lậu hoặc khai báo sai
Các hình phạt dân sự và hình sự quy định trong đạo Luật Lacey thay đổi theo mức độ hiểu biết của công ty hoặc cá nhân về hành vi phạm tội cũng như giá trị của hàng hóa hoặc của chuyến hàng đang điều tra được chia ra các trường hợp sau:
• Biết là đã vi phạm các quy định bị cấm - Nếu là buôn bán gỗ có nguồn gốc bất hợp pháp
Mức phạt tội phạm nghiêm trọng (lên tới 500,000 đô la Mỹ đối với tập đoàn, 250,000 đô la Mỹ đối với cá nhân, hoặc tối đa gấp 2 lần giá trị lợi nhuận/lỗ từ hoạt động giao dịch).
Có thể bị bỏ tù tới 5 năm
Tịch thu hàng hóa - Khai báo nhập khẩu sai
Mức phạt tội phạm nghiêm trọng như đề cập ở trên hoặc phạt dân sự lên tới 10,000 đô la Mỹ.
Tịch thu hàng hóa
• Không biết là đã vi phạm các quy định bị cấm
- Buôn bán gỗ có nguồn gốc bất hợp pháp
Tịch thu hàng hóa - Khai báo nhập khẩu sai
Mức phạt dân sự là 250 $
Có thể bị tịch thu hàng hóa
1.2.2.3. Chứng nhận vệ sinh dịch tễ
Ở rơm hay các đồ bao bọc bằng gỗ khi nhập vào Mỹ phải có giấy chứng nhận vệ sinh dịch tễ. Giấy chứng nhận này có thể do nhà xuất khẩu cung cấp. Giấy chứng nhận cần xác nhận rằng các sản phẩm không bị nhiễm bệnh hay dịch của gỗ. Quy định này do Văn phòng điều tra sức khỏe động thực vật ban hành tại các điều khoản của 7 CFR 300 và 7 CFR 319. Giấy chứng nhận xử lý nhiệt cũng được yêu cầu đối với việc nhập khẩu nguyên liệu đóng gói bằng gỗ
1.2.2.4. Quy tắc dán nhãn
Hàng gỗ nội thất cần được dán nhãn theo đúng Luật dán nhãn và đóng gói hợp lý -15 CFR, mục 500-503. Luật dán nhãn, đóng gói hợp lý yêu cầu mỗi kiện hàng hóa tiêu dùng dành cho hộ gia đình (mặt hàng mà được đưa vào đạo luật) phải mang nhãn hiệu hàng hóa, theo đó:
1. Tuyên bố xác định hàng hóa.
2. Tên và địa chỉ của nơi sản xuất, đóng gói hoặc phân phối sản phẩm.
3. Khối lượng tịnh của sản phẩm về mặt trọng lượng và kích thước hay số đếm (kích thước phải được đo bằng đơn vị inch và cm).
Liên quan đến đồ nội thất gia đình, Ủy ban Thương mại Liên bang đã thông qua một hướng dẫn liên ngành công nghiệp đồ gỗ gia dụng. Hàng nội thất và các bộ phận của nó phải tuân thủ với các quy định cụ thể với mục đích bảo vệ người tiêu dùng (16CFR). Hướng dẫn này dự báo từng nhãn hàng hóa cụ thể miêu tả đồ gỗ, hàng nhái cũng như nhãn hiệu liên quan đến đặc điểm của hàng hóa. Nhãn hiệu cần chứa đựng các thông tin về kiểu dáng, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Hướng dẫn này cũng cần điều chỉnh việc sử dụng một số thuật ngữ cụ thể, ví dụ từ “new” (mới). Thông tin đầy đủ của cuốn hướng dẫn này có thể tham khảo trên website của Ủy ban thương mại Liên bang. Các quy định này không bắt buộc phải tuân thủ đối với thủ tục qua hải quan nhưng phải tuân thủ nếu muốn bán hàng tại Mỹ.
Bên cạnh đó, đạo luật các chất có khả năng gây hại của Liên bang còn bổ sung một số yêu cầu đối với mặt hàng gỗ gia dụng dùng cho trẻ em (giường) (xem 16CFR 1508; 16CFR 1500; 16CFR 1513). Các nhà nhập khẩu hàng nhồi đệm cũng cần phải chú ý rằng một số nước đã quy định nhãn bổ sung đối với đồ gỗ cho trẻ em hoặc các dạng khác của đồ gỗ nội thất.
