Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Sản xuất và Thương Mại Việt Hưng Phát
Chuyên Đề Thực TậpTốt Nghiệp - 1 -- Trường ĐH KTQD Lời mở đầu Trong xu thế đổi mới chung của cả nước từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường, ngày càng có thêm nhiều các doanh nghiệp ra đời và lớn mạnh không ngừng. Để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường mỗi doanh nghiệp phải có đội ngũ cán bộ, công nhân viên có tay nghề cao, có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm. Bên cạnh đó, không những có máy móc thiết bị sản xuất hiện đại và nguồn vốn dồi dào mà còn phải có nguồn nguyên vật liệu cung cấp đầy đủ và kịp thời để tăng hiệu quả sản xuất và kinh doanh. Nếu nguồn nguyên vật liệu cung cấp không đầy đủ, không kịp thời sẽ dẫn đến quá trình sản xuất bị gián đoạn và sẽ có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của doanh nghiệp. Do đó muốn giải quyết vấn đề này đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm những biện pháp tiết kiệm các chi phí đầu vào của sản phẩm. Trong các chi phí đầu vào của sản phẩm hàng hoá bao gồm nhiều yếu tố và chi phí nguyên vật liệu chiếm một phần không nhỏ trong các khoản chi phí đó. Nguyên vật liệu là một trong những tài sản dự trữ sản xuất và nó thường xuyên biến động. Cho nên các doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành mua nguyên vật liệu để đáp ứng kịp thời cho quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và một số nhu cầu khác của doanh nghiệp. Xuất phát từ những đòi hỏi trênX, doanh nghiệp muốn tiết kiệm nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh thì cần quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu ở các khâu như thu mua, bảo quản, sử dụng, dự trữ và thu hồi. Việc tăng cường công tác quản lý, công tác kế toán nguyên vật liệu đảm bảo cho việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả vật liệu nhằm giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp sản xuất. Phùng thị Khanh Lớp: Kế toán A3 Chuyên Đề Thực TậpTốt Nghiệp - 2 -- Trường ĐH KTQD Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ Phần Sản xuất và Thương Mại Việt Hưng Phát, nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của công tác kế toán nguyên vật liệu đối với yêu cầu quản lý doanh nghiệp cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình, tận tụy của Thầy giáo - Thạc Sĩ Trương Anh Dũng, và các cô chú trong đơn vị thực tập, em chọn và nghiên cứu đề tài: “ Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Sản xuấtvà Thương Mại Việt Hưng Phát”. Nội dung của Chuyên đề gồm hai phần: - Chương 1 : Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cổ phần Sản xuất và Thương Mại Việt Hưng Phát - Chương 2: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Sản xuất và Thương Mại Việt Hưng Phát Chương 1 Phùng thị Khanh Lớp: Kế toán A3 Chuyên Đề Thực TậpTốt Nghiệp - 3 -- Trường ĐH KTQD Thực trạng về công tác kế toán Nguyên vật liệu tại công ty cổ phần sản xuất và Thương mại Việt hưng phát 1/ Tổng Quan về công ty may Việt Hưng Phát 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 1.1.1. Đặc điểm hoạt động của công ty may Việt Hưng Phát. - Tên đơn vị : Công ty may Việt Hưng Phát - Trụ sở chính của công ty : Km1- Quốc Lộ 3- Yên Viên - Gia Lâm - Hà Nội - Hình thức sở hữu vốn : Cổ phần - Hình thức hoạt động : Sản xuất kinh doanh - Lĩnh vực kinh doanh : Sản xuất, gia công hàng may mặc xuất khẩu 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Công ty may Việt Hưng Phát được thành lập theo quyết định số 147/QĐ-TCLĐ ngày 25/11/2000 của Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nội. Trong những ngày đầu mới thành lập công ty gặp không ít khó khăn với 264 cán bộ công nhân viên được phân thành hai phân xưởng may và bốn phòng ban nghiệp vụ. Số cán bộ tốt