Để đạtđược mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong giai đoạn 2013 – 2018 khi mà cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nói chung và ngành ngân hàng nóiriêng vẫn còn chưa
Trang 13.Thời gian thực hiện: Từ ngày 24/02/2015 đến ngày 25/04/2015
4.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tạiNgân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh KCN Quế Võ Được thực hiệnqua các nhiệm vụ cụ thể:
Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận về sử dụng lao động trong doanh nghiệp.Hai là, phân tích thực trạng sử dụng lao động tại ngân hàng Viettinbank Quế
Võ, từ đó thấy được những mặt mạnh, mặt yếu còn tồn tại cần giải quyết, làm cơ sởthực tế cho việc đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề nghiên cứu
Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tạiNgân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh KCN Quế Võ
5.Nội dung chính của khóa luận
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh KCN Quế Võ
Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về sử dụng lao động của DN Chương 3: Phân tích thực trạng nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh KCN Quế Võ.
Chương 4: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh KCN Quế Võ.
6.Kết quả đạt được:
ST
T
Tên sản phẩm Số lượng Yêu cầu khoa học
1 Khóa luận tốt nghiệp 2 Đảm bảo tính logic, khoa học
2 Bộ số liệu tổng hợp kết quả điều
Trung thực, khách quan
3 Tổng hợp ghi chép phỏng vấn 1 Trung thực, khách quan
Trang 3Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu nhà trường, các thầy côkhoa Quản trị nhân lực, các thầy cô bộ môn Quản trị nhân lực doanh nghiệp cùng toànthể các thầy cô giáo của trường Đại học Thương mại đã giảng dạy và giúp đỡ em rất
nhiều Đặc biệt, em vô cùng cảm ơn cô giáo ThS Vương Thị Huệ, cô đã tận tình chỉ
bảo, hướng dẫn em những kiến thức quý báu và những lời khuyên bổ ích để em có thểhoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo, phòng Hành chính nhân sựcùng toàn thể cán bộ nhân viên trong Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chinhánh Quế Võ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do hiểu biết và kinh nghiệm còn hạn chế, nênkhóa luận không thể tránh khỏi sai sót Kính mong sự đánh giá và góp ý quý báu củaquý thầy cô cùng các cán bộ nhân viên trong ngân hàng để bài khóa luận tốt nghiệpcủa em được hoàn thiện hơn
Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Tình
Trang 4MỤC LỤC
TÓM LƯỢC i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH KCN QUẾ VÕ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài 2
1.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước 2
1.3.1 Một số công trình nghiên cứu về sử dụng lao động 2
1.3.2 Một số công trình nghiên cứu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam 3
1.4 Mục đích nghiên cứu 3
1.5 Phạm vi nghiên cứu 4
1.6 Phương pháp nghiên cứu 4
1.6.1 Phương pháp luận 4
1.6.2 Phương pháp thu thập dữ liệu 5
1.6.3 Phương pháp phân tích dữ liệu 6
1.7 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 7
CHƯƠNG 2: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 8
2.1 Một số khái niệm về nâng cao hiệu quả sử dụng lao động 8
2.1.1 Khái niệm lao động 8
2.1.2 Khái niệm hiệu quả 11
2.1.3 Khái niệm hiệu quả sử dụng lao động 12
2.2 Nội dung hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp 13
2.2.1 Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng lao động 13
2.2.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động 14
Trang 52.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng lao động 17
2.3.1 Tổ chức và quản lý nhân lực trong doanh nghiệp 17
2.3.2 Kỹ thuật và công nghệ sản xuất 19
2.3.3 Vốn 20
2.3.4 Sản phẩm và ngành nghề kinh doanh 20
2.3.5 Thị trường lao động 20
2.3.6 Cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội 21
2.3.7 Hệ thống đào tạo 21
2.3.8 Chính sách của Nhà nước về lao động 22
Chương 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẾ VÕ 23
3.1 Đánh giá tổng quan tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Quế Võ 23
3.1.1 Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Quế Võ 23
3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Quế Võ 24
3.1.3 Khái quát về các hoạt động kinh tế và nguồn lực của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Quế Võ 26
3.1.4 Thực trạng hoạt động quản trị nhân lực của Ngân hàng TMCP VietinBank Quế Võ 30
3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Quế Võ 35
3.2.1 Tổ chức và quản lý nhân lực trong doanh nghiệp 35
3.2.2 Kỹ thuật công nghệ 36
3.2.3 Vốn 37
3.2.4 Sản phẩm ngành nghề kinh doanh 37
3.2.5 Thị trường lao động 38
3.2.6 Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội 38
3.2.7 Hệ thống đào tạo 39
3.2.8 Chính sách Nhà nước 39
Trang 63.3 Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp và sơ cấp về thực trạng hiệu quả sử dụng laođộng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Quế Võ 403.3.1 Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp về hiệu quả sử dụng lao động tại Ngân hàngVietinbank Quế Võ 413.3.2 Kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp về hiệu quả sử dụng lao động tại Ngân hàngVietinbank Quế Võ qua 3 năm 2012-2014 503.4 Đánh giá chung về tình hình sử dụng lao động tại Ngân hàng TMCP Côngthương Việt Nam chi nhánh Quế Võ 57Chương 4: CÁC ĐỀ XUẤT VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNGCỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẾ VÕ 614.1 Định hướng và mục tiêu đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Ngânhàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Quế Võ 614.1.1 Định hướng nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Ngân hàng 614.1.2 Mục tiêu của Ngân hàng Vietinbank Quế Võ về nâng cao hiệu quả sử dụng laođộng 634.2 Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Ngân hàngTMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Quế Võ 644.2.1 Đa dạng hóa nguồn tuyển dụng 644.2.2 Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá năng lực thực hiện công việc củanguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Quế Võ 654.2.3 Hoàn thiện phân công, bố trí lao động, áp dụng các hình thức tổ chức lao độnghợp lý 694.2.4 Tạo động lực khuyến khích lao động 694.2.5 Đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ quản lý và nhân viên trongcông ty 724.3 Các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Ngân hàng TMCPCông thương Việt Nam chi nhánh Quế Võ 73KẾT LUẬN 74
Trang 7DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Sơ đồ 3.1 Cơ cấu bộ máy Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh
KCN huyện Quế Võ 25
Sơ đồ 3.2 Quy trình đánh giá nhân lực của VietinBank Quế Võ 34
Biểu đồ 3.1: Báo cáo kết quả kinh doanh rút gọn giai đoạn 2012-2014 29
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu lao động theo trình độ của Ngân hàng Vietinbank Quế Võ 43
Biểu đồ 3.3: Mức độ hài lòng tiền lương của nhân viên VietinBank Quế Võ 52
Biểu đồ 3.4: Đánh giá nhân viên Vietinbank Quế Võ 53
Biểu đồ 3.5: Tần suất khách hàng phàn nàn về nhân viên 54
Biểu đồ 3.6: Đánh giá nhân viên Vietinbank Quế Võ 54
Biểu đồ 3.7: Tần suất khách hàng phàn nàn về nhân viên 55
Bảng 3.1 Cơ cấu CBNV Ngân hàng TMCP VietinBank Quế Võ 27
Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank Quế Võ giai đoạn 2012 – 2014 28
Bảng 3.3 Cơ cấu CBNV theo Giới tính tại Ngân hàng VietinBank Quế Võ 41
Bảng 3.4: Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn của VietinBank Quế Võ 43
Bảng 3.5: Tình hình phân bổ lao động tại Ngân hàng Vietinbank Quế Võ 44
Bảng 3.6: Năng suất lao động của VietinBank Quế Võ năm 2013-2014 46
Bảng 3.7 : Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương của VietinBank Quế Võ 47
Bảng 3.8 Sức sinh lời bình quân của người lao động 48
Bảng 3.9: Hiệu suất tiền lương trong VietinBank Quế Võ 49
Bảng 3.10: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất, chất lượng, hiệu quả tại VietinBank Quế Võ 51
Trang 10CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT
NAM CHI NHÁNH KCN QUẾ VÕ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Về mặt lý luận: Quản lý suy cho cùng là quản lý con người Ngày nay, với xu thếtoàn cầu hóa và tính chất cạnh tranh ngày càng khốc liệt, con người đang được coi lànguồn tài sản vô giá và là yếu tố cơ bản nhất quyết định đến sự tồn tại và phát triển củadoanh nghiệp Cũng như các tài sản khác, tài sản con người cần được mở rộng và pháttriển, cần nhất là quản lý và sử dụng cho tốt Trong phạm vi một doanh nghiệp, sử dụnglao động được coi là vấn đề quan trọng hàng đầu vì lao động là một trong ba yếu tố đầuvào của quá trình sản xuất Nhưng sử dụng lao động sao cho có hiệu quả nhất lại là mộtvấn đề riêng biệt đặt ra trong từng doanh nghiệp Mặt khác, biết được đặc điểm của laođộng trong doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, thời gian vàcông sức vì vậy mà việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp dễ dàng hơn Nâng cao hiệuquả sử dụng lao động là cơ sở để nâng cao tiền lương, cải thiện đời sống cho công nhân,giúp cho doanh nghiệp có bước tiến lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Về mặt thực tiễn: Ngày nay, nền kinh tế thế giới đang rơi vào tình trạng suythoái mà chưa có nhiều dấu hiệu hồi phục, Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.Khủng hoảng và những chính sách thắt lưng buộc bụng của chính phủ đã khiến nhiềudoanh nghiệp bị phá sản Để thích nghi và tồn tại trước những khó khăn của nền kinh
