Một khó khăn nữa của ngành dệtmay là nguyên phụ liệu, máy móc chủ yếu vẫn nhập từ nước ngoài, chi phí lưu khobãi, vận tải hàng hóa ngày càng tăng cao dẫn đến quản lý và phân phối sản phẩ
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Trường Đại Học Thương Mại nóichung cùng toàn thể các thầy, cô giáo khoa Kinh doanh thương mại nói riêng đã tậntình giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho em trong 4 năm học tập Với vốn kiến thứcđược tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóaluận mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS An Thị Thanh Nhàn, giảngviên bộ môn Logistics khoa Kinh doanh thương mại đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảocho em những kiến thức cũng như những ý kiến quý báu trong việc thực hiện khóaluận tốt nghiệp này
Em chân thành cảm ơn Ban giám đốc Công ty cổ phần may Nam Định đã chophép và tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại Công ty
Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sựnghiệp cao quý Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chị trong Công ty cổ phần mayNam Định luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc
Em xin chân thành cảm ơn !
Kí tên Trần Thị Mai Anh
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 1
3 Mục đích nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Kết cấu đề tài 3
CHƯƠNG 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LOGISTICS TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH 4
1.1 Hoạt động logistics tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh 4
1.1.1 Khái niệm, vị trí và vai trò của logistics tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh 4
1.1.2 Khái niệm, mô hình và mục tiêu tại doanh nghiệp sản xuất kinh doanh 6
1.2 Quá trình của quản trị logistics tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh 10
1.2.1 Quá trình quản trị logistics 10
1.2.2 Các hoạt động logistics chức năng 11
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng và một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động logistics tại doanh nghiệp 13
1.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng 13
1.3.2 Một số chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động logistics 16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NAM ĐỊNH 19
2.1 Khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần may Nam Định 19
2.1.2 Giới thiệu về Công ty 19
Trang 32.1.2 Cơ cấu tổ chức và nguồn lực kinh doanh 20
2.1.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty 23
2.2 Thực trạng hoạt động logistics tại Công ty 24
2.2.1 Phân tích các hoạt động logistics 24
2.2.2 Phân tích quá trình quản trị logistics 36
2.2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng 38
2.2.4 Kết luận 41
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI CÔNG TY 43
3.1 Xu hướng phát triển của ngành dệt may Việt Nam và chiến lược phát triển kinh doanh của Công ty đến năm 2020 43
3.1.1 Xu hướng phát triển của ngành dệt may Việt Nam 43
3.1.2 Chiến lược phát triển kinh doanh của Công ty đến năm 2020 43
3.2 Các giải pháp 44
3.2.1 Hoàn thiện quá trình quản trị logistics 44
3.2.2 Hoàn thiện các hoạt động logistics 45
3.2.3 Các giải pháp khác 48
3.3 Kiến nghị 50
3.3.1 Kiến nghị với nhà nước 50
3.3.2 Kiến nghị với Tập đoàn dệt may (Vinatex) 51
KẾT LUẬN 53
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 1.1: Vị trí chức năng logistics với các chức năng khác tại doanh nghiệp 4
Hình 1.2 : Mô hình quản trị logistics cơ bản tại các công ty kinh doanh 7
Sơ đồ 2.1 Bộ máy quản trị kinh doanh của Công ty 20
Sơ đồ 2.2: tổ chức quản lý hàng dự trữ 30
Trang 5EU: European Union: Liên minh Châu Âu
FOB: Free On Board: Điều kiện giao lên tàu
FDI: Foreign Direct Investment: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FTA: Free Trade Agreement: Hiệp định thương mại tự do
GDP: Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm quốc nội
HSE: Health-Safety-Environment: An toàn - Sức khỏe - Môi trường
ISO: International Organization for Standardization: Tổ chức tiêu chuẩn hóaquốc tế
KCS: Kiểm tra chất lượng sản phẩm
NVLCM: Nguyên vật liệu cần mua
NVLCD: Nguyên vật liệu cần dùng
ODM: : Own design Manufacturing: Sản xuất thiết kế riêng
OBM: Own brand Manufacturing: Sản xuất thương hiệu riêng
SA: Social Accountability: Trách nhiệm Xã hội
TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
TPP: Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement Hiệp định đối
tác xuyên Thái Bình Dương
USD: United States dollar: Đô la Mỹ
VAT: Value Added Tax: Thuế giá trị gia tăng
VNĐ: Việt Nam đồng
XN: Xí nghiệp
XNK: Xuất nhập khẩu
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tham gia vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu không còn là xu hướng mà trởthành nhu cầu thực sự của các doanh nghiệp khi quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
và tự do hóa thương mại của Việt Nam ngày càng sâu rộng, giúp Việt Nam trở thànhmột trong những địa chỉ hấp dẫn về đầu tư Sự gia tăng không ngừng của các chuỗicung ứng toàn cầu cùng sự phát triển của khu vực dịch vụ đã đem đến những thuận lợi
về tốc độ và thời gian cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Đặc biệt là các doanhnghiệp trong ngành dệt may - một trong những ngành đóng vai trò quan trọng trongtăng trưởng kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu và là chìa khoá để giải quyết việc làm chongười dân Việt Nam Tuy nhiên việc hội nhập sâu vào chuỗi cung ứng dệt may toàncầu đang trải qua giai đoạn khó khăn đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ do cónhiều điểm hạn chế như vị thế cạnh tranh, khả năng tham gia phân công lao động quốc
tế còn thấp, thiếu tầm nhìn và chiến lược cạnh tranh Một khó khăn nữa của ngành dệtmay là nguyên phụ liệu, máy móc chủ yếu vẫn nhập từ nước ngoài, chi phí lưu khobãi, vận tải hàng hóa ngày càng tăng cao dẫn đến quản lý và phân phối sản phẩm giảmhiệu quả và ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Do
đó, phần lớn các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chỉ tham gia ở khâu thấp nhất trongchuỗi cung ứng là gia công Vì thế một trong những giải pháp tối ưu nhất hiện nay vớingành dệt may là phải phát triển hoạt động Logistics giúp các doanh nghiệp dệt mayViệt Nam đứng ở vị trí cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Công ty cổ phần may Nam Định là một trong những đơn vị có tốc độ phát triểnnhanh và có đóng góp to lớn trong kim ngạch xuất khẩu của ngành nhưng cũng khôngnằm ngoài những khó khăn của ngành khi tham gia vào chuỗi cung ứng dệt may quốc
tế Vấn đề cấp thiết hiện nay đối với ngành và cụ thể là đối với Công ty cổ phần mayNam Định là phải có sự kiểm soát tối ưu hóa tất cả quá trình từ đầu vào đến đầu rathành một hệ thống, điều này chỉ có thể thực hiện bằng việc hoàn thiện hoạt độnglogistics
Với ý nghĩa như vậy, em xin chọn đề tài “ Hoàn thiện hoạt động logistics tại Công Ty Cổ Phần May Nam Định”
