Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp về hiệu quả sử dụng lao động tại Ngân hàng Vietinbank Quế Võ

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh KCN Quế Võ (Trang 47)

hành hoạt động với những trang thiết bị hiện đại đáp ứng được yêu cầu công việc. Hòa cùng với công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước, Ban lãnh đạo cùng toàn thể nhân viên Ngân hàng không ngừng nỗ lực xây dựng và phát triển, tổ chức lại cơ cấu, đầu tư trang thiết bị ngày càng cao đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đưa công ty phát triển ngày càng ổn định và bền vững, góp phần giữ vững thương hiệu trên thị trường Việt Nam. Đồng thời, Ngân hàng rất chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng lẫn chất lượng để bắt nhịp với xu hướng phát triển của nền kinh tế.

Nguồn lực con người đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp hay tổ chức. Do đó việc khai thác tốt nguồn lực này để phục vụ phát triển doanh nghiệp và xã hội là một vấn đề quan trọng trong việc quản lý các tổ chức và doanh nghiệp. Việc quản lý nguồn lực đòi hỏi sự hiểu biết về con người ở nhiều khía cạnh, và quan niệm rằng con người là yếu tố trung tâm của sự phát triển. Các kỹ thuật quản lý nhân lực thường có mục đích tạo điều kiện để con người phát huy hết khả năng tiềm ẩn, giảm lãng phí nguồn lực, tăng hiệu quả của tổ chức, doanh nghiệp.

3.3.1. Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp về hiệu quả sử dụng lao động tạiNgân hàng Vietinbank Quế Võ Ngân hàng Vietinbank Quế Võ

3.3.1.1. Phân tích tình hình biến động về số lượng và cơ cấu lao động trong Ngân hàng VietinBank Quế Võ qua 3 năm 2012-2014

Bảng 3.3. Cơ cấu CBNV theo Giới tính tại Ngân hàng VietinBank Quế Võ

ĐVT: Người Chỉ tiêu Năm 2012 (người) Tỷ trọng (%) Năm 2013 (người) Tỷ trọng (%) Năm 2014 (người) Tỷ trọng (%) Tổng số lao động 85 100 84 100 82 100 Giới tính Nữ 49 57.6 50 59.5 51 62,2 Nam 36 42.4 34 40.5 31 37.8 Độ tuổi 22 - 40 62 72.94 57 67.85 61 74,39 40 - 65 23 27.36 27 32,15 21 25.61

Do đặc thù là doanh nghiệp thương mại nên số lượng lao động của Chi nhánh VietinBank Quế Võ tương đối ít và sự biến đổi lao động qua các năm là khá nhỏ. Qua bảng 3.4 chúng ta có thể thấy số lượng lao động tại Ngân hàng có sự thay đổi không đáng kể qua các năm 2012-2014. Cụ thể: Năm 2013 số lao động giảm đi 1 người so với năm 2012. Năm 2014 tổng số lao động là 82 người giảm 2 người so với năm 2013. điều này có thể lý giải rằng năm 2013 có sự biến động lớn của nền kinh tế trong nước và thế giới, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là khá mạnh. Điều đó không có nghĩa là Ngân hàng làm ăn thua lỗ mà do các phòng ban đã cụ thể hóa được các công việc nên cắt bớt đi một số vị trí dư thừa ở như phòng văn thư và phòng hành chính nhân sự. Việc cắt giảm lao động thể hiện rằng Ngân hàng đang sử dụng nguồn lực con người một cách tối ưu nhất, dần dần thay thế sức lao động bằng các máy móc, thiết bị hiện đại. Tập trung hơn vào việc tạo ra nguồn lực lao động chất lượng hơn là số lượng lao động mình có. Hơn nữa, việc cắt giảm lao động còn là điều kiện để các chính sách về nhân lực được chú trọng, quan tâm hơn như: lương, thưởng, đãi ngộ… từ đó sẽ kích thích NLĐ làm việc, gắn bó lâu dài với Ngân hàng tăng hiệu quả sử dụng lao động từ đó góp phần đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Năm 2012, số lao động nam có 36 người, chiếm 42,4% trong tổng số lao động; lao động nữ chiếm 57.6% tương đương với 49 người. Năm 2013, lao động nữ có 50 người; lao động nam có 34 người. Năm 2014, lao động nam chiếm 37.8% tổng số lao động tương đương với 31 người; lao động nữ chiếm 62.2% tương đương với 51 người. Sở dĩ lao động nữ chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số lao động do đặc thù công việc cần nhiều nhân viên giao dịch, văn thư, kế toán, hành chính nhân sự… lao động nam chủ yếu làm các công việc bên phòng kinh doanh và thị trường.