nghiệp đại học và có trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn ít, số công nhân có tay nghề cao chưa nhiều. Do đó trong quá trình hoạt động Công ty đã phải cử người đi học nâng cao nghiệp vụ, đồng thời mở các lớp đào tạo tay nghề cho công nhân viên. Về cơ sở hạ tầng lúc ban đầu hầu hết các thiết bị máy móc đều là cũ kỹ, lạc hậu. Và với tổng diện tích sử dụng là 1280m 2 bao gồm cả nhà làm việc, nhà xưởng, kho hàng. Do vậy kho hàng thiếu thốn chật trội. Tuy vậy với sự nỗ lực của tập thể công nhân viên và đường lối chỉ đạo đúng đắn của công ty nên chỉ sau một thời gian ngắn công ty không những vượt qua khó khăn mà còn thu được những kết quả đáng kể. Tổng doanh Phùng thị Khanh Lớp: Kế toán A3 Chuyên Đề Thực TậpTốt Nghiệp - 4 -- Trường ĐH KTQD thu tiêu thụ sản phẩm tăng bình quân hơn 30% năm, thu nhập bình quân toàn công ty tăng 15% năm. Đồng thời với những kết quả đó ban lành đạo công ty luôn quan tâm đến việc đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại, dây chuyền công nghệ cao, tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng để sản xuất các sản phẩm mới đáp ứng các nhu cầu đó. Nhờ vậy Công ty đã có những sản phẩm phong phú về chủng loại, có chất lượng cao, uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Do nhu cầu mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần May Việt Hưng Phát, Hội đồng Quản trị công ty đã quyết định đổi tên công ty và bổ sung ngành nghề sản xuất kinh doanh. Cụ thể: Tên cũ : Công ty cổ phần may Việt Hưng Phát Đổi thành: Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Việt Hưng Phát. Trước đây công ty đơn thuần chỉ sản xuất và gia công hàng may mặc xuất khẩu, nhưng để phục vụ cho việc may hàng hoá được diễn ra liên tục tránh tình trạng đứt chuyền Công ty đã mở thêm 1 xưởng thêu hoa. Xưởng thêu này có nhiệm vụ thêu biểu tượng, logo, thêu hoa và con giống cho các mặt hàng đã có thương hiệu để xuất ra thị trường thế giới. Ngoài ra Công ty còn mở thêm một số cửa hàng giới thiệu sản phẩm để quảng bá và đưa ra thị trường những mẫu mã có chất lượng. Việc thay đổi tên Công ty và bổ sung ngành nghề sản xuất kinh doanh đã đăng ký và được Phòng đăng ký kinh doanh, Sở kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cho phép sử dụng và hoạt động với tên mới cùng các ngành nghề đã bổ sung kể từ ngày 22/11/2005. 1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần May Việt Hưng Phát. 1.2.1.Chức năng: Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Việt Hưng Phát có chức năng chủ yếu sau: Phùng thị Khanh Lớp: Kế toán A3 Chuyên Đề Thực TậpTốt Nghiệp - 5 -- Trường ĐH KTQD + Sản xuất và gia công hàng may mặc xuất ra thị trường quốc tế + Thiết kế mẫu mã để chuẩn bị tung ra thị trường hàng đại trà theo nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. + Thêu Logo, biểu tượng cho các mặt hàng may mặc của công ty và nhận thêu gia công cho các đơn vị dệt may khác trong ngành. 1.2.2. Nhiệm vụ. Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là may gia công hàng may mặc xuất khẩu. Tỷ trọng hàng may mặc xuất khẩu chiếm trên 90% tổng sản phẩm công ty sản xuất, số còn lại phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa. Các loại mặt hàng chủ yếu của Công ty là các loại Jacket, sơ mi, complê, váy, quần áo cho người lớn và trẻ em. Trong quá trình hoạt động của mình, công ty thường xuyên đảm bảo cung ứng hàng hoá cho các khách hàng một cách đầy đủ, kịp thời, đúng quy cách chủng loại và chất lượng, do đó đã tạo được sự uy tín đối với khách hàng. Các khách hàng thường xuyên của công ty bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo và một số nước ở khu vực EU như Thụy Điển, Tây Ban Nha. Ngoài ra còn một số bạn hàng khác ở Châu Mỹ như Canada . Việc coi trọng uy tín đối với khách hàng luôn được lãnh đạo Công ty đặt lên