải tiến hơi và goong sấy Viên gạch được phơi từ 3 đến 4 ngày tùy vào điều kiện thời tiết Sau khi gạch khô được xếp vào va gông đưa qua hầm sấy khô, ở đây viên gạch được sấy khô thêm lần nữa đảm bảo cho viên gạch khô hẳn mới đem vào lò nung Khi gạch xếp vào cáng cũng như vào nhà sấy hay hầm sấy đều phải xếp đúng kỹ thuật để gạch không bị dính vào nhau, không bị biến dạng

 Giai đoạn 3: (Nung).

Sau khi gạch mộc được sấy khô sẽ được đưa đến lò nung Tuynel bằng cáng Gạch được xếp thành hàng theo chủng loại, ở đây gạch được nung chín trong vòng từ

Trang 8

2 đến 3 ngày Khi xếp gạch vào lò đảm bảo đúng kỹ thuật để sản phẩm ra lò không bị rạn nứt biến dạng.

 Giai đoạn 4: (Phân loại gạch).

Sau khi gạch được nung chín sẽ được xe phà và xe cải tiến bánh hơi chuyển ra ngoài để phân loại gạch để nhập kho thành phẩm, sản phẩm hỏng được đưa vào bãi phế phẩm

Phần lớn máy móc thiết bị được nhập ngoại như: Máy cán mịn, máy nhào 2 trục, máy nhào đùn hút chân không…nên sản phẩm của nhà máy có chất lượng tốt và nhiều tính năng ưu việt như trọng lượng nhẹ, có khả năng cách âm, cách nhiệt, giảm tiêu hao nguyên vật liệu

Sơ đồ 1.2: Quy trình công nghệ sản xuất gạch của công ty.

1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty Cổ phần thương mại và sản xuất Bắc Hưng

1.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty.

1.4.1.1 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tại công ty

Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quy mô, điều kiện thực tế và trình độ quản lý, trình độ cán bộ kế toán trong công ty Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc và sự quản lý sát sao của các ban ngành chức năng Theo hình thức này, công việc kế toán

Đất sét

Máy trộn, đảo ngâm ủ

Máy ấp liệu pha than

Máy cán thô

Máy lọc sỏi

Máy đùn liên hợp hút chân không Máy cắt

Sản phẩm

mộc

Sấy khô

Cho vào lò nung

Thành phẩm

Trang 9

được tập trung tại phòng kế toán của công ty, bao gồm cả việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin phục vụ cho việc điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh Tại phân xưởng sản xuất không có kế toán riêng mà chỉ có nhân viên hạch toán ban đầu, chịu trách nhiệm lập chức từ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để gửi về phòng kế toán theo quy định.

1.4.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của bộ máy kế toán.

Để đảm bảo cho công tác sản xuất kinh doanh có hiệu quả và phù hợp với tình hình biến động của thị trường, việc sắp xếp một đội ngũ cán bộ kế toán lành nghề, năng động, tinh thông nghiệp vụ là hết sức cần thiết Nhận thức được điều đó, ban lãnh đạo công ty đã kiện toàn bộ máy kế toán phù hợp với chức năng quyền lực chuyên môn của từng bộ phận trong công ty

* Chức năng:

Phòng kế toán có trách nhiệm hạch toán, quản lý tài sản, tiền vốn của công ty, đảm bảo tài chính và vốn cho sản xuất kinh doanh thực hiện chức năng giám sát và chịu trách nhiệm về công tác quản lý tài chính trước Giám đốc và cơ quan cấp trên về các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Kế toán là công cụ quan trọng phục vụ cho công tác quản lý và điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân Do

đó, tổ chức công tác kế toán khoa học và hợp lý sẽ có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp Nhận thức được điều đó công ty đã chú trọng tới việc tổ chức công tác kế toán

* Nhiệm vụ:

Phòng kế toán có trách nhiệm hạch toán, quản lý tài sản và tiền vốn của công ty, đảm bảo tài chính và vốn cho sản xuất kinh doanh, thực hiện chức năng giám sát và chịu trách nhiệm về công tác quản lý tài chính trước Giám đốc và cơ quan cấp trên đồng thời cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời về các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Trang 10

* Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty.