Nhìn vào bảng 3.3 chúng ta có thể thấy lao động của Ngân hàng chủ yếu là nguồn lao động trẻ. Trong năm 2012, lao động có độ tuổi từ 22-40 tuổi chiếm 72.94% trong tổng số lao động. Năm 2013 lao động có độ tuổi 22-40 tuổi là 57 người chiếm 67.85% trong tổng số lao động. Nhưng đến năm 2014 đã có sự tăng lên khá mạnh đó là lao động trong độ tuổi này chiếm tới 74.39% tăng 6,54% so với năm 2013. Năm 2014 lao động trong độ tuổi từ 40-65 tuổi giảm đáng kể so với năm 2013. Điều này do chính sách cắt giảm lao động tại Ngân hàng và do NLĐ đã đến tuổi nghỉ hưu. Nhìn vào cơ cấu lao động theo độ tuổi cho thấy Ngân hàng đang dần trẻ hóa đội ngũ lao động nhằm phát huy thế mạnh của mình.

Nhìn chung, qua bảng 3.3. cho thấy lao động tại Vietinbank Quế Võ qua các năm không chỉ thay đổi về số lượng mà còn thay đổi cả về độ tuổi và giới tính lao động. Và Ngân hàng cũng có những chính sách bố trí công việc phù hợp với giới tính, độ tuổi, trình độ và năng lực của NLĐ và có các biện pháp kích thích lao động để việc sử dụng lao động thực sự đạt hiệu quả cao.Việc sắp xếp theo chuyên môn nghiệp vụ trong Ngân hàng Vietinbank Quế Võ đã được Ban lãnh đạo Ngân hàng đặc biệt quan tâm và bố trí tương đối hợp lý, theo đúngkhả năng chuyên môn. Hầu hết đó là những người có trình độ đã qua đào tạo, có thâm niên công tác, giàu kinh nghiệm, có nhiều sáng kiến trong công việc. Người lao động có điều kiện làm việc và chế độ nghỉ ngơi phù hợp, làm việc đúng giờ và không thêm giờ, tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động chuyên tâm vào làm việc.

3.3.1.2. Phân tích tình hình về chất lượng lao động Ngân hàng VietinBank Quế Võ qua 3 năm 2012-2014

Bảng 3.4: Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn của VietinBank Quế Võ

ĐVT: Người Năm Tiêu chuẩn 2012 2013 2014 So sánh 2012/2013 2013/2014 Chênh lệch Tỷ lệ(%) Chênhlệch Tỷ lệ(%) Số lượng 85 84 82 -1 1.17 -2 2.38 Trình độ Sau đại học 33 32 30 -1 3,03 -2 6.25 Đại học 51 50 50 -1 1,96 0 0 Cao đẳng, trung cấp 1 2 2 1 100 0 0

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu lao động theo trình độ của Ngân hàng Vietinbank Quế Võ

Qua bảng số liệu trên cho thấy số lượng và chất lượng lao động trong Ngân hàng Vietinbank Quế Võ tăng giảm không đáng kể qua các năm.

Phân loại lao động theo trình độ học vấn cho thấy: Năm 2012 trình độ cao đẳng trung cấp là 1 người chiếm 1,2 %, trình độ đại học là 51 người chiếm 60%, trình độ sau đại học là 33 người chiếm 38.8%. Năm 2013 trình độ cao đẳng trung cấp là 2 người tăng so với năm 2012 là 1 người tương ứng với tỉ lệ là 2.4 %, trình độ đại học là 50 giảm so với năm 2012 là 1 người tương ứng với tỉ lệ là 59.5 %, trình độ sau đại học là 32 người giảm 1 người so với năm 2012 tương ứng với tỉ lệ 38.1%.%.: Năm 2014 trình độ cao đẳng trung cấp là 2 người ngang bằng so với năm 2013 với tỉ lệ là 2.4 % , trình độ đại học là 50 ngang bằng với năm 2013 với tỉ lệ là 61 % , trình độ sau đại học là 30 người giảm 2 người so với năm 2013 tương ứng với tỉ lệ 36.6%.

Qua các số liệu phân tích trên nhận thấy số lượng lao động có trình độ đại học,Sau đại học luôn được duy trì ở mức độ cao. Điều đó chứng tỏ chất lượng lao động là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu và là yếu tố then chốt cho sự phát triển bền vững của Ngân hàng. Cùng với sự phát triển kinh tế thì việc sử dụng lao động có trình độ chuyên môn là một xu thế tất yếu hiện nay.

