Phụ thuộc quá nhiều vào nguồn gỗ nhập khẩu sẽ khó tránh khỏi các rủi ro và khó khăn sau: Các nước xuất khẩu gỗ nguyên liệu sẽ giảm hoặc không xuất khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ. Chi phí vốn cho nhập khẩu cao (nhiều vốn lưu động hơn). Chi phí vận chuyển cao. Mất nhiều thời gian và chi phí để có nguồn gỗ hợp pháp. Để khắc phục được những khó khăn nêu trên thì cần xây dựng nguồn gỗ nguyên liệu trong nước để thay thế dần nguồn gỗ nhập khẩu. Bên cạnh việc đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất thì với ngành đồ gỗ cho xuất khẩu, rừng trồng được khuyến khích nên có chứng chỉ rừng. Nên nhà nước cần có những chính sách quản lý rừng phù hợp.
Quản lý rừng chịu tác động của các công cụ cứng như luật pháp, chính sách, quy chế v.v. và các công cụ mềm như vận động, khen thưởng, chứng chỉ, miễn giảm thuế, đầu tư .v.v. Để chứng chỉ rừng có thể phát triển ở Việt Nam thì chính phủ cần ban hành các chính sách mới có tác dụng thúc đẩy chứng chỉ rừng, nghiên cứu sửa đổi các chính sách cũ, loại bỏ các chính sách
gây cản trở cho thực hiện tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững cụ thể gồm các vấn đề sau:
• Ban hành các chính sách đầu tư và phát triển rừng trồng trong nước
Thực tế để trở thành một quốc gia hàng đầu về xuất khẩu gỗ, chúng ta phải đảm bảo và xây dựng tốt vùng nguyên liệu. Cần phải bảo vệ, nuôi dưỡng, làm giàu rừng tự nhiên và đẩy mạnh trồng rừng để chủ động về mặt nguyên liệu. Chính vì vậy mà nhà nước và các cơ quan ban ngành cần phải có những chính sách cụ thể để đầu tư và phát triển ngành trồng rừng trong nước. Đây là một biện pháp quan trọng duy trì sự sống còn của ngành sản xuất đồ gỗ tại Việt Nam trong điều kiện ngày các khó khăn như hiện nay. Có chủ động về nguồn nguyên liệu trong nước chúng ta mới thực sự chủ động trong việc sản xuất ngành gỗ. Với sự ổn định của nguồn nguyên liệu gỗ trong nước chúng ta sẽ có lợi thế cạnh tranh về giá xuất khẩu sản phẩm. Đồng thời việc trồng rừng trong nước cũng tạo ra hiệu ứng tích cực cho môi trường sinh thái, nâng cao sức khỏe cộng đồng, khắc phục thiên tai…Để các chính sách đảm bảo có hiệu quả nên cụ thể hóa thành các nhóm sau:
Cần có chính sách phát triển rừng phù hợp: Nên tổ chức các cuộc hội nghị chuyên đề về chiến lược đầu tư phát triển rừng trồng ở Việt Nam. Cần có chiến lược lâm nghiệp quốc gia xây dựng trong thời gian dài ít nhất là 10 năm 1 lần.
- Quy hoạch rừng trồng thành các khu công nghiệp và hỗ trợ cho các doanh nghiệp trồng rừng. Nhà nước cần quy hoạch rừng trồng thành các khu công nghiệp, giao cho các doanh nghiệp để họ tự đăng ký diện tích đất rừng như các khu công nghiệp chế biến gỗ. Để khuyến khích các doanh nghiệp gắn bó với rừng cần có những biện pháp hỗ trợ cho họ như miễn thuế sử dụng đất trồng rừng, miễn thuế tài nguyên…
- Chính sách đất đai cần tạo điều kiện cho các chủ rừng được cấp sổ đỏ với quyền sử dụng đất lâu dài, ổn định. Sổ đỏ hay quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp là một đòi hỏi bắt buộc trong tiêu chuẩn của tất cả các quy trình chứng chỉ rừng.
- Các chủ rừng cần có quy hoạch sử dụng đất lâu dài ổn định được cấp có thẩm quyền phê duyêt. Chính sách quy hoạch sử dụng đất phải phù hợp với tiêu chuẩn, nghĩa là không được chuyển rừng tự nhiên thành rừng trồng, đồng thời có giành một phần diện tích rừng trồng để phục hồi thành rừng tự nhiên (chưa có trong chính sách lâm nghiệp hiện nay của Việt Nam).