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Điểm mới của đề tài là nội dung nghiên cứu về logistics, đây là lĩnh vực còntương đối mới về mặt lý luận ở nước ta, cho đến nay mới chỉ có một số công trìnhnghiên cứu chuyên về logistics được xuất bản ở Việt Nam như:
Trang 7“Quản trị logistics kinh doanh”, PGS.TS An Thị Thanh Nhàn, TS Nguyễn
Thông Thái, Nhà xuất bản Thống Kê, (2011)
“Quản trị Logistics”, PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân, Nhà xuất bản Thống kê,
Tuy nhiên chưa có bài viết chuyên sâu về hoàn thiện hoạt động logistics tạiCông ty cổ phần may Nam Định do đó luận văn không trùng lặp với các đề tài, côngtrình, bài viết trên Logistics tuy đã có lâu vẫn còn khá mới mẻ nên có sự hạn chế vềtiếp cận tài liệu trong nước và nước ngoài
Trên cơ sở khai thác những điểm mạnh, tận dụng cơ hội và khắc phục khó khăn
đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động logistics tại Công ty cổ phần may NamĐịnh đồng thời kiến nghị lên các ban ngành, các cấp địa phương để hỗ trợ cho việchoàn thiện các giải pháp này
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp:Tìm kiếm số liệu cần thiết qua các báo cáo của Công ty như: Báo
cáo hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa các năm, báo cáo ước thực hiện các chỉ tiêusản xuất kinh doanh chủ yếu qua các năm, báo cáo thành tích sản xuất các năm, báocáo tình hình lao động, tiền lương, thưởng, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh
Trang 8doanh các năm Đồng thời tham khảo tài liệu liên quan đến các hoạt động logisticstrong ngành dệt may Việt Nam thông qua báo chí, internet,
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc tiếp cận, tìm hiểu và quan sát thực tế trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần may Nam Định Đồng thời điều tra,
phỏng vấn trực tiếp cán bộ, nhân viên Công ty
Phương pháp phân tích thống kê, so sánh và tổng hợp dữ liệu
Sử dụng phương pháp phân tích để phân tích kết quả hoạt động kinh doanh củaCông ty qua các năm từ đó đưa ra các so sánh và có những đánh giá khách quan vềthực trạng hoạt động logistics tại Công ty
5 Kết cấu đề tài
Chương 1: Những tiền đề lý luận về logistics tại các doanh nghiệp sản xuất kinhdoanh
Chương 2: Thực trạng hoạt động logistics tại Công ty cố phần may Nam Định
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động logistics tại Công ty cổ phầnmay Nam Định
Trang 9CHƯƠNG 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LOGISTICS TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH
1.1 Hoạt động logistics tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
1.1.1 Khái niệm, vị trí và vai trò của logistics tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
1.1.1.1 Khái niệm Logistics
Logistics là một thuật ngữ có nguồn gốc Hi Lạp – logistikos – phản ánh mônkhoa họa nghiên cứu tính quy luật của các hoạt động cung ứng và đảm bảo các yếu tố
tổ chức, vật chất và kỹ thuật ( do vậy, một số từ điển định nghĩa hậu cần ) để cho quátrình chính yếu được tiến hành đúng mục tiêu
Dưới góc độ quản trị chuỗi cung ứng thì: “ Logistics là quá trình tối ưu hóa về vịtrí, lưu trữ và chu chuyển các tài nguyên, yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên lànhà cung cấp, qua nhà sản xuất, người bán buôn, người bán lẻ đến tay người tiêu dùngthông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế ”
Từ hai khái niệm trên ta đưa ra khái niệm cuối cùng: Logistics kinh doanh là quá trình tối ưu hóa về vị trí và thời gian, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên
từ điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng đến tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế
1.1.1.2 Vị trí và vai trò của logistics tại doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
Trước đây logistics thường được coi là một bộ phận hợp thành các chức năngmarketing và sản xuất của doanh nghiệp Marketing coi logistics là nhiệm vụ của biến
số phân phối, cụ thể là chức năng phân phối vận động vật chất Sản xuất coi logistics
là việc lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy chọn nguồn cung ứng tốt và phân phốihàng hóa thuận tiện
Quan điểm kinh doanh hiện đại ngày nay coi logistics là một chức năng độc lậpđồng thời có mối lien hệ tương hỗ với các chức năng cơ bản khác như sản xuất, tàichính và marketing phần giao diện giữa chúng có những hoạt động chung
Trang 10Hình 1.1: Vị trí chức năng logistics với các chức năng khác tại doanh nghiệp
Trong nền kinh tế hiện đại yêu cầu cạnh tranh và hội nhập đòi hỏi các doanhnghiệp phải tham gia vào các chuỗi cung cấp giá trị nhằm tận dụng lợi thế cạnh tranh
và thu được lợi nhuận qua việc tạo ra giá trị gia tăng trong các chuỗi cung cấp Xéttheo quan điểm này thì logistics là một trong những hoạt động chính yếu đóng góp vàochuỗi giá trị gia tăng cho doanh nghiệp Quan điểm này thừa nhận logistics như một bộphần thống nhất trong chuỗi các hoạt động cơ bản tạo ra giá trị gia tăng cho doanhnghiệp
Nhờ hoạt động Logistics tạo ra những lợi ích về thời gian và địa điểm cho sảnphẩm, mà sản phẩm có thể đến đúng vị trí cần thiết vào thời điểm thích hợp Chính vìvậy mà logistics ngày càng chiếm vai trò quan trọng tại các doanh nghiệp trong điềukiện kinh doanh hiện nay
Trang 11- Logistics nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí trong quá trình sảnxuất, tăng cường sức cạnh tranh cho doanh nghiệp Nó giúp phối hợp các biến sốmarketing –mix, gia tăng sự hài lòng của khách hàng, trực tiếp làm giảm chi phí, giántiếp làm tăng lợi nhuận trong dài hạn.
- Logistics cho phép doanh nghiệp di chuyển hàng hóa và dịch vụ hiệu quả đếnkhách hàng Logistics không chỉ góp phần tối ưu hóa về vị trí mà còn tối ưu hóa cácdòng hàng hóa và dịch vụ tại doanh nghiệp nhờ vào việc phân bổ mạng lưới các cơ sởkinh doanh và điều kiện phục vụ phù hợp với yêu cầu vận động hàng hóa Hơn thế nữacác mô hình quản trị và phương án tối ưu trong dự trữ, vận chuyển, mua hàng, và hệthống thông tin hiện đại sẽ tạo điều kiện để đưa hàng hóa đến nơi khách hàng yêu cầunhanh nhất với chi phí thấp, cho phép doanh nghiệp thực hiện hiệu quả các hoạt độngcủa mình
- Logistics có vai trò hỗ trợ nhà quản lý đưa ra quyết định chính xác trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh, là một nguồn lợi tiềm tàng cho doanh nghiệp Điều này cóthể giúp cho việc bán hàng ở mức chi phí thấp hơn nhờ vào hệ thống logistics hiệuquả hoặc cung cấp dịch vụ khách hàng với trình độ cao hơn do dó tạo ra uy tín
Xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân ngành logistics có vị trí ngàycàng quan trọng trong các nền kinh tế hiện đại và có ảnh hưởng to lớn đến sự pháttriển kinh tế của các quốc gia và toàn cầu Phần giá trị gia tăng do ngành logistics tạo
ra ngày càng lớn và tác động của nó thể hiện rõ dưới những khía cạnh dưới đây:
- Logistics là công cụ liên kết các hoạt động kinh tế trong một quốc gia và toàncầu qua việc cung cấp nguyên liệu, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường.Chính vì vậy sự phân phối sản phẩm từ các nguồn ban đầu đến nơi tiêu thụ trở thànhmột bộ phận vô cùng quan trọng trong GDP ở mỗi quốc gia
