Tình hình đáp ứng các quy định về nguồn gốc xuất xứ

Một phần của tài liệu Rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam (Trang 70 - 72)

b. Về phía các doanh nghiệp

2.2.1.3.Tình hình đáp ứng các quy định về nguồn gốc xuất xứ

Nếu so sánh, ngành gỗ Việt Nam "sinh sau đẻ muộn" hơn rất nhiều so với ngành gỗ chế biến của các nước Thái Lan, Indonesia và Malaysia nhưng xét về mặt tuân thủ các quy tắc của ngành thì Việt Nam lại đi đầu.

Ngày 3-3-2008 tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ra mắt nhóm công tác về Lacey có nhiệm vụ xây dựng hệ thống thông tin đầy đủ, đào tạo kỹ năng cho doanh nghiệp về thu mua lâm sản có nguồn gốc bền vững, không gây tác động xấu đến môi trường, tư vấn thủ tục xin cấp chứng chỉ FSC, hệ thống giám sát…

Nhà nước tăng cường đầu tư xây dựng quy hoạch kế hoạch rừng trồng, quản lý nguồn gốc nguyên liệu gỗ nhập khẩu nhằm tạo cho các doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu hợp pháp đưa vào sản xuất. Tăng cường đầu tư công tác quy hoạch và phát triển làng nghề theo hướng hình thành các cụm công nghiệp làng nghề. Đây là vấn đề có tính quan trọng hàng đầu trong việc phát triển các mặt hàng thủ công mỹ nghệ.

Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam thực hiện rất có hiệu quả trong việc là cầu nối giữa cộng đồng các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ với chính phủ. Thông qua các hoạt động của hội thông tin về các quy định của thị trường Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu sang thị trường này được đưa tới các doanh nghiệp một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Hiệp hội là nơi đánh giá tổng hợp xu thế phát triển của ngành gỗ nói chung, thực hiện tốt công tác xúc tiến thương mại trong các hoạt động xuất khẩu gỗ sang thị trường Hoa Kỳ

Hiện có tới 80% số doanh nghiệp trong ngành đã ký được hợp đồng xuất khẩu đến hết năm 2010, nguồn nguyên liệu phục vụ cho những đơn hàng trong năm nay đã đủ. Toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu và khai thác trong nước đều được tiến hành khai báo nguồn gốc theo đúng quy định của luật Lacey áp dụng với sản phẩm xuất khẩu vào Mỹ. Việc thực hiện lộ trình đáp ứng đạo luật Lacey đã đuộc hầu hết các công ty lớn và có uy tín của Việt Nam chuẩn bị rất tốt trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, nguồn cung ứng gỗ đảm bảo xuất xứ.Ví dụ như công ty kỹ nghệ gỗ Trường Thành, một trong các công ty xuất khẩu gỗ lớn nhất của Việt Nam sang Hoa Kỳ, nói rằng những quy định mới có tạo ra các rào cản nhất định, chủ yếu là đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ. Còn công ty gỗ Trường Thành đã sẵn sàng để đối phó. Ngoài ra công ty này cũng có sự chuẩn bị rất tốt trong công tác chuẩn bị nguồn nguyên liệu gỗ Bà Ngô Thị Hồng Thu, Phó tổng giám đốc công ty kỹ nghệ gỗ Trường Thành nói: "Công ty biết rất rõ và công ty ý thức được việc này, từ năm 2002 tức là 7 năm trước đây mình đã đưa công ty mình theo quy trình COC tức là chain of custody nghĩa là truy ngược lại nguồn gốc và từ năm đó mình đã được chứng nhận của tổ chức SCS về việc công ty tổ chức và đạt chứng nhận COC luôn, là 1 công ty có khả năng làm hàng có chứng nhận FFC, nói chung về nguồn gốc sản phẩm, nguồn gốc gỗ dùng trong sản phẩm thì rất rõ ràng từ 2002 tới bây giờ."

Bên cạnh một số doanh nghiệp lớn uy tín chuẩn bị và thực hiện tốt trong việc thực thi đạo luật Lacey thì việc khai báo nguồn gốc gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặc dù các cơ quan hữu quan, các hiệp hội… trong nước đã lên tiếng cảnh báo và tổ chức nhiều buổi huấn luyện giúp đỡ, song bản thân nhiều doanh nghiệp vẫn chưa chủ động, chưa chuẩn bị trước để đáp ứng các yêu cầu và xây dựng một lực lượng lao động phù hợp với các điều kiện của những đạo luật trên. Việc hiểu biết để ứng phó với đạo

luật này thì hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng, bởi vì chưa có hướng dẫn cụ thể từ phía các cơ quan chức năng.

Nguyên nhân là vì lâu nay họ đã quen mua gỗ không rõ nguồn gốc xuất xứ, thậm chí gỗ lậu để đảm bảo giá cạnh tranh. Nay để đáp ứng được những quy định mới, họ sẽ phải thay đổi lại tập quán kinh doanh của mình. Điều này không dễ thực hiện một sớm một chiều. Ngoài ra với điều kiện như hinhuwnay Việt Nam không biết quốc gia nào, công ty nào để có thể bán gỗ cho Việt Nam với đầy đủ giấy phép như yêu cầu. Ngành xuất khẩu gỗ của Việt Nam phụ thuộc đến 80% nguyên liệu từ nước ngoài. Ngoài các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ lớn sử dụng nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu có chứng nhận FSC từ những nhà cung cấp gỗ cứng như Hội đồng xuất khẩu gỗ cứng Mỹ (AHEC), thì nhiều doanh nghiệp vẫn sử dụng gỗ có nguồn gốc không rõ ràng từ nhiều nước. Cụ thể, nếu doanh nghiệp Việt Nam sử dụng một phần gỗ nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng nhưng có dùng thêm gỗ bất hợp pháp, không rõ nguồn gốc, từ Malaysia chẳng hạn, để chế biến đồ gỗ nội thất xuất sang Mỹ thì nếu bị phía Mỹ phát hiện sẽ bị tịch thu hàng hoá, phạt tiền; vi phạm nặng có thể bị phạt đến 5 năm tù giam. Như vậy doanh nghiệp Việt Nam phải đi tìm cho mình nước xuất khẩu gỗ hợp pháp, có đầy đủ chứng từ để có thể nhập, quy trình này rất phức tạp. Hiện nay, Việt Nam mua gỗ của 26 nước trên 4 châu lục mà đi mua như vậy rất tốn kém, chưa kể đến tìm được nguồn hàng rồi nhưng gỗ lại chưa chắc đảm bảo chất lượng.

Một phần của tài liệu Rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam (Trang 70 - 72)