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty

Ta có chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận như sau:

- Kế toán trưởng: Là người đứng đầu bộ máy kế toán trong doanh nghiệp, có

trách nhiệm giúp Giám đốc trong công tác quản lý tài chính, có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra toàn bộ công tác kế toán tại công ty

- Kế toán tổng hợp: Là người chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp các thông tin

kế toán định kỳ, lập báo cáo tài chính tổng hợp của đơn vị Đây là một nhiệm vụ quan trọng trong cơ cấu tổ chức hệ thống hạch toán kế toán của công ty phát sinh trong quý, tháng… có nhiệm vụ so sánh giá thành cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của công ty theo từng tháng, quý lên kế toán trưởng xét duyệt để nộp lên cấp trên, làm công tác lưu trữ thông tin kinh tế tài chính vào các sổ sách có liên quan và các tài khoản kế toán

- Kế toán lương và các khoản trích theo lương: Hàng tháng, kế toán phải tính

lương và các khoản phụ cấp, tiến hành trả lương cho cán bộ công nhân viên, lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH để cung cấp cho kế toán tổng hợp

- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Có nhiệm vụ tập trung

toàn bộ chi phí sản xuất trong quá trình sản xuất, tính giá thành cho từng loại sản phẩm, công việc cũng như giá thành sản xuất đơn vị tương ứng cho công việc bán hàng

và xác định kết quả kinh doanh

Kế toán trưởng

Kế toán tổng hợp kiêm

kế toán công nợ

Kế toán tiền lương

và các khoản trích theo lương

Kế toán vật tư kiêm tài sản cố định

Thủ quỹ, kiêm Kế toán tiền mặt

Trang 11

- Kế toán vật tư kiêm tài sản cố định: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình biến động

vật tư, tài sản cố định trong công ty, theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong công ty Tính và phân bổ khấu hao TSCĐ cho các bộ phận sử dụng một cách hợp lý, tham gia sửa chữa và theo dõi tình hình sửa chữa TSCĐ

- Thủ quỹ kiêm kế toán tiền mặt: Theo dõi sự biến động của tiền mặt, tình hình

thu, chi quỹ tiền mặt và lập sổ quỹ tiền mặt, lập báo cáo thu chi hàng ngày

- Kế toán phân xưởng: Có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh kịp thời các khoản phát

sinh liên quan đến phục vụ, quản lý phân xưởng hay các chi phí khác liên quan tới toàn

bộ quá trình sản xuất trong công ty

Nhận xét: Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán cũng như đảm bảo

cho công tác sản xuất kinh doanh có hiệu quả Công ty đã tổ chức được một bộ máy kế toán lành nghề, năng động, tinh thông nghiệp vụ nhằm thông tin một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác về tình hình tài chính và các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cho lãnh đạo cấp trên Tuy nhiên bộ máy kế toán của công ty vẫn còn những hạn chế như sự phân công phân nhiệm công việc không rõ ràng có thể dẫn đến tình trạng gian lận trong công ty

1.4.2 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty.

Hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức kế toán là “ Nhật ký chung”

có mở sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn

cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan Cuối tháng, tùy vào khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên sổ cái, sau khi loại trừ số trùng lặp do một nghiệp

vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có)

Trang 12

Cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm cộng số liệu trên sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh Đồng thời căn cứ vào số liệu trên sổ, thẻ kế toán chi tiết kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp chi tiết.

Thực hiện đối chiếu, sổ nhật ký chung với bảng cân đối số phát sinh và đối chiếu

sổ cái với bảng tổng hợp chi tiết Sau khi số liệu đã khớp đúng kế toán tiến hành lập báo cáo tài chính

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung.

