Hoàn thiện các hoạt động logistics

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế thương mại “ Hoàn thiện hoạt động logistics tại Công Ty Cổ Phần May Nam Định (Trang 47)

12 Chi phí thuế TNDN

3.2.2 Hoàn thiện các hoạt động logistics

3.2.2.1 Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng

Khách hàng ngày càng khó tính hơn, đòi hỏi mức yêu cầu, thoả mãn nhiều hơn do sự cạnh tranh gay gắt từ phía các nhà cung cấp. Do vậy quyền lực đàm phán của khách hàng ngày càng lớn, doanh nghiêp muốn thành công thi càng phải chú ý tới dịch vụ chăm sóc khách hàng. Đây là yếu tố nhiều khi quyết định đến việc thành công của doanh nghiệp khi mà các đối thủ cạnh tranh có cùng hàng hoá và sản phẩm chất lượng tương đương nhau. Khách hàng sẽ có thiện cảm với công ty khi họ được giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng và đầy đủ nhất, họ sẽ đánh giá phong cách phục vụ của nhân viên, cách ứng xử trong các tình huống, tại Công ty cổ phần may Nam Định dịch vụ chăm sóc khách hàng dường như đã bị bỏ quên hoặc có thì cũng không chú trọng lắm chỉ là các hoạt dộng đơn giản, không được chuyên nghiệp. Do vậy, công ty cần có hướng xây dựng dịch vụ chăm sóc khách hàng sao cho khách hàng có một ấn tượng đẹp đẽ và mong muốn hợp tác với công ty. Để làm được điều đó công ty cần xây dựng mức độ thân thiện của nhân viên qua cách giao tiếp làm việc với khách hàng, yêu cầu nhân viên thực hiện những yêu cầu và giải quyết những khiếu nại với khách hàng đúng hẹn, tạo cho khách hàng cảm giác được tôn trọng.

3.2.2.2 Hoàn thiện công tác quản lý vật tư và mua hàng hóa

Hiện nay do lượng nguyên phụ liệu trong công ty hầu như phải nhập khẩu nên chi phí cao dẫn tới việc sản phẩm cũng bị đội giá lên theo. Thị trường nước ta đang có những công ty sản xuất nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành may có chất lượng tốt tương đương với sản phẩm ngoại nhập và giá cả lại thấp hơn như các loại vải của công ty dệt Việt Thắng, dệt 8-3, dệt Nam Định ... cùng các loại chỉ đa dạng và phong phú. Do đó sử dụng nguyên liệu nội địa vẫn đảm bảo chất lượng, kiểu dáng phong phú, giá cả hợp lý thì bất kỳ khách hàng khó tính nào có thể hài lòng với sản phẩm mà họ lựa chọn.

Trong việc tiết kiệm nguyên phụ liệu của công ty có tận dụng để sản xuất những sản phẩm phụ như khăn tay, khẩu trang, tạp dề.... Những sản phẩm này tuy chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ cả về khối lượng và doanh thu xong việc sản xuất những sản phẩm này cần được duy trì vì chúng góp phần tạo công ăn việc làm cho công nhân vào những tháng không phải là mùa vụ sản xuất .

3.2.2.3 Hoàn thiện công tác quản trị kho hàng a. Bổ sung thêm các trang thiết bị hiện đại

Xu hướng phổ biến hiện nay được các doanh nghiệp quan tâm để thực hiện tốt hơn hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đó là sử dụng các phần mềm quản lý thích hợp. Rất nhiều phần mềm quản lý ra đời như phần mềm quản lý nhân sự, quản lý tài chính, quản lý tiền lương và thu nhập người lao động,… Phần mềm quản lý kho

hàng cũng đang được chú trọng phát triển. Khi sử dụng phần mềm này, hoạt động tại doanh nghiệp thực hiện khoa học, nhanh chóng, chính xác hơn rất nhiều.

