Xuất khẩu gỗ đối mặt nhiều rào cản mới của thị trường Mỹ

Một phần của tài liệu Rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam (Trang 47 - 48)

Trong cơ cấu các thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam

1.4.4. Xuất khẩu gỗ đối mặt nhiều rào cản mới của thị trường Mỹ

Trong quan hệ thương mại với Mỹ các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ thường xuyên vấp phải những rào kỹ thuật rất tinh vi. Lý do một phần cũng là do các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm trong việc nắm bắt thông tin thị trường. Phần lớn của những hạn chế trên là do hệ thống các quy định, tiêu chuẩn…rất phức tạp, thường xuyên thay đổi nên các doanh nghiệp lúng túng trong hiểu biết và áp dụng chúng. Ngoài việc thực hiện đầy đủ các quy định về tiêu chuẩn với hàng hóa nói chung trong thương mại quốc tế: quy định về an toàn tiêu dùng, nhãn mác và bao gói, quy định bảo vệ môi trường…Ngoài ra ngày càng xuất hiện nhiều các hành vi bảo hộ thương mại tinh vi tại các thị trường lớn như đạo luật Lacey của Hoa Kỳ, hiệp định “tăng cường thực thi luật Lâm nghiệp”. Thực chất đây là những rào cản kỹ thuật, là những hành vi bảo hộ thương mại mà các nước NK này dựng lên một cách tinh vi, nhằm hạn chế nguồn hàng XK của các nước khác vào thị trường nước họ, nhằm bảo hộ sản xuất và tiêu dùng nội địa. Do khủng hoảng kinh tế, rào cản thương mại đang được dựng lên ở khắp nơi trên thế giới và ngày thêm dày đặc.

Ngày 1/4/2010, đạo luật Lacey cấm buôn bán lâm sản bất hợp pháp, trong đó có gỗ và sản phẩm từ gỗ vào Hoa Kỳ chính thức có hiệu lực, bắt buộc doanh nghiệp phải nộp tờ khai, chứng từ rõ ràng về tên, loại gỗ, quốc gia khai thác gỗ, cách thức khai thác..., tức là phải có chứng nhận FSC (Forest Stewardship Council) của Hội đồng quản lý rừng bền vững thế giới. Đạo luật này sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn nguồn gốc sản phẩm đồ gỗ “Từ cái chuôi dao vào thị trường này cũng phải chứng minh được xuất xứ gỗ” (ông Trần Hữu

Huỳnh, Trưởng ban Pháp chế của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nói).

Mặc dù đã được thông tin trước và để có lộ trình khá dài chuẩn bị ứng phó với các rào cản này, nhưng thời gian qua việc triển khai thích ứng với các quy định mới này của các doanh nghiệp xem ra vẫn còn chưa mấy tích cực. Các doanh nghiệp còn rất bỡ ngỡ với các yêu cầu này. Sự thiếu thông tin về các quy định này đã gây cho các doanh nghiệp không ít khó khăn và thiệt hại.

Một phần của tài liệu Rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w