Kiến nghị với Tập đoàn dệt may (Vinatex)

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế thương mại “ Hoàn thiện hoạt động logistics tại Công Ty Cổ Phần May Nam Định (Trang 53)

12 Chi phí thuế TNDN

3.3.2 Kiến nghị với Tập đoàn dệt may (Vinatex)

Tổng công ty dệt phải xác định phương hướng phát triển trong giai đoạn sắp tới bằng các kế hoạch ngắn hạn, trung và dài hạn. Trong thời gian tới em xin đề xuất với Tổng công ty dệt may Vinatex một số giải pháp sau:

3.3.2.1 Tăng cường phát triển công nghệ phụ trợ và ngành công nghiệp thời trang.

Đặc biệt Tổng công ty phải đầu tư nhiều hơn cho ngành dệt, nguyên phụ liệu khác. Trong những năm qua, ngành may đã có nhiều tiến bộ vượt bậc, ngược lại ngành công nghiệp dệt và sản xuất phụ liệu lại rất kém phát triển. Chính vì vậy, các doanh nghiệp may chủ yếu sử dụng vải và phụ liệu từ nước ngoài nên xảy ra hiện tượng giá thành sản phẩm cao, thời gian đưa sản phẩm ra thị trường chậm, thiếu chủ động trong việc quản lý đơn hàng… Để ngành may phát triển ổn định thì ngành dệt và công nghiệp phụ trợ cũng phải phát triển một cách tương ứng. Chúng phải bổ xung cho nhau tương lai ngành dệt phải đảm bảo nguyên liệu cho ngành may. Có thể hỗ trợ phát triển ngành dệt cũng như các ngành công nghệ phụ trợ khác bằng cách đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị kỹ thuật và đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá các nhà máy dệt.

Bên cạnh đó, Tập đoàn phải có chính sách đầu tư và phát triển ngành công nghiệp thời trang trong nước, đó là điều kiện căn bản để phát triển mẫu mốt, phát triển sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng phát triển ở trong nước.

3.3.2.2 Đào tạo cán bộ

Đối với ngành may mặc thì đội ngũ công nhân có vị trí rất quan trọng. Nó là yếu tố đầu vào trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt nó tạo ra lợi thế cạnh tranh. Ví dụ các doanh nghiệp nước ngoài khi ký hợp đồng may gia công hoặc xuất khẩu thì đã so sánh rất kỹ yếu tố này ở các thị trường khác nhau. Điều đó cho thấy nếu muốn phát triển ngành này thì Tổng công ty phải đào tạo đội ngũ người lao động. Tổng công ty tổ chức một số trường dạy nghề may cho công nhân.

Trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật thay đổi từng ngày từng giờ, nền kinh tế thế giới đang trên đà phát triển theo hướng toàn cầu hoá. Việc kinh doanh xuất nhập khẩu lại phải giao dịch với các bạn hàng nước ngoài, điều này đòi hỏi cán bộ kinh doanh phải giỏi trên nhiều mặt. Có như vậy mới mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đứng trước thực tế đó, Tổng công ty cần cử cán bộ đi học để nâng cao nghiệp vụ, tiếp xúc và lĩnh hội được những kiến thức mới. Muốn làm được việc này, trước hết hàng năm Tổng công ty cần phải trích ra một khoản tiền để phục vụ cho việc nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên nhưng vẫn phải bố trí, sắp xếp nhân sự một cách hợp lý, khoa học để đảm bảo công việc. Bên cạnh đó, việc phổ biến những thông tin cập nhật được về tình hình xuất nhập khẩu của nước ta và các nước trên thế giới cũng rất quan trọng.

KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển không ngừng của ngành dệt may và quá trình hội nhập sâu rộng vào chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu, Công ty cổ phần may Nam Định cũng đang từng bước đi lên trở thành doanh nghiệp may mặc lớn và có uy tín cao góp phần không nhỏ vào công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Vì thế việc hoàn thiện hoạt động logistics là rất cần thiết và vô cùng quan trọng

Nhờ sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn cùng với kiến thức được học và quá trình thực tập tại Công ty, em mong rằng việc hoàn thành khóa luận này sẽ giúp ích cho Công ty vững bước trên đà phát triển và tìm hiểu được những khó khăn, bất cập từ đó nâng cao quá trình quản lý và hoàn thiện hoạt động logistics

Chúc Công ty ngày càng phát triển lớn mạnh và đạt được các mục tiêu trong tương lai.

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế thương mại “ Hoàn thiện hoạt động logistics tại Công Ty Cổ Phần May Nam Định (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w