Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam (Trang 79 - 83)

b. Về phía các doanh nghiệp

2.2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Thứ nhất là không tự chủ về nguồn nguyên liệu, theo Viforest, để đạt được giá trị kim ngạch như kế hoạch đề ra, lượng gỗ cho chế biến năm 2010 là 6,4 triệu m3, trong khi nguồn cung trong nước chỉ đáp ứng được 1,6 triệu m3 gỗ lớn, nhiều loại gỗ rừng trồng tuy hàng năm có lượng khai thác lớn (5 triệu m3/năm) nhưng chủ yếu là gỗ nhỏ phục vụ cho sản xuất dăm giấy, bột giấy và ván nhân tạo. Như vậy, Việt Nam vẫn phải nhập từ 4-5 triệu m3 gỗ mỗi năm.

Ngành công nghiệp gỗ Việt Nam, do vậy còn phụ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Bên cạnh đó, tương tự ngành dệt may, sản phẩm gỗ Việt Nam chủ yếu được bán dưới những thương hiệu của nước ngoài. Hệ quả là kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng giá trị gia tăng đem lại cho DN Việt Nam thấp, ngoài ra luôn có rủi ro lớn về giá cả. Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp gỗ Việt Nam còn kém so với các nước khác như Myanmar, Malaysia và Indonesia... Vì các nước này có đủ nguồn gỗ không cần phải nhập khẩu nguyên liệu nên đỡ tốn kém, giá thành hạ hơn.

Cái khó nữa là hiện nay Việt Nam không biết quốc gia nào, công ty nào có thể bán gỗ cho Việt Nam với đầy đủ các giấy phép như vậy. Trước đây nhập khẩu gỗ chỉ cần quan tâm đến chứng chỉ rừng FSC nhưng giờ ngoài FSC ra còn cần nhiều chứng chỉ khác.

Thứ hai là do chưa có đầu mối quản lý một cách hệ thống và cập nhật các yêu cầu mang tính quy chuẩn tại các thị trường nhập khẩu, như quy định 200 hoá chất không được sử dụng trong các loại vải, trong khi đồ gỗ sử dụng khá nhiều vải (để bọc nệm ghế, dùng trong nôi trẻ em) và nhiều doanh

nghiệp Việt Nam còn rất mơ hồ về loại vải nào được phép sử dụng, loại nào không được phép, dù Vifores và Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã công bố. Những điều này đang gây lúng túng rất lớn cho các doanh nghiệp do việc tìm hiểu các quy định và thủ tục cụ thể rất khó bởi các doanh nghiệp không biết cách xác định hóa chất trong sản phẩm của mình như thế nào mới đúng.

Thứ ba là vai trò của các hiệp hội, công tác xúc tiến thương mại nghiên cứu thị trường còn chưa thực sự có hiệu quả. Lẽ ra các hiệp hội phải là cầu nối tăng cường liên kết và điều tiết để làm tăng sức mạnh của ngành sản xuất gỗ Việt Nam, có vai trò cung cấp thông tin trong việc thâm nhập thị trường, tìm hiểu đối tác, các kênh phân phối…song những hoạt động của các tổ chức này lại ảnh hưởng rất ít tới các doanh nghiệp. Có thể nhận thấy trong những năm qua công tác xúc tiến thương mại chủ yếu tập chung vào những công tác hội trợ, tổ chức triển lãm…Còn các hoạt động xúc tiến thương mại khác như quảng bá và xây dựng thương hiệu, xây dựng cơ sở hạ tầng…còn rất nhiều hạn chế.

Thứ tư là Kiến thức thị trường nước ngoài và tình hình thương mại quốc tế còn hạn chế, khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu để nâng cao giá trị gia tăng của của các sản phẩm gỗ còn nhiều hạn chế. Thông tin về thị trường quốc tế có vai trò rất quan trong đối với những doanh nghiệp mong muốn xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường quan trọng như Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu. Tuy nhiên, nhiều nhà xuất khẩu vẫn rất còn rất hạn chế về kiến thức thị trường nước ngoài và vẫn cần phải qua khâu trung gian ở rất nhiều ngành hàng. Theo kết quả của quá trình tự do hoá thương mại ở Việt Nam, sức tăng trưởng ngày càng mạnh ở những doanh nghiệp cả tư nhân và nhà nước là do hoạt động thương mại hướng vào xuất khẩu. Tuy nhiên, những doanh nghiệp này đang phải đối mặt với hàng loạt những vấn đề và khó khăn như thiếu thông tin thị trường và không có khả năng sử dụng những nguồn

