0
Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN KINH TẾ THƯƠNG MẠI “ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NAM ĐỊNH (Trang 50 -50 )

12 Chi phí thuế TNDN

3.2.3 Các giải pháp khác

3.2.3.1 Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các hoạt động logistics

Hiện tại giữa các mảng hoạt động logistics của công ty chưa gắn kết chặt chẽ với nhau, không thể bổ sung hỗ trợ nhau, góp phần làm gia tăng giá trị dịch vụ và làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Chẳng hạn như thủ tục giao nhận tại hải quan, công ty có thể kết hợp với đội vận tải để đảm nhận luôn công tác vận chuyển hoặc cho thuê kho bãi nếu khách hàng có nhu cầu. Tuy nhiên, do bất cập trong quá tình quản lý dẫn đến sự phối hợp không đồng bộ khi mà phòng kế hoạch phụ trách tờ khai hải quan còn phòng xuất nhập khẩu phụ trách vận chuyển hàng hoá. Do vậy, các hoạt dộng không ăn khớp với nhau liên tục, nó sẽ gây ra độ trễ trong quá trình ra quyết định. Vì thế, công ty cần cơ cấu lại bộ máy quản lý, sao cho có một phòng logistics hoàn chỉnh. Điều này sẽ giúp cho hoạt động gắn kết chặt chẽ với nhau đạt hiệu quả cao, ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình quản lý.

3.2.3.2 Bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực

Từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của các nhân viên phục vụ quá trình giao nhận. Đây là yếu tố rất quan trọng mang tính chất sống còn đốí với doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế, quốc tế khi mà cạnh tranh ngày cảng trở nên gay gắt khốc liêt. Chất lượng nguồn nhân lực thể hiện ở hai yếu tố chính là trình độ quản lý của nhà quản lý cấp cao và tay nghề của người lao động. Các nhà quản lý phải có tầm nhìn xa, có khả năng lãnh đạo, ra quyết định giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ. Trình độ của người lao động thể hiện ở năng xuất lao động và chất lượng dịch vụ. Vì vậy, nâng cao trình độ nguồn nhân lực sẽ là nhân tố chính giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tại công ty cổ phần may Nam Định hiện nay chất lượng nguồn nhân lực được coi là một điểm yếu rất nguy hiểm. Do trước đây là doanh nghiệp nhà nước mới được cổ phần hoá nên nhân viên quản lý phần lớn là cá cán bộ từ trước, trình độ chuyên môn nghiệp vục còn thấp, chưa được đào tạo bài bản. Mặt khác bộ máy quản lý rất cồng kềnh, thừa lao động quản lý nhưng lại thiếu lao động trong lĩnh vực sản xuất. Vì thế nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ quản lý

là yêu cầu cấp bách hiện nay, công ty nên lựa chọn các giải pháp mang tính mạnh mẽ quyết liệu như tinh giảm biên chế đối với những cán bộ thiếu năng lực. Cử các cán bộ trẻ có năng lực, tâm huyết đi đào tạo thêm về nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ. Tuyển dụng thêm quản lý cao cấp nếu có thể.

Khi tuyển nhân viên phải tuyển chọn ngay từ khâu đầu vào nêu rõ các tiêu chí dự tuyển, chỉ tuyển những nhân viên hội đủ các tiêu chí của doanh nghiệp đáp ứng được công việc mà công ty giao.

Có chính sách đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ công nhân viên, khen thưởng nếu có thành tích xuất sắc, kỷ luật nếu không thực hiện công việc đúng tiến độ gây ảnh hưởng đến uy tín của công ty.

Công ty thường xuyên cập nhật các kiến thức mới cho nhân viên về các lĩnh vực logistics, pháp luật trong nước, quốc tế liên quan đến nghiệp vụ ngoại thương.

Khi nghiệp vụ của nhân viên ngày càng chuyên nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp giảm được các chi phí ngoài luồng, tạo dựng thương hiệu uy tín.

3.2.3.3 Tổ chức nghiên cứu thị trường, xây dựng quảng bá thương hiệu

Nghiên cứu thị trường có một vai trờ đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ. Vì các hoạt động dịch vụ, ngày càng phong phú, phát triển, gia tăng theo thị hiếu, nhu cầu của khách hàng. Do vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ thị trường để có thể nắm bắt, đáp ứng kịp thời nhu cầu đó một cách nhanh chóng. Nghiên cứu thị trường cần nắm bắt thông tin về các đối thủ cạnh tranh, thông tin vè giá cả thị trường, các chính sách pháp luật của nhà nước liên quan đến lĩnh vực hoạt động của công ty. Nghiên cứu các dịch vụ mà công ty có lợi thế cạnh tranh hơn các dối thủ để đưa ra các chính sách phát triển phù hợp.

Tại Công ty cổ phần may Nam Định việc quảng bá thương hiệu ít dược chú ý, các khách hàng của công ty phần lớn là các công ty nước ngoài đặt may gia công. Do vậy, công ty cần tăng cường quảng bá các sản phẩm may và năng lực của mình để khách hàng biết đến, việc quảng bá có thể tiến hành trên các báo chí trung ương và địa phương, xây dựng website riêng…Xúc tiến mở các văn phòng đại diện tại các trung tâm lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh,…

3.3 Kiến nghị

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN KINH TẾ THƯƠNG MẠI “ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NAM ĐỊNH (Trang 50 -50 )

×