Sổ nhật ký đặc

Bảng tổng hợp chi tiết

SỔ CÁI

Bảng cân đối số phát

sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Trang 13

được tổ chức theo hình thức tập trung, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc và sự quản lý sát sao của các ban ngành chức năng Theo hình thức này, công việc kế toán được tập trung tại phòng kế toán của công ty, bao gồm cả việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin phục vụ cho việc điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh Tại phân xưởng sản xuất không có kế toán riêng mà chỉ có nhân viên hạch toán ban đầu, chịu trách nhiệm lập chức từ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để gửi về phòng kế toán theo quy định.

1.4.3.Chính sách kế toán áp dụng tại công ty.

- Niên độ kế toán: Từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm

- Kỳ hạch toán: Theo tháng

- Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên

- Phương pháp hạch toán chi tiết hàng tồn kho: Công ty sử dụng phương pháp thẻ song song để hạch toán chi tiết NVL và thành phẩm tồn kho Phương pháp tính giá thành là phương pháp trực tiếp( Phương pháp giản đơn)

- Công ty áp dụng tính giá hàng tồn kho theo giá mua thực tế phát sinh, tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền

- Đơn vị tiền tệ hạch toán: VNĐ

- Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Theo phương pháp khấu hao tuyến tính

- Công ty áp dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định 15/2006 QĐ–BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính

Trang 14

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT BẮC HƯNG

2.1 Đặc điểm vật tư tình hình công tác quản lý vật tư tại công ty

2.1.1.Đặc điểm vật tư tại công ty.

Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Bắc Hưng là công ty chuyên sản xuất gạch, ngói xây dựng vì vậy nguyên vật liệu sử dụng chủ yếu là đất, than Do đặc điểm của các sản phẩm mà công ty tạo ra là các sản phẩm xây dựng, đòi hỏi một khối lượng lớn đất, than… trong sản phẩm Nên chi phí NVL chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành sản phẩm

Nhận thức được tầm quan trọng đó, để đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty diễn ra một cách đều đặn, liên tục và hiệu quả thì việc cung ứng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phải đảm bảo thường xuyên kịp thời và đầy đủ về số lượng, đúng quy cách phẩm chất Nó còn là một trong những điều kiện để nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm, điều đó góp phần không nhỏ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Muốn thực hiện được điều đó đòi hỏi các nhà quản lý của công ty phải có trách nhiệm cao và tổ chức bộ máy quản lý tốt để luôn đảm bảo quá trình sản xuất được diễn

ra liên tục, sản phẩm đạt chất lượng cao, đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng về số lượng, thời gian và quy cách phẩm chất sản phẩm

Từ mục tiêu đặt ra như trên công ty đã có hệ thống kho, bãi để bảo quản dự trữ đủ

về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và sản phẩm đầu ra

- Công tác bảo quản vật tư: Công ty có các kho để chứa các loại NVL khác nhau Tại mỗi phân xưởng lại có các kho chứa vật tư riêng, phân xưởng 1 có 1 kho chứa đất sét và một kho chứa than riêng, phân xưởng 2 cũng được bố trí giống phân xưởng 1 Công ty có 1 kho chứa nhiên liệu và công cụ dụng cụ phục vụ cả 2 phân xưởng Mỗi kho có một thủ kho được trang bị đầy đủ phương tiện cân, đo Ngoài việc bảo quản tốt vật tư còn phải cập nhật số liệu, theo dõi trên thẻ kho tình hình biến động của từng loại NVL, kiểm kê kho hàng Đồng thời có trách nhiệm phát hiện và báo cáo lên phòng kế toán các trường hợp vật liệu tồn đọng trong kho làm ứ đọng vốn giảm khả năng thu hồi

Trang 15

vốn sản xuất của nhà máy Đồng thời bộ phận kế toán cũng tiến hành theo dõi tình hình sử dụng vật tư làm căn cứ tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.