hàng đầu vì nó rất quan trọng, nó tác động đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Bên cạnh đó vấn đề chất lượng sản phẩm hàng hoá, giá cả, dịch vụ sau bán hàng, điều kiện giao hàng và đặc biệt thời gian giao hàng cũng được công ty luôn quan tâm, theo dõi. Công ty luôn thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với NSNN, tìm tòi những hướng đi mới trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa chủng loại và không ngừng cải tiến mẫu mã sản phẩm, nâng cao thu nhập của người lao động. Nhờ vậy Công ty Cổ Phần SX và TM Việt Hưng Phát đã và đang đạt được những Phùng thị Khanh Lớp: Kế toán A3 Chuyên Đề Thực TậpTốt Nghiệp - 6 -- Trường ĐH KTQD thành quả hết sức tốt đẹp và khẳng định được vị trí của mình trên thương trường. Bảng tổng kết một số năm gần đây cho thấy rõ được bước đi vững chắc của Công ty. Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu của công ty Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 1. TSCĐ đồng 6.696.297.907 10.805.937.179 18.458.977.708 -Nguyên giá đồng 10.688.478.037 18.578.007.717 30.648.461.287 -Hao mòn đồng (3.992.180.130) (7.772.070.538) (12.189.483.579) 2. Tổng doanh thu đồng 15.396.118.704 20.907.920.995 35.393.551.891 3. Tổng quỹ lương đồng 4.682.117.497 7.962.801.530 9.827.097.143 4. Tổng thu nhập đồng 4.469.215.233 5.723.479.687 9.608.048.000 5. Lương bình quân đồng 702.707 681.367 766.441 Hiện nay Công ty vẫn tiếp tục đổi mới về chiều sâu đổi mới về công nghệ, đầu tư thêm máy móc thiết bị hiện đại và cử các cán bộ đi nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn, mở các lớp nâng cao tay nghề cho công nhân. Công ty đã đưa ra những mục tiêu thực hiện những năm tiếp theo: - Tăng trưởng bình quân năm là 9-10% - Doanh thu bình quân tăng 28%/ năm -Thu nhập của người lao động tăng 15%/ năm. Mục tiêu đặt ra của công ty là hoàn toàn có cơ sở, có khả năng đạt được. Trong điều kiện hiện nay tiềm năng của công ty sẽ có điều kiện để phát huy và một điều chắc chắn là công ty đã có một chỗ đứng vững chắc trong thị trường cạnh tranh.Thành tích của công ty đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước nói chung và sự nghiệp của ngành Dệt may nói riêng. 1.3. Tổ chức bộ máy quản lý, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban Phùng thị Khanh Lớp: Kế toán A3 Chuyên Đề Thực TậpTốt Nghiệp - 7 -- Trường ĐH KTQD Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương Mại Việt Hưng Phát là đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập, được quyền quyết định tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp mình. Để phù hợp với đặc điểm riêng của doanh nghiệp mình và hoạt động có hiệu quả nhất Công ty đã tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình quản lý tập trung. Theo mô hình này thì mọi hoạt động của toàn công ty đều chịu sự chỉ đạo thống nhất của ban giám đốc. Với cán bộ công nhân viên Công ty thường xuyên kiện toàn bộ máy tổ chức sản xuất. Phùng thị Khanh Lớp: Kế toán A3 Chuyên Đề Thực TậpTốt Nghiệp - 8 -- Trường ĐH KTQD Hình số 01 sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty Giám đốc Công ty là đại diện pháp nhân của công ty, là người chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định hiện hành. Giám đốc điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh theo chế độ một thủ trưởng, có quyền quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của công ty theo nguyên tắc tinh giảm, gọn nhẹ đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Phùng thị Khanh Lớp: Kế toán A3 Giám đốc Công ty Phòng Kế toán Phòng KD Phòng kỹ thuật - KCS Phòng tổ chức hành chính Phòng bảo vệ Phó giám đốc Công ty Phân xưởng I Tổ 1 Tổ là, thêu đóng gói Tổ 7 Tổ 5 Tổ 3 Tổ 9 Phân xưởng II Tổ cắt Tổ 2 Tổ 6 Tổ 8 Tổ 10 Tổ 4 Phòng KH -XNK Chuyên Đề Thực TậpTốt Nghiệp - 9 -- Trường ĐH KTQD Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật và sản xuất. 1.3.1. Phòng Kế hoạch -XNK: Phòng kế hoạch -xuất nhập khẩu có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh, tìm nguồn cung ứng vật tư cho Công ty. Đồng thời điều chỉnh hoạt động kế hoạch sản xuất kinh doanh phối kết hợp cùng với các phòng chức năng thực hiện hợp đồng đã ký kết nhằm đạt hiệu quả cao nhất. 1.3.2. Phòng kinh doanh: Phòng kinh doanh có nhiệm vụ nghiên cứu các nhu cầu của khách hàng để từ đó đưa ra các sản phẩm đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Mặt khác, phòng kinh doanh có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ kinh tế thương mại trong và ngoài nước, mở các đại lý giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm, chịu trách nhiệm hoàn thiện chứng từ, đôn đốc việc thanh toán với khách hàng nước ngoài. 1.3.3. Phòng tài chính -kế toán: Quản lý đồng thời huy động và sử dụng các nguồn vốn của công ty sao cho đúng mục đích và hiệu quả cao nhất. Phòng có trách nhiệm ghi chép các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình sản xuất của Công ty, xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, lập các báo cáo như: Báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo tổng kết tài sản, v.v .Ngoài ra còn phải phân tích hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, nhằm mục đích cung cấp các thông tin cho người quản lý để họ đưa ra những phương án có lợi nhất cho công ty. 1.3.4. Phòng kỹ thuật - KCS (Kiểm tra chất lượng sản phẩm): Phòng kỹ thuật xây dựng, quản lý và theo dõi các quy trình, quy phạm kỹ thuật trong quá trình sản xuất đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Khi có kế hoạch thì triển khai giác mẫu, thử mẫu thông qua khách hàng duyệt sau đó mới đem xuống sản xuất hàng loạt, xác định mức hao phí nguyên vật liệu, hướng dẫn cách đóng gói cho các phân xưởng sản xuất. Đồng thời kiểm tra chất lượng sản phẩm từ các kho ở các phân xưởng. Phùng thị Khanh Lớp: Kế toán A3 Chuyên Đề Thực TậpTốt Nghiệp - 10 -- Trường ĐH KTQD 1.3.5. Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ tổ chức và chỉ đạo, điều động tiến độ sản xuất, bố trí tuyển dụng lao động và giải quyết các vấn đề tiền lương đồng thời lập các kế hoạch đào tạo tiếp nhận nhân sự và nâng cao tay nghề công nhân. 1.3.6. Phòng bảo vệ: Có trách nhiệm bảo vệ tài sản, giữ gìn anh ninh trật tự trong công ty. 1.3.7. Phân xưởng I: - Tổ may 1, tổ may 3, tổ may 5, tổ may 7, tổ may 9 chuyên may các loại áo váy cho trẻ em và người lớn. - Tổ thêu, là, đóng gói thực hiện các chức năng hoàn thiện sản phẩm . 1.3.8. Phân xưởng II : - Tổ may 2, tổ may 4, tổ may 6, tổ may 8, tổ may 10 chuyên may các loại quần, complê, jacket. -Tổ cắt thực hiện công đoạn cắt vải theo đúng yêu cầu kỹ thuật mà phòng kĩ thuật đề ra. Khi có đơn đặt hàng của khách hàng hai phân xưởng có thể cùng kết hợp để sản xuất các loại sản phẩm mà khách hàng yêu cầu. Mỗi phòng ban của Công ty có nhiệm vụ, chức năng khác nhau song có mối quan hệ mật thiết với nhau cùng phục vụ cho việc quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. Phùng thị Khanh Lớp: Kế toán A3 [...]... phòng kế toán cho kế toán nguyên vật liệu ghi sổ 2.2 Tổ chức kế toán Nguyên vật liệu tại công ty Cổ phần Sản xuất và Thương Mại Việt Hưng Phát 2.2.1 Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu tại công ty Cổ phần Việt Hưng Phát Phùng thị Khanh A3 Lớp: Kế toán Chuyên Đề Thực TậpTốt Nghiệp KTQD - 33 Trường ĐH - Tại kho: Thủ kho tiến hành mở các thẻ kho Thủ kho sử dụng thẻ kho để theo dõi tình hình nhập xuất. .. Phùng thị Khanh A3 Lớp: Kế toán Chuyên Đề Thực TậpTốt Nghiệp KTQD - 27 Trường ĐH 2/ Thực trạng về công tác kế toán nguyên vật liệu tại công tyCổ phần sản xuất và thương mại Việt hưng phát Công ty Cổ phần Việt Hưng