Hiện nay, ở Việt Nam, rất nhiều các chương trình phần mềm do các công ty trong nước thiết kế. Khi ứng dụng phần mềm quản lý trong doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể chọn mua toàn bộ giải pháp tổng thể quản lý doanh nghiệp gồm nhiều phân hệ quản lý để quản lý nhiều hoạt động trong doanh nghiệp đó, hoặc chỉ chọn mua một phân hệ quản lý (một module), ví dụ, chỉ mua phần quản lý về kho hàng.

Các chương trình phần mềm do các công ty có tiếng trong nước sản xuất như công ty Bravo, công ty Lạc Việt, công ty Vietsoft… với rất nhiều phân hệ liên quan tới kho hàng cho các doanh nghiệp lựa chọn. Với các phần mềm này, chi tiết các thông tin liên quan tới mô tả hàng hóa sẽ được nhập vào máy như: loại hàng hóa, đơn vị tính, xuất xứ, quy cách đóng gói,… Công việc quản lý hàng hóa trong quá trình lưu kho sẽ trở nên dễ dàng hơn khi ứng dụng công nghệ thông tin.

Trung tâm có thể dễ dàng tìm hiểu các thông tin về các phân hệ quản lý, cũng như thông tin về nhà sản xuất, tính năng tác dụng của các phân hệ này, giá cả khi dùng, thông qua việc tìm kiếm trên mạng, qua hội chợ phần mềm softmart, hoặc qua báo về công nghệ thông tin. Tìm hiểu kỹ thông tin về phần mềm phù hợp, đem phần mềm đó vào ứng dụng trong hoạt động tại kho hàng, trung tâm sẽ nhận thấy tác dụng của nó là rất lớn.

b. Tăng cường công tác bảo quản hàng hóa

Để quản lý hàng hóa trong quá trình lưu kho, tăng cường công tác bảo quản hàng hóa là rất cần thiết. Trong công tác bảo quản, hàng hóa luôn phải đảm bảo đủ về số lượng và đúng về chất lượng. Để thực hiện điều này, phải chú ý tới ảnh hưởng của các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, vật gặm nhấm… Nhiệt độ và độ ẩm là hai yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến sự biến đổi lý hóa tính của nhiều loại hàng hóa trong quá trình dự trữ và bảo quản. Những yếu tố này là môi trường xung quanh, ảnh hưởng trực tiếp và thường xuyên đến nhiệt độ và thủy phần của hàng hóa dự trữ.

Vai trò của công tác vệ sinh với hàng hóa dự trữ: Công tác vệ sinh nhằm giữ gìn tốt số lượng, chất lượng hàng hóa dự trữ, còn đề phòng được côn trùng, vật gặm nhấm và kho lưu thú, sinh sôi, nảy nở, và các chất độc hại, bụi bẩn… có ảnh hưởng tới hàng hóa lưu trữ và nhân viên là việc trong kho. Việc thực hiện chế độ vệ sinh để phòng ngừa cần phải có sự phối hợp với việc chống côn trùng, vật gặm nhấm để tiêu diệt triệt để, tránh hàng hóa thất thoát thêm.

Áp dụng các biện pháp trong công tác vệ sinh kho hàng, kết hợp với việc chống côn trùng và vật gặm nhấm khá đơn giản và ít tốn kém. Do đó, thực hiện tốt hai công tác này sẽ có tác động hiệu quả, ngăn ngừa những thiếu sót ảnh hưởng lớn đến hàng hóa dự trữ tại kho hàng và hạn chế nhiều thiệt hại, hao hụt hàng hóa.

Nắm rõ được điều này, trong công tác bảo quản hàng hóa, tại công ty hiện nay đang áp dụng các phương pháp bảo quản hàng hóa thông thường vừa có thể đảm bảo về cả số lượng và chất lượng, vừa đơn giản, chi phí thấp. Về số lượng hàng hóa: thực hiện kiểm kê thường xuyên, báo cáo thường xuyên để bộ phận nhập hàng hay xuất hàng chú ý trong hoạt động của mình, giảm tối đa sự thất thoát hàng hóa. Về chất lượng hàng hóa: đảm bảo điều kiện nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, thực hiện chế độ vệ sinh thường xuyên, kết hợp với phòng chống vật côn trùng, vật gặm nhấm, phá hoại.