- Công tác sử dụng: Tình hình sử dụng vật tư của Công ty được theo dõi qua các phiếu xuất kho vật tư Khi có nhu cầu sử dụng vật tư, các bộ phận viết giấy đề nghị cấp vật

tư Thủ kho căn cứ vào số lượng vật tư còn trong kho và giấy đề nghị cấp vật tư đã được cấp trên phê duyệt tiến hành viết phiếu xuất kho vật tư Nhà máy tính giá vật tư theo phương pháp bình quân gia quyền Cuối ngày tổng hợp số liệu, thủ kho tiến hành vào thẻ kho

Khi sử dụng vật tư không hết có thể thu hồi nhập kho hoặc giữ lại tại phân xưởng

để kỳ sau sử dụng tiếp

Tại phòng kế toán tiến hành quản lý vật liệu về mặt giá trị Khi mua và xuất vật

tư đều có các chứng từ liên quan, do vậy công tác quản lý vật tư về mặt giá trị được kế toán vật tư ghi chép, phản ánh tình hình tăng, giảm cả về số lượng và giá trị trên sổ kế toán

2.1.2 Tình hình quản lý vật liệu tại công ty.

- Để cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty được diễn ra liên tục thì phải thường xuyên đảm bảo cung ứng các loại NVL đủ về số lượng, kịp về thời gian, đúng về quy cách, phẩm chất Chính vì vậy công tác quản lý NVL có vai trò hết sức quan trọng đòi hỏi nhà quản lý phải có kế hoạch thu mua, bảo quản, sử dụng hợp

lý, khoa học và tiết kiệm nhất

Một số quy định của công ty về NVL

+ Đảm bảo cung ứng NVL kịp thời, chính xác

+ Đảm bảo cung ứng NVL có chất lượng cao

+ Sử dụng tiết kiệm NVL

- Định mức tồn kho NVL: Nhà máy không xây dựng định mức tồn kho tối đa, tối thiểu cho từng loại NVL, mà căn cứ vào nhu cầu sản xuất thực tế để lập kế hoạch thu mua vật tư

- Để đáp ứng yêu cầu quản lý, cuối tháng thủ kho phải lập báo cáo Nhập –Xuất –Tồn ở từng kho Thường xuyên thực hiện đối chiếu số liệu với phòng kế toán Hàng tháng phòng kế toán – tài vụ tiến hành phân tích, đánh gía tình hình thực hiện kế hoạch

Trang 16

thu mua, bảo quản, sử dụng NVL để có biện pháp điều chỉnh kịp thời, khắc phục những hạn chế

- Bảo quản vật tư: Vật tư sau khi mua về có thể dùng cho sản xuất luôn hoặc nhập kho sau đó mới sử dụng Đối với các vật tư nhập kho thì phải được bảo quản cẩn thận đúng quy định của công ty đối với từng loại nguyên vật liệu, đồng thời tuân thủ những quy định lưu kho vật tư

2.2 Phân loại và tính giá nguyên vật liệu.

2.2.1.Phân loại nguyên vật liệu

Để quản lý chặt chẽ NVL, tổ chức hạch toán chính xác đảm bảo công việc dễ dàng không tốn kém nhiều công sức Công ty đã tiến hành phân loại nguyên vật liệu trên cơ sở công dụng kinh tế của NVL đối với quá trình sản xuất sản phẩm Vật liệu tại Công ty được chia như sau:

- NVL bao gồm các loại như sau: Than cám, than bùn đen, than bùn trắng, đất sét, điện tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm

- Nhiên liệu bao gồm: dầu diezen, dầu thủy lực, nhớt CN 90… Là các loại vật liệu được dùng để tạo ra năng lượng phục vụ cho quá trình sản xuất

- CCDC bao gồm rất nhiều loại khác nhau như: Găng tay, áo tôn, đá cắt…

2.2.2 Phương pháp tính giá nguyên vật liệu

Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Bắc Hưng hạch toán NVL và công cụ dụng cụ theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá NVL xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền Mỗi tháng tính một lần vào cuối tháng Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán chi tiết vật tư theo phương pháp thẻ song song, mua hàng theo phương thức trực tiếp không có chiết khấu, giảm giá hàng bán