3.3.1.3. Phân tích tình hình phân bổ và sử dụng lao động của Ngân hàng VietinBank Quế Võ qua 3 năm 2012-2014

Bảng 3.5: Tình hình phân bổ lao động tại Ngân hàng Vietinbank Quế Võ Năm Tiêu chuẩn 2012 2013 2014 So sánh 2012/2013 2013/2014 Chênh lệch Tỷ lệ(%) Chênhlệch Tỷ lệ(%) Số lượng 85 84 82 -1 1,18 -2 2.38 Giám Đốc 1 1 1 0 0 0 0 Phó Giám Đốc 2 2 2 0 0 0 0 Phòng Kinh doanh (P.KHKD): 8 7 8 -1 12,5 1 14.28

Phòng kế toán ngân quỹ

(P.KTNQ): 12 12 14 0 0 2 16.66

Phòng hành chính nhân sự (P.HCNS):

8 6 7 -2 25 1 16.66

Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ (P.KTKS nội bộ):

5 6 5 1 20 -1 16.66

Nhân viên 49 50 45 1 2.04 -5 8

(Nguồn: Bộ phận nhân sự VietinBank Quế Võ)

Nhìn vào bảng số liệu 3.5 sẽ cho ta thấy số lao động ở các phòng ban của VietinBank có những biến động cụ thể qua các năm như sau:

- Giám Đốc VietinBank có 1 người và không thay đổi.

Phó giám đốc có 2 người và không thay đổi từ năm 2012-2014

Phòng kinh doanh: Nhân lực tại phòng kinh doanh không có sự thay đổi đáng kể qua các năm.số nhân lực ở phòng này chỉ giao động ở mức 7-8 người. So với năm 2012 thì số lượng lao động ở phòng này giảm đi 1 người vào năm 2013 và so với năm 2014 thì số lượng là ngang bằng. Có thể nhận xét nhân viên ở phòng kinh doanh hầu hết là nhân viên nam. Họ có tuổi đời trẻ, có nhiều sức khỏe và sự năng động. Năm 2014 số lượng nhân viên phòng kinh doanh chiếm 9.75% trong tổng số lao động trong đó có 25% trong số họ có trình độ ngoài đại học, 75% còn lại là trình độ đại học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phòng kế toán ngân quỹ: Tại VietinBank Quế Võ có hai phòng kế toán ngân quỹ. Hai phòng này nhận chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên số lượng nhân viên mỗi phòng là ngang nhau.

- Phòng Hành chính- Nhân sự: Nhân lực bộ phận Hành chính- Nhân sự của công ty tương đối ổn định qua các năm 2012-2014. Con số này chỉ giao động ở mức 6- 8 người. Năm 2013 giảm 2 người so với năm 2012 và năm 2014 thì còn lại là 7 người. Lao động nữ chiếm tỷ lệ khá cao do được điểm công việc yêu cầu độ tỉ mỉ, chính xác cao. Lao động bộ phận nhân sự là lao động trẻ với tỷ lệ lao động trong độ tuổi 22-35 chiếm tới hơn 70%, trình độ lao động đạt 100% trình độ Đại Học. Lao động phòng Hành chính nhân sự chiếm khoảng 9.7% trong tổng số lao động của toàn Ngân hàng và chiếm 16.6% trong tổng số lao động quản lý tại Ngân hàng.

-Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ (P.KTKS nội bộ): Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ có 5 người và chỉ có sự chênh lệch 1 người qua các năm 2012-2014. Để đảm bảo chất lượng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì số lượng lao động ở Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ luôn ở mức đảm bảo hoạt động liên tục, chất lượng và ít có sự thay đổi về nhân lực.

- Nhân viên giao dịch, nhân viên chăm sóc khách hàng, bảo vệ, lao công tại Ngân hàng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số lao động tại Ngân hàng và có sự thay đổi khá lớn qua các năm 2012-2014. Loại lao động này chiếm tới hơn 54% tổng số lao động tại Ngân hàng. Với lao động là bảo vệ, lao công tại Ngân hàng không thay đổi qua các năm. Tuy nhân viên giao dịch tại Ngân hàng thì lại có sự thay đổi khá lớn. Điều này là do Ngân hàng đang thực hiện chính sách cắt giảm nhân lực đồng thời sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả hơn, sử dụng máy móc thiết bị hiện đại hơn nhằm nâng cao năng suất lao động và dần dần thay thế sức lao động của con người.