tế, các doanh nghiệp cần phải sử dụng lao động một cáh hiệu quả hơn
Thực tế đã chứng minh, khủng hoảng kinh tế lại chính là cơ hội để doanhnghiệp tái cơ cấu lại đội ngũ nhân lực cũng như phương thức sản xuất, kinh doanh củamình đề bước vào những vận hội cũng như thách thức mới Hơn nữa, hội nhập kinh tếthế giới và là thành viên của Tổ chức thương mại – WTO đã tạo ra những cơ hội pháttriển mới cho các doanh nghiệp Việt Nam Cùng với những cơ hội phát triển là những
áp lực cạnh tranh tăng lên bới sự xuất hiện của những doanh nghiệp nước ngoài vớinguồn vốn và tiềm lực vững mạnh Những doanh nghiệp Việt Nam muốn đứng vững,tăng khả năng cạnh tranh của mình thì một trong những đòi hỏi tất yếu là nâng caohiệu quả sử dụng lao động và coi đó là chìa khóa thành công của doanh nghiệp Muốnlàm được như vậy thì vấn đề sử dụng lao động cần phải được chú trọng và ngày càngđóng vị trí quan trọng trong các tổ chức, doanh nghiệp hiện nay
Trang 11Trong thời gian thực tập tại ngân hàng TMCP Vietinbank Quế Võ, bản thân em
đã nhận thấy vấn đề sử dụng lao động là một đòi hỏi tất yếu Ngân hàng cũng đã cónhững sự quan tâm tới việc sử dụng lao động sao cho hiệu quả Ngân hàng đã thựchiện nhiều biện pháp về đãi ngộ, tuyển dụng… đã phần nào giúp nâng cao hiệu quả sửdụng lao động Tuy nhiên, các biện pháp đó vẫn chưa được quan tâm đúng mức, nộidung và phương pháp chưa thực sự đa dạng và kịp thời Do đó, dẫn đến thiếu sự phântích, đánh giá đầy đủ, toàn diện các số liệu, thông tin dẫn đến tính hiệu quả, tối ưu bịhạn chế, chưa phù hợp với yêu cầu khách quan, vẫn còn tồn tại nhiều bất cập Để đạtđược mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong giai đoạn 2013 –
2018 khi mà cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nói chung và ngành ngân hàng nóiriêng vẫn còn chưa chấm dứt, việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động cần phải đặcbiệt được thực hiện Vì vậy việc nghiên cứu đề tài là hết sức cần thiết
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
Với mong muốn cải thiện và nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng lao động tạiViettinbank Quế Võ, từ đó giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng công tác củacán bộ nhân viên trong ngân hàng, góp phần giúp thực hiện mục tiêu “ Là một trong
hai ngân hàng lớn nhất Việt Nam” tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh KCN Quế Võ” làm khóa luận tốt nghiệp của mình
1.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước
1.3.1 Một số công trình nghiên cứu về sử dụng lao động
Để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động viên phục vụ cho các hoạt động củangân hàng như thế nào đã được đặt ra Và cũng đã có những nghiên cứu của nhiều nhàkhoa học, nhiều nhà hoạch định, nhiều tác giả cũng như sinh viên ở trong và ngoàinước nhằm tìm ra lời giải cũng như nhiều biện pháp được đề xuất trong nghiên cứucủa mình Dưới đây là một số công trình nghiên cứu liên quan đến công tác sử dụnglao động trong các doanh nghiệp
(1)Tác phẩm“ Employee Training and Development- Fifth Edition “ (2008 ) của
GS Raymond A.Noe, Đại học Ohio State, Hoa Kì thực hiện Đây là tác phẩm đã hệthống hóa được hầu hết phần lý thuyết cơ bản về sử dụng lao động, các cách thức đểthực hiện việc sử dụng lao động hiệu quả trong các doanh nghiệp
Trang 12(2)Giáo trình Quản trị nhân lực của ThS.Vũ Thùy Dương và TS.Hoàng VănHải, (2010), NXB Thống Kê Hà Nội đã cho thấy sử dụng lao động là một nội dung cơbản của quản trị nhân lực, có vai trò to lớn trong sự thành bại của doanh nghiệp Giáotrình cho thấy sử dụng lao động là vấn đề cần chú trọng hàng đầu để góp phần chodoanh nghiệp đạt được hiệu quả cao nhất…
1.3.2 Một số công trình nghiên cứu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
(3)“ Giải pháp sử dụng lao động hiệu quả cho ngân hàng TMCP Vietinbank “
viết trên tập san của hiệp hội ngân hàng Việt Nam số ra 29/10/2011 của PGS.TSNguyễn Thị Mùi Công trình đã đi nghiên cứu thực trạng về sử dụng lao động tại ngânhàng viettinbank, đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm cải thiện những hạn chế,nâng cao hiệu quả sử dụng lao động
(4)“ Đẩy mạnh hiệu quả công tác quản lý và sử dụng lao động tại ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Quế Võ “ ( 2009 ) của Nguyễn
Mai Liên, Đại học Ngoại thương Hà Nội thực hiện Đề tài thông qua sự xem xét cơ sở
lý thuyết và tình hình thực tế sử dụng lao động tại Viettinbank Quế Võ để đi đến kếtluận nhằm hoàn thiện quy trình đào tạo Tuy nhiên phần triển khai thực hiện chươngtrình còn chưa nghiên cứu cụ thể
Như vậy, đã có một số đề tài nghiên cứu về sử dụng lao động trong các tổ chức,
doanh nghiệp ở nước ta Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh KCN Quế Võ” Mong muốn được đóng góp một phần vào công tác quản trị nhân sự
của ngân hàng, tác giả quyết định lựa chọn nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng laođộng của ngân hàng Đề tài nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu cụ thể, phạm vinghiên cứu rõ ràng và phương pháp nghiên cứu phù hợp, là một công trình nghiên cứuđộc lập, không trùng lặp với những đề tài đã được nghiên cứu trước đó
1.4 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là dựa trên cơ sở hệ thống hóa một số vấn đề lýluận cơ bản về sử dụng lao động và phân tích thực trạng sử dụng lao động nhằm đềxuất một số giải nâng cao hiệu quả sủ dụng lao động của ngân hàng Thương mại cổphần Công thương Việt Nam chi nhánh Quế Võ
Trang 13Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài có 3 nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về sử dụng lao động của doanh nghiệp
- Phân tích đánh giá thực trạng về sử dụng lao động của Ngân hàng TMCPViettinbank Quế Võ trong giai đoạn hiện nay
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của ngânhàng TMCP Viettinbank chi nhánh Quế Võ trong thời gian tới
1.5 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian nghiên cứu: Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt
Nam chi nhánh Quế Võ
Địa điểm: E6 KCN Quế Võ, xã Vân Dương, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh,Việt Nam
Về thời gian nghiên cứu: Đề tài tiến hành khảo sát, nghiên cứu thu thập số liệu,
dữ liệu từ thực trạng về sử dụng lao động tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Côngthương Việt Nam chi nhánh Quế Võ được thực hiện trong giai đoạn 2012– 2014, cácgiải pháp đề xuất định hướng đến năm 2018
Về nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về hiệu quả sử dụng lao động của
Ngân hàng TMCP Vietinbank chi nhánh Quế Võ
1.6 Phương pháp nghiên cứu
1.6.1 Phương pháp luận
Duy vật biện chứng: Vận dụng phương pháp duy vật biện chứng khi nghiên cứuhiệu quả sử dụng lao động cần đặt nó trong mối quan hệ với những nội dung khác củaquản trị nhân lực trong ngân hàng như: Phân tích công việc, tuyển dụng, đào tạo pháttriển nhân lực, đánh giá thực hiện công việc, đãi ngộ cho nhân viên Ngoài ra, sử dụnglao động còn có mối liên hệ với hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô khác như: chínhsách tiền tệ, chính sách thị trường lao động, chính sách tài chính của Công ty… vì vậy,khi nghiên cứu hiệu quả sử dụng lao động cần xem xét toàn diện để thấy rõ bản chấtkinh tế và bản chất xã hội của nó Bên cạnh đó khi nghiên cứu về một doanh nghiệp cụthể nào thì ta phải đặt doanh nghiệp đó trong mối quan hệ với các doanh nghiệp cùngngành với các doanh nghiệp cùng địa phương, cũng như phân tích các chỉ tiêu kinh tếphải đặt nó trong mối quan hệ với các chit tiêu khác trong cùng doanh nghiệp
Duy vật lịch sử: Chủ nghĩa duy vật lịch sử nghiên cứu toàn bộ xã hội với tất cảcác mặt, các mối quan hệ xã hội, các quá trình có quan hệ nội tại và tác động lẫn nhau
Trang 14của xã hội Vận dụng phương pháp duy vật lịch sử nghiên cứu hiệu quả sử dụng laođộng tại một doanh nghiệp sẽ giúp ta thấy những gì doanh nghiệp đó làm được và quátrình tiến hành hoạt động này với các diễn biến kinh tế, chính sách của công ty cũngnhư chính trị pháp luật của Nhà nước, dựa trên nguyên nhân vật chất của nó và cả quátrình hình thành và phát triển hoạt động sử dụng lao động của doanh nghiệp.
1.6.2 Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
(i) Phương pháp phỏng vấn trực tiếp:
Đối tượng: Nhà quản trị Ngân hàng
Mục đích: Tiến hành gặp gỡ trực tiếp, phỏng vấn 3 nhà quản trị làm việc tại
Viettinbank Quế Võ, sử dụng bộ câu hỏi mở liên quan đến sử dụng lao động tại ngânhàng, dựa trên các dữ liệu thu thập được từ việc nghiên cứu tài liệu để lấy ý kiến đánhgiá khách quan về hiệu quả sử dụng lao động trong ngân hàng cũng như các nhân tố cóthể ảnh hưởng tới sử dụng lao động tại Ngân hàng
Cách tiến hành:
Bước 1: Xây dựng 1 bộ câu hỏi mẫu gồm 10 câu hỏi dành cho nhà quản trị, các
câu hỏi liên quan đến sử dụng lao động, quan điểm của nhà quản trị về việc thực hiện
sử dụng lao động
Bước 2: Tới ngân hàng để phỏng vấn trực tiếp 3 nhà quản lý làm việc tại
Viettinbank Quế Võ
Bước 3: Thu nhận lại ý kiến bằng cách viết lại những câu trả lời của họ, sử dụng
làm tài liệu để nghiên cứu và phân tích thực trạng sử dụng lao động tại ngân hàng
Mẫu câu hỏi phỏng vấn: ( phụ lục 2 ).
(ii) Phương pháp quan sát trực tiếp: Tác giả quan sát trực tiếp cách thức làm
việc của CBNV, từ đó có những kiểm chứng xác thực cũng như những nhận xét đánhgiá chính xác hơn Nắm bắt nhanh được tình hình thực tế và cảm nhận được những vấn
đề còn tiềm ẩn Vì chính những kỹ năng xử lý công việc, ứng xử, cử chỉ, thái độ khilàm việc của CBNV cho ta những thông tin và cảm nhận mà khi thu thập thông tin quacác phương pháp khác không có
Cách tiến hành:
Dùng trực quan để quan sát thái độ làm việc, cách xử lý công việc, giao tiếp vớiđồng nghiệp, cấp trên của CBNV trong ngân hàng
Trang 15(ii) Phương pháp điều tra thông qua phiếu trắc nghiệm:
Đối tượng: Nhân viên trong Ngân hàng VietinBank Quế Võ
Mục đích: Điều tra nghiên cứu mức độ thỏa mãn nhu cầu của CBNV về các
vấn đề liên quan đến việc sử dụng lao động để đánh giá thực trạng và tình hình sửdụng lao động tại Viettinbank Quế Võ
Cách tiến hành:
Bước 1: Xây dựng mẫu phiếu điều tra trắc nghiệm dành cho cán bộ nhân viên.
Phiếu điều tra gồm thông tin chung về ngân hàng, các chính sách đãi ngộ và thực tếCBNV nhận được các chính sách đó như thế nào, mức độ hài lòng của CBNV về việcthực hiện ĐNPTC
Bước 2: Phát phiếu điều tra tới các CBNV Tác giả phát ra 50 phiếu điều tra đến
CBNV làm việc tại các bộ phận khác nhau
Bước 3: Thu phiếu trắc nghiệm đã phát Tác giả thu về được 49 phiếu điều tra
hợp lệ
Bước 4: Xử lý phiếu điều tra Các phiếu thu về đầy đủ thông tin cả về nội dung
và yêu cầu
Tác giả đã tiến hành tổng hợp, xử lý số liệu, các ý kiến thông tin thu thập được
để phục vụ cho công tác nghiên cứu đề tài
Mẫu phiếu điều tra trắc nghiệm:( phụ lục 1).
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Để có dữ liệu thứ cấp phục vụ cho khóa luận, tác giả đã tiến hành nghiên cứucác tài liệu chính của ngân hàng, bao gồm: Báo cáo tài chính các năm 2012, 2013,2014; các bản tin nội bộ, quy định nội bộ, các hoạt động diễn ra trong nội bộ… Nghiêncứu các giáo trình chuyên ngành trong và ngoài trường; các báo, tạp chí (Tạp chí ngânhàng; Tạp chí kinh tế và dự báo…), các website… nhằm thu thập được nhiều nhữngthông tin, dữ liệu chính xác về tình hình hoạt động của ngân hàng, làm cơ sở cho việcphân tích đánh giá về sử dụng lao động
1.6.3 Phương pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp thống kê: Sử dụng phương pháp thống kê để tổng hợp số liệu.
Phương pháp so sánh: Dùng để so sánh, đối chiếu số liệu giữa các năm và
đưa ra nhận xét chung, đánh giá về vấn đề đó Dựa vào tài liệu đã thu thập được, lập
Trang 16bảng số liệu phản ánh các chỉ tiêu qua từng năm, so sánh số liệu về những chỉ tiêu đógiữa các năm với nhau về số tương đối (biểu hiện bằng số lượng chênh lệch giữa cácnăm) và số tuyệt đối (biểu hiện bằng tỷ lệ giữa phần chênh lệch số liệu chọn làm gốc
so sánh)
Phương pháp tổng hợp dữ liệu: Dựa trên các dữ liệu đã thu thập được, tiến
hành tổng hợp và rút ra nhận xét, đánh giá Qua việc tổng hợp để có những nhận xét,đánh giá tổng quan, toàn diện về vấn đề nghiên cứu
1.7 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Ngoài lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục từ viết tắt, tài liệutham khảo, phụ lục, khóa luận bao gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh KCN Quế Võ
Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng lao động
trong doanh nghiệp
Chương 3: Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng lao động tại Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam chi nhánh Quế Võ
Chương 4: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Quế Võ
Trang 17CHƯƠNG 2: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ SỬ
DỤNG LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP2.1 Một số khái niệm về nâng cao hiệu quả sử dụng lao động
2.1.1 Khái niệm lao động
a) Khái niệm lao động
Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm biến đổi các vật chất tựnhiên thành của cải vật chất cần thiết cho đời sống của mình Trong quá trình sản suất,con người sử dụng công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động nhằm tạo ra sảnphẩm phục vụ cho lợi ích con người Lao động là điều kiện chủ yếu cho tồn tại của xãhội loài người, là cơ sở của sự tiến bộ về kinh tế, văn hóa và xã hội Nó là nhân tố quyếtđịnh của bất kì quá trình sản xuất nào Như vậy động lực của quá trình phát triển kinh tế,
xã hội quy tụ lại là ở con người Con người với lao động sáng tạo của họ đang là vấn đềtrung tâm của chiến lược phát triển kinh tế- xã hội Vì vậy, phải thực sự giải phóng sứcsản xuất, khai thác có hiệu quả các tiềm năng thiên nhiên, trước hết giải phóng người laođộng, phát triển kiến thức và những khả năng sáng tạo của con người [10]
Lao động là một yếu tố quan trọng quyết định sử dụng các yếu tố nguồn lựckhác của doanh nghiệp Bởi không thể phủ nhận được con người là chủ thể tiến hànhmọi hoạt động kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu doanh nghiệp Đối với công ty sảnxuất, lao động chủ yếu là lao động sống tham gia vào toàn bộ quá trình tạo ra sảnphẩm từ khâu đầu vào đến sản phẩm đầu ra khi khách hàng bước vào tham gia quátrình tiêu thụ sản phẩm đến khi kết thúc tiêu dùng sản phẩm [10]
Lao động trong doanh nghiệp là một bộ phận lao động xã hội cần thiết đượcphân công để thực hiện việc sản xuất và cung ứng các sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhucầu của khách hàng Lao động là quá trình kết hợp giữa sức lao động của người laođộng với công cụ lao động để tác động vào đối tượng lao động (có thể là sản vật tựnhiên hoặc hoặc vật phẩm tiêu dùng) để biến nó thành sản phẩm phù hợp với nhu cầucủa người tiêu dùng, thỏa mãn nhu cầu cá nhân của họ [Trang 132, giáo trình “Kinh tếdoanh nghiệp thương mại”, PGS.TS Phạm Công Đoàn-TS Nguyễn Cảnh Lịch]
Lao động là hoạt động có mục đích của con người, là quá trình sức lao động tác động lên đối tượng lao động thông qua tư liệu sản xuất nhằm tạo nên những vật
Trang 18phẩm, những sản phẩm theo mong muốn Vì vậy, lao động là điều kiện cơ bản và quan trọng nhất trong sự sinh tồn và phát triển ủa xã hội loài người.
Mối quan hệ giữa con người với đối tượng sản xuất: Ở đây cũng có những mối
quan hệ mật thiết, đặc biệt là mối quan hệ giữa kỹ năng, hiệu suất lao động với khốilượng chủng loại lao động yêu cầu và thời gian các đối tượng lao động được cung cấpphù hợp với quy trình công nghệ và trình tự lao động Mối quan hệ giữa người vớingười trong lao động gồm: Quan hệ giữa lao động quản lý và lao động sản xuất Quan
hệ giữa lao động công nghệ và lao động phụ trợ; Kết cấu từng loại lao động và sốlượng lao động trong kết cấu đó; Quan hệ hiệp tác giữa các loại lao động
Mối quan hệ giữa tư liệu sản xuất và sức lao động bao gồm: Yêu cầu của
máy móc thiết bị với trình độ kỹ năng của người lao động Yêu cầu điều khiển vàcông suất thiết bị với thể lực con người Tính chất đặc điểm của thiết bị tác động vềtâm sinh lý của người lao động Số lượng công cụ thiết bị so với số lượng lao độngcác loại
Mối quan hệ giữa người lao động với môi trường xung quanh: Mọi quá trình lao
động đều phải diễn ra trong một không gian nhất định, vì thế con người có mối quan
hệ mật thiết với môi trường xung quanh như: gió, nhiệt độ, thời tiết, địa hình, độ ồn…Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Nghiên cứu, nắm được và hiểu rõ các mốiquan hệ trên để đánh giá một cách chính xác là vấn đề rất quan trọng làm cho quá trìnhsản xuất được hiệu quả tối ưu đồng thời đem lại cho con người những lợi ích ngàycàng tăng về vật chất và tinh thần, con người ngày càng phát triển toàn diện và có phúclợi ngày càng cao
b) Vai trò của người lao động trong doanh nghiệp
Lao động là yếu tố không thể thiếu, quyết định đến thành công kinh doanh của bất
kỳ một doanh nghiệp nào Dù là doanh nghiệp sản xuất hay kinh doanh thương mại, nếuthiếu đi yếu tố lao động thì việc sản xuất kinh doanh không thể thực hiện được
Lao động đóng vai trò rất quan trọng trong các doanh nghiệp Lao động tạo racủa cải vật chất cho doanh nghiệp cũng như cho toàn xã hội Nếu như không có laođộng thì quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh không thể thực hiện được Dù cho cócác nguồn lực khác như: đất đai, tài nguyên, vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa họccông nghệ sẽ không được sử dụng và khai thác có mục đích nếu như không có lao
Trang 19động, Một doanh nghiệp mà có nguồn lao động dồi dào, trình độ chuyên môn nghiệp
vụ cao sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển mạnh
Có thể nói đối với bất kỳ một doanh nghiệp hay một tổ chức nào cũng được cấuthành nên bởi các cá nhân Trước sự thay đổi nhanh chóng của cơ chế thị trường, môitrường kinh doanh cùng với xu thế tự do hóa thương mại, cạnh tranh ngày càng gay gắt,vai trò của yếu tố con người – lao động trong các doanh nghiệp đã và đang được quan tâmtheo đúng tầm quan trọng của nó Vì vậy vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải quản
lý, khai thác và phát huy tiềm năng của đội ngũ cán bộ, lao động của doanh nghiệp làmsao có hiệu quả, tạo nên được lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác Lực lượnglao động này phải là những người có trình độ cao, được đào tạo cơ bản, có đạo đức, cóvăn hóa và đặc biệt là phải có phương pháp làm việc có hiệu quả
c) Phân loại lao động
Muốn có thông tin về số lượng lao động và cơ cấu lao động chính xác, phải tiếnhành phân loại lao động Việc phân loại lao động trong các doanh nhằm mục đíchphục vụ cho nhu cầu quản lý, tính toán chi phí sản xuất kinh doanh, theo dõi các nhucầu về sinh hoạt kinh doanh, về trả lương và kích thích lao động Có thể phân loại laođộng theo nhiều tiêu thức khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu
- Nếu chia theo hình thức hợp đồng, nguồn nhân lực được phân ra thành: Lao độnghợp đồng không xác định thời hạn, lao động hợp đồng thời hạn và lao động thời vụ
- Nếu chia theo cơ cấu chức năng, nguồn nhân lực trong doanh nghiệp chia rathành: Lao động quản lý (lao động gián tiếp) và lao động trực tiếp sản xuất
- Phân loại theo trình độ chuyên môn :
Thông thường nhân viên trực tiếp kinh doanh thương mại có 7 bậc
Bậc 1 và bậc 2 phần lớn gồm lao động phổ thông, chưa qua đào tạo ở mộttrường lớp nào.Bậc 3 và bậc 4 gồm những nhân viên đã qua một quá trình đào tạo Bậc
5 trở lên là những lao động lành nghề của doanh nghiệp, có trình độ chuyên môn cao
Lao động gián tiếp kinh doanh thương mại cũng được chia thành: nhân viên,chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp
Tóm lại việc phân loại lao động trong các doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọngtrong quá trình tuyển chọn, bố trí sắp xếp lao động một cách khoa học, nhằm phát huy đầy
đủ mọi khả năng lao động của người lao động, phối kết hợp lao động giữa các cá nhân
Trang 20trong quá trình lao động nhằm không ngừng tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả
sử dụng lao động, tạo tiền đề vật chất để nâng cao thu nhập cho người lao động
2.1.2 Khái niệm hiệu quả
Hiệu quả là quan hệ giữa kết quả đạt được và nguồn lực được sử dụng.
Hiệu quả là khái niệm chung để chỉ các kết quả hoạt động của các sự vật hiệntượng bao gồm hiệu quả về kinh tế, xã hội, đời sống, phát triển nhận thức
Hiệu quả của doanh nghiêp bao gồm hai bộ phận: Hiệu quả kinh tế và hiệu quả
xã hội
Hiệu quả kinh tế: Là hiệu quả chỉ xét trên trên phương diện kinh tế của một hoẹtđộng kinh doanh Nó mô tả mối tương quan giữa lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp đạtđược với chi phí đã bỏ ra để đạt được lợi ích đó Chúng ta có thể khái quát tương quangiữa lợi ích kinh tế và chi phí bỏ ra để có lợi ích đó bằng hai công thức:
Một là: Hiệu quả là hiệu số giữa kết quả và chi phí (Hiệu quả tuyệt đối)
HQ = KQ – CFTrong đó: HQ là hiệu quả đạt được trong một thời kỳ nhất định
KQ là kết quả đạt được trong thời kỳ đó
và chi phí nảy sinh trong hoạt động kinh tế Không thể có hiệu quả kinh tế mà không
có hiệu quả xã hội, ngược lại hiệu quả kinh tế là cơ sở, là nền tảng của hiệu quả xã hội
Hiệu quả là một tương quan so sánh giữa kết quả đạt được theo mục tiêu đã được xác định với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó Để hoạt động, doanh nghiệp phải có các mục tiêu hành động của mình trong từng thời kỳ, đó có thể là các mục tiêu
xã hội cũng có thể là các mục tiêu kinh tế của chủ thể doanh nghiệp và doanh nghiệp luôn tìm cách đạt các mục tiêu đó với chi phí thấp nhất Đó là hiệu quả [3,Trang 167,
Trang 21giáo trình “Kinh tế doanh nghiệp thương mại”, PGS.TS Phạm Công Đoàn-TS.Nguyễn Cảnh Lịch]
2.1.3 Khái niệm hiệu quả sử dụng lao động
Sử dụng lao động chính là quá trình vận dụng sức lao động để tạo ra sản phẩmtheo các mục tiêu sản xuất kinh doanh Làm thế nào để sử dụng lao động có hiệu quả
là câu hỏi thường trực của những nhà quản lý và sử dụng lao động Cho đến ngày nay
có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả sử dụng lao động
Theo quan điểm của Mac-Lênin, hiệu quả sử dụng lao động là sự so sánh kết
quả đạt được với chi phí bỏ ra một số lao động ít hơn để đạt được kết quả nhiều hơn
C.Mác chỉ rõ bất kỳ một phương thức sản xuất liên hiệp nào cũng cần phải có
hiệu quả, đó là nguyên tắc của liên hiệp sản xuất Mác viết: “Lao động có hiệu quả nócần có một phương thức sản xuất và nhấn mạnh rằng hiệu quả lao động giữ vai tròquyết định, phát triển sản xuất là để giảm chi phí của con người, tất cả các tiến bộ khoahọc đều nhằm đạt được mục tiêu đó”
Theo quan niệm của F.W.Taylor thì “con người là một công cụ lao động” Quan
điểm này cho rằng: Về bản chất con người đa số không làm việc, họ quan tâmnhiềuđến cái họ kiếm được chứ không phải công việc mà họ làm, ít người muốn vàlàm được những công việc đòi hỏi tính sáng tạo, độc lập, tự kiểm soát Vì thế để sửdụng lao động một cách có hiệu quả thì phải đánh giá chính xác thực trạng lao động tạidoanh nghiệp mình, phải giám sát và kiểm tra chặt chẽ những người giúp việc,phải,phân chia công việc ra từng bộ phận đơn giản lặp đi, lặp lại, dễ dàng học được
Theo quan điểm của Nayo cho rằng “ con người muốn được cư xử như những
con người” Theo ông về bản chất con người là một thành viên trong tập thể, vị trí vàthành tựu của tập thể có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với họ hơn là lợi ích cá nhân,