- Đối với nguyên vật liệu nhập kho

Ví dụ : Ngày 02/12, công ty mua 217 tấn than cám 6A của công ty than Quảng Ninh,

giá mua chưa thuế là 985.500 đồng/tấn, VAT 10% đã thanh toán bằng chuyển khoản Chi phí vận chuyển bốc dỡ 245.000 đồng

+

Chi phí liên quan

+ Thuế nhập khẩu (nếu có)

- Các khoản giảm giá hàng mua

Trang 17

Khi đó:

Giá thực tế (than) nhập kho = 985.500 x 217 + 245.000 = 214.098.500 (đ)

- Đối với nguyên vật liệu xuất kho

Để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty, kế toán tính giá NVL xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền

Ví dụ : Trong tháng 12 năm 2011, đất sét nhập kho là 5.413 m3 , số tồn đầu tháng là 3.014 m3

Giá trị đất sét tồn đầu tháng là 105.791.400 đồng

Giá trị đất sét nhập trong tháng là 191.620.200 đồng

Khi đó :

2.3.Quy trình hạch toán nguyên vật liệu tại công ty.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh vật liệu luôn biến động Một trong các nhu

cầu của công tác quản lý vật liệu đòi hỏi phải phản ánh, theo dõi chặt chẽ tình hình nhập xuất tồn theo từng thứ, từng loại vật liệu về số lượng, chất lượng, chủng loại và theo dõi về giá trị Bằng việc tổ chức kế toán chi tiết nguyên vật liệu sẽ đáp ứng được yêu cầu này Hạch toán kế toán chi tiết nguyên vật liệu là công việc hạch toán kết hợp giữa kho và phòng kế toán nhằm mục đích theo dõi chặt chẽ tình hình nhập xuất tồn

kho cho từng thứ, từng loại vật liệu

Giá thực tế

vật liệu xuất

kho

Số lượng vật liệu xuất kho

Đơn giá bình quân vật liệu xuất kho

Giá thực tế NVL nhập trong kỳ

Số lượng vật liệu tồn đầu kỳ

Số lượng NVL nhập trong kỳ

=

+ +

Trang 18

Chứng từ sử dụng khi thu mua và nhập kho nguyên vật liệu bao gồm:

Khi nguyên vật liệu về, công ty tiến hành kiểm tra thông qua biên bản kiểm nghiệm vật tư, kiểm tra về số lượng, chất lượng, chủng loại từng vật liệu và ghi vào biên bản kiểm nghiệm vật tư Nếu thấy số liệu mua về không đúng chủng loại, số lượng, chất lượng thì phải ghi vào biên bản kiểm nghiệm và chờ ý kiến của lãnh đạo công ty Biên bản kiểm nghiệm vật tư được lập thành 2 bản:

- Bản 1: Phó giám đốc kinh doanh giữ để ghi sổ theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng

- Bản 2: Giao cho phòng kế toán

Trên cơ sở hóa đơn GTGT, biên bản kiểm nghiệm vật tư (đã có đầy đủ chữa ký), phòng kế toán lập phiếu nhập kho nguyên vật liệu, phiếu nhập kho có thể lập chung cho nhiều vật liệu cùng loại, cùng một lần giao nhận, cùng một kho hoặc có thể lập riêng cho từng thứ nguyên vật liệu Phiếu nhập kho lập xong được chuyển xuống kho làm căn cứ nhập kho và được lập thành 3 liên:

- Liên 1: Phòng kế hoạch vật tư giữ

- Liên 2: Thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho sau đó chuyển lên phòng kế toán

- Liên 3: Giao cho kế toán thanh toán

Để nhập kho thủ kho phải xem xét cụ thể số vật tư mua về có đúng chủng loại, số lượng, chất lượng như đã ghi trong phiếu nhập kho hay không, khi đã qua kiểm nghiệm thì tiến hành nhập kho và thủ kho ký nhận số lượng thực nhập vào phiếu nhập kho Thủ kho giữ liên 2 để làm căn cứ ghi thẻ kho

Cuối ngày, thủ kho tập hợp tất cả các chứng từ gốc phát sinh và chuyển lên phòng kế toán vật tư tiến hành ghi vào các sổ có liên quan

Trang 19

Sơ đồ 1.5: Sơ đồ thủ tục nhập kho vật tư tại Công ty.

