Xu hướng phát triển của ngành dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế thương mại “ Hoàn thiện hoạt động logistics tại Công Ty Cổ Phần May Nam Định (Trang 44)

12 Chi phí thuế TNDN

3.1.1 Xu hướng phát triển của ngành dệt may Việt Nam

Quy mô thị trường dệt may toàn cầu hiện đạt khoảng 1.100 tỷ USD với giá trị mậu dịch đạt 700 tỷ USD. EU là thị trường tiêu thụ lớn nhất, đạt 350 tỷ USD/năm và Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu lớn nhất với 288 tỷ USD. Các quốc gia đi trước như

Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản chủ yếu tập trung vào khâu mang lại giá trị gia tăng cao nhất của chuỗi giá trị dệt may là thiết kế, marketing và phân phối. Trong khi đó, hoạt động sản xuất tập trung tại Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia đang phát triển như Bangladesh, Việt Nam, Pakistan, Indonesia,…Điểm đặc thù của ngành dệt may là hệ thống các nhà buôn tại 3 quốc gia chính là Hong Kong, Hàn Quốc, Đài Loan kết nối các công ty sản xuất với người tiêu dùng cuối.

Với tốc độ tăng trưởng trung bình 14,5%/năm giai đoạn 2008-2013, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng ngành dệt may lớn nhất thế giới. Năm 2013, dệt may là ngành xuất khẩu lớn thứ 2 cả nước với giá trị đạt 17,9 tỷ USD. Tuy nhiên, ngành dệt may nước ta vẫn chưa mang lại giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu do chủ yếu sản xuất xuất khẩu gia công theo phương thức CMT. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp phụ trợ vẫn chưa phát triển là một trong những thách thức lớn trong việc khai thác những lợi ích từ các Hiệp định thương mại tự do như TPP, FTA EU-Việt Nam được kỳ vọng sẽ thông qua trong thời gian tới. Ngành dệt may Việt Nam được dự báo sẽ phát triển theo những xu hướng sau: Tăng trưởng với CAGR 9,8%/năm và đạt giá trị xuất khẩu 55 tỷ USD vào năm 2025 nếu Hiệp định TPP được thông qua. Dịch chuyển nhập khẩu nguyên liệu từ các thị trường chính hiện tại là Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc về các nước nội khối TPP. Bắt đầu phát triển hướng sản xuất xuất khẩu theo các phương thức cao hơn CMT là FOB, ODM, OBM. Thu hút đầu tư lớn vào ngành công nghiệp phụ trợ và dòng vốn FDI từ các quốc gia lân cận nhằm tận dụng những lợi ích từ TPP và FTA EU-Việt Nam.

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế thương mại “ Hoàn thiện hoạt động logistics tại Công Ty Cổ Phần May Nam Định (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w