- Tối ưu hóa các chu trình sản xuất, kinh doanh từ khâu đầu vào đến khi sảnphẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng Logistics hỗ trợ sự di chuyển và dòng chảycủa nhiều hoạt động quản lý hiệu quả, nó tạo thuân lợi trong việc bán hầu hết các loạihàng hóa và dịch vụ
- Tiết kiệm và giảm chi phi phí trong lưu thông phân phối Logistics mang lạihiệu quả cao không chỉ ở chất lượng dịch vụ cung cấp mà còn tiết kiệm tối đa về thờigian,tiền bạc cho các quá trình lưu thông phân phối trong nền kinh tế
- Mở rộng thị trường trong buôn bán quốc tế, hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa hoạtđộng kinh doanh và vận tải quốc tế Trong thời đại toàn cầu hóa thương mại quốc tế là
sự lựa chọn tất yếu cho mọi quốc gia trong tiến trình phát triển đất nước Các giao dịchquốc tế chỉ được thực hiện và mang lại hiệu quả cho quốc gia khi dựa trên một hệthống logistics rẻ tiền và chất lượng cao Hệ thống này giúp cho mọi dòng hàng hóa
Trang 12được lưu chuyển thuận lợi, suôn sẻ từ quốc gia này đến quốc gia khác nhờ việc cungứng kịp thời, phân phối chính xác, chứng từ tiêu chuẩn, thông tin rõ ràng…
1.1.2 Khái niệm, mô hình và mục tiêu tại doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
1.1.2.1 Khái niệm và mô hình quản trị logistics
Trong phạm vi một doanh nghiệp, quản trị logistics được hiểu là một phần củaquá trình chuỗi cung ứng, bao gồm việc lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát sự dichuyển và dự trữ các sản phẩm, dịch vụ và thông tin có liên quan một cách hiệu lực vàhiệu quả từ các điểm khởi nguồn đến các điểm tiêu dùng theo yêu cầu đơn đặt hàngcủa khách hàng Với nhận thức này hoạt động quản trị logistics tại các doanh nghiệpkinh doanh được mô hình hóa theo sơ đồ sau :
Trang 13Tiện lợi về thời gian và địa điểm
Định hướng thị trường ( lợi thế cạnh tranh )
Tài sản sở hữu
Hiệu quả vận động hàng hóa tới khách hàng
Khác
h hàng
Nhà cung
phẩm
Bán thành phẩmQuản trị logistics
Kiểm soátThực thi
Trang 14Hình 1.2 : Mô hình quản trị logistics cơ bản tại các công ty kinh doanh
1.1.2.2 Mục tiêu quản trị logistics
Theo E.Grosvenor Plowman, mục tiêu của hệ thống logistics là mang tới chokhách hàng các lợi ích( 7 rights): đúng khách hàng, đúng sản phẩm, đúng số lượng,đúng điều kiện, đúng địa điểm, đúng thời gian Tuy nhiên xét dưới góc độ chuỗi cungứng giá trị thì mục tiêu của quản trị logistics là tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng
và doanh nghiệp bằng cách cung ứng hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn các nhu cầu
và đòi hỏi của các đơn đặt hàng theo cách hiệu quả nhất mà doanh nghiệp có thể thựchiện Theo quan điểm này các giá trị gia tăng mà quản trị logistics tạo ra tập trung vàohai nhóm lợi ích
a Nhóm lợi ích dịch vụ
Để tạo ra giá trị gia tăng từ dịch vụ logistics, cần xác định mức dịch vụ kháchhàng có tính chiến lược, đó là mức dịch vụ thỏa mãn nhu cầu dịch vụ cho các nhómkhách hàng mục tiêu và có ưu thế so mới đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp Mứcdịch vụ này được đo lường theo 3 tiêu chuẩn:
Trang 15a1 Tính sẵn có của hàng hóa/dịch vụ tại các điểm bán và nơi cung cấp là một
cách thức để đánh giá khả năng đáp ứng mong đợi của khách hàng trong quá trình vậnhành các hoạt động logistics Tính sẵn có được đánh giá theo 3 chỉ tiêu:
- Tỷ lệ phần trăm hàng hóa có mặt tại kho ở một thời điểm
- Tỷ lệ hoàn thành đơn hàng
- Tỷ lệ phần trăm những đơn đặt hàng đã được thực hiện đầy đủ
a2 Hiệu suất nghiệp vụ đề cập tới thời gian cần thiết để đáp ứng yêu cầu của
khách hàng qua các đơn hàng Hiệu suất nghiệp vụ thể hiện qua chỉ tiêu tốc độ và độ
ổn định thời gian giao hàng Trong thực tế mọi khách hàng đều muốn giao hàng nhanhtuy nhiên phân phối nhanh sẽ bị giảm giá trị nếu thiếu sự ổn định giữa các đơn hàng kếtiếp Một khách hàng thu được rất ít lợi ích khi nhà cung cấp hẹn cung ứng hôm saunhưng lại bị chậm Để đạt được sự thông suốt này các doanh nghiệp nhằm vào sự ổnđịnh trước hết sau đó mới là tốc độ
Như vậy hiệu suất dịch vụ chính là khả năng cung ứng dịch vụ thể hiện qua mức
độ thực hiện đơn hàng của công ty Các hoạt động taho nên một vòng quay đơn đặthàng điển hình bao gồm:
Hình thành và truyền đạt đơn đặt hàng – Xử lý đơn đặt hàng và chấp nhận thanh toán – Chuẩn bị sẵn sàng hàng hóa – Làm vận đơn và chứng từ - Vận chuyển và giao hàng
Các chỉ tiêu tốc độ, sự phù hợp và tính linh hoạt của các hoạt động phục vụkhách hàng có liên quan trực tiếp đến toàn bộ cơ cấu vòng quay đơn đặt hàng và thểhiện hiệu suất nghiệp vụ của hoạt động logistics
a3 Độ tin cậy dịch vụ hay chất lượng phục vụ đề cập tới khả năng của một công
ty thực hiện hoàn hảo các hoạt động đáp ứng đơn đặt hàng
Toàn bộ quá trình phục vụ khách hàng đều đề cập tới việc thỏa mãn yêu cầu củakhách hàng, do đó chất lượng phục vụ được xem xét trước hết với hai chỉ tiêu: sự sẵn
Trang 16có của hàng hóa và khả năng cung ứng dịch vụ bởi vì đây là hai chỉ tiêu quan trọngđáp ứng sự mong đợi của khách hàng Ngoài ra các chỉ tiêu về an toàn cho hàng hóanhư vận chuyển hàng hóa an toàn, các vận đơn chính xác hoặc hoàn hảo, Tuy nhiênnhững chỉ tiêu này rất khó đánh giá hoặc đinh lượng.
Chất lượng dịch vụ logistics không đến dễ dàng nó đòi hỏi phải lập kế hoạch kỹlưỡng về lực lượng lao động, sự hỗ trợ trong quá trình vận hành nghiệp vụ, việc đolường chính xác và cải tiến liên tục
b Nhóm lợi ích chi phí
Một hệ thống logistics được thiết kế và điều hành tốt phải giúp công ty tạo ra lợithế cạnh tranh Như vậy, quản trị logistics không thể chỉ đáp ứng chất lượng dịch vụkhách hàng mà phải mang lại những lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp qua việc giảmthiểu các chi phí của hệ thống Theo khảo sát các ngành kinh doanh khác nhau có mứcchi phí logistics khác nhau Do đó nếu quản trị logistics tốt có thể tiết kiệm được mộtkhoản chi phí đáng kể, góp phần tăng lợi nhuận của công ty Bên cạnh đó, quản trịlogistics tốt còn góp phần tăng tốc độ chu chuyển và rút ngắn thời gian thu hồi vốn
Thông thường, chi phí logistics là các khoản chi phí bằng tiền có liên quan đếnviệc thực hiện các yêu cầu của hoạt động logistics Tông r chi phí logistics được tính
từ chi phí của các hoạt động cấu thành, bao gồm 6 loại chi phí chủ yếu:
- Chi phí dịch vụ khách hàng (F1): bao gồm các chi phí để hoàn tất những yêucầu đơn đặt hàng ( chi phí phân loại, kiểm tra, bao bì đóng gói, dán nhãn, ); chi phí đểcung cấp dịch vụ, hàng hóa; chi phí để giải quyết tình huống hàng bị trả lại chi phídịch vụ khách hàng liên quan mật thiết với các khoản chi phí vận tải, chi phí dự trữ vàchi phí công nghệ thông tin
- Chi phí vận tải (F2): là một trong nhưng khoản lớn nhất trong chi phí logistics.Chi phí vận tải chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: loại hàng hóa, quy mô hànghóa, quy mô lô hàng, tuyến đường vận tải, Chi phí vận tải của một đơn vị hàng hóa(cước phí) tỉ lệ nghịch với khối lượng vận tải và với quãng đường vận chuyển