họ hành động tình cảm hơn là lý trí, họ muốn cảm thấy có ích và quan trọng, muốntham gia vào công việc chung và được nhìn nhận như một con người Vì vậy muốnkhuyến khích lao động, con người làm việc cần thấy nhu cầu của họ quan trọng hơntiền Chính vì vậy, người sử dụng lao động phải làm sao để người lao động luôn luôncảm thấy mình quan trọng và có ích Tức là phải tạo ra bầu không khí tốt hơn, dân chủhơn và lắng nghe ý kiến của họ
Trang 22Theo quan điểm “con người là tiềm năng cần được khai thác và làm cho phát triển” cho rằng: Bản chất con người là không phải không muốn làm việc Họ muốn góp
phần thực hiện các mục tiêu, họ có năng lực độc lập sáng tạo Chính sách quản lý phảiđộng viên khuyến khích con người đem hết sức của họ vào công việc chung, mở rộngquyền độc lập và tự kiểm soát của họ sẽ có lợi cho việc khai thác các tiềm năng quantrọng Từ các tiếp cận trên ta có thể hiểu khái niệm hiệu quả sử dụng lao động như sau:
Theo nghĩa hẹp: Hiệu quả sử dụng lao động là kết quả mang lại từ các mô hình,
các chính sách quản lý và sử dụng lao động Kết quả lao động đạt được là doanh thu,lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể đạt được từ kinh doanh và việc tổ chức, quản lý laođộng, có thể là khả năng tạo việc làm của mỗi doanh nghiệp
Theo nghĩa rộng: Hiệu quả sử dụng lao động còn bao hàm thêm khả năng sử dụng
lao động đúng ngành, đúng nghề, đảm bảo sức khỏe, đảm bảo an toàn cho người laođộng, là mức độ chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật lao động, khả năng sáng kiến cải tiến kỹthuật ở mỗi người lao động, đó là khả năng đảm bảo công bằng cho người lao động
Tóm lại muốn sử dụng lao động có hiệu quả thì người quản lý phải tự biết đánhgiá chính xác thực trạng tại doanh nghiệp mình, từ đó có những biện pháp, chính sáchđối với người lao động thì mới nâng cao được năng suất lao động, việc sử dụng laođộng thực sự có hiệu quả
2.2 Nội dung hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp
2.2.1 Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
Hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp được đánh giá qua một hệ thốngchỉ tiêu nhất định Những chỉ tiêu này bị lệ thuộc bởi các mục tiêu hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ Bởi vậy khi phân tích và đánh giá hiệu quả sửdụng lao động phải căn cứ vào mục tiêu của doanh nghiệp và của người lao động
Mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra cho mình luôn thay đổi theo thời gian, đồngthời cũng thay đổi cả cách nhìn nhận và quan điểm đánh giá hiệu quả Nhưng nhìnchung tất cả các mục tiêu đều nhằm đảm bảo tính ổn định và phát triển bền vững củadoanh nghiệp Do vậy để đánh giá được hiệu quả sử dụng lao động tốt nhất thì phảidựa vào kết quả kinh doanh hay dựa vào lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được trongthế ổn định và phát triển bền vững Mặc dù vậy không phải lợi nhuận mà doanh nghiệpđạt được càng cao thì có nghĩa là hiệu quả sử dụng lao động tốt vì nếu việc trả lươngcũng như các chế độ đãi ngộ khác chưa thỏa đáng thì sử dụng lao động chưa mang lại
Trang 23hiệu quả tốt Vì vậy, khi phận tích đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của doanhnghiệp, cần phải đặt nó trong mối quan hệ giữa lợi ích của người lao động với kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
2.2.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
2.2.2.1 Năng suất lao động
Theo PGS.TS Phạm Công Đoàn [3, tr136], năng suất lao động là hiệu quả củahoạt động có ích của con người trong một đơn vị thời gian.Chỉ tiêu này phản ánh nănglực sản xuất kinh doanh của một lao động được bằng doanh thu bình quân của một laođộng trong thời kì nhất định
W = NV MTrong đó:
W: Năng suất lao động của một nhân viên
M: Doanh thu thuần đạt được trong kỳ
NV: Số nhân viên bình quân trong kỳ
Số nhân viên bình quân trong kỳ được xác định bằng công thức sau:
NV1: Số nhân viên trong quý 1
NV2: Số nhân viên trong quý 2
NV3: Số nhân viên trong quý 3
NV4: Số nhân viên trong quý 4
NV5: Số nhân viên trong quý 5
Chỉ tiêu năng suất lao động phản ánh năng lực sản xuất kinh doanh của một laođộng Một lao động trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu Nó được biểu hiện bằngdoanh thu bình quân của một lao động đạt được trong kỳ Nếu doanh thu tăng và sốnhân viên bình quân trong kỳ tăng ít hơn thì năng suất lao động bình quân của một laođộng trong kì sẽ tăng Nếu tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của lao độngbình quân thì năng suất lao động giảm Vì vậy doanh nghiệp cần sắp xếp, bố trí, sửdụng lao động hợp lý sao cho số nhân viên là đủ cần thiết, tránh dư thừa
Trang 24Chỉ tiêu này có ưu điểm dễ tính toán, phản ánh tổng hợp năng suất lao động củatoàn thể doanh nghiệp và xac định năng suất dễ dàng Chỉ tiêu này có thể so sánh hiệuquả sử dụng giữa các doanh nghiệp Tuy nhiên, năng suất lao động tính theo chỉ tiêugiá trị lại chịu ảnh hưởng của giá cả Do đó, tính chính xác kém chỉ tiêu hiện vật Khi
sử dụng chỉ tiêu này loại trừ ảnh hưởng của giá cả và các yếu tố khách quan khác
Năng suất lao động bình quân theo giá trị: Năng suất lao động thực hiện bìnhquân của năm trước liền kề, được tính theo công thức:
∑T THNT :tổngdoanh thuthực hiệnnăm trước liền kề
∑C THNT :tổngchi phí (chưa có lương)thực hiện nămtrước liền kề
∑P THNT :lợi nhuậnthực hiệnnăm trước liền kề
L TTNT : số lao động thực tế sử dụng bình quân của nămtrước liền kề
Năng suất lao động kế hoạch bình quân của năm kế hoạch, được tính theo côngthức:
W KH=Q KH
L KH
Trong đó:
W KH : Năng suất lao động kế hoạchbình quân tínhtheo sản phẩmcủa nămkế hoạch
Q KH :Tổng sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) tiêu thụnăm kế hoạc h
L KH : Số lao động kế hoạch
2.2.2.2 Sức sinh lời của người lao động
Lợi nhuận bình quân của người lao động trong doanh nghiệp là một trong nhữngchỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp Mộtdoanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả khi doanh nghiệp đó tạo ra doanh thu
và lợi nhuận cao
Công thức:
HQln= ln
NV
Trang 25Trong đó:
HQln: Khả năng sinh lờicủa một lao động
LN : Lợi nhuận thuân của doanh nghiệp
NV : Số nhân viên bình quân
Chỉ tiêu này nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp, chỉtiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng lao động càng cao và ngược lại
2.2.2.3 Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương
Theo PGS.TS Phạm Công Đoàn [3, tr141], tiền lương là một hình thức trả công
lao động Để đo lường hao phí lao động trong thời gian sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.Người ta chỉ có thể sử dụng thước đo giá trị thông qua tiền tệ, vì vậy khi trả công laođộng người ta sử dụng hình thức tiền lương
Tiền lương chính là đòn bẩy kinh tế có tác dụng kích thích lợi ích vật chất vớingười lao động, làm cho họ vì lợi ích vật chất của bản thân và gia đình minh mà laođộng một cách tích cực với năng suất ngày càng tăng và chất lượng ngày càng đượcnâng cao hơn, như vậy tiền lương có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình quản lýlao độn trong doanh nghiệp vì vậy các doanh ngiệp đều rất quan tâm đến hiệu quả sửdụng tiền lương
Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương được đo bằng công thức:
HQ TL=M
QL
Hoặc tỷ suất tiền lương = QL M x 100
Trong đó:
HQ TL : Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương
M: Doanh thu thuần đạt được trong kì
QL : Tổng quỹ lương trong kì
Chỉ tiêu này phản ánh: để thực hiện được một đồng doanh thu cần chi phí baonhiêu đồng tiền lương hay phản ánh mức doanh thu đạt được trên một đồng tiền lương.Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng lao động tại doanh nghiệp càng cao
Nếu doanh thu thuần trong kì thấp hơn tổng quỹ lương phải chi trong kì thì hiệuquả sử dụng chi phó tiền lương sẽ thấp hay doanh nghiệp sử dụng lao động không hiệuquả Và ngược lại nếu doanh thu thuần trong kì cao hơn tổng quỹ lương trong kì thì
Trang 26hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương sẽ cao hay doanh nghiệp đã sử dụng lao động cóhiệu quả Vì vậy doanh nghiệp phải tính toán, cân nhắc và phải có kế hoạch xây dựngquỹ lương với chi phí thấp nhất có thể mà vẫn đảm bảo thực hiện đúng quy định tiềnlương để nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương góp phần nâng cao hiệu quả sửdụng lao động tại công ty.
2.2.2.4 Chỉ tiêu hiệu suất tiền lương
Chỉ tiêu được xác định theo công thức:
HQ QLln= QLlnTrong đó
HQ QLln
: Là hiệu suất tiền lương
LN: Lợi nhuận sau thuế trong kỳ
QL: Là tổng quỹ lương
Ý nghĩa: Đây là chỉ tiêu chất lượng Chỉ tiêu này cho ta biết là một đồng tiền
lương bỏ ra thì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận Hiệu suất tiền lương tăng lên khi lợinhuận thuần tăng với nhịp độ cao hơn nhịp độ tăng của tiền lương
2.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng lao động
2.3.1 Tổ chức và quản lý nhân lực trong doanh nghiệp
Tổ chức và quản lý nhân lực trong doanh nghiệp là yếu tố có ảnh hưởng quantrọng tới hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp Tổ chức và quản lý nhân lực
là yếu tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp bao gồm:
Quan hệ lao động: Quan hệ lao động thể hiện mối quan hệ lao động giữa người
sử dụng lao động với người lao động,trong đó đại diện cho người lao động là tổ chứccông đoàn Công đoàn góp phần vào việc chăm lo đời sống, đảm bảo lợi ích cho ngườilao động, giúp họ có tinh thần làm việc thoải mái Mối quan hệ giữa người quản lý vànhân viên có tốt có hài hòa thì họ sẽ có tâm lý thoải mái để làm việc từ đó góp phầngiúp cho hiệu quả công việc của người lao động được cải thiện
Tổ chức lao động: Tổ chức lao động là phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể,
phù hợp với năng lực chuyên môn của người lao động, người lao động được hướngdẫn, thực hiện nội quy lao động, được phổ biến quy chế làm việc, thời gian làm việc vàcác quy định khác liên quan tới quyền lợi, trách nhiệm của mình Việc phân chia laođộng dựa vào mức độ phức tạp của công việc tương ứng với trình độ của mỗi người
Trang 27lao động Nếu tổ chức lao động được thực hiện khoa học phù hợp đúng việc đúngngười thì sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động Ngược lại, tổ chức lao động lỏnglẻo qua loa thì không những hao tổn nguồn nhân lực mà còn tốn kém thời gian và tiềnbạc của doanh nghiệp
Định mức lao động: Là việc sử dụng các phương pháp thống kê kinh nghiệm,
phương pháp thống kê phân tích kết hợp với số lượng nhân viên trong doanh nghiệp vànhiệm vụ mục tiêu kinh doanh qua từng thời kỳ để xác định chính xác số lượng và chấtlượng lao động cần thiết cho từng bộ phận, qua đó giúp doanh nghiệp chủ động trongviệc tuyển dụng và sử dụng lao động, đảm bảo thực hiện tốt các kế hoạch đã đề ra Từviệc định mức mỗi người lao động sẽ có một mục tiêu số lượng hay mục tiêu năng suấtcần đạt được trong một khoảng thời gian nhất định Nhờ định mức người lao động sẽ
cố gắng phấn đấu để hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra, từ đó góp phần nâng cao hiệuquả sử dụng lao động trong doanh nghiệp
Hoạch định nhân lực: Việc hoạch định nhân lực sẽ dựa vào tình hình nhân lực
của các phòng ban và bộ phận khác trên cơ sở của chiến lược, chính sách nguồn nhânlực và công tác xây dựng kế hoạch Các trưởng bộ phận sẽ xác định nhu cầu nhân lựctrong ngắn hạn và dài hạn, sau đó bộ phận tổ chức cán bộ sẽ xác định cung nhân lực ởbên trong và bên ngoài doanh nghiệp và trình lên ban giám đốc xét duyệt để từ đó có
kế hoạch tuyển dụng nhân sự Hoạch định nhân lực giúp cho việc tuyển dụng lao độngđược diễn ra kịp thời đúng lúc và tìm ra được ứng viên phù hợp với công việc, bổ sungcác vị trí còn trống tránh tình trạng thiếu nhân lực hay công việc dư thừa Hoạch địnhnhân lực được thực hiện tốt góp phần lớn trong việc nâng cao năng suất lao động cũngnhư nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp
Phân tích công việc: Phân tích công việc được thể hiện ở bản mô tả công việc,
tiêu chuẩn công việc Bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc luôn được cậpnhật kịp thời cho phù hợp với tình hình hoạt động và chiến lược của ngân hàng, đồngthời làm cơ sở cho các hoạt động tuyển dụng, đào tạo, đánh giá và đãi ngộ trong hệthống Phân tích công việc tốt giúp cho các hoạt động quản trị khác dễ dàng hơn vàgián tiếp giúp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại doanh nghiệp
Tuyển dụng nhân lực: Tuyển dụng nhân lực giúp cho doanh nghiệp tìm cho
mình những ứng viên đảm nhận các vị trí công việc còn thiếu nhân lực Tuyển dụng
Trang 28có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng lao động bởi nếu ứng viên được tuyểnkhông có đủ năng lực làm việc thì năng suất sẽ giảm đi và ngược lại Cho nên côngtác tuyển dụng cần được chú trọng nhiều hơn để góp phần nâng cao hiệu quả sửdụng lao động.
Đào tạo và phát triển nhân lực: Đào tạo và phát triển nhân lực nhằm mục đích
nâng cao chất lượng lao động Doanh nghiệp thực hiện đào tạo ở bên trong hoặc bênngoài doanh nghiệp, có thể cử người lao động sang học tập tại nước ngoài tùy thuộcvào tình hình thực tế và nguồn quỹ đào tạo của doanh nghiệp Nhờ đào tạo và pháttriển nhân lực người lao động có thêm những kỹ năng kinh nghiệm mới để hoàn thành
tốt các công việc được giao từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động
Đánh giá và trả công lao động: Đánh giá lao động là việc đánh giá mức độ
hoàn thành công việc của người lao động từ đó đưa ra các biện pháp giải quyết vớitừng trường hợp để cải thiện tình hình cũng như có hình thức thưởng phạt với họ.Việcđánh giá có ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động, đến tâm lý và năng suất lao độngcủa họ Vì vậy, để nâng cao năng suất lao động việc đánh giá cần phải đặt trên nhiềukhía cạnh khác nhau
Trả công lao động: Tiền lương là vấn đề luôn được người lao động quan tâm
hàng đầu.Tiền lương đáp ứng đúng nhu cầu cũng như công sức mà người lao động bỏ
ra họ sẽ thấy thỏa mãn với công việc hiện tại và hăng say làm việc hơn.Nên đây là yếu
tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp
Đãi ngộ lao động: Đãi ngộ lao động là quá trình chăm lo đời sống vật chất và
tinh thần của người lao động để họ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và qua
đó góp phần hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp Đãi ngộ lao động bao gồm đãingộ vật chất và đãi ngộ tinh thần Công tác đãi ngộ nếu được thực hiện tốt sẽ giúp chongười lao động cảm thấy thỏa mãn, hài lòng và gắn bó với công việc hiện tại của mình
từ đó họ có ý thức làm việc tốt hơn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng lao độngtrong doanh nghiệp
2.3.2 Kỹ thuật và công nghệ sản xuất
Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ về khoa học kỹ thuật, công nghệthông tin Để đủ sức cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp phải luôn quan tâmtới việc cải tiến kỹ thuật, thay đổi công nghệ, nâng cao trình độ cơ giới hóa, tự động
Trang 29hóa, thay đổi quy trình sản xuất, chế tạo sản phẩm Điều đó đòi hỏi số lượng, chấtlượng, kinh nghiệm và kỹ năng lao động của đội ngũ nhân sự cũng phải có sự thay đổi,điều chỉnh, hay nói khác đi là chương trình phát triển nhân lực của doanh nghiệp cũngphải có sự thay đổi cho phù hợp với công nghệ đã được lựa chọn.
2.3.3 Vốn
Vốn là số tiền ứng trước về các tài sản cần thiết nhằm thực hiện các nhiện vụ cơbản của kinh doanh trong kỳ, bao gồm tiền ứng cho tài sản lưu động và tài sản cố định.Nguồn lực tài chính có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng lao động Doanh nghiệp
có nguồn lực tài chính tốt, cụ thể là vốn lớn sẽ tạo được các điều kiện tốt nhất chongười lao động cả về vật chất và tinh thần giúp cho người lao động phát huy tốt nhấtnăng lực của bản thân từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp từ
đó doanh nghiệp sẽ sẵn sàng đầu tư cho việc nghiên cứu tìm ra giải pháp hoàn thiệncông tác bố trí sử dụng nhân lực Ngược lại, nếu vốn ít thì nhà quản trị phải điều chỉnh
cơ cấu lao động, tăng giảm định mức lao động nhằm tiết kiệm chi phí lao động đồngthời phải luôn cân nhắc trong việc sử dụng lao động cho phù hợp với nguồn vốn bỏ ra
2.3.4 Sản phẩm và ngành nghề kinh doanh
Sản phẩm và ngành nghề kinh doanh là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụnglao động Biết rõ ngành nghề mình kinh doanh gì thì doanh nghiệp mới có thể đưa ranhững chính sách về sử dụng lao động hợp lý Nếu không thể xác định được đặc thùcủa ngành nghề mình, dù cho c hất lượng lao động có tốt thì hiệu quả sử dụng lao độngcũng ko thể cao được Nếu một doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực thì yêu cầu
về cơ cấu lao động, trình độ lao động cũng đa dạng việc này cũng gây khó khăn trongviệc tuyển dụng bố trí và sử dụng lao động đầu tư các cơ sở vật chất cho phù hợp
2.3.5 Thị trường lao động
Thị trường lao động là nguồn cung cấp lao động cho các doanh nghiệp hiện nay.Thị trường lao động ở nước ta rất dồi dào tuy nhiên số lao lượng lao động đã qua đàotạo lại rất ít Lao động được đào tạo đồng nghĩa với việc họ có kiến thức kỹ năng khilàm việc họ có thể và vận dụng vào để tăng hiệu quả hơn
Trên thị trường lao động các ứng viên có sự cạnh tranh nhau để tìm được côngviệc mà mình mong muốn, các doanh nghiệp thì canh tranh nhau để tuyển chọn nhữngứng viên phù hợp đáp ứng được các yêu cầu của công việc Chính vì vậy giá cả lao
Trang 30động là vấn đề giúp cho người lao động cũng như doanh nghiệp có thể đạt được mụcđích của mình Có thể thấy xu thế về lao động hiện nay chính là nguồn lao động trẻ cókiến thức và đạo đức nghề.Việc hình thành và quản lý tốt thị trường lao động hiện nay
có vai trò quan trọng đối với việc sử dụng lao động Nó cung cấp thông tin cho đào tạonguồn nhân lực để có thể cung ứng nhu cầu nhân lực cả về quy mô, cơ cấu, chất lượngcho CNH, HĐH đồng thời thông qua thị trường lao động, các doanh nghiệp có điềukiện để tuyển chọn lao động theo yêu cầu của mình Thông qua thị trường lao động,người lao động tìm được công việc phù hợp với trình độ chuyên môn và sở trường củamình Do đó cho phép nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, xác lập được quan hệ cung– cầu lao động khắc phục được tình trạng lãng phí trong sử dụng lao động Thôngthường tỷ lệ lao động thất nghiệp càng cao thì nguồn cung ứng cử viên càng nhiều vàdoanh nghiệp càng dễ thu hút và tuyển chọn lao động Ngược lại nếu cung nhỏ hơncầu, doanh nghiệp sẽ khó khăn trong việc tuyển dụng lao động và việc này có thẻ tốnnhiều chi phí, doanh nghiệp buộc phải có chính sách giữ chân người tài và nâng caohiệu quả sử dụng lao động
2.3.6 Cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội
Xu thế phát triển kinh tế chu kỳ kinh doanh ngành thậm chí của cả hệ thống cóảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng lao động Cơ sở hạ tầng kinh tế bao gồm điện,nước, giao thông,… có tác động đến người lao động, đến quá trình lao động và hiệuquả lao động Những yếu tố này nếu được lắp đặt trang bị đầy đủ, hợp lý sẽ tạo sựthuận lợi cho người lao động làm việc, đi lại và đáp ứng được môi trường làm việcthoải mái, an toàn từ đó nâng cao năg suất lao động của họ Thực tế cho thấy xây dựng
cơ bản tăng nhưng thiếu người lao động và thiếu sự đồng bộ giữa trình độ công cụ laođộng với trình độ chuyên môn của người lao động thì hiệu quả lao động không cao,gây lãng phí vốn đầu tư trong xã hội Tính đồng bộ giữa trình độ công nghệ cao vớitrình độ kỹ thuật và công nhân lành nghề đòi hỏi hoạt động đào tạo phải đáp ứng đủ vàđúng chuyên môn, ngành nghề, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề để có thể làmchủ công nghệ mới
2.3.7 Hệ thống đào tạo
Có thể nói hệ thống đào tạo là nhân tố quan trọng tác động trực tiếp đến hiệuquả sử dụng lao động Hệ thống đào tạo cung cấp cho người lao động kiến thức kỹ
Trang 31năng phẩm chất nghề cần thiết trong lao động Họ biết họ sẽ làm gì và vận hành máymóc, từ đó tránh hỏng hóc hay lãng phí tư liệu sản xuất đồng thời góp phần nâng caonăng suất lao động Thực tế hiện nay cho thấy Nhà nước và các doanh nghiệp ngàycàng chú trọng cho việc đào tạo nguồn nhân lực Điều đó được thể hiện ở việc ngàycàng nhiều trường đại học cao đẳng các trường dạy nghề được mở ra, đội ngũ giảngviên có chất lượng bao gồm cả những giảng viên trong nước và nước ngoài, các doanhnghiệp cũng thường xuyên mở lớp đào tạo cho nhân viên, cử nhân viên sang nướcngoài học tập Tuy nhiên, việc đào tạo ở một số tổ chức vẫn còn qua loa mang tínhhình thức chất lượng đào tạo không những không được cải thiện mà còn gây lãng phíthời gian công sức và tiền bạc của doanh nghiệp.