3.2.2.4 Xây dựng chiến lược dự trữ

Trong thời gian qua, hoạt động dự trữ đảm bảo nguồn hàng để bán của Công ty thực hiện chưa tốt, hàng hoá dự trữ lúc thừa, lúc thiếu đã gây tác động xấu đối với quá trình lưu chuyển hàng hoá. Trong thời gian tới, công ty phải đối mặt với vấn đề cạnh tranh rất lớn khi mà hàng rào thuế quan và phi thuế quan dần dần gỡ bỏ, do Việt Nam thực hiện lộ trình CEPT/AFTA thì xây dựng một chiến lược dự trữ là quan trọng hơn bao giờ hết.

Để xây dựng chiến lược, trước hết công ty phải xác định: mặt hàng cần dự trữ, số lượng hàng hoá dự trữ thường xuyên, dự trữ bảo hiểm là bao nhiêu, thời gian dự trữ trong bao lâu, phải bố trí khối lượng dự trữ trong những kho và đơn vị nào của công ty. Sau xác định các vấn đề trên sẽ tiến hành xây dựng chiến lược kinh doanh cho từng năm qua các bước như sau:

Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và hoạt động dự trữ của công ty trong thời gian qua bao gồm:Doanh số mua vào đầu năm: tỷ trọng các nguồn mua sản xuất trong nước, nhập khẩu. Doanh số bán trong năm, tỷ trọng bán phân chia theo các hình thức vận động: bán hàng, bán qua kho hàng, theo đối tác án: cho các đơn vị sản xuất, cho các doanh nghiệp khác và bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Các loại thuế phải nộp trong năm: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập...Kết quả hoạt động kinh doanh trong năm: lãi, lỗ. Các chi phí do thiếu dự trữ: những chi phí và tổn thất do không có hoặc thiếu dự trữ. Chi tiêu giảm chi phí: Giảm chi phí bảo quản, chi phí mua hàng vận chuyển, bốc dỡ.

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến dự trữ của Công ty trong thời gian qua. Chỉ ra ảnh hưởng đến dự trữ một cách cụ thể về khối lượng, thời gian và giá trị hàng hoá dự trữ.

Trên cơ sở tính toán các loại hàng cấu thành dự trữ để quyết định chiến lược dự trữ của công ty. Chiến lược dự trữ của công ty được cụ thể bằng các kế hoạch, phương án dự trữ trong thời kỳ kế hoạch phải gắn liền với các kế hoạch về mua, bán hàng hoá.

Sau khi xây dựng chiến lược dự trữ, giám đốc công ty cần phân công cho các phòng và các đơn vị của công ty tổ chức mua sắm hàng hoá, tổ chức hệ thống kho, thiết bị bảo quản giữ gìn hàng hoá. Đồng thời cần phải tổ chức tốt công tác thống kê báo cáo để theo dõi sự biến động của đại lượng dự trữ. Trên cơ sở đó xác định các

phương pháp đặt hàng thích hợp, số lượng thời gian bổ sung duy trì dự trữ và có thể điều động dự trữ giữa các đơn vị thành viên của công ty, đảm bảo thực hiện việc lưu chuyển hàng hoá đạt hiệu quả cao.

3.2.2.5 Hoàn thiện hệ thống thông tin

Hệ thống thông tin với khách hàng hoạt động hiệu quả. Nhờ đó sản xuất có đầy đủ thông tin phản hồi từ khách hàng, có những hoạt động khắc phục và phòng ngừa nhanh nhất, cải thiện đáng kể chất lượng dịch vụ cho khách hàng.

Liên tục phát triển các kênh thu thập thông tin khách hàng. Thông qua các cuộc nghiên cứu thị trường, khiếu nại khách hàng, theo dõi dòng chảy của sản phẩm và dịch vụ, xử lý thông tin về sản phẩm, đưa ra những ý tưởng sáng tạo mới cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế thương mại “ Hoàn thiện hoạt động logistics tại Công Ty Cổ Phần May Nam Định (Trang 47)

w