c. Lợi ích về kinh tế:
1.4.1.1. gỗ Việt Nam có khả năng cạnh tranh về giá cả
Việt Nam có chi phí nhân công thấp và có đội ngũ công nhân với tay nghề kỹ thuật tinh xảo.
Bảng 1.3. Sự so sánh chi phí nhân công trong khu vực
Tên quốc gia Tiền lương/giờ (USD)
Việt Nam 0.2-0.6 Indonexia 0.3-0.4 Trung quốc 0.5-0.75 Malaysia 1.25-1.40 Thái lan 1.5 Đài loan 5.0
(Nguồn: Viện Nghiên cứuThương mại thế giới)
Các công nhân có thể học để sử dụng máy móc kỹ thuật mới một cách rất nhanh và có thể sản xuất nhiều sản phẩm đa dạng và phong phú, từ các nguyên vật liệu xây dựng (ví dụ như khung cửa chính và cửa sổ), đồ nội thất tổng hợp (ví dụ như bàn, ghế), cho tới đồ nội thất có chạm khắc hoặc có gắn các phụ liệu đặc biệt. Tuy nhiên ngành này thiếu những tay nghề chuyên môn để đáp ứng các nhu cầu về thương mại trên phạm vi rộng, ví dụ ngoại ngữ và các kỹ năng tiếp thị. Kết quả là, các nhà sản xuất Việt Nam nói chung không kinh doanh trực tiếp được với người mua và những nhà tiêu thụ đặc biệt, nhưng giữ vai trò trung gian điều này thường thấy ở nước ngoài, ví dụ như Hồng kông và Singapore. Các nhà tiêu thụ đồ nội thất Việt Nam chủ yếu là những chủ cửa hàng bán giảm giá và không chuyên như các cửa hàng hoạt động tự làm, các chủ hàng đặt hàng qua thư và bán hàng trực tiếp.
Việt Nam có ưu thế cạnh tranh đặc biệt đối với mặt hàng bàn, ghế và các đồ gia dụng làm từ gỗ thông hoặc cao su với giá cả không đắt, rẻ hơn khoảng 10% so với các sản phẩm tương tự có xuất xứ từ Trung Quốc. Còn theo nguồn tin từ Bộ Công Thương, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam được giảm thuế nhập khẩu gỗ nguyên liệu cũng như giảm thuế xuất khẩu sản phẩm hàng hóa vào thị trường các nước. Đây là những yếu tố tạo ra lợi thế kinh doanh trên thị trường. Bên cạnh đó, việc Mỹ đánh thuế chống bán phá giá khá cao đối với Trung Quốc cũng là một trong những lợi thế để các doanh nghiệp tăng cường xuất khẩu vào thị trường này.