- Kiểm soát có hiệu quả di dân tự do lấn chiếm đất rừng. Hiện nay đây là một trong những lỗ hổng quản lý lớn nhất của quản lý rừng. Ở những nơi có di dân tự do thường xẩy ra tranh chấp đất đai và lấn chiếm đất rừng mà chủ rừng không đủ khả năng và thẩm quyền giải quyết. Tranh chấp lấn chiếm đất là một lỗi lớn trong việc thực hiện tiêu chuẩn chứng chỉ rừng.
- Trao quyền tự chủ rộng rãi cho các chủ rừng quốc doanh như lâm trường, công ty lâm nghiệp…. bao gồm tự chủ về kế hoạch quản lý rừng, tài chính, khai thác, tiêu thụ sản phẩm, tái đầu tư... Không có quyền tự chủ thì chủ rừng không có động lực phấn đấu đạt chứng chỉ rừng.
- Ban hành các chính sách về bảo vệ, bảo tồn rừng và đa dạng sinh học cả đối với rừng sản xuất cho tương đồng với quốc tế (tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững của quốc tế quy định rừng sản xuất cũng phải làm nhiệm vụ bảo tồn, nhưng ở Việt Nam chỉ có rừng đặc dụng mới có nhiệm vụ này).
- Có chính sách khuyến khích chủ rừng phấn đấu đạt tiêu chuẩn quản lý rừng bền vứng và chứng chỉ rừng như cho phép khai thác bền vững, kế họach khai thác được xây dựng trên cơ sở tăng trưởng của rừng, bỏ chế độ cấp phép (quota) khai thác như hiện nay. Các lâm trường đã bị “đóng cửa rừng tự nhiên”, nếu được cấp chứng chỉ thì được mở cửa rừng trở lại cho khai thác.
- Có chính sách miễn trừ thuế, khen thưởng vật chất, thu mua giá cao, tạo điều kiện thâm nhập thị trường đòi hỏi chứng chỉ v.v. đối với các chủ rừng được cấp chứng chỉ rừng hoặc cam kết thực hiện chứng chỉ rừng theo giai đoạn.
- Cho phép và tạo điều kiện cho các chủ rừng tham gia các chương trình chứng chỉ rừng theo giai đoạn do các nhà tài trợ, các tổ chức phi chính phủ hoặc các tổ chức thương mại gỗ như WWF, TFT, GFTN.v.v thực hiện (hiện đang có các chương trình như vậy ở Gia Lai, Quảng Bình, Hà Tĩnh).
- Cung cấp thông tin và dịch vụ đào tạo về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng cho các chủ rừng, kể cả quốc doanh, tư nhân, doanh nghiệp, cộng đồng. Tổ chức các hội thảo quốc gia và vùng.
• Hạn chế xuất khẩu gỗ dạng sơ chế ra nước ngoài
Nghịch lý xảy ra trong ngành sản xuất gỗ là một lượng gỗ nguyên liệu lớn được xuất khẩu trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu thành phẩm thì phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài. Trong 4 tháng đầu năm 2010 xuất khẩu gỗ sơ chế, chủ yếu là cao su, gỗ keo, tràm bông vàng tăng đến 300% so với cùng kỳ năm 2009, chủ yếu xuất sang thị trường Trung Quốc. Nguyên nhân là do các mặt hàng này đang được hưởng thuế xuất là 0%
Chính vì nguyên do trên mà nhà nước cần có những biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng xuất khẩu ồ ạt gỗ rừng trồng dạng sơ chế ra nước ngoài. Công cụ hữu hiệu nhất để thực hiện biện pháp này là điều chỉnh tăng thuế xuất khẩu nhằm hạn chế xuất khẩu đồ gỗ sơ chế, khuyến khích xuất khẩu đồ gỗ thành phẩm hoặc có giá trị tinh chế cao.
• Thành lập tổ chức cấp chứng chỉ rừng FSC
Cần phải có một tổ chức có uy tín và đủ đủ năng lực để chứng nhận rằng rừng được quản lý đúng và có đủ điều kiện được cấp chứng chỉ FSC.
chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn quốc tế và tăng cường sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước, thay vì phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu