Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu Rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam (Trang 105 - 106)

c. Mua rừng ở nước ngoà

3.2.3.4. Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước

Kiên kết yếu hoặc không có sự liên kết là đặc tính cố hữu của các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ của Việt Nam. Các doanh nghiệp này hoạt động riêng lẻ cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp cùng ngành. Đây là giải pháp đặc biệt quan trọng trong việc khắc phục tình trạng hoạt động manh mún, không có tổ chức của các doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp trong nước có thể liên kết với nhau cùng chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi kỹ thuật công nghệ, thiết bị, hỗ trợ nhau về nguyên liệu, chia sẻ đơn đặt hàng, hỗ trợ thông tin…Sự liên kết giúp các doanh nghiệp tránh được chi phí trong khâu trung gian, thu mua nguên liệu, hoàn thành những đơn đặt hàng lớn mà một doanh nghiệp không thể thực hiện được.

Ngoài các doanh nghiệp cùng sản xuất trong nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hàng hóa được xuất khẩu vào Mỹ không bị vướng mắc các luật các doanh nghiệp trong nước cũng phải tích cực chủ động tìm kiếm đối tác bạn hàng để mở rộng cơ hội giao thương với các đối tác Hoa Kỳ có thể thông qua một số cách sau:

- Liên kết với các công ty Hoa Kỳ thông qua các chi nhánh, văn phòng đại diện của họ đặt tại Việt Nam.

- Tìm kiếm đối tác thông qua các trung gian: Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, các tổ chức…

- Xử dụng danh bạ thương mại do sự giới thiệu của các tổ chức xúc tiến thương mại biên soạn.

Nhờ có sự liên kết này các doanh nghiệp có thể tiếp thu công nghệ, trình độ quản lý đặc biệt giúp các doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt và hiểu các quy định đối với sản phẩm một cách đúng đắn và cập nhật nhanh chóng nhất. Tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam chủ động trong việc đáp ứng các rào cản kỹ thuật từ phía Hoa Kỳ.

Một phần của tài liệu Rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w