Chính sách của Nhà nước về lao động

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh KCN Quế Võ (Trang 27)

Luật pháp của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp, đặc biệt là Luật lao động - các bộ luật này đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm đến các lợi ích chính đáng của người lao động, trong đó có nhu cầu phát

triển nghề nghiệp chuyên môn, nhu cầu thăng tiến, …Các bộ luật này cũng ràng buộc những điều khoản sử dụng lao động của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải có chương trình phát triển nhân lực phù hợp như thời gian làm việc, điều kiện làm việc mà luật pháp quy định. Các tiêu chuẩn về từng loại nhân lực ngoài việc phải đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ công việc còn phải nhất quán với đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, với các tiêu chuẩn về trình độ học vấn, tuổi tác, kinh nghiệm,… do Nhà nước quy định.

Chương 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẾ VÕ

3.1. Đánh giá tổng quan tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Quế Võ

3.1.1. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Quế Võ

Giới thiệu Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tên giao dịch ban đầu là IncomBank. VietinBank hiện có 1 Sở giao dịch. 150 chi nhánh và trên 1000 Phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm trải rộng toàn quốc.

Có quan hệ đại lý với trên 900 ngân hàng, định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

• Là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000.

• Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế.

• Là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại Châu Âu, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới.

- Ngày 26/03/1988: Thành lập các Ngân hàng Chuyên doanh, (theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng).

- Ngày 14/11/1990: Chuyển Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam thành Ngân hàng Công thương Việt Nam, (theo Quyết định số 402/CT của Hội đồng Bộ trưởng).

- Ngày 27/03/1993: Thành lập Doanh nghiệp Nhà nước có tên Ngân hàng Công thương Việt Nam, (theo Quyết định số 67/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam).

- Ngày 21/09/1996: Thành lập lại Ngân hàng Công thương Việt Nam, (theo Quyết định số 285/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam).

- Ngày 23/09/2008: Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Công thương Việt Nam, (theo Quyết định số 1354/QĐ-TTg).

- Ngày 25/12/2008: Tổ chức thành công đợt IPO trong nước.

- Ngày 04/06/2009: Nghị quyết của Đại hội Cổ đông lần thứ nhất Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

- Ngày 03/07/2009: Quyết định cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, (theo Quyết định số 142/GP-NHNN của Thống đốcNgân hàng Nhà nước Việt Nam).

- Ngày 03/07/2009: Thống đốc NHNN chuẩn y Điều lệ tổ chức và hoạt động Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, (theo Quyết định số 1573/GP-NHNN)

Giới thiệu ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi Nhánh KCN Quế Võ

Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Quế Võ được thành lập ngày 06/03/2008, là thành viên trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Địa chỉ trụ sở chính: 108 Trần Hưng Đạo – Hoàn Kiếm - Hà Nội – Việt Nam Điện thoại: 1900 55 88 68/ (84) 4 3941 8868; Fax: (84) 4 3942 1032

Tên đơn vị: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- chi nhánh KCN huyện

Quế Võ

Địa chỉ: E6 KCN Quế Võ, xã Vân Dương, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam.

Điện Thoại: 0241.3.634899 – Nội Bộ: 0241 |Fax: 0241.3.634890 Email: vietinbankqv@gmail.com

Website: www.vietinbank.com.vn.

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Quế Võ

Giám đốc Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc P.KTNQ P.KTNQ P.KHKD P.KHKD Phó Giám đốcPhó Giám đốc P.KDNH P.KDNH P.HCNSP.HCNS P.KTKS Nội bộP.KTKS Nội bộ

Chức năng: Ngân hàng VietinBank Quế Võ là một ngân hàng đa năng hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…

Nhiệm vụ: Cung cấp dịch vụ ngân hàng chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam

như huy động vốn, cho vay, kinh doanh ngoại hối, mở tài khoản ngọai tệ ở nước ngoài, làm dịch vụ tư vấn về tiến tệ, tín dụng, thanh toán và ngân hàng đối ngoại, thực hiện các nhiệm vụ khác do Nhà nước và thống đốc ngân hàng Nhà nước giao ….

Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Quế Võ

( Nguồn: Vietinbank Quế Võ )

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu bộ máy Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh KCN huyện Quế Võ

Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban:

Giám đốc: Phụ tránh chung vê tất cả các mặt hoạt động của Chi nhánh và các PGD trực thuộc. Phụ trách công tác tổ chức và Nhân sự, Ban chỉ đạo Thi đua khen thưởng, Ban tín dụng, Tổ ngăn chặn và xử lý nợ quá hạn, Tiểu ban phòng chống tham nhũng. Trực tiếp phê duyệt Chi phí điều hành. Trực tiếp quản lý Phòng kế hoạch kinh doanh.

Phó Giám Đốc: Trực tiếp quản lý, chỉ đạo, giám sát và hỗ trợ mọi hoạt động của các Phòng Giao dịch và phòng Kế toán ngân quỹ (bao gồm toàn bộ hoạt động của Bộ phận Quỹ Chi nhánh và các PGD trực thuộc). Phụ trách công tác đào tạo, chịu trách

nhiệm lập kế hoạch, tổ chức tập huấn, triển khai sản phẩm, quy định, quy chế của Ngân hàng, tổ chức sinh hoạt nghiệp vụ cho toàn bộ CBNV Chi nhánh.

Phó Giám Đốc: Trực tiếp phụ trách quản lý, điều hành hoạt động. Trực tiếp xây dựng kế hoạch, chương trình hành động, đề xuất các biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác Huy động. Trực tiếp phụ trách công tác Xây dựng cơ bản, Phòng chống rửa tiền của Chi nhánh. Phụ trách công tác Mở rộng mạng lưới Chi nhánh.

Phòng Kinh doanh (P.KHKD): cho vay các doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp tư nhân, cho vay kinh tế hộ gia định, cá nhân sản xuất kinh doanh…. huy động vốn, thực hiện nhiệm vụ cầm cố, bảo lãnh đơn vị kinh tế, xây dựng đề án và chiến lược kinh doanh hàng năm.

Phòng kế toán ngân quỹ (P.KTNQ): Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của NHNN. Hạch toán thu chi tài chính, quỹ tiền lương. Thực hiện nhiệm vụ thanh toán trong và ngoài nước, quản lý sử dụng các quỹ chuyên dụng, đồng thời chấp hành quy định về an toàn kho quỹ.

Phòng kinh doanh ngoại hối (P.KDNH): Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế theo quy định, các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản nước ngoài.

Phòng hành chính nhân sự (P.HCNS): Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự tại cơ quan lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan, là đầu mối giao tiếp khách hàng đến nơi làm việc, công tác, trực tiếp quản lý con dấu, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, bảo vệ, y tế, hậu cần của chi nhánh.

Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ (P.KTKS nội bộ): Tổ chức thực hiện, kiểm tra, kiểm toán theo đề cương, chương trình công tác, tổ chức kiểm tra xác định, tham mưu cho giám đốc giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền, làm nhiệm vụ thường trực chống tham nhũng, tham ô, lãng phí nhằm tiết kiệm cho đơn vị.

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh KCN Quế Võ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w