- Chí phí kho bãi (F3): nhằm đảm bảo cho các kho được diễn ra suôn sẻ, trongmột số trường hợp bao gồm cả chi phí thiết kế mạng lưới kho chi phí khảo sát, chọnđịa điểm và xây dựng kho hàng Tuy nhiên số lượng kho hàng có ảnh hưởng đến dịch
vị khách hàng và doanh thu của công ty nên cần phân tích, tính toán kỹ lưỡng để cânbằng chi phí giữa quản lý kho, chi phí dựu trữ, chi phí vận tải với khoản doanh thu có
Trang 17thể bị tăng hoặc giảm tương ứng khi quyết định số lượng kho cần có trong hệ thốnglogistics
- Chi phí xử lí đơn hàng và quản lý thông tin (F4): Để hỗ trợ dịch vụ khách hàng
và kiểm soát chi phí một cách hiệu quả cần bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ để traođổi thông tin với khách hàng và các bộ phận liên quan nhằm giải quyết đơn hàng, thiếtlập các kênh phân phối, dự báo nhu cầu thị trường Chi phí này liên quan đến chi phíquản lý kho, dự trữ, sản xuất,
- Chi phí mua (F5): Để lô hàng đủ theo yêu cầu, khoản chi phí này dùng cho thugom, chuẩn bị hàng cung cấp cho khách Bao gồm nhiều khoản chi phí nhỏ: Xây dựng
cơ sở gom hàng, tìm nhà cung cấp, mua và tiếp nhận nguyên vật liệu
- Chi phí dự trữ (F6): Hoạt động logistics tạo ra chi phí dự trữ Chi phí này tănghoặc giảm tùy theo số lượng hàng hóa dự trữ nhiều hay ít Có 4 loại chi phí dự trữ: Chiphí vốn hay cơ hội khoản chi phí này công ty có thể thu hồi lại được Chi phí dịch vụ
dự trữ gồm cả bảo hiểm và thuế đánh lên lượng dự trữ Chi phí mặt bằng kho bãi, chiphí này thay đổi theo mức độ dự trữ Chi phí để phòng ngừa rủi ro khi hàng hóa bị lỗithời, mất cắp, rủi ro,
Tổng chi phí logistics được tính qua công thức:
Flog= F1+F2+F3+F4+F5+F6
Trong đó:Flog là tổng chi phí logistics
F1, F2, … F6 là các chi phí cấu thành
1.2 Quá trình của quản trị logistics tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
1.2.1 Quá trình quản trị logistics
1.2.1.1 Lập kế hoạch logistics
Bao gồm một loạt các kỹ thuật liên quan đến việc thiết kế các kế hoạch tần chiếnlược như thiết kế mạng lưới, lập kế hoạch và dự đoán nhu cầu, phối hợp các nguồnlực, kế hoạch hóa cung ứng, sắp xếp và lên kế hoạch sản xuất, kế hoạch phân phối, các
kế hoạch tầm chiến thuật như quản trị dự trữ, vận tải và tác nghiệp như nghiệp vụ kho,quá trình đặt hàng và các sự kiện xảy ra trong ngày
1.2.1.2Thực thi logistics
Trang 18Thực thi logistics là quá trình chuyển các chiến lược và kế hoạch logistics thànhhành động nhằm mục đích thực hiện các mục tiêu của quản trị logistics
Thực thi logistics bao gồn nhiều nội dung khác nhau nhưng về cơ bản là nhữngvấn đề: Xây dựng kế hoạch nghiệp vụ logistics, Tổ chức logistics, Tổ chức sử dụngcác nguồn lực logistics, Nhân lực cho hoạt động logistics
Hình thức cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong thực thilogistics Cấu trúc phân chia công việc của doanh nghiệp thành các công tác chi tiết,phân công công tác cho mọi người và các bộ phận, đem lại hiệu quả thông qua chuyênmôn hóa Sau đó, cấu trúc phối hợp các công tác chuyên môn nhờ xác đinh hình thứcliên kết giữa con người và các bộ phận nhờ vào việc bố trí những tuyến quyền lực vàtruyền tin Mỗi loại hình doanh nghiệp và theo từng giai đoạn phát triển có cấu trúc tổchức thích ứng
Trên cơ sở của mục tiêu và kế hoạch chiến lược logistics, các nhà quản trị phảixây dựng kế hoạch nghiệp vụ Kế hoạch nghiệp vụ là chương trình hoạt động logisticstrong thời gian ngắn Trong kế hoạch nghiệp vụ phải xác định rõ những nội dunglogistics cụ thể tiến hành theo từng thời gian Trên cơ sở đó bố trí các nguồn lực laođộng, thiết bị, nhằm thực hiện các hoạt động logistics một cách hợp lý, nghĩa là đảmbảo chất lượng hoạt động cao với chi phí thấp
Thực thi logistics cũng có nghĩa là sử dụng các nguồn lực cả bên trong và bênngoài doanh nghiệp Xu hướng ngày nay tận dụng triệt để nguồn lực bên ngoài vì tiếtkiệm được vốn đầu tư, sử dụng có hiệu quả các thiết bị và chất lượng các hoạt độngnghiệp vụ logistics cũng cải thiện hơn nhờ các tổ chức dịch vụ logistics chuyên mônhóa
Các kế hoạch logistics được thực thi bởi con người do đó để thực thi thành côngđòi hỏi phải hoạch định nguồn nhân lực cẩn thận.Ở mọi cấp độ, doanh nghiệp phảiđảm bảo cho cấu trúc và các hệ thống phù hợp với kỹ năng, động cơ và những đặcđiểm cá nhân cần thiết của con người Con người của doanh nghiệp cần phải đượctuyển chọn, phân công, huấn luyện và bồi dưỡng
1.2.1.3Kiểm soát logistics
Kiểm soát là quá trình so sánh kết quả hiện hữu với kế hoạch và thiết lập hànhđộng điều chỉnh để cho chúng phù hợp chặt chẽ hơn
Yêu cầu kiểm soát tập trung vào những điều không chắc chawsnlafm biến đổinhững dự tính kế hoạch Những sai khác so với tiêu chuẩn thiết kế có thể do nhiềuđiều kiện không thể nào dự đoán được một cách ổn định Ngoài ra còn có thể có nhữngthay đổi cơ bản diễn ra trong môi trường logistics làm biến đổi kế hoạch Chẳng hạnnhững thay đổi về điều kiện kinh tế, công nghệ và những biến đổi thái độ khách hàngkhông thể thấy trước lúc hoạch định, nhưng có thể làm ảnh hưởng đến kế hoạch
Trang 19Quá trình kiểm soát bao gồm các hoạt động kiểm tra những điều kiện thay đổi vàtiến hành điều chỉnh Quá trình hoạch định và thực thi hoàn hảo thì không cần kiểmsoát Do điều này rất hiếm gặp nên các nhà quản trị logistics phải triển khai bộ máykiểm soát để đảm bảo thực hiện các mục tiêu mong muốn.
1.2.2 Các hoạt động logistics chức năng
1.2.2.1 Dịch vụ khách hàng
Trong hoạt động logistics, dịch vụ khách hàng được hiểu là toàn bộ kết quả đầu
ra, là thước đo chất lượng của hệ thống logistics Là điểm khởi đầu cho toàn bộ dâychuyền chuỗi logistics, do đó muốn phát triển logistics phải có sự quan tâm thích đángđến dịch vụ khách hàng Kết quả của quá trình này tạo ra giá trị giai tăng cho sản phẩmhay dịch vụ được trao đổi, được đo bằng hiệu số giá trị đầu ra và giá trị đầu vào củamột loạt các hoạt động kinh tế có quan hệ tương hỗ với nhau và thể hiện qua sự hàilòng của khách hàng.Là thước đo chất lượng toàn bộ hệ thống logistics, dịch vụ kháchhàng có ảnh hưởng lớn đến thị phần, đến tổng chi phí logistics và đến lợi nhuận củadoanh nghiệp Tùy theo từng lĩnh vực và đặc điểm vật chất của sản phẩm tại doanhnghiệp kinh doanh mà giái trị cộng thêm vào sản phẩm và dịch vụ do logistics manglại không giống nhau
1.2.2.2 Hệ thống thông tin
Quản trị logistics hiện đại đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý được hệ thốngthông tin phức tạp Bao gồm thông tin trong nội bộ từng tổ chức, thông tin trong từng
bộ phận chức năng của doanh nghiệp, thông tin trong các khâu dây chuyền cung ứng
và sự phối hợp thông tin giữa các tổ chức, bộ phận và công đoạn ở trên Trong đótrọng tâm là thông tin xử lý đơn đặt hàng của khách, hoạt động này được coi là trungtâm thần kinh của hệ thống logistics Trong điều kiện hiện nay những thành tựu củacông nghệ thông tin với sự giúp đỡ của máy vi tính sẽ giúp cho việc quản trị thông tinnhanh chóng , chính xác, kịp thời Nhờ đó doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định đúngđắn vào thời điểm nhạy cảm nhất Điều này giúp cho logistics thực sự trở thành mộtcông cụ cạnh tranh lợi hại của doanh nghiệp
1.2.2.3 Quản lý dự trữ
Trang 20Dự trữ là sự tích lũy sản phẩm, hàng hóa tại các doanh nghiệp trong quá trình vậnđộng từ điểm đầu đến điểm cuối của mỗi dây chuyền cung ứng, tạo điều kiện cho quátrình tái sản xuất diễn ra liên tục, nhịp nhàng, thông suốt Dự trữ trong nền kinh tế còncần thiết do yêu cầu cân bằng cung cầu đối với các mặt hàng theo thời vụ, để đề phòngcác rủi ro, thỏa mãn những nhu cầu bất thường của thị trường, dự trữ tốt sẽ đem lạihiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp
1.2.2.4 Quản trị vận chuyển
Là việc sử dụng các phương tiện chuyên chở để khắc phục khoảng cách về khônggian của sản phẩm và dịch vụ trong hệ thống logistics theo yêu cầu của khách hàng.Nếu sản phẩm được đưa đến đúng vị trí mà khách hàng yêu cầu tức là giá trị của nó đãđược tăng thêm
Mặt khác việc sử dụng phương thức và cách thức tổ chức vận chuyển còn giúpcho sản phẩm có đến đúng vào thời điểm khách hàng cần hay không? Điều này cũngtạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm Như vậy bằng cách quản trị vận chuyển tốt sẽgóp phần đưa sản phẩm đến đúng nơi và đúng lúc phù hợp với nhu cầu của khách hàngCác yêu cầu về vận chuyển có thể đáp ứng theo 3 cách:
1) Bằng năng lực vận tải riêng của hãng
2) Ký hợp đồng với các nhà vận tải chuyên nghiệp
3) Liên kết với nhiều nhà vận tải để họ cung ứng mọi dịch vụ vận chuyển
1.2.2.5 Quản trị kho hàng
Bao gồm việc thiết kế mạng lưới kho tàng ( số lượng, vị trí và quy mô ), tính toán
và trang bị các thiết bị nhà kho, tổ chức các nghiệp vụ kho Quản lý hệ thống thông tingiấy tờ chứng từ, tổ chức quản lý lao động trong kho Giúp cho sản phẩm được duy trìmột cách tối ưu ở những vị trí cần thiết xác định trong hệ thống logistics, nhờ đó màcác hoạt động được diễn ra một cách bình thường
1.2.2.6 Quản lý vật tư và mua hàng hóa
Nếu dịch vụ khách hàng là đầu ra của hệ thống logistisc thì vật tư, hàng hóa làđầu vào của quá trình này Mặc dù không trực tiếp tác động vào khách hàng nhưngquản lý hàng hóa và vật tư có vai trò tạo tiền đề quyết định đối với chất lượng toàn bộ
hệ thống Hoạt động này bao gồm: Xác định nhu cầu vật tư, hàng hóa, tìm kiếm và lựa
Trang 21chọn nhà cung cấp, Tiến hành mua sắm, Tổ chức vận chuyển, tiếp nhận và lưu kho,bảo quản và cấp cho người sử dụng,
Trang 221.3 Các nhân tố ảnh hưởng và một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động logistics tại doanh nghiệp
1.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng
1.3.1.1 Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Đây là các nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của các doanh nghiệp cung ứng dịch
vụ logistics, và do đó có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các dịch vụ logistics Cácnhân tố này bao gồm: Yếu tố chính trị, pháp luật; yếu tố kinh tế; yếu tố khoa học-côngnghệ; yếu tố hạ tầng và điều kiện tự nhiên; sự cạnh tranh trong ngành kinh doanh dịch
vụ logistics;yếu tố khách hàng (các doanh nghiệp thuê các dịch vụ logistics)
a Yếu tố chính trị, pháp luật
Trong kinh doanh hiện đai, các yếu tố chính trị, pháp luật ngày càng có ảnhhưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nền kinh tế thị trường có sựđiều tiết của Nhà nước hiện nay là nền kinh tế phổ biến trên thế giới Khi tham gia vàokinh doanh, để thành công trên thương trường thì các doanh nghiệp phải không nhữngnắm vững pháp luật trong nước mà còn phải hiểu và nắm vững pháp luật quốc tế tại thịtrường mà mình kinh doanh Đồng thời với việc nắm vững luật pháp thì các doanhnghiệp cũng phải chú ý tới môi trường chính trị Chính trị có ổn định thì sẽ giúp cácdoanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình Các yếu tố cơ bảnthuộc môi trường chính trị, pháp luật là:Sự ổn định về chính trị và đường lối ngoạigiao, Sự cân bằng của các chính sách của Nhà nước, Quan điểm, mục tiêu, định hướngphát triển kinh tế xã hội, Hệ thống pháp luật và mức độ hoàn thiện của hệ thống phápluật
Trước năm 2005, luật pháp Việt Nam chưa hề có quy định về việc kinh doanhdịch vụ logistics cũng như các hình thức dịch vụ logistics Đến tận khi luật Thươngmại được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005 và nghị định 140/2007/NĐ-CP củaChính phủ mới có quy định chi tiết về các dịch vụ logistics và điều kiện kinh doanhdịch vụ logistics
Trang 23Trước kia, các dịch vụ logistics mà chủ yếu là dịch vụ vận tải, giao nhận thì Nhànước nắm quyền chi phối.Gần đây, việc kinh doanh dịch vụ logistics được Nhà nướccho phép mọi thành phần kinh tế đều có thể tham gia kinh doanh Điều này tạo nên sựcạnh tranh gay gắt trong ngành cung ứng dịch vụ logistics đồng thời cũng tạo nên sự
đa dạng, phong phú của các dịch vụ logistics, chất lượng dịch vụ cũng tốt hơn
b Yếu tố kinh tế
Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến kết quả và hiệu quả kinhdoanh của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics nóiriêng.Các yếu tố kinh tế bao gồm một phạm vi rất rộng từ các yếu tố tác động đến nhucầu sử dụng dịch vụ logistics và các yếu tố liên quan đến việc huy động và sử dụng cácnguồn lực của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics để cung ứng các dịch vụlogistics cho khách hàng Các yếu tố cơ bản nhất ảnh hưởng đến các doanh nghiệpkinh doanh dịch vụ logistics và các dịch vụ logistics là: Tốc độ tăng trưởng của GDP;lãi suất tiền vay, tiền gửi ngân hàng; tỷ lệ lạm phát; tỷ giá hối đoái; mức độ thấtnghiệp; cán cân thanh toán; chính sách tài chính, tín dụng; kiểm soát về giá cả, tiềnlương tối thiểu; tiềm năng phát triển và gia tăng đầu tư Các yếu tố này ảnh hưởng đếnphương thức và cách thức kinh doanh của các doanh nghiệp Sự thay đổi của các yếu
tố này và tốc độ thay đổi, chu kỳ thay đổi đều tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ đối với cáchoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Thậm chí còn có thể làm thay đổi cả mụctiêu, phương hướng và cả chiến lược của doanh nghiệp
Trong thời gian vừa qua, tốc độ tăng trưởng hàng năm của nước ta đều đạt trungbình trên 8% Chính vì vậy càng kích thích việc đầu tư và mở rộng quy mô của cácdoanh nghiệp khiến cho nhu cầu sử dụng các dịch vụ logistics không ngừng tăng, đây
là cơ hội cho phép các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics mở rộng quy mô, sảnphẩm dịch vụ logistics cũng như thị trường của mình, cũng là cơ hội cho các doanhnghiệp mới có thể ra nhập thị trường
c Yếu tố công nghệ
Trong thời đại khoa học-công nghệ phát triển như vũ bão, việc áp dụng các tiến
bộ này vào sản xuất kinh doanh làm cho hiệu quả ngày càng cao hơn Các doanhnghiệp cung ứng dịch vụ logistics nghiên cứu và áp dụng các tiến bộ khoa học côngnghệ không những cho chính doanh nghiệp mình mà còn nhằm thực hiện dịch vụ tưvấn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Sự phát triển của thương mại điện tử
Trang 24đã đưa các doanh nghiệp tiên tiến đến việc ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt độngkinh doanh của mình Điều đó đã làm cho chất lượng dịch vụ logistics của các doanhnghiệp cung ứng tăng lên rõ rệt và sẽ mang lại sức cạnh tranh cao cho các doanhnghiệp có ứng dụng dịch vụ mới vào kinh doanh.
d Yếu tố cơ sở hạ tầng và điều kiện tự nhiên
Đối với sự phát triển của các dịch vụ logistics thì yếu tố cơ sở hạ tầng và điềukiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn Cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống giao thông vận tải( đường, phương tiện, bến bãi ), hệ thống thông tin, hệ thống bến cảng nhà kho, điệnnước hệ thống cơ sở hạ tầng tốt là điều kiện thuận lợi cho phát triển dịch vụ logistics,đặc biệt là dịch vụ vận tải Điều kiện tự nhiên là yếu tố cần được các doanh nghiệpkinh doanh dịch vụ logistics đặc biệt quan tâm Bởi các yếu tố như nắng, mưa, hạnhán, lụt, dịch bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến việc cung ứng dịch vụ, đặc biệt là dịch vụvận tải đường biển vì nếu điều kiện không thuận thì sẽ không thực hiện được dịch vụnày, thậm chí còn gây thiệt hại lớn bởi rủi ro trong vận tải biển là rất cao Bên cạnh đócũng phải kể đến ảnh hưởng của sự khan hiếm của các nguyên,nhiên vật liệu, sự giatăng của chi phí năng lượng
e Sự cạnh tranh trong ngành dịch vụ logistics
Cạnh tranh trong ngành dịch vụ logistics càng gay gắt thì loại hình dịch vụlogistics càng phong phú, chất lượng dịch vụ logistics càng được nâng cao Khi đề cậpđến vấn đề cạnh tranh, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics phải xem xét xemđối thủ của mình là ai, số lượng bao nhiêu, mức độ cạnh tranh thế nào Trong thời gianqua cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế trong nước là định hướng mởcửa kinh doanh dịch vụ logistics Số lượng các doanh nghiệp logistics được mở ngàycàng nhiều và dẫn đến cạnh tranh trong ngành ngày một gay gắt hơn không chỉ cácdoanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics trong nước mà còn có sự góp mặt của nhiềudoanh nghiệp logistics nước ngoài
f Yếu tố khách hàng
Trang 25Khách hàng chiếm vị trí trung tâm trong mọi hoạt động kinh doanh của cácdoanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics, để hoạt động cóhiệu quả thì các doanh nghiệp phải bán được hàng tức là phải có khách hàng thuê dịch
vụ logistics Khách hàng của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics chủ yếu làcác doanh nghiệp Các doanh nghiệp này có nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics lớn thìngành dịch vụ logistics mới phát triển được Hiện nay không ít doanh nghiệp tự mìnhthực hiện các hoạt động logistics mà không thuê dịch vụ ngoài Vì vậy, ngành dịch vụlogistics muốn phát triển thì phải cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thấy đượclợi ích to lớn của việc sử dụng dịch vụ logistics
1.3.1.2 Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp
Đây là những yếu tố chủ quan mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được, bao gồmcác nhân tố: tiềm lực doanh nghiệp, hệ thống thông tin, nghiên cứu và phát triển
a Tiềm lực doanh nghiệp
Tiềm lực doanh nghiệp thể hiên ở nhiều mặt: qui mô của doanh nghiệp; cơ sởvật chất kĩ thuật; cơ cấu tổ chức bộ máy lãnh đạo; tài năng, trình độ chuyên môn vàkinh nghiệm quản lý của các nhà lãnh đạo; trình độ tay nghề, sự thành thạo kỹ thuật,nghiệp vụ của lao động; tiềm lực tài chính, khả năng huy động vốn
Doanh nghiệp có qui mô lớn thì có khả năng cung ứng các dịch vụ logistics vớinhiều loại hình dịch vụ, đảm bảo chất lượng của dịch vụ, có thể hoạt động trên phạm
vi thị trường lớn, cung ứng dịch vụ cho nhiều khách hàng khác nhau cùng lúc
Cơ sở vật chất kĩ thuật của doanh nghiệp có đầy đủ, đảm bảo thì mới có thể cungcấp cho khách hàng những dịch vụ mà khách hàng yêu cầu với chất lượng tốt Với cácdoanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics thì các cơ sở vật chất kĩ thuật phải kể đếnlà: phương tiện vận tải, kho bãi, máy móc thiết bị phục vụ cho đóng gói, bảo quảnhàng hoá
Người lãnh đạo doanh nghiệp có tài năng, trình độ quản lý sẽ dẫn dắt doanhnghiệp đi lên, ngày càng phát triển Ngược lại, doanh nghiệp sẽ ngày càng đi xuốngthậm chí dẫn đến phá sản
Trang 26Đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics, các nhân viên là nhữngngười trực tiếp cung ứng dịch vụ cho khách hàng Vì vậy, đây là yếu tố rất quan trọngđối với sự phát triển của doanh nghiệp cũng như sự phát triển của dịch vụ logistics.
Tài chính có thể coi là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến sự phát triển của doanhnghiệp logistics cũng như sự phát triển của các dịch vụ logistics Doanh nghiệp kinhdoanh dịch vụ logistics cần một nguồn tài chính lớn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng:phương tiện vận tải, kho bãi Có nguồn tài chính lớn doanh nghiệp mới có thể mởrộng quy mô, đa dạng các dịch vụ cung ứng cho khách hàng
b Hệ thống thông tin
Doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống thu thập thông tin về các yếu tố thuộc môitrường vĩ mô, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nguồn hàng Đối với doanh nghiệp kinhdoanh dịch vụ logistics thì yếu tố thông tin là quan trọng.Thu thập được thông tin thiếtthực, kịp thời giúp doanh nghiệp nắm bắt được nhiều cơ hội tốt trong kinh doanh.Cũng từ đó có các quyết định, các chính sách và chiến lược kinh doanh thích hợp
c Nghiên cứu và phát triển hoạt động logistics
Việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển tuy chi phí tốn kém song hoạt động nayđem lại kết quả ngoạn mục nhất Nó giúp doanh nghiệp: đổi mới, đa dạng hoá và pháttriển các loại hình dịch vụ logistics;hiện đại hoá dây chuyền công nghệ và phươngthức cung ứng dịch vụ cho khách hàng; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cholao động Các doanh nghiệp cần nắm vững được tầm quan trọng của yếu tố này đểđầu tư thích đáng và thu được thành công trong hoạt động kinh doanh của mình
Như vây, qua nghiên cứu tổng thể các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển củacác doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics, chúng ta cũng thấy được ảnh hưởngcủa các nhân tố này đến sự phát triển của các dịch vụ logistics Các doanh nghiệp kinhdoanh dịch vụ logistics càng phát triển thì các dịch vụ logistics cũng ngày càng pháttriển
1.3.2 Một số chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động logistics
1.3.2.1 Đo lường kết quả bên trong
Trang 27Đo lường kết quả bên trong tập trung vào các hoạt động và quá trình so sánh cáchoạt động với mục đích đặt ra trước đây
Có thể phân loại các chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động logistics thành: Chi phí,Dịch vụ khách hàng, Năng suất, Quản trị tài sản và chất lượng
Chi phí để thực hiện các mục tiêu hoạt động xác định là chỉ tiêu phả ánh trực tiếpnhất kết quả logistics Kết quả chi phí logistics chủ yếu được đo bằng tổng số tiền, tỷ
lệ phần trăm trên doanh số, hoặc chi phí trên một đơn vị quy mô
Dịch vụ khách hàng là loại chỉ tiêu đo lường kết quả logistics thứ hai
Năng suất là chỉ tiêu khác để đo lường kết quả của tổ chức Năng suất là mốiquan hệ giữa đầu ra được tạo ra và số lượng đầu vào được hệ thống sử dụng để tạo nênđầu ra này Có 3 loại chỉ tiêu đo lường năng suất cơ bản : thống kê, động thái và đạidiện
Chỉ tiêu đo lường tài sản tập trung vào việc sử dụng đầu tư vốn vào cơ sở vậtchất và thiết bị, cũng như sử dụng vốn vào dự trữ để đạt được các mục đích củalogistics
Chất lượng Các chỉ tiêu đo lường chất lượng, những đánh giá định hướng quátrình được thiết kế để xác định hiệu quả của một loạt các hoạt đọng thay vì một hoạtđộng riêng lẻ Tuy nhiên chất lượng luôn luôn khó đo lường do phạm vi rộng lớn củanó
1.3.2.2 Đo lường kết quả bên ngoài
Trong khi các chỉ tiêu bên trong là quan trọng để kiểm tra theo dõi tổ chức chitiết, thì các chỉ tiêu đo lường kết quả bên ngoài là cần thiết để theo dõi hiểu và pháttriển khách hàng, hiểu sâu sắc những đổi mới từ những ngành khác Đo lường kết quảbên ngoài bao gồm: Chỉ tiêu đo lường mong đợi khách hàng, xác đinh chuẩn mực thựctiễn tốt nhất, đo lường toàn diện chuỗi cung ứng, thỏa mãn khách hàng/ chất lượng
Chỉ tiêu đo lường mong đợi khách hàng: Cấu thành quan trọng kết quả logistics
là đo lường chính xác những mong đợi của khách hàng Những chỉ tiêu đo lường này
có thể thu thập được thông qua điều tra hỗ trợ công ty hoặc ngành, hoặc nhờ vào dòngđơn đặt hàng hệ thống Việc điều tra cơ bản kết hợp các chỉ tiêu đo lường những mongđợi của khách hàng về mặt khả năng đầy đủ hàng hóa, thời gian thực hiện đơn đặthàng, khả năng đảm bảo thông tin, giải quyết khó khăn và hỗ trợ sản phẩm Việc điều
Trang 28tra được triển khai và điều hành bởi bản thân doanh nghiệp hoặc các cố vấn, các đại lýcung ứng, hoặc các tổ chức ngành.