2.3.8 Chính sách của Nhà nước về lao động
Luật pháp của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển nguồn nhân lựccủa doanh nghiệp, đặc biệt là Luật lao động - các bộ luật này đòi hỏi doanh nghiệpphải quan tâm đến các lợi ích chính đáng của người lao động, trong đó có nhu cầu pháttriển nghề nghiệp chuyên môn, nhu cầu thăng tiến, …Các bộ luật này cũng ràng buộcnhững điều khoản sử dụng lao động của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải cóchương trình phát triển nhân lực phù hợp như thời gian làm việc, điều kiện làm việc
mà luật pháp quy định Các tiêu chuẩn về từng loại nhân lực ngoài việc phải đáp ứngđược yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ công việc còn phải nhất quán với đường lối chínhsách của Đảng và Nhà nước, với các tiêu chuẩn về trình độ học vấn, tuổi tác, kinhnghiệm,… do Nhà nước quy định
Trang 32Chương 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẾ VÕ 3.1 Đánh giá tổng quan tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Quế Võ
3.1.1 Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Quế Võ
Giới thiệu Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.Tên giao dịch ban đầu là IncomBank VietinBank hiện có 1 Sở giao dịch 150 chinhánh và trên 1000 Phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm trải rộng toàn quốc
Có quan hệ đại lý với trên 900 ngân hàng, định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia
và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới
Là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000
Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng Châu
Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức Pháthành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế
Là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại Châu Âu, đánh dấu bướcphát triển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới
- Ngày 26/03/1988: Thành lập các Ngân hàng Chuyên doanh, (theo Nghị định
số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng)
- Ngày 14/11/1990: Chuyển Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Namthành Ngân hàng Công thương Việt Nam, (theo Quyết định số 402/CT của Hội đồng
- Ngày 25/12/2008: Tổ chức thành công đợt IPO trong nước
- Ngày 04/06/2009: Nghị quyết của Đại hội Cổ đông lần thứ nhất Ngân hàngTMCP Công thương Việt Nam
Trang 33- Ngày 03/07/2009: Quyết định cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho Ngânhàng TMCP Công thương Việt Nam, (theo Quyết định số 142/GP-NHNN của ThốngđốcNgân hàng Nhà nước Việt Nam).
- Ngày 03/07/2009: Thống đốc NHNN chuẩn y Điều lệ tổ chức và hoạt độngNgân hàng TMCP Công thương Việt Nam, (theo Quyết định số 1573/GP-NHNN)
Giới thiệu ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi Nhánh KCN Quế Võ
Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Quế Võđược thành lập ngày 06/03/2008, là thành viên trong hệ thống Ngân hàng Công thươngViệt Nam
Địa chỉ trụ sở chính: 108 Trần Hưng Đạo – Hoàn Kiếm - Hà Nội – Việt NamĐiện thoại: 1900 55 88 68/ (84) 4 3941 8868; Fax: (84) 4 3942 1032
Tên đơn vị: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- chi nhánh KCN huyện
Chức năng: Ngân hàng VietinBank Quế Võ là một ngân hàng đa năng hoạt
động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầutrong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanhvốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như kinh doanh ngoại tệ và các công
vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…
Nhiệm vụ: Cung cấp dịch vụ ngân hàng chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam
như huy động vốn, cho vay, kinh doanh ngoại hối, mở tài khoản ngọai tệ ở nướcngoài, làm dịch vụ tư vấn về tiến tệ, tín dụng, thanh toán và ngân hàng đối ngoại, thựchiện các nhiệm vụ khác do Nhà nước và thống đốc ngân hàng Nhà nước giao …
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Quế Võ
Trang 34( Nguồn: Vietinbank Quế Võ )
Sơ đồ 3.1 Cơ cấu bộ máy Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh
KCN huyện Quế Võ
Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban:
Giám đốc: Phụ tránh chung vê tất cả các mặt hoạt động của Chi nhánh và các PGDtrực thuộc Phụ trách công tác tổ chức và Nhân sự, Ban chỉ đạo Thi đua khen thưởng, Bantín dụng, Tổ ngăn chặn và xử lý nợ quá hạn, Tiểu ban phòng chống tham nhũng Trực tiếpphê duyệt Chi phí điều hành Trực tiếp quản lý Phòng kế hoạch kinh doanh
Phó Giám Đốc: Trực tiếp quản lý, chỉ đạo, giám sát và hỗ trợ mọi hoạt động củacác Phòng Giao dịch và phòng Kế toán ngân quỹ (bao gồm toàn bộ hoạt động của Bộphận Quỹ Chi nhánh và các PGD trực thuộc) Phụ trách công tác đào tạo, chịu tráchnhiệm lập kế hoạch, tổ chức tập huấn, triển khai sản phẩm, quy định, quy chế củaNgân hàng, tổ chức sinh hoạt nghiệp vụ cho toàn bộ CBNV Chi nhánh
Phó Giám Đốc: Trực tiếp phụ trách quản lý, điều hành hoạt động Trực tiếp xâydựng kế hoạch, chương trình hành động, đề xuất các biện pháp nhằm đẩy mạnh côngtác Huy động Trực tiếp phụ trách công tác Xây dựng cơ bản, Phòng chống rửa tiềncủa Chi nhánh Phụ trách công tác Mở rộng mạng lưới Chi nhánh
Phòng Kinh doanh (P.KHKD): cho vay các doanh nghiệp quốc doanh, doanhnghiệp tư nhân, cho vay kinh tế hộ gia định, cá nhân sản xuất kinh doanh… huy độngvốn, thực hiện nhiệm vụ cầm cố, bảo lãnh đơn vị kinh tế, xây dựng đề án và chiến lượckinh doanh hàng năm
Nội bộ P.KTKS Nội bộ
Trang 35Phòng kế toán ngân quỹ (P.KTNQ): Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toánthống kê và thanh toán theo quy định của NHNN Hạch toán thu chi tài chính, quỹ tiềnlương Thực hiện nhiệm vụ thanh toán trong và ngoài nước, quản lý sử dụng các quỹchuyên dụng, đồng thời chấp hành quy định về an toàn kho quỹ.
