Phân tích các nhân tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế thương mại “ Hoàn thiện hoạt động logistics tại Công Ty Cổ Phần May Nam Định (Trang 40)

12 Chi phí thuế TNDN

2.2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng

2.2.3.1Các nhân tố ảnh hưởng a. Nhóm môi trường vĩ mô

a1. Yếu tố kinh tế

Kinh tế toàn cầu hiện nay vẫn đang tăng trưởng tốt mặc dù một số nền kinh tế đầu tàu, của một số nước phát triển hiện nay đang gặp phải một số vấn đề về lạm phát, tỷ giá hối đoán, lãi suất, rủi ra về tài chính.. . Đặc biệt là nền kinh tế Mỹ hiện nay đang có dấu hiệu của một cuộc suy thoái, đây là nhận xét của một số chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên kinh tế của một số nước đang phát triển vẫn đang tăng trưởng ổn định như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga….

Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu dệt may toàn ngành ước cả năm 2013 là 20 tỉ USD tăng 16,28% so với năm 2012, năm 2014 trên 24 tỉ USD tăng xấp xỉ 19% so với năm 2013 và dự kiến năm 2015 sẽ là 28,5 tỉ USD. Như vậy nếu tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu cứ giữ như hiện nay thì đây là một cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp tham gia vào dich vụ logistics. Dịch vụ logistics ở Việt Nam chiếm khoảng từ 15-20% GDP, , trong năm 2014 GDP của nước ta vào khoảng 63 tỷ USD như vậy chi phí cho hoạt động logistics vào khoảng từ 9,5 đến 12,5 tỷ USD. Đây là một khoản tiền rất lớn, nếu chỉ tính riêng khâu quan trọng nhất trong logistics là vận tải, chiếm từ 40-60% chi phí thì cũng đã là một thị trường dịch vụ khổng lồ. Như vậy sự ổn định và tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế vĩ mô là tiền đề để cho dịch vụ logistics trong nước và phát triển.

a2. Yếu tố chính trị - pháp luật

Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào. Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó. Hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics lại càng phải chú ý đến môi trường chính trị pháp luật của một quốc gia do tính chất của hoạt động là hoạt động trên lãnh thổ rộng, xuyên quốc gia. Mà mỗi quốc gia có những quy định khác nhau về, chính trị, pháp luật, điều này sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Tại Việt Nam chưa có một bộ quy chế hoạt động hoàn chỉnh cho hoạt động của lĩnh vực logistics. Cho đến nay bản thân khái niệm logistics mới chỉ được đề cập đến trong bộ luật Thương Mại như là một văn bản chính thức thừa nhận sự hiện diện của ngành này. Song ở cấp độ quản lý và điều hành thì lại chưa hề có một quy chuẩn cụ thể cho ngành dịch vụ này. Theo cam kết mở cửa thị trường với WTO thì trong một số năm tới sẽ mở cửa hoàn toàn thị trường logistics cho các công ty và tập đoàn ở nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực logistics, đây sẽ là một khó khăn rất lớn cho ngành logistics Việt Nam. Hiện nay các công ty hoạt động trong lĩnh vực logistics của Việt Nam phần lớn là rất nhỏ bé chưa thể cạnh tranh trực tiếp với các tập đoàn logistics hàng đầu thế giới, đòi hỏi cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nước nhằm nâng cao năng lực cạch tranh của các công ty trong thời kỳ hội nhập. Chính phủ cần có chính sách và biện pháp hướng dẫn, thúc đẩy sự liên kết các doanh nghiệp giao nhận kho vận với nhau để có những doanh nghiệp có đủ quy mô, đủ điều kiện cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng loại trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên chính phủ cũng đang dần tạo hành lang pháp lý cho sự tham gia của các công ty nước ngoài theo cam kết hội nhập nhằm thúc đẩy hoạt động này phát triển, như đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, các điều kịên về thủ tục luật pháp.

a3. Yếu tố văn hóa xã hội

Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc trưng, và những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó

Những giá trị văn hóa là những giá trị làm lên một xã hội, có thể vun đắp cho xã hội đó tồn tại và phát triển. Chính vì thế các yếu tố văn hóa thông thường được bảo vệ hết sức quy mô và chặt chẽ, đặc biệt là các văn hóa tinh thần. Các yếu tố về văn hoá, xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động logistics tại một quốc gia, các doanh nghiệp khi tham gia vào lĩnh vực này đòi hỏi phải hiểu biết về các yếu tố văn hoá, tinh thần của một quốc gia. Tại Việt Nam văn hoá kinh doanh nói chung và văn hoá trong linh vực hoạt động logistics nói riêng vẫn chưa được chú trọng. Các công ty hoạt động trong lĩnh vực logistics vẫn chưa thể hướng nhân viên của mình vào một môi trường văn hoá kinh doanh chuyên nghiệp tạo được những ấn tượng tốt trong con mắt của các bạn hàng quốc tế. Văn hoá của một công ty thể hiện ở chính những con người trong

công ty đó về khả năng chuyên môn, ngoại ngữ, khả năng giao tiếp của nhân viên công ty. Nhân viên trong công ty logistics ở Việt Nam hiện nay vừa yếu về khả năng chuyên mon và ngoại ngữ, điều nầy đã làm giảm năng lực cạnh tranh của các công ty trên thị truờng thế giới. Ngoài ra các doanh nghiệp còn tự làm mất hình ảnh của mình khi mà tạo ra những cách làm ăn theo kiểu chộp giật, manh mún. Điều này phần nào đã tạo ra sự ép giá của các doanh nghiệp logistics lớn trên thế giới, mà người chịu thiệt cuối cùng chính là các doanh nghiệp trong nước.

a4. Yếu tố công nghệ

Công nghệ là yếu tố không thể thiếu đối với hoạt động kinh doanh logistics, nó có tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của công ty cung cấp dịch vụ. Thế giới ngày nay vẫn đang trong cuộc cách mạng của công nghệ, hàng loạt các công nghệ mới đã ra đời và được đưa vào ứng dụng thực tiễn trong cuộc sống. Công nghệ trong hoạt động logistic bao gồm công nghệ thông tin liên lạc, công nghệ vận tải, quản lý...Tại các doanh nghiệp logistics ở Việt Nam yêú tố công nghệ còn rất hạn chế, chưa có sự quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp điều này sẽ gây ra hạn chế trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Phần lớn các hoạt động đều tiến hành thủ công dựa vào con người là yếu tố chính. Hạn chế trong thông tin sẽ làm cho doanh nghiệp bỏ qua nhiều cơ hội trong kinh doanh cho các đối thủ cạnh tranh. Công nghệ quản lý có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp khi mà phạm vi hoạt động ngày càng mở rộng.

b. Nhóm môi trường ngành

b1. Chu kì sống của ngành

Chu kỳ sống của ngành là cả một quá trình dài từ khi ngành xuất hiện đến lúc suy thoái và không còn thực hiện chức năng của ngành. Do đặc thù là một ngành dịch vụ, luôn gắn liền với sản xuất lên chu kỳ sống của nó cũng tồn tại và kéo dài cùng với quá trình sản xuất hàng hoá. Như vậy có thể nói chu kỳ sống của ngành dịch vụ logistics có thể kéo dài mãi mãi cùng các ngành sản xuất. Nó là công cụ, cầu nối giữa sản xuất và tiêu dung giúp sản xuất ngày càng phát triển. Hoạt động logistics đã ra đời từ rất lâu nhưng tại Việt Nam thì nó mới chỉ đang trong giai đoạn phát triển trong một xu thế phát triển dài hạn. Do hoạt động sản xuất trong nước đang ra tăng, mặt khác mức sống của người dân cũng đã tăng lên rất nhiều điều đó sẽ kính thích mức tiêu dùng trong nước, tạo điều kiện cho dịch vụ logistics phát triển. Như vậy chu kỳ sống của ngành ở Việt Nam là đang trong quá trình tăng trưởng và phát triển, doanh nghiệp phải biết tận dụng thời cơ bứt phá, tìm kiếm lợi nhuận. Môt khi đã có nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường, lúc này sẽ làm giảm tỷ suất lợi nhuận chung của ngành, đẩy cạnh tranh tới mức độ gay gắt hơn, doanh nghiệp nào không có sự chuẩn bị từ trước thì rất dễ bị loại khỏi thị trường.

Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp logistics. Khi sức mạnh khách hàng càng lớn thì khách hàng càng có khả năng áp đặt giá. Sức mạnh của khách hàng lớn khi khách hàng có tính tập trung cao tức là có ít khách hàng chiếm một thị phần lớn, khách hàng tiêu thụ một lượng lớn sản phẩm của doanh nghiệp, chi phí chuyển đổi nhà cung cấp của khách hàng là rất nhỏ. Khách hàng của các doanh nghiệp logistics la các doanh nghiệp sản xuất trong và ngoài nước. Các công ty logistics trong nước phần lớn là các công ty nhỏ và vừa, chỉ thực hiện một công đoạn trong cả quá trình logistics không đủ khả năng để thực hiện cả quá trình. Do vậy áp lực từ phía khách hàng đối với công ty cung cấp dịch vụ logistics ở Việt Nam là rất lớn. Các công ty muốn giảm áp lực từ phía khách hàng thì chỉ còn cách liên kết với nhau để thực hiện một chuỗi logistics hoàn chỉnh. Hiện tại lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng mỗi năm vào khoảng 20% - 22% trong đó tổng công ty nhà nước đã chiếm phần lớn lượng hàng hoá xuất khẩu, đây là các tập đoàn lớn do vậy áp lực từ các doanh nghiệp này đối với các công ty logistics tương đối lớn. Tuy nhiên các công ty sẽ đựơc lợi rất lớn nếu trở thành khách chính của các tổng công ty này, chính vì điều này các công ty đã tìm mọi cách, kể cả việc giảm giá thành để trở thành đối tác chính. Hành động này khiền thị trường logistic của Việt Nam càng trở lên rối ren hơn và người chịu thiệt cuối cùng chính là bản thân các doanh nghiệp đó.

b3. Cạnh tranh nội bộ ngành

Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh. Các yếu tố về nhu cầu, độ tốc độ tăng trưởng ,số lượng đối thủ cạnh tranh sẽ góp phần làm ra tăng sức ép cạnh tranh trong ngành, làm cho cường độ cạnh tranh ngày càng trở lên gay gắt hơn. Ngoài ra mức độ tập trung hay phân tán của ngành cũng có ảnh hưởng rất lớn tình hình cạnh tranh trong nội bộ ngành. Ngành phân tán là ngành có rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau nhưng không có doanh nghiệp nào có đủ khả năng chi phối các doanh nghiệp còn lại. Ngành tập trung là ngành chỉ có một hoặc một vài doanh nghiệp nắm giữ vai trò chi phối . Hoạt động logistics ở nước ta hiện nay đang có sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp trong ngành, điều này hoàn toàn dễ hiểu khi ngành đang trong giai đoạn phát triển tốt. Nhưng cạnh tranh không phải là tìm mọi cách tiêu diệt đối thủ mà là tìm cách để nâng cao chất luợng dịch vụ, giúp cho sản phẩm dịch vụ ngày một tốt hơn. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay dường như đã đi ngược lại với những quy luật cạnh tranh, điều này gây tỏn hại đến uy tín của doanh nghiệp cũng như quốc gia. Hiện tải nước ta có khoảng 600 doanh nghiệp tham gia hoạt động logistics trong đó đại đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hạn chế về vốn, công nghệ và nhân lực.Do vậy các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics ở Việt Nam mới chỉ đóng vai trò là một nhà cung cấp dịch vụ vệ tinh cho các đối tác nước ngoài. Chưa có một

doanh nghiệp nào của Việt Nam đủ sức để tổ chức và điều hành toàn bộ quy trình hoạt động logistics. Như vậy để cho ngành logistics của Việt Nam có thể hội nhập và phát triển tốt thì cần rất nhiều biện pháp trợ giúp nhằm thúc đẩy ngành phát triển mạnh mẽ hơn.

2.2.4 Kết luận

2.2.4.1 Thành công

Nagaco là một trong những nhà sản xuất hàng may mặc hàng đầu tại khu vực với

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế thương mại “ Hoàn thiện hoạt động logistics tại Công Ty Cổ Phần May Nam Định (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w