Xác định chuẩn mực thực tiễn tốt nhất: chuẩn mực cũng là khía cạnh quan trọngcủa các chỉ tiêu đo lường toàn diện kết quả Ngày càng có nhiều doanh nghiệp coichuẩn mực như là kỹ thuật để so sánh các nghiệp vụ của mình với các nghiệp vụ củađối thủ cạnh tranh và doanh nghiệp dẫn đầu trong những ngành có và không có quanhệ
Đo lường toàn diệ chuỗi cung ứng : Tập trung kết quả và hiệu quả toàn bộ chuỗicung ứng yêu cầu các chỉ tiêu đo lường phản ánh toàn cảnh thống nhất Toàn cảnh nàyphải so sánh được và phù hợp cho cả chức năng của doanh nghiệp và tình trạng thiết
kế kênh
Thỏa mãn khách hàng/ chất lượng: Các chỉ tiêu thỏa mãn khách hàng/ chất lượng
đo lường khả năng của doanh nghiệp cung cấp toàn bộ sự thỏa mãn cho khách hàng.Các chỉ tiêu thỏa mãn khách hàng/chất lượng dựa trên kết quả bao gồm thực hiện tốtđơn đặt hàng hoàn hảo, thỏa mãn khách hàng và chất lượng sản phẩm Sự thỏa mãnkhách hàng được đo lường bởi những cảm nhận về thời gian thực hiện đơn hàng, cáccấu thành thực hiện đơn hàng hoàn hảo và khả năng đáp ứng với những yêu cầu vềtình trạng đơn đặt hàng, các câu hỏi chất vẫn của khách hàng
Trang 29CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN MAY NAM ĐỊNH 2.1 Khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần may Nam Định
2.1.2 Giới thiệu về Công ty
2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty cổ phần May Nam Định là doanh nghiệp uy tín trực thuộc Tổng công tyDệt May Việt Nam ( Vinatex) được thành lập năm 1960 với tên gọi là Trạm gia côngxuất khẩu Nam Dịnh Đến năm 1965 Trạm gia công được mở rộng và phát triển thànhcông ty xuất khẩu Nam Định trực thuộc Bộ Ngoại Thương Để đáp ứng nhu cầu hàngxuất khẩu tháng 4 năm 1966 Xí Nghiệp May Hà Nam được thành lập trên cơ sở Trạmmay xuất khẩu tạp phẩm Tocontap – Bộ Ngoại Thương
Vì yêu cầu xây dựng đất nước trong hoàn cảnh hòa bình năm 1970 Xí nghiệpmay xuất khẩu Nam Hà được chuyển về Bộ công nghiệp nhẹ quản lý theo tổ chức liênhiệp các xí nghiệp may BCN nhẹ Cũng như mọi Xí nghiệp khác trên toàn miến Bắc,
Xí nghiệp may xuất khẩu Nam Hà trong hoạt động cơ chế bao cấp, sản phẩm chủ yếu
là quần áo bảo hộ lao động và áo budong xuất sang Tiệp Khắc, Cộng hòa dân chủ Đức,Liên Xô cũ theo nghị định thư giữa hai nước Bên cạnh các mặt hàng xuất khẩu hàngnăm Xí nghiệp cũng làm quần áo nội địa nhiệm vụ này kéo dài đến hết năm 1980.Sau năm 1980 Xí nghiệp chuyển sang một bước ngoặt mới trong nhiệm vụ sảmxuất kinh doanh là chuyên sản xuất gia công hàng xuất khẩu với thị trường là Liên Xô
cũ và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu thông qua các hợp đồng mà chính phủ đã kíkết với các nước này
Vào những năm 1990-1991 do Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âutan rã thị trường quen thuộc không còn làm cho công ty gặp muôn vàn khó khăn Tuynhiên với tinh thần vượt khó Xí nghiệp đã dần dần có được thị trường mới và đáp ứngđược những yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng, mẫu mã của sản phẩm Cũng từ đócông ty mạnh dạn đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, đào tạo tuyển dụng công nhân vàbất ngờ chuyển từ bờ vực phá sản sang sự thành công vượt bậc và bắt đầu từ đây Xínghiệp may Nam Định đã khẳng định được chỗ đững của mình trên thị trường
Tháng 10 năm 1992 Xí nghiệp may Nam Định được Bộ công nghiệp nhẹ chophép đổi tên thành Công ty may Nam Định và đến tháng 1 năm 2013 do công cuộc đổimới của nền kinh tế công ty đã được cổ phần hóa theo quyết định 202/2003/QĐ_BCN
ngày 28/11/2003 chuyển thành Công ty cổ phần May Nam Định
2.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ
Trang 30Chức năng:Sản xuất ra những mặt hàng phục vụ nhu cầu may mặc và đảm bảo
chất lượng sản phẩm may mặc của Công ty
Nhiệm vụ của Công ty: Nghiên cứu và định hướng kế hoạch kinh doanh XNK,
đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trong các thị trường tiềm năng Đẩy mạnh chất lượngcuộc sống cho công nhân viên, các chính sách phúc lợi, bảo hiểm theo quy định củanhà nước Quản lý, sử dụng hợp lý các nguồn vốn đồng thời tự tạo them các nguồnvốn trong và ngoài nước để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh Sản xuất kinhdoanh theo ngành nghề đã đăng ký kinh doanh, phát huy năng lực nhằm nâng cao trình
độ và tay nghề của công nhân Mở rộng liên kết kinh doanh trong và ngoài nước Hoànthành số lượng sản phẩm theo hợp đồng đã ký giữa khách hàng và thực hiện theo tiêuchuẩn ISO 9001 – 2000
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và nguồn lực kinh doanh
2.1.2.1 Cơ cấu bộ máy kinh doanh
Trang 31Tổng giám đốc
Phó giám đốc diều hành Xí nghiệp Phó giám đốc điều hành nội chính
XN May II XN May III XN May IVXN May Xuân Trường
Phòng kế hoạch xuất nhập khẩuPhòng kỹ thuật
Sơ đồ 2.1 Bộ máy quản trị kinh doanh của Công ty
Đứng đầu bộ máy là Tổng giám đốc do hội đồng quản trị bầu cử hoặc bổ nhiệm
Tổng giám đốc đó có thể là Chủ tịch hội đồng quản trị hoặc hội viên hội đồng quản trị
của công ty Tổng giám đốc là người điều hành mọi hoạt động của công ty theo pháp
luật, điều lệ công ty và nghị quyết của đại hội cổ đông, nghị quyết của hội đồng quản
trị Tổng giám đốc còn là người đại diện hợp pháp của công ty chịu trách nhiệm trước
hội đồng quản trị, đâị hội cổ đông ,trước pháp luật về các giao dịch, quan hệ trong điều
hành hoạt động của công ty
Trang 32Giúp việc cho Tổng giám giám đốc là 2 phó giám đốc Một phó giám đốc điềuhành xí nghiệp chịu trách nhiệm trực tiếp 5 xí nghiệp may Một phó giám đốc điềuhành nội chính chịu trách nhiệm quản lý các phòng ban chức năng
2.1.2.2 Các nguồn lực của Công ty
3 Số lao động ký hợp đồng lao động không xác
Công ty có lực lượng lao động nữ chiếm 85,42% gấp hơn 6 lần số lao động nam
vì thế lãnh đạo công ty luôn quan tâm chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, thực hiệntốt chính sách với lao động nữ,sắp xếp bố trí công việc phù hợp với điều kiện sức khỏe, năng lực Tạo mọi điều kiện để lao động nữ phát huy khả năng sáng tạo, năng lực sảnxuất, quản lý, công tác
Số lao động kí hợp đồng không xác định thời hạn chiếm 92,05% chứng tỏ tính
ổn định của nguồn nhân lực Tuy nhiên số lao động có xác định thời hạn vẫn chiếmmột tỉ lệ nhất định Vì thế lãnh đạo công ty nên đưa ra các biện pháp để giảm bớt tỷ lệnày
Sơ đồ 2.1 Bộ máy quản trị kinh doanh của Công ty
b Nguồn vốn
Đơn vị tính: Triệu đồng
Trang 33T 2012 so
với 2011
2013 so với 2012
2 Số dư quỹ đầu tư phát triển 9.067 10.00
0 11.000
0.933 1.000
4 Số dư nguồn vốn đầu tư xây dựng
cơ bản
Bảng 2.2 : Cơ cấu nguồn vốn của Công ty từ năm 2011 đến năm 2013
c Cơ sở vật chất, nhà xưởng, trang thiết bị
Hiện nay công ty có lực lượng lao động là 1.358 công nhân lành nghề, làm việctại 04 xí nghiệp thành viên và trên 1.300 máy móc thiết bị hiện đại của Nhật bản, Hoa