Nhập khẩu gỗ quý hiếm phải ghi nhãn (Marking) rõ ràng bên ngoài container tên và địa chỉ người xuất khẩu và người nhập khẩu, mô tả chính xác chủng loại gỗ.
Trong các sản phẩm gỗ, chỉ gỗ xẻ, rào gỗ, gỗ lát nền là không cần dán nhãn xuất xứ. Nhãn mác xuất xứ phải dễ đọc và phải dán ở mặt dễ nhận thấy, đồng thời phải khó tẩy xóa và lâu bền cùng sản phẩm. Tuy nhiên bất kỳ một biện pháp hợp lý trong dán nhãn đều được chấp nhận kể cả mác dính. Chỉ có
một điều kiện duy nhất đó là mác dính luôn phải dính trên sản phẩm và chỉ có thể bị phá hủy bởi các hành động có chủ ý.
1.2.2.5. Chứng chỉ rừng - FSC
Chứng chỉ rừng (Forest Certification) chính là sự xác nhận bằng văn bản - giấy chứng chỉ rằng một đơn vị quản lý rừng được cấp chứng chỉ đã được sản xuất trên cơ sở rừng được tái tạo lâu dài, không ảnh hưởng đến các chức năng sinh thái của rừng và môi trường xung quanh và không làm suy giảm tính đa dạng sinh học. Cụ thể là nguồn nguyên liệu này phải được khai thác từ những khu rừng có tuổi thọ từ 50-100 năm và có chiến lược bảo tồn, phát triển dài hạn
Hiện nay, nhiều người tiêu dùng đã nhận thức được tầm quan trọng của các mặt hàng đồ gỗ được cấp chứng chỉ rừng, thậm chí hội người tiêu dùng tại Anh, Hà Lan còn có xu hướng tẩy chay sử dụng các loại hàng không có nguồn gốc xuất xứ. Nhu cầu đối với gỗ nhiệt đới đã được chứng chỉ ở thị trường châu Âu và Mỹ đã vượt quá cung. Hiện có hơn 8.000 sản phẩm trên khắp thế giới có mang biểu trưng của chứng chỉ rừng FSC (Hội đồng quản trị rừng thế giới) từ cửa gỗ đến lược chải đầu, từ văn phòng phẩm đến giấy toilet. Ngày nay, mạng lưới lâm sản toàn cầu, một nhóm các tổ chức và công ty cam kết sản xuất và buôn bán gỗ và lâm sản đã được chứng chỉ, đã có mạng lưới ở 18 quốc gia khác nhau trên khắp thế giới với hơn 600 thành viên. Theo kết quả thống kê nhu cầu sử dụng hàng có chứng chỉ rừng đã gia tăng với tỉ lệ 2-3% mỗi năm ở Anh. Ở Hà Lan có 500 công ty cùng với nhà nhập khẩu gỗ nhiệt đới lớn nhất ở châu Âu và lớn thứ 2 trên toàn thế giới, hiện đã cam kết chỉ mua sản phẩm đã có GSC. Các mạng lưới bán lẻ rất lớn từ Anh và Mỹ cũng hoạt động với vai trò xúc tác cho những thay đổi bởi họ đang gia tăng yêu cầu cung cấp gỗ đã được chứng chỉ.
• Cơ quan cấp chứng chỉ rừng
Cơ quan cấp chứng chỉ rừng là một tổ chức thứ ba, độc lập, có đủ tư cách và có trình độ nghiệp vụ được đông đảo các tổ chức môi trường, kinh tế và xã hội công nhận, được cả người sản xuất và tiêu dùng tín nhiệm. Tại Châu Á – Thái Bình Dương, công ty SmartWood/Rainforest Allliance và SGS Forestry đã thực hiện phần lớn việc đánh giá và cấp chứng chỉ rừng (FSC). Đây cũng chính là các tổ chức đảm nhiệm việc cấp FSC tại Việt Nam.
• Nhiệm vụ chính của FSC
Nhiệm vụ chính của FSC là thúc đẩy việc quản lý rừng trên thế giới một cách hợp lý về mặt môi trường, có lợi ích về mặt xã hội và kinh tế.