thông tin một cách có hiệu quả. Mặt khác, cơ sở hạ tầng về thông tin của Việt Nam vẫn bị xem là yếu kém và đắt đỏ cho dù đã có nhiều cải tiến tiến trong những năm gần đây. Phương thức quản lý bán hàng vẫn còn nhiều hạn chế, các doanh nghiệp vẫn có thói quen chờ đợi khách hàng một cách thụ động chứ không phải là tự mình đi tìm kiếm một cách tích cực để nắm bắt nhanh những cơ hội mới. Sự phối hợp giữa các cơ quan và chính quyền địa phương đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên sự phối hợp này vẫn còn lỏng lẻo.

Thứ năm là năng lực liên kết của các doanh nghiệp còn rất yếu kém.

Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ lại phân tán, phát triển tự phát thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp. Cho nên dù có lợi thế về lao động rẻ nhưng vẫn không có sức cạnh tranh cao so với sản phẩm cùng loại với các quốc gia khác có điều kiện sản xuất tương đồng. Doanh nghiệp Việt Nam thường có một nhược điểm rất lớn là hay hạ giá thành để giành khách hàng lẫn nhau…

Thứ sáu là còn nhiều vướng mắc về thủ tục hành chính trong hoạt động xuất nhập khẩu. Ở một số địa phương thủ tục hành chính còn chậm, kéo dài từ khai báo, kiểm hóa đến chứng nhận xuất xứ, vừa làm tăng chi phí thậm chí làm đổ vỡ kế hoạch xuất khẩu của doanh nghiệp. Thủ tục đóng dấu búa vào gỗ nhập khẩu cũng gây khó khăn cho không ít các doanh nghiệp trong việc chứng nhận nguồn gốc nguyên liệu đưa vào sản xuất.

Thứ bảy là chưa hoàn toàn cởi mở đối với các nhà đầu tư quốc tế. Mặc dù Việt Nam đã tiếp nhận những luồng đầu tư trực tiếp nước ngoài quan trọng, nhưng các công ty nước ngoài vẫn gặp phải nhiều vấn đề về thủ tục hành chính và khung pháp lý của trong nước. Hơn nữa, hệ thống thuế quan chưa tạo điều kiẹn thuận lợi cho đầu tư và cơ sở hạ tầng về thông tin còn nhiều yếu kém và đắt đỏ.

Thứ tám trong trong ngắn hạn, việc đáng lo nhất là thiếu tiền vốn. Với 4,5 triệu m3 gỗ nhập khẩu, năm 2007 các doanh nghiệp đã phải vay khoảng 800 triệu USD. Để đạt được mục tiêu đề ra của năm 2010, số tiền doanh nghiệp phải vay từ các ngân hàng sẽ khoảng 1,2 tỷ USD. Ngoài các doanh nghiệp FDI có nguồn vay từ nước ngoài, doanh nghiệp trong nước chỉ còn biết trông chờ vào các ngân hàng thương mại cổ phần. Mặt khác thời gian thẩm định cấp vốn cho một dự án vay vốn ngân hàng quá dài, thời gian xét duyệt mất khoảng từ 2 đến 3 tháng. Điều này rất bất lợi cho các doanh nghiệp.

Thứ chín là về dài hạn, vấn đề hiện nay của ngành gỗ là thiếu công nhân lành nghề và yếu về trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp. Công nhân lành nghề đặc biệt thiếu. Việc đào tạo nghề gỗ hiện nay đang đổ hết lên đầu doanh nghiệp. Trong khi đó, ở hầu hết các doanh nghiệp trong nước, lãnh đạo rất yếu về ngoại ngữ, kỹ năng quản lý cũng kém. Trong khoảng 2000 doanh nghiệp ngành gỗ, chưa đến 10% có chứng chỉ ISO. Đa số các doanh nghiệp, hệ thống sổ sách, số liệu chưa đạt tiêu chuẩn

Một phần của tài liệu Rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam (Trang 79 - 83)

w