Phòng kinh doanh ngoại hối (P.KDNH): Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanhngoại tệ, thanh toán quốc tế theo quy định, các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tàikhoản nước ngoài
Phòng hành chính nhân sự (P.HCNS): Thực thi pháp luật có liên quan đến anninh, trật tự tại cơ quan lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan, là đầu mối giao tiếpkhách hàng đến nơi làm việc, công tác, trực tiếp quản lý con dấu, thực hiện công táchành chính, văn thư, lễ tân, bảo vệ, y tế, hậu cần của chi nhánh
Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ (P.KTKS nội bộ): Tổ chức thực hiện, kiểm tra,kiểm toán theo đề cương, chương trình công tác, tổ chức kiểm tra xác định, tham mưucho giám đốc giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền, làm nhiệm vụ thường trực chốngtham nhũng, tham ô, lãng phí nhằm tiết kiệm cho đơn vị
3.1.3 Khái quát về các hoạt động kinh tế và nguồn lực của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Quế Võ
3.1.3.1 Các hoạt động kinh tế của Ngân hàng TMCP VietinBank Quế Võ
VietinBank Quế Võ với phương châm hoạt động: lợi ích của khách hàng là trênhết, lợi ích của người lao động được quan tâm, lợi ích của cổ đông được chú trọng,đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển của cộng đồng đã thực hiện tốt các chươngtrình huy động vốn, đầu tư và cho vay, kinh doanh đối ngoại và tài trợ thương mại…
đã đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước nhất là trong thời điểm khó khănhiện nay
3.1.3.2 Các nguồn lực
- Nhân lực
Nhân lực tại Vietinbank Quế Võ có sự biến đổi trong các năm nhưng khôngnhiều Đến cuối năm 2014, Ngân hàng TMCP VietinBank Quế Võ có tất cả là 82 nhânviên, trong đó có 51 nhân viên nữ chiếm 62.2 %
Trang 36Bảng 3.1 Cơ cấu CBNV Ngân hàng TMCP VietinBank Quế Võ
Chỉ tiêu
Năm 2012
(người)
Tỷ trọng
(%)
Năm 2013
(người)
Tỷ trọng
(%)
Năm 2014
(người)
Tỷ trọng
- Cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ
Là một trong những chi nhánh hàng đầu của Ngân hàng Công thương Việt Nam.Với hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, cung cấp các dịch vụ tự động hoá cao:Vietinbank online, thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống máy rút tiền tự độngATM Connect 24… hệ thống thanh toán SWIFT toàn cầu và mạng lưới đại lý trên
1390 Ngân hàng tại 85 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đảm bảo phục vụ tốt cácyêu cầu của khách hàng Hiện Vietinbank Quế Võ có 1 trụ sở chính và 4 phòng giaodịch, kèm theo đó là 9 điểm đặt máy ATM trên khắp địa bàn Quế Võ
3.1.3.3 Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Vietinbank Quế Võ trong những năm gần đây
Trang 37Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank
Quế Võ giai đoạn 2012 – 2014
Đơn vị: (triệu đồng)
2012
Năm 2013
Năm 2014
So sánh
Số tiền Tỷ lệ
(%)
Số tiền
3 Chi phí hoạt động kinh
4 Chi nộp các khoản phí,
5 Chi phí hoạt động kinh
6 Chi phí cho nhân viên 2.094 2.906 3.747 812 39 841 28
7 Chi phí cho hoạt động
Trang 38hiểm tiền gửi của khách
13 Lợi nhuận sau thuế 3.083 4.948 7.265 1.864 60 2.317 46
( Nguồn: Vietinbank Quế Võ )
Biểu đồ 3.1: Báo cáo kết quả kinh doanh rút gọn giai đoạn 2012-2014
Như bảng số liệu ta thấy, lợi nhuận sau thuế của chi nhánh tăng trưởng đều quacác năm Năm 2012 là 3.083 triệu đồng, năm 2013 là 4.948 triệu đồng, tăng 60% sovới năm 2012, năm 2014 là 7.265 triệu đồng, tăng 46% so với năm 2013 Năm 2012
và 2013 là những năm đầy thử thách và khó khăn với ngành ngân hàng nói chung,Vietinbank nói riêng, vậy mà thực tế Vietinbank chi nhánh KCN Quế Võ vẫn tăngtrưởng dương và có được lợi nhuận khá ấn tượng, đặc biệt đối với năm 2013, một nămđầy sóng gió nhưng Vietinbank chi nhánh KCN Quế Võ vẫn đạt được mức lợi nhuậnsau thuế cao, tăng trưởng khá tốt so với năm 2012, tới năm 2014, lợi nhuận sau thuếvẫn tăng trưởng tuy nhiển mức tăng là thấp hơn so với cùng kỳ năm 2013
Trang 39Tuy nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phải hứng chịu những ảnh hưởng xấu từ cuộckhủng hoảng kinh tế thế giới và những chính sách thắt chặt tiền tệ của chính phủ cùnglãi suất cao, nhưng với việc chủ động nắm bắt và kiểm soát tình hình cùng sự quan tâmchỉ đạo trực tiếp của ban lãnh đạo ngân hàng, Vietinbank Quế Võ đã có được nhữngkết quả đáng khích lệ để dần dần từng bước thoát ra khỏi thời kỳ khó khăn.
3.1.4 Thực trạng hoạt động quản trị nhân lực của Ngân hàng TMCP VietinBank Quế Võ
a) Thực trạng về quan hệ lao động của Ngân hàng TMCP VietinBank Quế Võ
Quan hệ lao động giữa các bên tại Ngân hàng TMCP VietinBank Quế Võ đượcthực hiện khá tốt Trong Ngân hàng có chuyên viên phụ trách về quan hệ lao động và
tổ chức công đoàn do cán bộ nhân viên ngân hàng lập ra, góp phần vào việc chăm lođời sống, đảm bảo lợi ích cho nhân viên ngân hàng, giúp họ có tinh thần làm việc thoảimái Mối quan hệ giữa nhân viên với ban giám đốc là hài hòa, không có mâu thuẫntrong nội bộ Hàng quý, VietinBank Quế Võ tổ chức các buổi trao đổi thông tin giữangười lao động với những người thuộc ban lãnh đạo và các hoạt động đối thoại xã hộinhư thương lượng, trao đổi thông tin, tư vấn, tham khảo Thông thường các hình thứctrao đổi thông tin này được thể hiện dưới hình thức là văn bản hóa Trong năm 2014,phòng HCNS đã tổ chức 6 cuộc họp, thông qua 74 nội dung qua các phiên họp định kỳhàng tháng đối với các vấn đề liên quan đến các chính sách chế độ, đãi ngộ, lươngthưởng, thỏa ước lao động tập thể, các văn bản pháp lý… Bộ phận tổ chức cán bộthường xuyên tổ chức các cuộc điều tra đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên vớichính sách đãi ngộ, môi trường làm việc, cơ hội học tập và thăng tiến, mối quan hệ vớiban lãnh đạo ngân hàng trên cơ sở phân tích dữ liệu thu thập, đề xuất các điều chỉnh phùhợp, tăng cường đối thoại xã hội, liên hệ với Công đoàn trong việc xây dựng và thựchiện thỏa ước lao động tập thể và các vấn đề trong tranh chấp lao động, đồng thời sửađổi nội quy lao động cho phù hợp với tình hình thực tế và nguyện vọng của nhân viên
Tất cả lao động làm việc tại VietinBank Quế Võ đều được ký hợp đồng laođộng HĐLĐ được kí ở VietinBank Quế Võ Nội gồm: hợp đồng thử việc 3 tháng,HĐLĐ xác định thời hạn 12 hoặc 36 tháng và HĐLĐ không xác định thời hạn
b) Thực trạng về tổ chức lao động của Ngân hàng TMCP VietinBank Quế Võ
Trang 40Nhân viên trong VietinBank Quế Võ được phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cụthể, phù hợp với năng lực chuyên môn của mình, được hướng dẫn, thực hiện nội quylao động, được phổ biến quy chế làm việc, thời gian làm việc và các quy định khácliên quan tới quyền lợi, trách nhiệm của cán bộ nhân viên Thời gian làm việc đối vớinhân viên: Sáng từ 8h00 – 12h00, chiều từ 13h00 đến 17h00 vào các ngày từ thứ 2 đếnthứ 6 Nghỉ giữa trưa từ 12h00 – 13h00, thời gian ngắn, nên mọi người thường nghỉtrưa ngay tại bàn làm việc.
Việc phân chia lao động ở các phòng ban dựa theo mức độ phức tạp của côngviệc Ở những bộ phận như khách hàng, tín dụng, thanh toán xuất nhập khẩu… thì sốlượng lao động nhiều hơn so với các bộ phận khác
Mỗi người lao động được trang bị bàn làm việc, máy tính và dụng cụ, thiết bịcần thiết cho công việc Nhân viên trong một phòng được bố trí bàn làm việc gầnnhau, để hỗ trợ và thuận tiện trao đổi, giúp đỡ nhau trong công việc Nhân viên phảimặc đồng phục của Ngân hàng khi đến nơi làm việc
c) Thực trạng về định mức lao động của Ngân hàng TMCP VietinBank Quế Võ
Hiện tại, công tác định mức lao động tại Vietinbank Quế Võ được tiến hành khábài bản Mỗi nhân viên, mỗi bộ phận sẽ có định mức lao động riêng biệt phù hợp với chứcnăng và nhiệm vụ của mình VietinBank Quế Võ sử dụng phương pháp thống kê kinhnghiệm, phương pháp thống kê phân tích kết hợp với số lượng nhân viên trong ngân hàng
và nhiệm vụ mục tiêu kinh doanh qua từng thời kỳ để xác định chính xác số lượng và chấtlượng lao động cần thiết cho từng bộ phận, qua đó giúp ngân hàng chủ động trong việctuyển dụng và sử dụng lao động, đảm bảo thực hiện tốt các kế hoạch đã đề ra
Ví dụ: Mỗi nhân viên sẽ được khoán số lượng khách hàng và vốn huy động, tiềngửi cũng như số thẻ thanh toán đăng ký mới trong mỗi thời kì để từ đó làm căn cứ để xétduyệt thi đua, khen thưởng Cụ thể mỗi CBNV bộ phận huy động vốn của VietinBankQuế Võ được giao chỉ tiêu huy động vốn từ tiền gửi của bản thân hoặc người thân, bạnbè… tối thiểu theo từng vị trí công tác như: đối với giám đốc, phó giám đốc nếu huyđộng mỗi tháng đạt trên 300 triệu đồng là hoàn thành xuất sắc, từ 150-250 triệu đồng làhoàn thành nhiệm vụ, dưới 150 triệu đồng là không hoàn thành nhiệm vụ… chỉ tiêu huyđộng vốn trên là cơ sở để thực hiện cơ chế khoán tiền lương hằng tháng cũng như xét thiđua khen thưởng hằng năm, tạo động lực làm việc cho CBNV