Phát có 2 loại sản xuất kinh doanh chủ yếu là: - Sản xuất, gia công hàng may mặc cho khách hàng theo đơn đặt hàng được ký kết giữa công ty và khách hàng - Sản xuất theo hình thức “Mua... phần Sản xuất và Thương mại Việt Hưng Phát được tổ chức thành phòng tài chính -kế toán, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty Kế toán trưởng Kiêm kế toán tổng hợp, kế toán TSCĐ và nguồn vốn Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và doanh thu Kế toán tiền lương kiêm thủ quỹ Kế toán nguyên vật liệu, thành phẩm... máy kế toán tại công ty 1.4.1 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán Công ty áp dụng hình thức kế toán tập trung Bộ máy kế toán là một mắt xích quan trọng của hệ thống quản lý sản xuất kinh doanh với nhiệm vụ tổ chức thực hiện kiểm tra toàn bộ hệ thống các thông tin kinh tế của công ty, chế độ hạch toán và chế độ quản lý kinh tế tài chính của công ty Bộ máy kế toán của công ty của Công ty Cổ phần Sản xuất và. .. học Công ty căn cứ vào công dụng tác dụng của nguyên vật liệu làm tiêu thức phân chia chúng thành các loại nguyên vật liệu sau: 2.1.3.1 Nguyên vật liệu chính Nguyên vật liệu chính là nhân tố chính cấu thành nên thực thể sản phẩm của Công ty Nguyên vật liệu chính của Công ty đều mua từ bên ngoài nhập về kho, bao gồm các loại vải, lông vịt,.v.v 2.1.3.2 Nguyên vật liệu phụ: Phùng thị Khanh A3 Lớp: Kế toán. .. nhận được nguyên vật liệu mới thanh toán tiền cho người bán 2.1.3 Phân loại nguyên vật liệu Trong hoạt động của doanh nghiệp để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau, Công ty may Việt Hưng Phát đã phải sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu có tác dụng công dụng riêng biệt Do vậy để quản lý tốt những loại nguyên vật liệu đó và hoạch toán chúng một cách chính xác nhất Công ty mayViệt Hưng Phát đã tiến... phiếu xuất kho trước đây Mẫu hoá đơn do Công ty thiết kế và đăng ký với Bộ tài chính để phát hành 1.4.3.5 Kế toán chi tiết thành phẩm Công ty may Việt Hưng Phát đã sử dụng kế toán máy vào việc tổ chức kếC Phùng thị Khanh A3 Lớp: Kế toán Chuyên Đề Thực TậpTốt Nghiệp KTQD - 17 Trường ĐH toán tại phòng kế toán nên công tác kế toán cũng gon nhẹ hơn và giảm bớt việc ghi chép bằng tay Việc hạch toán chi... công ty phần lớn phụ thuộc vào khả năng tiêu thụ sản phẩm Người quản lý căn cứ vào kế hoạch sản xuất để xác định những nhu cầu về nguyên vật liệu cung cấp và dự trữ trong kỳ kinh doanh Đồng thời căn cứ vào kế hoạch tài chính và khả năng cung cấp nguồn vật liệu cho công ty để lập các phương án thu mua nguyên vật liệu Nguyên vật liệu của công ty được thu mua ở nhiều nguồn khác nhau, và do đặc điểm của công. .. 1.4.3.6 Kế toán tổng hợp thành phẩm Kế toán Công ty may Việt Hưng Phát đang áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để kế toán hàng tồn kho Căn cứ vào số liệu nhập - xuấttồn thành phẩm xuất khẩu và nội địa vào sổ chi tiết giá vốn hàng bán, kế toán ghi sổ tổng hợp 1.4.3.7 Kế toán doanh thu tiêu thụ _ Đặc điểm tiêu thụ Sản phẩm ở công ty do bộ phận sản xuất kinh doanh chính làm ra Sản phẩm của công ty được... cứ vào Nhật ký chứng từ số 7 và chứng từ khác có liên quan lập Sổ cái TK 211, 214 1.4.3.11 Kế toán vật liệu - Công cụ dụng cụ Công ty may Việt Hưng Phát hạch toán tổng hợp vật liệu công cụ dụng cụ theo phương pháp kê khai thường xuyên Theo chế độ kế toán thì quy định tất cả các loại vật liệu công cụ khi về đến Công ty đều phải tiến hành làm thủ tục nhập kho Tương tự khi xuất kho vật liệu cho sản xuất . Sản xuất và Thương Mại Việt Hưng Phát - Chương 2: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Sản xuất và Thương Mại Việt Hưng Phát Chương. Thực trạng về công tác kế toán Nguyên vật liệu tại công ty cổ phần sản xuất và Thương mại Việt hưng phát 1/ Tổng Quan về công ty may Việt Hưng Phát 1.1. Quá