3.3.1.4. Phân tích và đánh giá về năng suất lao động của Ngân hàng VietinBank Quế Võ qua 3 năm 2012-2014

Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại- một lĩnh vực có rất nhiều sự cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước do vậy hoạt động của VietinBank Quế Võ chịu ảnh hưởng rất nhiều từ nền kinh tế trong nước và thế giới. Có thể nói để có thể tồn tại và phát triển bền vững cho đến ngày nay VietinBank Quế Võ đã có sự nhìn nhận đúng đắn về thị trường, sự hoàn hảo trong việc xác định mục tiêu, chiến lược kinh doanh và sự phối kết hợp ăn ý nhịp nhàng giữa các bộ phận, phòng ban trong Ngân hàng. Và một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự thành công đó là việc sử dụng tốt nguồn lực lao động của Ngân hàng. Việc sử dụng nguồn lực lao động

tại Ngân hàng được thể hiện qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động. Và hiệu quả sử dụng lao động tại Ngân hàng VietinBank Quế Võ được đánh giá qua chỉ tiêu năng suất lao. Tất cả những số liệu thu thập được về năng suất lao động tại VietinBank Quế Võ trong 3 năm 2012-2014 được thể hiện trong bảng 3.6 dưới đây.

Bảng 3.6: Năng suất lao động của VietinBank Quế Võ năm 2013-2014

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2013/2012Chênh lệch2014/2013 2012 2013 2014 Chênh lệch Tỉ lệ % Tuyệt đối Tỉ lệ % Tổng doanh thu Triệuđồng 29.418 43.177 50.543 13.759 46,77 7366 17,06 Tổng số lao động Người 85 84 82 -1 1.17 -2 -2,38 Hiệu suất sử dụng lao động Triệu đồng /người 346,094 514,011 616,378 167,917 48,51 102,367 0.166

( Nguồn: Vietinbank Quế Võ )

Từ bảng trên cho thấy: Năm 2012 đạt 346,094 triệu đồng/người. Năng suất lao động tăng dần qua các năm. Năm 2013 là 514,011 triệu đồng/người. Và đến năm 2014 năng suất lao động tăng lên khá mạnh và đạt 616,378 triệu đồng/người tăng 102,367 triệu đồng/người so với năm 2013.

Đánh giá: Năng suất lao động tăng nhanh qua các năm cho thấy hiệu quả sử dụng lao động tại Ngân hàng ngày càng được cải thiện. Nguyên nhân do nhân viên tại VietinBank Quế Võ đã có nhiều kinh nghiệm làm việc, quy mô cũng như tập khách hàng của Ngân hàng được mở rộng hơn Nguyên nhân chủ quan là do công tác quản lý đã được thực hiện chặt chẽ hơn. Nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến việc năng suất lao động tăng qua các năm đó là Vietinbank ngày càng phát triển đội ngũ nhân viên kinh doanh mở rộng tập khách hàng và nhân viên Ngân hàng ngày càng có ý thức làm tốt nhiệm vụ hơn. Với kết quả này VietinBank cần phải duy trì và phát huy hơn nữa để hoàn thành mục tiêu đã đặt ra.

Kết quả này đạt được là nhờ sự phấn đấu không ngừng của ban cán bộ cũng như nhân viên Ngân hàng. Năng suất lao đồng cao đồng nghĩa với việc Ngân hàng đã sử dụng hiệu quả nguồn lực của mình về cả vốn, nhân lực cũng như cơ sở vật chất kỹ

thuật. Nâng cao năng suất lao động chính là mục tiêu phấn đấu lâu dài của Vietinbank Quế Võ.

3.3.1.5. Phân tích và đánh giá về hiệu suất sử dụng chi phí tiền lương qua 3 năm 2012-2014

Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương: Đại lượng này tăng tương đối ổn định qua các năm 2012-2014. Năm 2013 hiệu quả sử dụng lao động đạt 6.8 nghìn VNĐ tăng 0.07% so với năm 2012, đến năm 2014 con số này đạt mức 6.75 nghìn VNĐ. Điều này cho thấy Vietinbank đang sử dụng có hiệu quả quỹ tiền lương của doanh nghiệp mình.

Bảng 3.7 : Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương của VietinBank Quế Võ

Chỉ tiêu Đơn vịtính

Năm Chênh lệch

2013/2012 2014/20132012 2013 2014 Chênhlệch Tỉ lệ% Tuyệtđối Tỉ lệ%

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh KCN Quế Võ (Trang 47)