Giá trị thực tế nhập kho của vật tư được xác định như sau:

Ví dụ 1: Ngày 05/03/2013, công ty mua 1.457m3 đất sét của công ty vật liệu Trung Anh theo HĐGTGT số 0067489 ngày 05/12/2011, giá mua chưa thuế 35.400đ/m3 ; VAT 10% đã thanh toán bằng tiền mặt Sau khi tiến hành kiểm nghiệm vật tư công ty tiến hành nhập kho theo phiếu nhập kho 187 ngày 05 tháng 12 năm 2011

Phòng kế hoạch

Nhânviên vật tư

Thủ kho

Biên bản kiểm nghiệm, phiếu NK

Chứng

từ mua NVL

Kế hoạch sản xuất

Nhân viên kỹ thuật

Giá mua chưa thuế GTGT

Giá trị

vật tư

nhập kho

Các chi phí mua liên quan

Thuế nhập khẩu (nếu có)

=

Các khoản giảm giá, chiết khấu

+ _

+

Mẫu số 01 GTKT – 3LL

AA/2009B 0067489

Trang 20

Địa chỉ: Tiên Du – Bắc Ninh

Số Tài khoản:

Điện thoại: 0241.3.875.722 Mã số thuế: 230093782

Họ tên người mua hàng: Nguyễn Duy Phúc

Tên đơn vị: Công ty CPSX & TM Bắc Hưng

Địa chỉ: Tân Chi – Tiên Du – Bắc Ninh

Số tài khoản:

Hình thức thanh toán: Tiền mặt Mã số thuế: 2300239434

Cộng tiền hàng: 51.577.800

Thuế suất thuế GTGT: 10% Tiền thuế GTGT : 5.157.780

Tổng cộng tiền thanh toán: 56.735.580

Số tiền viết bằng chữ: Năm mươi sáu triệu bảy trăm ba mươi năm nghìn năm trăm tám

mươi đồng

Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị

(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)

Biểu số 1.2: Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa.

STSCĐ Tên hàng hóa,

dịch vụ Đơn vị tính Số lượng

Đơn giá (đồng/m3)

Thành tiền (đồng)

Đơn vị: Công ty CPSX & TM Bắc Hưng

Địa chỉ: Tân Chi – Tiên Du – Bắc Ninh

Mẫu số 03 – VT Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC ngày

20/03/2006 của Bộ trưởng BTC

(Nguồn: Phòng kế toán)

Trang 21

BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM VẬT TƯ, CÔNG CỤ , SẢN PHẨM HÀNG

HÓA

Ngày 05 tháng 03 năm 2013Ban kiểm nghiệm vật tư gồm:

- Ông Đỗ Văn Giang – Trưởng phòng vật tư

- Ông Nguyễn Duy Phúc - Ủy viên

Đã kiểm nghiệm các loại vật tư sau:

STSCĐ Tên quy

cách vật

Mã số

Số lượng không đúng quy cách

Ý kiến của ban kiểm nghiệm: Vật tư đảm bảo chất lượng, đúng quy cách, phẩm chất

và số lượng theo hóa đơn

Đại diện kỹ thuật Thủ kho Trưởng ban

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Ghi chú: Khi vật liệu về đến công ty căn cứ cào hóa đơn GTGT tiến hành lập biên bản kiểm nghiệm vật tư.

Trang 22

Biểu số 1.3: Phiếu nhập kho số 187.

chứng từ

Thực nhập

Đơn vị: Công ty CPSX & TM Bắc Hưng

Địa chỉ: Tân Chi – Tiên Du – Bắc Ninh

Mẫu số 01 – VT Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC ngày

20/03/2006 của Bộ trưởng BTC

Ngày đăng: 16/05/2015, 09:01

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w