kỳ Trong đó có hai cơ sở sản xuất kinh doanh:
Cơ sở chính tại khu công nghiệp Hòa Xá tỉnh Nam Định với tổng diện tích đất là43.9742 m2 Trong đó diện tích mặt bằng sản xuất là 20.000m2 Phần diện tích còn lạiđược sử dụng cho nhà điều hành và khối văn phòng, sân vườn, trồng cây, xây dựng hệthống thoát nước mưa và nước thải, xây dựng nhà vệ sinh cho cán bộ công nhân viên
Cơ sở 2 tại xã Xuân Ngọc huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định được đưa vào sảnxuất năm 2003 với diện tích đất 10.500m2,
Công ty đã ứng dụng dây chuyền sản xuất tinh gọn LEAN vào trong quá trìnhsản xuất triệt tiêu lãng phí một cách đáng kể, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tăngnăng suất, giảm giờ làm, tăng thu nhập cho người lao động, nhờ đó nâng cao sức cạnhtranh của doanh nghiệp trên thị trường
Với nguồn vốn dồi dào doanh nghiệp chủ động đầu tư trang thiết bị hiện đại như:Phục vụ sản xuất gồm:Máy may tự động 1 kim, 2 kim; Máy vắt sổ tự động 3 chỉ, 4 chỉ,
Trang 345 chỉ; Máy là hơi bán tự động;….Phục vụ hành chính gồm: Máy tính bàn; Máy in màu,máy photo; Máy fax, điện thoại phòng ban
2.1.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty
Trang 35Bảng 2.3 : Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2012 đến năm 2014
Tổng doanh thu năm 2013 thấp hơn năm 2012 là hơn 2,6 tỷ đồng tuy nhiên có sựtăng nhẹ vào năm 2014 Nguyên nhân chính là năm 2013 tỉ giá giữa đồng USD vàVND giảm và tăng không đáng kể vào 2014
Tuy nhiên chi phí của Công ty lại giảm theo các năm vì thế lợi nhuận vẫn tăng
đều Đặc biệt năm 2013 lợi nhuận tăng 9.048.331.403, tăng gấp 1,8152 lần so với năm
2012 Năm 2014 lợi nhuận tăng 12.774.102.822 tăng gấp 2.1509 lần so với 2012
2.2 Thực trạng hoạt động logistics tại Công ty
2.2.1 Phân tích các hoạt động logistics
2.2.1.1 Quản trị kho hàng
Kho chứa là bộ phận trực tiếp thực hiện nhiều nội dung hoạt động logistics củadoanh nghiệp Hoạt động kho liên quan đến việc tổ chức, bảo quản hàng hóa dự trữ,chuẩn bị lô hàng theo yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp
a Các quyết định quản trị kho
a1 Yêu cầu đặt ra với các kho tại các đội của công ty
Đảm bảo toàn vẹn về số lượng và chất lượng, chủng loại vật tư Nắm vững sốlượng vật tư trong kho tại một thời điểm Sẵn sàng cấp phát vật tư theo yêu cầu sảnxuất Đảm bảo thuận tiện việc nhập, xuất kho, nghiêm chỉnh chấp hành chế độ và thủtục quy định Xây dựng và thực hiện nội quy của kho thật nghiêm túc như: Nội quy ravào, phòng cháy, chữa cháy
a2 Nhiệm vụ cho quản lý kho
Có đầy đủ chứng từ, và thường phải cập nhập thường xuyên theo nguyên tắc luỹ
kế làm sao biết được lượng nhập, xuất, tồn hàng ngày, hàng tháng Tiến hành sắpxếp vật tư hợp lý theo chủng loại, tính chất, kết cấu, để dễ tìm, dễ lấy Quản lý vật tưtheo đúng quy trình quy phạm của nhà sản xuất đề ra
Trang 36a3 Nội quy về việc bố trí không gian kho
Phải có các công cụ đẻ xếp đặt hàng hóa như kệ, balet, giá treo, Phải có ít nhấtmột lối đi xuyên suốt kho để vận chuyển hàng hóa nhập/xuất kho ( lối đi tối thiểu1,2m) Phải thông thoáng ,đủ ánh sáng và không bị mưa dột hoặc bị nắng chiếu trựctiếp vào sản phẩm Phải có bình chữa cháy để gần các cửa ra vào và có biển chỉ định
cụ thể Không được để hàng hóa trên các lối vào, lối thoát hiểm, để lấp dụng cụ cứuhỏa Lối vào, lối thoát hiểm phải đảm bảo rộng từ 1.2m trở lên Ở các lối thoát hiểmphải treo biển thoát hiểm, đèn thoát hiểm
b Nghiệp vụ kho
b1 Nghiệp vụ tiếp nhận hàng: Khi tiếp nhận hàng vào kho được kiểm tra qua 3
tiêu chí: số lượng, chất lượng, chứng từ
Số lượng và chất lượng hàng hóa được kiểm soát trong quá trình bốc dỡ và sắpxếp hàng hóa Nhân viên bộ phận KCS được cử xuống cùng với cán bộ trong khocùng nhau kiểm tra hàng hóa từ nguyên vật kiệu đến thành phẩm Khi có sai sót nhânviên phòng KCS sẽ báo cáo trực tiếp lên ban giám đốc để có quyết định xử lí kịp thời
Đối với cứng từ hàng hóa, thủ kho sẽ phải kiểm tra xem hàng hóa đó phải có tốithiểu những chứng từ liên quan sau: với sản phẩm nhập khẩu trực tiếp có hóa đơnthanh toán trực tiếp, Sản phẩm nhập khẩu ủy thácco phiếu xuất kho của nơi nhập ủythác, Sản phẩm nhập từ nguồn nội địa có hóa đơn bán hàng hay phiếu xuất kho của nơigiao, Sản phẩm nhập xách tay thủ kho ghi vào sổ đầu kiện, Sản phẩm nhập từ đơn vịkhác trong nội bộ công ty phải có lệnh điều động vật tư và phiếu nhập kho
b2 Quá trình tác nghiệp trong kho
Chất xếp hàng vào vị trí
Quy tắc xếp dỡ: Xếp từ trong ra ngoài, từ thấp lên cao Dỡ từ trên xuống dưới, từngoài vào trong Hàng hóa có trọng lượng < 40kg được xếp dỡ bằng tay, không đượcquăng, ném Hàng hóa >40kg phải sử dụng công cụ nâng, đẩy,để xếp dỡ và vậnchuyển Xếp dỡ theo đúng yêu cầu ghi trên bao bì
Trang 37Cách sắp xếp: Ngăn nắp, dễ thấy, dễ lấy đảm bảo cach các thiết bị điện tối tiểu0,5m Sản phẩm nặng không trực tiếp đè lên các sản phẩm khác Chiều cao xếp đặt sảnphẩm không quá 5m nếu có kệ/rọ, không quá 3m nếu không có kệ/rọ Đặc biệt các sảnphẩm như vải tráng nhựa, dây thun, bao PE mà tòn trữ trong kho trệt phải cách máikho > 2m Các phụ liệu được để trên giá theo từng loại riêng biệt, theo từng kháchhàng Nguyên liệu xếp riêng theo từng lô, từng khách hàng
Bảo quản chăm sóc hàng hóa: Sản phẩm phải để cách mặt sàn tối thiểu 5cm Để
sản phẩm dưới sàn không quá 7 ngày với điều kiện: sản phẩm có bao, gói, tấm lót bêndưới hoặc để ở noi không bị ẩm, ngập nước Sản phẩm không được để sát tường, cáchtường tối thiểu 5cm Định ký 1 tháng/lần thủ kho phải kiểm tra toàn bộ kho hàng về
vệ sinh và mối mọt
Tổng hợp lô hàng: Sản phẩm sau khi được hoàn thành sẽ được tổng hợp lại theo
đơn hàng của khách và chuẩn bị vận chuyển tới nơi khách hàng yêu cầu
Chuẩn bị gửi hàng: Hàng hóa được tổng hợp sẽ được đóng gói , dán nhãn, xếp
vào thùng và vận chuyển đi
b3 Phát hàng
Mọi sản phẩm sau khi hoàn hành việc kiểm tra và thử nghiệm cuối cùng đềuphải bảo đẩm để tránh suy giảm chất lượng Cuối cùng là vận chuyển hàng hóa Nếuvận chuyển bằng phương tiện của công ty thì các phương tiện phải đảm bảo :đủ chỗxếp; che chắc cho sản phẩm không bị hư hỏng, mất mát; giao hàng đúng địa điểm, thờigian theo yêu cầu Nếu thuê phương tiện thì phòng kế hoạch – XNK phải yêu cầu bêncho thuê phương tiện cam kết bằng văn bản đảm bảo: an toàn trong vận chuyển, đầy
đủ giấy phép vận chuyển theo yêu cầu của nhà nước; phải chịu hoàn toàn trách nhiệm
về đảm bảo an toàn sản phẩm trong suốt quá trình vận chuyển cho đến khi giao hàng
2.2.1.2 Quản lý vật tư và mua hàng hóa
a Đặc điểm vật liệu sử dụng tại Công ty
Vật liệu mà mỗi doanh nghiệp sử dụng rất phong phú và đa dạng, là một trong bayếu tố quan trọng và cơ bản của quá trình sản xuất Chủng loại vật liệu đơn giản hayphức tạp, chất lương vật liệu cao hay thấp đèu ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản