1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích & một số giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng sản phẩm máy biến áp tại công ty TNHH ABB Việt Nam

108 1,9K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 1,74 MB

Nội dung

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI : Xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới tạo nên thách thức, sức ép lớn đối với các doanh nghiệp, các quốc gia trong kinh doanh và xây dựng các chương trình kinh tế. Vấn đề chất lượng và quản lý chất lượng đã trở thành một nhân tố chủ yếu trong chính sách của nhiều quốc gia, bởi lẽ để tồn tại và phát triển trên thị trường cạnh tranh yêu cầu mỗi doanh nghiệp phải có được những sản phẩm không chỉ hợp về mẫu mã, đủ về số lượng đặc biệt là chất lượng phải đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Chất lượng đã trở thành yếu tố chính, yếu tố quyết định trong chiến lược kinh doanh trong bất kĩ môi trường kinh doanh nào. ABB Việt Nam là một trong những nhà sản xuất máy biến áp nằm trong tập đoàn ABB toàn cầu, cung cấp sản phẩm máy biến áp không chỉ trong thị trường Việt Nam mà còn cho các thị trường lớn khác như: Úc, Nhật Bản, Trung Đông… Những phản hồi từ các khách hàng khắp nơi trên thế giới về chất lượng sản phẩm giúp ABB Việt Nam nhìn nhận rõ hơn vấn đề còn tồn tại. Là một thành viên đang công tác tại công ty TNHH ABB Việt Nam, tôi ý thức được rằng chất lượng sản phẩm máy biến áp là một yếu tố quyết định sự sống còn đối với doanh nghiệp của mình trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay. Việc hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như uy tín của công ty trên toàn thế giới là cần thiết. Vì vậy tôi chọn đề tài: “Phân tích & một số giải pháp hoàn thiện quản lý chất sản phẩm máy biến áp tại công ty TNHH ABB Việt Nam”.

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH M C B NG, HÌNH VỤC BẢNG, HÌNH VẼ ẢNG, HÌNH VẼ Ẽ

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 3

1.1 Những vấn đề chung về sản phẩm 3

1.1.1 Khái niệm sản phẩm 3

1.1.2 Phân loại sản phẩm 3

1.1.3 Các thuộc tính của sản phẩm 3

1.2 Chất lượng và đặc điểm chất lượng của sản phẩm 4

1.2.1 Khái niệm chung về chất lượng 4

1.2.2 Sự hình thành chất lượng sản phẩm 5

1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm 6

1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm 8

1.3 Quản lý chất lượng sản phẩm 11

1.3.1 Khái niệm về quản lý chất lượng 11

1.3.2 Các phương pháp quản lý chất lượng sản phẩm 12

1.4 Các công cụ cơ bản trong quản lý chất lượng 15

1.4.1 Phiếu kiểm tra chất lượng 15

1.4.2 Biểu đồ Pareto 16

1.4.3 Biểu đồ nhân quả 17

1.4.4 Biểu đồ kiểm soát 17

1.4.5 Sơ đồ lưu hình 19

1.5 Sự cần thiết của một hệ thống quản lý chất lượng trong doanh nghiệp 20

Tóm tắt chương 1 21

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA NHÀ MÁY SẢN XUẤT MÁY BIẾN ÁP ABB VIỆT NAM 22

2.1 Giới thiệu về nhà máy sản xuất máy biến áp ABB Việt Nam 22

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 22

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 23

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty ABB: 24

Trang 2

2.1.4 Đặc điểm công nghệ 27

2.1.5 Cơ cấu lao động 30

2.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 31

2.2 Thực trạng chất lượng ở công ty ABB Việt Nam 35

2.2.1 Chất lượng sản phẩm máy biến áp hoàn chỉnh 36

2.2.2 So sánh năng lực cạnh tranh của sản phẩm tại ABB Việt Nam với các công ty khác 40

2.3 Thực trạng quản lý chất lượng trong các bộ phận 41

2.3.1 Bộ phận bán hàng 41

2.3.2 Bộ phận thiết kế và phát triển 44

2.3.3 Bộ phận mua hàng 50

2.3.4 Bộ phận sản xuất 56

2.3.5 Bộ phận quản lý chất lượng 67

Kết luận chương 2 74

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MBA TẠI ABB VIỆT NAM 76

3.1 Mục tiêu và nhiệm vụ năm 2011 76

3.2 Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng máy biến áp 76

3.2.1 Nâng cao hiệu quả bộ máy quản lý chất lượng 76

3.2.2 Nhóm giải pháp đổi mới công nghệ 79

3.2.3 Nhóm giải pháp nhân sự 81

3.2.4 Nhóm giải pháp quản lý nguyên vật liệu 85

3.2.5 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ 89

3.2.6 Nâng cao chất lượng FAT 91

Kết luận chương 3 94

KẾT LUẬN 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

TÓM TẮT LUẬN VĂN 97

THESIS SUMMARY 99

PHỤ LỤC 101

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

điểm không phù hợp

máy

Trang 4

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Chu trình hình thành chất lượng sản phẩm 5

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức 24

Hình 2.2: Sơ đồ chế tạo máy biến thế phân phối ở trung tâm PTDT 28

Hình 2.3 Sơ đồ chế tạo máy biến thế truyền tải ở trung tâm PTPT 30

Hình 2.4 Tốc độ tăng trưởng doanh thu & giá trị đơn hàng qua các năm 32

Hình 2.5 Sơ đồ khối quy trình của ABB Việt Nam 36

Hình 2.6 Biểu đồ thống kê kết quả test lỗi năm 2011 39

Hình 2.7 Lưu đồ quá trình bán hàng 42

Hình 2.8 Lưu đồ quy trình thiết kế 46

Hình 2.9 Lưu đồ quy trình mua hàng 51

Hình 2.10 Lưu đồ quy trình kiểm soát chất lượng 60

Hình 2.11 Quy trình CCRP 68

Hình 2.12 Thực hiện giải quyết phàn nàn của khách hàng từ 2007 – 2010 69

Hình 2.13 Chu trình hướng các yếu tố COPQ: 70

Hình2.14 Thống kê NCR năm 2009 71

Hình 2.15 Thông kê só NCR trong năm 2010 72

Hình 2.16 Thông kê số NCRR trong năm 2010 72

Hình 2.17 Thông kê COPQ năm 2010 73

Hinh 3.1 Dữ liệu tồn kho năm 2008-2010 85

Hình 3.2 Biểu đồ tỷ lệ phân loại sai hỏng 89

Hình 3.3 Biểu đồ Pareto nguyên nhân sai hỏng 92

Hình 3.4 Sơ đồ xương cá nguyên nhân gây thay đổi FAT 92

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Phân loại lao động theo trình độ học vấn 30

Bảng 2.2 Doanh thu và giá trị đơn hàng từ năm 2005-2010 32

Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ABB Việt Nam 33

Bảng 2.4 Kết quả và tỷ lệ sai hỏng năm 2008 37

Bảng 2.5 Bảng so sánh năng lực cạnh tranh của ABB Việt Nam với các công ty khác 40

Bảng 2.6 Thống kê lỗi trong thiết kế năm 2010 49

Bảng 2.7 Các dung sai kĩ thuật 59

Bảng 3.1 Định mức giờ thiết kế 87

Bảng 3.2 Các vấn đề nảy sinh trong FAT năm 2010 91

Bảng 3.3 Tỉ trọng các nguyên nhân trong FAT năm 2010 92

Trang 6

MỞ ĐẦU

A TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới tạo nên thách thức, sức ép lớn đốivới các doanh nghiệp, các quốc gia trong kinh doanh và xây dựng các chươngtrình kinh tế

Vấn đề chất lượng và quản lý chất lượng đã trở thành một nhân tố chủ yếutrong chính sách của nhiều quốc gia, bởi lẽ để tồn tại và phát triển trên thị trường cạnhtranh yêu cầu mỗi doanh nghiệp phải có được những sản phẩm không chỉ hợp về mẫumã, đủ về số lượng đặc biệt là chất lượng phải đáp ứng được yêu cầu ngày càng caocủa khách hàng Chất lượng đã trở thành yếu tố chính, yếu tố quyết định trong chiếnlược kinh doanh trong bất kĩ môi trường kinh doanh nào

ABB Việt Nam là một trong những nhà sản xuất máy biến áp nằm trong tậpđoàn ABB toàn cầu, cung cấp sản phẩm máy biến áp không chỉ trong thị trường ViệtNam mà còn cho các thị trường lớn khác như: Úc, Nhật Bản, Trung Đông…

Những phản hồi từ các khách hàng khắp nơi trên thế giới về chất lượng sảnphẩm giúp ABB Việt Nam nhìn nhận rõ hơn vấn đề còn tồn tại

Là một thành viên đang công tác tại công ty TNHH ABB Việt Nam, tôi ý thứcđược rằng chất lượng sản phẩm máy biến áp là một yếu tố quyết định sự sống còn đốivới doanh nghiệp của mình trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay Việc hoànthiện hệ thống quản lý chất lượng góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như

uy tín của công ty trên toàn thế giới là cần thiết Vì vậy tôi chọn đề tài: “Phân tích &một số giải pháp hoàn thiện quản lý chất sản phẩm máy biến áp tại công ty TNHHABB Việt Nam”

B MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

Hệ thống hoá các cơ sở lý luận về chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng,trên cơ sở đó phân tích thực trạng chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm tại công

ty ABB Việt Nam từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chất lượng hệ thốngquản lý chất lượng máy biến áp tại công ty ABB Việt Nam

C ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Đối tượng nghiên cứu là chất lượng máy biến áp và chất lượng hệ thống quản lýchất lượng của công ty ABB Việt Nam

Trang 7

Phạm vi nghiên cứu là thực trạng chất lượng và công tác quản lý chất lượngmáy biến áp của công ty ABB Việt Nam từ năm 2007 đến tháng 12 năm 2010.

D PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Các phương pháp được sử dụng trong đề tài : Phân tích chất lượng dựa trên cơsở những lý thuyết về quản trị chất lượng, phân tích trên các số liệu thống kê, so sánhvới các tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành chế tạo máy biến thế, phân tích hệ thống để tìmnguyên nhân khách quan, chủ quan của các vấn đề về chất lượng…

E NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về chất lượng và quản lý chất lượng

Trình bày thực trạng chất lượng và quản lý chất lượng của công ty ABB ViệtNam Phân tích thực trạng chất lượng, quản lý chất lượng từng khâu trong chu trìnhsản xuất tìm ra những tồn tại cần khắc phục để nâng cao chất lượng sản phẩm

Đề xuất một số giải pháp về hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng, đảm bảonguồn nhân lực, giảm tồn kho và nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngàycàng cao của khách hàng

F KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

Tên đề tài: “Phân tích & một số giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng sản phẩm máy biến áp tại công ty TNHH ABB Việt Nam”.

Bố cục: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:

Chương I: Cơ sở lý luận về chất lượng sản phẩm và quản trị chất lượng sản phẩm Chương II: Thực trạng chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm của nhà

máy sản xuất máy biến áp ABB Việt Nam

Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng MBA tại ABB

Việt Nam

Tác giả xin chân thành cảm ơn thầy giáo: Tiến sỹ Vũ Đăng Minh, và các thầy

cô trong khoa kinh tế và quản lý trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã trực tiếp hướngdẫn, cùng bàn bạc, thảo luận và tháo gỡ những khó khăn cũng như đã tạo điều kiệnthuận lợi giúp đỡ hoàn thành luận văn tốt nghiệp này

Hà Nội, ngày tháng năm 2011

Học viên

Trang 8

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN TRỊ

CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

1.1 Những vấn đề chung về sản phẩm

1.1.1 Khái niệm sản phẩm

Sản phẩm được định nghĩa là “kết quả của các hoạt động hay các quá trình”.Như vậy sản phẩm được tạo ra từ tất cả mọi hoạt động bao gồm cả những hoạt độngsản xuất ra vật chất cụ thể và các dịch vụ

Sản phẩm được hình thành từ các thuộc tính hữu hình và vô hình:

Hữu hình nói lên công dụng đích thực của sản phẩm;

Vô hình xuất hiện khi có tiêu thụ mang thuộc tính thụ cảm

Cả hai thuộc tính trên tạo cho sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng

1.1.2 Phân loại sản phẩm

Sản phẩm nói chung được chia thành hai nhóm:

Nhóm sản phẩm thuần vật chất: Là những sản phẩm mang tính cơ lý hóa nhấtđịnh

Nhóm sản phẩm phi vật chất: Là các dịch vụ (dịch vụ là kết quả tạo ra dohoạt động giữa người cung ứng để đáp ứng nhu cầu của khác hàng)

Một sản phẩm có chất lượng có nghĩa là nó đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trongnhững điều kiện xác định với những chi phí xã hội và ảnh hưởng đến môi trường thấpnhất, có thể kiểm soát được

1.1.3 Các thuộc tính của sản phẩm

Thuộc tính của sản phẩm có thể chia thành các nhóm:

Nhóm thuộc tính mục đích: Các thuộc tính này quyết định công dụng của sảnphẩm, để thỏa mãn nhu cầu nào đó trong điều kiện xác định Đây là phần cốt lõi của mỗisản phẩm làm cho sản phẩm có công dụng phù hợp với tên gọi của nó Những thuộc tínhnày phụ thuộc vào bản chất của sản phẩm, các yếu tố tự nhiên, kĩ thuật, công nghệ

Nhóm các thuộc tính hạn chế: Nhóm các thuộc tính này quy định những điềukiện khai thác và sử dụng để có thể đảm bảo khả năng làm việc, khả năng thỏa mãnnhu cầu, độ an toàn của sản phẩm khi sử dụng

Trang 9

Nhóm thuộc tính kinh tế kĩ thuật: Nhóm thuộc tính này đa dạng và phong phú.Các thuộc tính về kĩ thuật có quan hệ hữu cơ với các đặc tính về công nghệ của sảnphẩm Đây là nhóm thuộc tính quan trọng nhất trong việc thẩm định, lựa chọn, nghiêncứu cải tiến, thiết kế sản phẩm mới Nó quyết định trình độ, chi phí cần thiết để chếtạo, sản xuất, tiêu dùng và thải bỏ một sản phẩm.

Nhóm thuộc tính thụ cảm: Đó là những thuộc tính mà thông qua việc sử dụng

và tiếp xúc với sản phẩm người ta mới nhận biết được chúng như tính thẩm mỹ (kiểucách, kết cấu, hình thức, trang trí ), tính kinh tế- xã hội (sự phù hợp với quy địnhpháp luật, phù hợp với tính nhân văn ) của đối tượng sử dụng

1.2 Chất lượng và đặc điểm chất lượng của sản phẩm

1.2.1 Khái niệm chung về chất lượng

Trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 đưa ra định nghĩa chất lượng: ”Chất lượng

là mức độ thỏa mãn của một tập hợp các thuộc tính đối với các yêu cầu”

Yêu cầu: có nghĩa là những nhu cầu hay mong đợi được nêu ra hay tiềm ẩn.Theo từ điển tiếng việt phổ thông: Chất lượng là tổng thể những tính chất, thuộctính cơ bản của sự vật (sự việc) làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sự vật (sựviệc) khác

Theo chuyên gia K Ishikawa: Chất lượng là khả năng thỏa mãn nhu cầuthị trường với chi phí thấp nhất

Chất lượng sản phẩm, dịch vụ phải thể hiện được các khía cạnh sau:

Thể hiện tính năng kĩ thuật hay tính hữu dụng của nó;

Thể hiện cùng với chi phí;

Gắn liền với tiêu dùng cụ thể

Tóm lại: Trong quản lý chất lượng hiện đại việc tiến hành định nghĩa chấtlượng tất yếu phải xuất phát từ góc độ người tiêu dùng Nhà quản lý chất lượng nổitiếng D.Gravin đã định nghĩa chất lượng: ”Chất lượng là tính thích hợp sử dụng” Ôngđã cụ thể hóa khái niệm thích hợp sử dụng thành 8 yếu tố sau:

Tính năng: Chức năng chủ yếu của sản phẩm đạt được mức độ và đẳng cấp

kỹ thuật

Tính năng kèm theo: Để khách hàng thấy thuận tiện và thoải mái với chức năngsản phẩm được tăng cường

Trang 10

Sự đáng tin cậy: Tính chuẩn xác và xác suất của chức năng quy định hoànthành sản phẩm.

Tính thống nhất: Mức độ sản phẩm phù hợp với cuốn sách hướng dẫn sử dụngcủa sản phẩm

Độ bền: Sản phẩm có đạt được xác suất về độ bền sử dụng quy định hay không.Tính bảo vệ: Sản phẩm có dễ sửa chữa và bảo vệ hay không

Tính mỹ thuật: Hình dáng bên ngoài của sản phẩm có sức hấp dẫn và tính nghệthuật hay không

Tính cảm giác: Sản phẩm có mang lại cho người sử dụng mối liên tưởng tốt đẹpthậm chí là tuyệt vời hay không

Từ 8 phương tiện trên có thể xác định rõ yêu cầu đối với sản phẩm của kháchàng đồng thời chuyển hóa yêu cầu này thành các tiêu chuẩn của sản phẩm

1.2.2 Sự hình thành chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm của bất kì một sản phẩm nào cũng được hình thành quanhiều quá trình và theo một trật tự nhất định Rất nhiều chu trình hình thành nên chấtlượng sản phẩm được nêu ra song đều thống nhất là quá trình hình thành chất lượngsản phẩm xuất phát từ thị trường trở về với thị trường trong một chu trình khép kín

3

Trước sản xuất

Sản xuất Tiêu dùng

Trang 11

Trong đó:

(1) Nghiên cứu thị trường: Nhu cầu số lượng, yêu cầu về chất lượng

(2) Thiết kế sản phẩm: Khi xác định được nhu cầu sẽ tiến hành xây dựng các quyđịnh, quy trình kỹ thuật

(3) Triển khai: Dây truyền công nghệ, đầu tư, sản xuất thử, dự đoán chi phí

(4) Sản xuất: Chế tạo sản phẩm

(5) (6) (7) Kiểm tra: Kiểm tra chất lượng sản phẩm, tìm biện pháp đảm bảo chất lượngquy định, quy trình kỹ thuật

(8) Tổ chức: Dự trữ, bảo quản, vận chuyển

(9) (10) Bán hàng, hướng dẫn sử dụng, bảo hành

(11) (12) Theo dõi, lấy ý kiến khách hàng về chất lượng sản phẩm và lặp lại

1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

1.2.3.1 Nhóm yếu tố bên ngoài (vĩ mô)

Tình hình phát triển của kinh tế thế giới:

Trong xu thế toàn cầu, các công ty thuộc mọi quốc gia trên toàn thế giới, muốntồn tại và phát triển và thu hút khách hàng ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng vàđảm bảo chất lượng, các daonh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh lẫn nhau và đưa chấtlượng vào nội dung quản lý Các nguồn lực tự nhiên không còn là chìa khóa đem lạiphồn vinh Thông tin, kiến thức, khối lượng đông đảo nhân viên có kỹ năng, nền vănhóa công nghiệp mới là nguồn lực thực sự đem lại sức cạnh tranh

Tình hình thị trường:

Đây là nhân tố quan trọng, là xuất phát điểm, tạo định hướng cho sự phát triểnchất lượng sản phẩm Nhu cầu thị trường càng phong phú, đa dạng và thay đổi nhanhcàng cần hoàn thiện chất lượng để thích ứng kịp thời đòi hỏi ngày càng cao củakhách hàng

Trình độ tiến bộ khoa học – công nghệ:

Tiến bộ khoa học – công nghệ tạo ra khả năng nâng cao chất lượng sản phẩm,tạo ra phương tiện điều tra, nghiên cứu khoa học chính xác, xác định đúng đắn nhu cầu

và biến đổi nhu cầu thành đặc điểm sản phẩm Tiến bộ khoa học – công nghệ cũng làmxuất hiện các nguồn nguyên liệu mới tốt hơn, rẻ hơn

Trang 12

Khoa học quản lý phát triển hình thành những phương pháp quản lý tiên tiếnhiện đại góp phần nắm bắt nhanh và chính xác hơn nhu cầu của khách hàng, giảm chiphí sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng mức thỏa mãn khách hàng.

Cơ chế, chính sách quản lý kinh tế của các quốc gia:

Môi trường pháp lý với những chính sách và cơ chế quản lý kinh tế có tác độngtrực tiếp đến việc tạo ra và nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp Cơ chếphù hợp sẽ kích thích các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư, cải tiến, nâng cao chất lượngsản phẩm và dịch vụ

Các yêu cầu về văn hóa, xã hội:

Những yêu cầu về văn hóa, đạo đức, xã hội và tập tục truyền thống, thóiquen tiêu dùng có ảnh hưởng trực tiếp tới các thuộc tính chất lượng sản phẩm,đồng thời có ảnh hưởng gián tiếp thông qua các quy định bắt buộc mỗi sảnphẩm phải thỏa mãn những đòi hỏi phù hợp với truyền thống, văn hóa, đạo đức,xã hội của các cộng đồng

1.2.3.2 Nhóm yếu tố bên trong (vi mô)

Bốn yếu tố trong tổ chức được biểu thị bằng quy tắc 4M:

Yếu tố nguyên vật liệu (material):

Đây là yếu tố cơ bản đầu vào, có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sảnphẩm Muốn có sản phẩm có chất lượng thì nguyên liệu đầu vào phải đảm bảo chấtlượng Các nguyên liệu đầu vào bao gồm đúng chủng loại, số lượng, chất lượng vàgiao hàng đúng kỳ hạn

Yếu tố kỹ thuật - công nghệ - thiết bị (machine):

Yếu tố kỹ thuật - công nghệ - thiết bị có một tầm quan trọng đặc biệt có tácdụng quyết định đến sự hình thành chất lượng sản phẩm

Quá trình công nghệ là một quá trình phức tạp làm thay đổi, cải thiện tính chấtban đầu của nguyên vật liệu theo hướng phù hợp với các yêu cầu chất lượng Quá trìnhcông nghệ được thực hiện thông qua hệ thống máy móc thiết bị Nếu như công nghệhiện đại, nhưng thiết bị không đảm bảo thì không thể nào nâng cao chất lượng sảnphẩm được

Nhóm yếu tố kỹ thuật – công nghệ – thiết bị có quan hệ tương hỗ chặt chẽ vớinhau Để có được chất lượng ta phải đảm bảo sự đồng bộ của nhóm yếu tố này

Trang 13

Yếu tố về quản lý (method):

Có nguyên vật liệu tốt, máy móc, trang bị hiện đại song nếu không có mộtphương pháp tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh thì không thể nào bảo đảm và nângcao chất lượng Vấn đề quản lý chất lượng đã và đang được các nhà khoa học, các nhàquản lý rất quan tâm Vai trò quyết định đến chất lượng sản phẩm

Yếu tố con người (man):

Con người là một nguồn lực, yếu tố con người ở đây phải hiểu là tất cả mọingười trong doanh nghiệp từ lãnh đạo cao nhất đến nhân viên đều tham gia vào quátrình chất lượng

Các yếu tố khác

Ngoài bốn yếu tố trên (4M) tác động trực tiếp và quá trình hình thành chấtlượng thì còn có các yếu tố khác tác động như:

+ Nhu cầu của nền kinh tế;

+ Sự phát triển của khoa học công nghệ;

+ Hiệu lực của cơ chế quản lý;

+ Các yếu tố về văn hoá

1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm

1.2.4.1 Mức từng chỉ tiêu chất lượng riêng lẻ

Là tỷ lệ so sánh giữa mức chất lượng thực tế (pitt) với mức quy định (tiêuchuẩn) của sản phẩm (pitc):

itc

itt rP

P

Q 

Dạng biểu thị này có ưu điểm thể hiện trực tiếp mức chất lượng về đặc tính kỹthuật hay giá trị sử dụng từng mặt riêng lẻ của sản phẩm Mức chỉ tiêu riêng lẻ chỉthích ứng với một số sản phẩm đơn giản

1.2.4.2 Mức chỉ tiêu chất lượng toàn phần

Mức chỉ tiêu chất lượng toàn phần (QT): Là tỉ số giữa hiệu ích khi sử dụng sảnphẩm và chi phí để sử dụng sản phẩm đó

+ Phần có tính năng kỹ thuật hoàn toàn được biểu thị theo công thức:

nc

s T

G H

Q 

Trang 14

Trong đó:

QT - Mức chỉ tiêu chất lượng toàn phần;

Hs - Hiệu ích khi sử dụng sản phẩm;

Gnc - Chi phí để sử dụng sản phẩm đó

Muốn nghiên cứu, quy định chỉ tiêu chất lượng hợp lý cho sản phẩm phải luônchú ý khảo sát 3 yếu tố: yêu cầu của thị trường, khả năng sản xuất và điều kiện kinh tế

- xã hội cụ thể Chọn phương án tối ưu là dung hoà mâu thuẫn giữa yêu cầu thườngxuyên của người tiêu dùng và khả năng có hạn của phía sản xuất

1.2.4.3 Tỷ lệ sản phẩm đạt chất lượng

Tỉ lệ sản phẩm đạt chất lượng = Số sản phẩm đạt chất lượng

Tổng số sản phẩm được kiểm traChỉ tiêu này có ưu điểm là doanh nghiệp xác định được mức chất lượng đồngđều qua các thời kỳ (chất lượng theo tiêu chuẩn đề ra)

1.2.4.4 Các chỉ tiêu sản phẩm sai hỏng

* T l sai h ng tính theo hi n v t:ỉ lệ sai hỏng tính theo hiện vật: ệ sai hỏng tính theo hiện vật: ỏng tính theo hiện vật: ệ sai hỏng tính theo hiện vật: ật:

Tổng số lượng sản phẩm

* Tỉ lệ sai hỏng tính theo thước đo giá trị:

Tổng chi phí toàn bộ sản phẩm hàng hóa

1.2.4.5 Một số chỉ tiêu chất lượng đặc trưng

* Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu xác định chất lượng trong chiến lược phát triển kinh tế

Trong chiến lược phát triển kinh tế phải xác định chiến lược phát triển sảnphẩm nhằm:

- Kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm;

- Kéo dài thời gian cạnh tranh của sản phẩm

Trong hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu xác định chất lượng sản phẩm củachiến lược phát triển kinh tế thường có các nhóm chỉ tiêu:

Trang 15

- Chỉ tiêu công dụng;

- Chỉ tiêu công nghệ;

- Chỉ tiêu thống nhất hoá;

- Chỉ tiêu độ tin cậy;

- Chỉ tiêu an toàn;

- Chỉ tiêu kích thước;

- Chỉ tiêu sinh thái;

- Chỉ tiêu lao động;

- Chỉ tiêu thẩm mỹ;

- Chỉ tiêu sáng chế phát minh

* Hệ thống các chỉ tiêu kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm hàng hoá trong sản xuất - kinh doanh

Khi kiểm tra chất lượng sản phẩm phải dự vào tiêu chuẩn hoặc các hợp đồng kinhtế Tuỳ theo mục đích sử dụng, chất lượng sản phẩm có thể chia thành 4 nhóm cơ bản:

+ Nhóm chỉ tiêu sử dụng

Đây là nhóm chỉ tiêu chất lượng mà người tiêu dùng thường quan tâm, nhómchỉ tiêu này bao gồm:

- Thời gian sử dụng;

- Mức độ an toàn khi sử dụng;

- Khả năng thay thế sửa chữa;

- Hiệu quả sử dụng

+ Nhóm chỉ tiêu kỹ thuật - công nghệ

Đây là nhóm chỉ tiêu mà các cơ quan nghiên cứu, thiết kế, sản xuất - kinhdoanh thường dùng để tính giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hoá

Chỉ tiêu kỹ thuật công nghệ có rất nhiều nhưng quan trọng hơn cả là chỉ tiêu kíchthước, cơ lý, thành phần, tính an toàn, đáp ứng các yêu cầu về môi trường sinh thái

Việc lựa chọn những chỉ tiêu kỹ thuật công nghệ là cơ sở để kiểm tra đánh giámột mặt hàng nào đó phải xuất phát từ công dụng, đặc điểm cấu tạo, điều kiện sử dụng

và tỷ trọng của các chỉ tiêu đó trong toàn bộ các chỉ tiêu cho giá trị sử dụng và chấtlượng của sản phẩm

+ Nhóm chỉ tiêu hình dáng, thẩm mỹ

Nhóm chỉ tiêu này bao gồm các chỉ tiêu về hình dáng kích thước, trang trí, màu

Trang 16

sắc Kiểm tra đánh giá chất lượng tạo hình, trang trí là một công việc phức tạp,phụ thuộc vào trình độ hiểu biết về thẩm mỹ của người đánh giá.

Một sản phẩm mang tính hoàn chỉnh thể hiện:

- Sự thống nhất hữu cơ giữa các bộ phận vừa phản ánh sự tinh tế giữa các bộphận riêng lẻ vừa nói lên sự hài hoà của các bộ phận;

- Hình dáng thể hiện ở bố cục rõ ràng, từng bộ phận, đường nét tạo cho hìnhdáng một hiệu quả thẩm mỹ;

- Có kiểu mốt phù hợp với sự phong phú, đa dạng của cuộc sống và hướng tớicác nhu cầu thẩm mỹ tích cực theo xu hướng thời đại;

- Có chất lượng gia công, trang trí và chất lượng nguyên cao;

- Hài hoà về màu sắc

+ Nhóm chỉ tiêu kinh tế

Các chỉ tiêu này bao gồm chi phí sản xuất, giá cả, chi phí cho quá trình sử dụng,hiệu quả sử dụng

1.3 Quản lý chất lượng sản phẩm

1.3.1 Khái niệm về quản lý chất lượng

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO 9000 cho rằng: Quản lý chất lượng là một hoạtđộng có chức năng quản lý chung nhằm mục đích đề ra chính sách, mục tiêu, trách nhiệm vàthực hiện chúng bằng các biện pháp như hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảmbảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống chất lượng

Hình 1.2.Vòng tròn quản lý chất lượng theo ISO 9000

Chính sách chất lượng (QP-Quality policy): là ý đồ và định hướng chung của

Đóng gói & bảo quản

Tổ chức sản xuất kinh doanh

Khách hàng

Sản xuất thử và dây chuyền

Cung ứng vật tưNghiên cứu đổi mới sản

phẩm

Dịch vụ sau

bán hàng

Trang 17

một tổ chức có liên quan đến chất lượng và được lãnh đạo cao nhất của tổ chức chínhthức công bố.

Mục tiêu chất lượng (QO-Quality objective): Điều được tìm kiếm hay nhằm tới

có liên quan đến chất lượng

Hoạch định chất lượng (QP-Quality planning): là một phần của quản lý chất

lượng tập trung vào việc lập mục tiêu chất lượng và quy định các quá trình tác nghiệpcần thiết và các nguồn lực có liên quan để thực hiện mục tiêu chất lượng

Kiểm soát chất lượng (QC-Quality control): là một phần của quản lý chất lượng

tập trung vào việc thực hiện các yêu cầu chất lượng

Đảm bảo chất lượng (QA-Quality Assurance): là một phần của quản lý chất lượng

tập trung vào việc cung cấp lòng tin rằng các yêu cầu sẽ được bảo đảm thực hiện

Cải tiến chất lượng (QI-Quality Improvement): là một phần của quản lý chất

lượng tập trung vào việc nâng cao khả năng thực hiện các yêu cầu chất lượng

Hệ thống quản lý chất lượng (QMS- Quality Management System): Gồm cơ cấu tổ

chức, thủ tục, quá trình và nguồn lực cần thiết để thực hiện công tác quản lý chất lượng

1.3.2 Các phương pháp quản lý chất lượng sản phẩm

1.3.2.1 Phương pháp kiểm tra chất lượng

Kiểm tra chất lượng là hoạt động như đo, xem xét, thử nghiệm, định cỡ một haynhiều đặc tính của đối tượng và so sánh kết quả với yêu cầu nhằm xác địnhsự phù hợp của mỗi đặc tính

Phương pháp này nhằm sàng lọc các sản phẩm không phù hợp với quy định

là một sự phân loại sản phẩm đã được chế tạo, một cách xử lý "chuyện đã rồi".Phương pháp này rất phổ biến được sử dụng trong thời kỳ trước đây Để kiểm trangười ta phải kiểm tra 100% số lượng sản phẩm hay sử dụng một số phương phápkiểm tra theo xác xuất Đây là một phương pháp gây nhiều tốn kém và mất thời gian.Quá trình kiểm tra không ảnh hưởng đến chất lượng và chất lượng không được tạodựng nên qua công tác kiểm tra

1.3.2.2 Phương pháp kiểm soát chất lượng

Kiểm soát chất lượng là các hoạt động và kỹ thuật mang tính tác nghiệp được

sử dụng để đáp ứng các yêu cầu chất lượng

Để kiểm soát chất lượng, cần thiết phải kiểm soát được các yếu tố ảnh hưởng

Trang 18

trực tiếp đến quá trình tạo ra chất lượng Thực chất của kiểm soát chất lượng là chủyếu nhằm vào quá trình sản xuất gồm các yếu tố sau:

+ Kiểm soát con người:

- Được đào tạo;

- Có kỹ năng thực hiện;

- Được thông tin về nhiệm vụ được giao, yêu cầu phải đạt được;

- Có đủ tài liệu, hướng dẫn cần thiết;

- Có đủ phương tiện, công cụ và các điều kiện làm việc

+ Kiểm soát phương pháp và quá trình:

- Lập quy trình, phương pháp thao tác, vận hành;

- Theo dõi và kiểm soát quá trình

+ Kiểm soát đầu vào:

- Người cung ứng;

- Dữ liệu mua nguyên vật liệu

+ Kiểm soát thiết bị:

- Phù hợp yêu cầu;

- Được bảo dưỡng, hiệu chỉnh

+ Kiểm soát môi trường:

- Môi trường làm việc;

- Điều kiện an toàn

Derming đã đưa ra chu trình sau đây, gọi là chu trình Derming, hay vòng trònPDCA áp dụng cho mọi hoạt động kiểm soát chất lượng:

Hình 1.3 Chu trình Deming

1.3.2.3 Phương pháp đảm bảo chất lượng

Lập kế hoạch

Hành động

Kiểm tra

Trang 19

Đảm bảo chất lượng là mọi hành động có kế hoạch và có hệ thống, và đượckhẳng định nếu cần, để đem lại lòng tin thoả đáng rằng sản phẩm thoả mãn các yêucầu đã định đối với chất lượng.

Nội dung cơ bản của hoạt động đảm bảo chất lượng là doanh nghiệp phải xâydựng một hệ thống đảm bảo chất lượng có hiệu lực và và hiệu quả, đồng thời làmthế nào để chứng tỏ cho khách hàng biết điều đó

Trong những năm gần dây, để có một chuẩn mực chung, được quốc tế chấpnhận cho hệ thống đảm bảo chất lượng, tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO đã xâydựng và ban hành bộ tiêu chuẩn ISO 9000 để giúp cho các nhà cung cấp có được một

mô hình chung về đảm bảo chất lượng, đồng thời cũng là một chuẩn mực chung đểdựa vào đó khách hàng hay tổ chức trung gian tiến hành xem xét đánh giá Có thể nói,chỉ đến khi ra đời bộ tiêu chuẩn này thì mới có cơ sở để tạo niềm tin khách quan đốivới chất lượng sản phẩm

1.3.2.4 Phương pháp kiểm soát chất lượng toàn diện

Feigenbaum định nghĩa TQC: Kiểm soát chất lượng toàn diện là một hệ thống

có hiệu quả để nhất thể hóa các nỗ lực phát triển và cải tiến chất lượng của các nhómkhác nhau vào trong một tổ chức sao cho các hoạt động Marketing, kỹ thuật và dịch vụ

có thể tiến hành một cách kinh tế nhất, thỏa mãn hoàn toàn khách hàng

Như vậy, giữa kiểm tra và kiểm soát chất lượng có khác nhau Kiểm tra là sự

so sánh, đối chiếu giữa chất lượng thực tế của sản phẩm với những yêu cầu kỹ thuật, từ

đó loại bỏ phế phẩm Kiểm soát là hoạt động bao quát hơn, toàn diện hơn Nó bao gồmtoàn bộ các hoạt động Marketing, thiết kế, so sánh, đánh giá chất lượng và dịch vụ saubán hàng, tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục

TQC là một tư duy mới về quản lý, là một công cụ thường xuyên và là một nềnvăn hoá trong công ty Chúng được xem xét đánh giá thường xuyên để đảm bảo phùhợp với các yêu cầu đã định bằng cách đưa các yêu cầu của hệ thống chất lượng vàocác quá trình lập kế hoạch, các kết quả đánh giá hệ thống được lãnh đạo xem xét đểtìm cơ hội cải tiến

1.3.2.5 Phương pháp quản lý chất lượng toàn diện

Các kỹ thuật quản lý mới ra đời đã góp phần nâng cao hoạt động quản lý chấtlượng đã làm cơ sở cho lý thuyết quản lý chất lượng toàn diện ra đời Cũng có thể nóirằng quản lý chất lượng toàn diện là một sự cải biến và đẩy mạnh hơn hoạt động

Trang 20

kiểm soát chất lượng toàn diện toàn công ty.

TQM: Là một phương pháp quản lý của một tổ chức, định hướng vào chấtlượng, dựa trên sự tham gia của mọi thành viên và nhằm đem lại sự thành công dàihạn thông qua sự thoả mãn khách hàng và lợi ích của mọi thành viên của công ty đó

và của xã hội

Trong định nghĩa trên ta cần hiểu:

- Thành viên là mọi nhân viên trong mọi đơn vị thuộc mọi cấp trong cơ cấu tổ chức;

- Vai trò lãnh đạo của cấp quản lý cao nhất và sự đào tạo huấn luyện cho mọithành viên trong công ty là điều cốt yếu cho sự thành công;

- Trong TQM khái niệm chất lượng liên quan đến việc đạt được mọi mục tiêuquản lý;

- Lợi ích xã hội có nghĩa là thực hiện các yêu cầu mà xã hội đặt ra

Đặc điểm nổi bật của TQM so với các phương thức quản lý chất lượng trướcđây là nó cung cấp một hệ thống toàn diện cho công tác quản lý và cải tiến mọi khíacạnh có liên quan đến chất lượng và huy động sự tham gia của mọi bộ phận và mọi cánhân để đạt được mục tiêu chất lượng đã đặt ra

1.4 Các công cụ cơ bản trong quản lý chất lượng

Trong quản lý chất lượng người ta thường dùng kỹ thuật SQC (StatisticalQuality Control – Kiểm soát chất lượng bằng thống kê) tức là áp dụng các phươngpháp thống kê để thu thập, trình bày, phân tích các dữ liệu một cách đúng đắn, chínhxác và kịp thời nhằm theo dõi, kiểm soát, cải tiến quá trình hoạt động của một quátrình, một tổ chức bằng cách giảm biến động của nó

1.4 1 Phiếu kiểm tra chất lượng

Mục đích của phiếu kiểm tra chất lượng là thu thập, ghi chép các dữ liệu chấtlượng theo những cách thức nhất định để đánh giá tình hình chất lượng và đưa ranhững quyết định xử lý hợp lý

Căn cứ vào mục đích, phiếu kiểm tra được chia thành hai loại:

+ Phiếu kiểm tra để ghi chép gồm có:

- Phiểu kiểm tra để nhận biết, đánh giá sự phân bổ của các giá trị định tính;

- Phiếu kiểm tra để nhận biết đánh giá sai sót theo chủng loại;

- Phiếu kiểm tra để nhận biết, xem xét chỗ xảy ra sai sót

Trang 21

+ Phiếu kiểm tra để kiểm tra gồm:

- Để kiểm tra đặc tính;

- Để kiểm tra độ an toàn;

- Để kiểm tra sự tiến bộ

1.4.2 Biểu đồ Pareto

Biểu đồ Pareto là đồ thị hình cột phản ánh các dữ liệu chất lượng thu thập được,sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp, chỉ rõ các vấn đề cần được ưu tiên giải quyết trước

Tác dụng: Nhìn vào biểu đồ người ta thấy rõ kiểu sai sót phổ biến nhất, thứ tự ưutiên khắc vấn đề cũng như kết quả của hoạt động cải tiến chất lượng Nhờ đó kích thích,động viên tinh thần trách nhiệm của người lao động trong hoạt động cải tiến đó

Thực hiện:

- Xác định các loại sai sót và thu thập dữ liệu;

- Sắp xếp dữ liệu trong bảng theo thứ tự từ lớn đến bé;

- Tính tỷ lệ % của từng dạng sai sót;

- Xác định tỉ lệ % sai số tích lũy;

- Vẽ đồ thị cột theo tỷ lệ % của các dạng sai sót vừa tính ở trên;

- Vẽ đường tích lũy theo % tích lũy đã tính

Viết tiêu đề nội dung và ghi tóm tắt các dạng đặc trưng của sai sót lên đồ thị

Hình 1.4 Biểu đồ pareto

1.4.3 Biểu đồ nhân quả

Tỷ lệ % các dạng khuyết tật

Các dạng khuyết tật

Trang 22

Là mụ̣t sơ đụ̀ biểu diờ̃n mụ́i quan hợ̀ giữa nguyờn nhõn và kờ́t quả Kờ́t quảlànhững chỉ tiờu chṍt lượng cõ̀n theo dõi, đánh giá, còn nguyờn nhõn là những yờ́u tổảnh hưởng đờ́n chỉ tiờu chṍt lượng đú.

Mục đích biểu đụ̀ nhõn quả: là tìm kiểm, xác định các nguyờn nhõn gõy ra nhữngtrục trặc vờ̀ chṍt lượng sản phõ̉m, dịch vụ hoặc quá trình Từ đú đờ̀ xuṍt những biợ̀n phápkhắc phục nguyờn nhõn cải tiờ́n và hoàn thiợ̀n chṍt lượng của đụ́i tượng quản lý

Xõy dựng biểu đụ̀ nhõn quả:

- Xác định đặc tính chṍt lượng cụ thể cõ̀n phõn tích;

- Vẽ chỉ tiờu chṍt lượng là mũi tờn dài biểu hiểu xương sụ́ng cá, đõ̀u mũi tờnghi chỉ tiờu chṍt lượng đú;

- Xác định các yờ́u tụ́ chính ảnh hưởng đờ́n chỉ tiờu chṍt lượng đã lựa chọn, vẽcác yờ́u tụ́ này như những xương nhánh chính của cá;

- Tìm các yờ́u tụ́ khác cú ảnh hưởng đờ́n nhúm yờ́u tụ́ chính vừa xác định;

- Trờn mụ̃i nhánh xương của từng yờ́u tụ́ chính, vẽ thờm các nhánh xương dăm của cá thể hiợ̀n các yờ́u tụ́ và chỉ tiờu chṍt lượng trờn sơ đụ̀

Hình 1.5 Biểu đụ̀ xương cỏ

1.4.4 Biểu đụ̀ kiểm soỏt

Biểu đụ̀ kiểm soát biểu thị dưới dạng đụ̀ thị sự thay đổi của chỉ tiờu chṍt lượng

để đánh giá quá trình sản xuṍt cú ở trạng thái kiểm soát hay chṍp nhọ̃n được khụng.Trong biểu đụ̀ kiểm soát cú các đường giới hạn kiểm soát và cú ghi các giá trị thụ́ng kờđặc trưng thu nhọ̃p từ các nhúm mõ̃u được chọn ra liờn tiờ́p trong quá trình sản xuṍt

Đặc điểm cơ bản của biểu đụ̀ kiểm soát:

Chỉ tiờu chṍt lượngNgười

Thiờ́t bị

Trình độ

Tuổi Khuôn

Động cơ

Trang 23

- Có sự kết hợp giữa đồ thị và các đường kiểm soát Các đường kiểm soát là những đường giới hạn trên và giới hạn dưới thể hiện khoảng sai lệch cao và thấp nhất

mà các giá trị chất lượng còn nằm trong sự kiểm soát;

- Đường tâm thể hiện giá trị bình quân của các dữ liệu thu thập được;

- Đồ thị là đường thể hiện các điểm phản ánh các số liệu bình quân trong từngnhóm mẫu hoặc độ phân tán, hoặc giá trị của từng chỉ tiêu chất lượng cho biết tìnhhình biến động của quá trình;

- Thông tin về hiện trạng của các quá trình sản xuất nhận được nhờ quan trắcmột số mẫu từ quá trình;

- Khả n ng c a quá trình ph n ánh m i quan h gi a ả ối quan hệ giữa độ lệch tất nhiên của ệ sai hỏng tính theo hiện vật: ữa độ lệch tất nhiên của độ lệch tất nhiên của ệ sai hỏng tính theo hiện vật: l ch t t nhiên c aất nhiên củaquá trình v các thông s thi t k M i quan h n y thối quan hệ giữa độ lệch tất nhiên của ết kế Mối quan hệ này thường được biểu hiện bằng ết kế Mối quan hệ này thường được biểu hiện bằng ối quan hệ giữa độ lệch tất nhiên của ệ sai hỏng tính theo hiện vật: ường được biểu hiện bằngng được biểu hiện bằngc bi u hi n b ngểu hiện bằng ệ sai hỏng tính theo hiện vật: ằng

ch s kh n ng quá trình ỉ lệ sai hỏng tính theo hiện vật: ối quan hệ giữa độ lệch tất nhiên của ả được biểu hiện bằngc ký hi u l Cp Ch s kh n ng quá trình l t sệ sai hỏng tính theo hiện vật: ỉ lệ sai hỏng tính theo hiện vật: ối quan hệ giữa độ lệch tất nhiên của ả ỷ số ối quan hệ giữa độ lệch tất nhiên của

ph n ánh ả độ lệch tất nhiên của ộ lệch tất nhiên của r ng c a các thông s th c t so v i thông s t t y u c a quá trình.ối quan hệ giữa độ lệch tất nhiên của ực tế so với thông số tất yếu của quá trình ết kế Mối quan hệ này thường được biểu hiện bằng ới thông số tất yếu của quá trình ối quan hệ giữa độ lệch tất nhiên của ất nhiên của ết kế Mối quan hệ này thường được biểu hiện bằng

UTL: Giá trị đo thực tế lớn nhất (được tính tùy theo là loại biểu đồ gì)

LTL: Giá trị đo thực tế nhỏ nhất (được tính tùy theo là loại biểu đồ gì)

s: Là độ lệch chuẩn của quá trình

Cp > 1,33 : Quá trình có khả năng kiểm soát

1 £ Cp £ 1,33 : Quá trình có khả năng kiểm soát chặt chẽ

Cp < 1,0 : Quá trình không có khả năng kiểm soát

n

x xi n i

Trang 24

Hình 1.6 Biểu đồ kiểm soát

Mục đích chung nhất của biểu đồ kiểm soát là phát hiện những biến động củaquá trình để đảm bảo chắc chắn rằng quá trình được kiểm soát, được chấp nhận haykhông được kiểm soát, từ đó tìm ra nguyên nhân loại bỏ

Tác dụng của biểu đồ kiểm soát là cho biết những biến động của quá trình trongsuốt thời gian hoạt động và xu thế biến đổi của nó, qua đó có thể xác định được nhữngnguyên nhân gây ra sự bất thường để có những biện pháp xử lý nhằm khôi phục quátrình về trạng thái chấp nhận được hoặc giữ quá trình ở trạng thái mới tốt hơn

1.4.5 Sơ đồ lưu hình

Sơ đồ lưu hình là hình thức thể hiện toàn bộ các hoạt động cần thực hiện củamột quá trình sản xuất hoặc cung cấp sản phẩm và dịch vụ thông qua những sơ đồ khối

và các ký hiệu nhất định.Nó được sử dụng để nhận biết, phân tích quá trình hoạt động,nhờ đó phát hiện các hạn chế, các hoạt động thừa và các hoạt động không tạo ra giá trịgia tăng trong doanh nghiệp

Sơ đồ lưu trình là một công cụ đơn giản nhưng rất tiện lợi, giúp những ngườithực hiện hiểu rõ quá trình, biết được vị trí của mình trong quá trình và xác định đượcnhưng hoạt động cụ thể cần sửa đổi Có thể biểu diễn sơ đồ tóm lược:

Hình 1.7 Sơ đồ lưu hình

UTL

Đường TBLTL

Trang 25

1.5 Sự cần thiết của một hệ thống quản lý chất lượng trong doanh nghiệp

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nâng cao chất lượng sản phẩm là biệnpháp hữu ích nhất để có thể cạnh tranh thu hút khách hàng Công việc này khôngnhững có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp mà còn quan trọng đối với toànbộ nền kinh tế quốc dân Vai trò đó được thể hiện như sau

Nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao uy tín của quốc gia, khẳngđịnh thương hiệu Việt Nam trên trường quốc tế Không những lợi ích kinh tế - vănhoá mà nó còn thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập, rút ngắn khoảng cách chêch lệch vềphát triển kinh tế

Đối với các doanh nghiệp, nó cho phép nâng cao uy tín, góp phần mở rộng thịtrường trong nước, chiếm lĩnh thị trường thế giới, tăng thu nhập và tạo tích luỹ đầu tư,mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động

Đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao cho người tiêu dùng, tạo niềm tin đối vớikhách hàng, thoả mãn ngày càng tốt hơn yêu cầu của họ, tiến tới thay thế hàng ngoạibằng hàng nội

Trong môi trường kinh doanh ngày nay, nếu muốn giữ vững tỷ lệ chiếm lĩnh thịtrường - chưa nói gì đến việc tăng tỷ lệ đó - cần thiết phải xây dựng được hệ thống bảođảm chất lượng trong doanh nghiệp Ngày nay, người tiêu dùng coi trọng giá trị củachất lượng hơn là lòng trung thành đối với nhà sản xuất trong nước, và giá cả chưa hẳntrong mọi trường hợp đã là nhân tố quyết định trong sự lựa chọn của người tiêu dùng.Chất lượng đã thay thế giá cả, và điều đó đúng với cả công nghiệp, dịch vụ và nhiềuthị trường khác Vì vậy, quản trị chất lượng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việcđảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp Nó quyết định sự sốngcòn của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Quản trị chất lượng được thểhiện trên toàn hệ thống bao gồm tất cả các khâu, các quá trình từ nghiên cứu thiết kếđến chế tạo, phân phối và tiêu dùng sản phẩm Quản trị chất lượng là một quá trìnhliên tục và mang tính hệ thóng thể hiện sự gắn bó chặt chẽ giữa doanh nghiệp với môitrường bên ngoài Nó có ý nghĩa chiến lược và mang tính tác nghiệp Nếu quản trị chấtlượng tốt, nó sẽ mang lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh giảm đến mức thấpnhất các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất như chi phí sai hỏng bên trong, chiphí sai hỏng bên ngào, chi phí thẩm định và chi phí phòng ngừa từ đó giảm được giáthành của một sản phẩm, thoả mãn tốt nhu cầu khách hàng Phân tích chi phí chất

Trang 26

lượng là một công cụ quản lý quan trọng cung cấp cho chúng ta một phương phápđánh giá hiệu suất tổng hợp của quản lý chất lượng, một phương pháp để xác định cáckhu vực có trục trặc và các chỉ tiêu hành động.

Quản trị chất lượng tốt sẽ bảo đảm tốt cho chu trình sản xuất được tiến hành liêntục và có hiệu quả cao - sản phẩm được tuân thủ theo chất lượng đã được thiết kế Rõràng muốn sản xuất được một sản phẩm đáp ứng được yêu cầu khách hàng, thì cần phảixác định, theo dõi và kiểm soát các đầu vào của quy trình: Vật liệu, thủ tục, phương phápthông tin, con người, kỹ năng, kiến thức, đào tạo, máy móc thiết bị Như vậy, mỗi mộtnhiệm vụ trong toàn bộ máy tổ chức sản xuất được coi trọng và kiểm soát chặt chẽ

Quản trị chất lượng tốt, chất lượng sản phẩm được đảm bảo và nâng caodẫn đến tính năng tác dụng, tiết kiệm nguồn tài nguyên tăng giá trị sản phẩm trênmột đơn vị đầu vào Nhờ đó tăng tích luỹ cho tái sản xuất mở rộng, tăng năng suất laođộng và tăng thu nhập cho người lao động

Khi chất lượng được bảo đảm và nâng cao thì sản phẩm được tiêu thụ nhiềuhơn, tạo điều kiện cho doanh ngiệp chiếm lĩnh được thị trường, tăng doanh thu và lợinhuận, thu hồi vốn nhanh nhờ đó doanh nghiệp ngày càng đáp ứng vững, phát triển vàmở rộng sản xuất, mang lại lợi ích cho mọi đối tượng trong nền kinh tế xã hội

Tóm tắt chương 1

Trong chương 1 đã trình bày những kiến thức tổng quan về chất lượng sản phẩm vàquản lý chất lượng sản phẩm Trong đó làm rõ khái niệm, phân loại cũng như cácthuộc tính của sản phẩm

Bên cạnh đó, chương 1 đã trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm,các chỉ tiêu đánh giá chất lượng, từ đó đi sâu phân tích các phương pháp quản lý chấtlượng cũng như các công cụ cơ bản ứng dụng trong quản lý nâng cao chất lượng sảnphẩm Nội dung của các phương pháp kiểm tra chất lượng, phương pháp kiểm soát chấtlượng, phương pháp quản lý chất lượng toàn diện được xem xét đối chiếu với thực tế quátrình quản lý chất lượng sản phẩm MBA của nhà máy ABB Việt Nam Và trên cơ sở phântích thực trạng chất lượng quản lý, các giải pháp hoàn thiện chất lượng được đưa ra dựatrên các công cụ quản lý chất lượng như: Biểu đồ Pareto, biểu đồ nhân quả Đây là cơ sởchủ yếu để phân tích và đưa ra giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng của sản phẩmMBA của nhà máy ABB Việt Nam ở các chương tiếp theo

Trang 27

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA NHÀ MÁY SẢN XUẤT MÁY BIẾN ÁP ABB VIỆT NAM

2.1 Giới thiệu về nhà máy sản xuất máy biến áp ABB Việt Nam.

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp

Tiền thân nhà máy chế tạo biến thế ABB được thành lập từ năm 1963 Khởi đầu

là một phân xưởng sửa chữa máy biến thế của Nhà máy đèn Bờ Hồ, đầu tiên lấy tên làNhà máy cơ điện thuộc Bộ Công nghiệp nặng

Năm 1965, Nhà máy tách ra làm hai nhà máy, một bộ phận chuyển sang ĐôngAnh thành lập nhà máy sửa chữa thiết bị Đông Anh Bộ phận còn lại ở số 8 TrầnNguyên Hãn và đổi tên thành Nhà máy chế tạo biến thế

Năm 1983, do nhu cầu phát triển của ngành thiết bị điện nên phân xưởng đồnghồ đo điện Bộ phận còn lại chuyển xuống Thanh Trì, vẫn giữ nguyên là Nhà máychế tạo biến thế

Năm 1986, Nhà máy lại tách một phân xưởng vật liệu cách điện ở Cầu Diễn đểthành lập Nhà máy vật liệu cách điện Trong quá trình phát triển, Nhà máy đã tách mộtsố bộ phận ít có liên quan đến chế tạo biến thế ra để tạo điều kiện cho các cơ sở nàyphát triển và đồng thời tự hoàn thiện mình Còn Nhà máy tập trung vào việc cải tiếncông nghệ chuyên chế tạo các loại biến thế

Trong 30 năm, Nhà máy chế tạo biến thế đã chế tạo và sản xuất được 16.350máy biến thế các loại có điện áp từ 35 KV trở xuống, đạt dung lượng 5.009.000 KVA.Sản lượng cao nhất Nhà máy đạt được là năm 1993 với số lượng là 1249 chiếc Nhàmáy đã đạt được những kết quả to lớn, sản phẩm đã chiếm 60% nhu cầu cả nước và làđơn vị duy nhất được tặng thưởng 16 huy chương vàng về sản phẩm máy biến thế chấtlượng cao Đời sống cán bộ nhân viên Nhà máy ngày càng được cải thiện

Với kinh nghiệm, uy tín và khả năng đó, Nhà máy đã được tập đoàn

kỹ thuật điện quốc tế ABB chọn làm đối tác liên doanh tại Việt Nam Tập đoàn ABB

là tập đoàn hàng đầu Thế giới về sản xuất thiết bị điện với hơn 1500 Công ty tại 140nước và 46 Nhà máy sản xuất biến thế trên 26 nước

Từ năm 1992, tập đoàn ABB đã quan tâm và bắt đầu nghiên cứu thị trường

và các đơn vị kinh doanh sản phẩm thiết bị điện tại Việt Nam Đầu năm 1993,

Trang 28

tập đoàn ABB thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam gọi là ABB Industry ViệtNam, đồng thời cử các chuyên gia tìm hiểu và lựa chọn đối tác liên doanh.

Sau hai năm đàm phán, kết quả là ngày 1/7/1994, Công ty Liên doanh chế tạobiến thế ABB được thành lập theo giấy phép đầu tư số 901/CP do Uỷ ban Nhà nướcvề Hợp tác đầu tư cấp (nay là Bộ kế hoạch và Đầu tư) Đây là Liên doanh với Công tydịch vụ Châu Á Thái Bình Dương ABB (ABB Asia Pasific Service Limited) Công tynày là một chi nhánh của tập đoàn kỹ thuật điện quốc tế ABB đặt tại khu vực Châu Á,còn trụ sở chính của tập đoàn đặt tại Zurich – Thuỵ Sĩ

Ngày 1/9/1994, Công ty chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.Tên gọi chính thức của Công ty là: Công ty liên doanh trách nhiệm hữu hạnChế tạo Biến thế ABB (ABB Transformers Ltd)

Trụ sở chính: Km9, Quốc lộ 1A, Hoàng Liệt, Thanh Trì, Hà Nội

Tổng số vốn đầu tư của dự án liên doanh là: 24 triệu USD

Tổng số vốn pháp định là: 12,5 triệu USD

Trong giai đoạn đầu tư của dự án (tính đến 31/12/1998) thì tổng số vốn đầu

tư là 8.704.880 USD, vốn pháp định là 7.271.429 USD Trong đó bên Việt Nam đónggóp 35% vốn pháp định (tương đương 2.545.000 USD) và bên nước ngoài đóng góp65% vốn pháp định (tương đương 4.726.429 USD)

Đến tháng 6 năm 2002 Công ty đã chuyển sang 100% vốn đầu tư nước ngoài và đổitên Công ty THHH ABB Vốn đầu tư của công ty đã tăng lên thành 26.7 triệu USD

Sau khi chuyển sang 100% vốn nước ngoài công ty đã hoạt động rất hiệuquả, đến 2008 vốn đầu tư đạt 73.7 triệu USD Thị trường trong khu vực được mongđợi tăng trưởng hàng năm từ 4.5 đến 9% trong vòng 5 năm tới Vì vậy với nhà máyhiện tại sẽ không đáp ứng đủ công suất Vì vậy nhà máy dự kiến kế hoạch đầu chuyểntoàn bộ nhà máy sang KCN Tiên Sơn – Bắc Ninh vào năm 2011 Hiện do bị ảnhhưởng suy thoái kinh tế toàn cầu nên tốc độ tăng trưởng của công ty bị chậm lại, nênviệc chuyển địa điểm nhà máy bị lùi lại một chút

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty

Căn cứ theo giấy phép đầu tư số 901/GP do Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác Đầu

tư cấp ngày 1/7/1994 có ghi rõ nhiệm vụ kinh doanh của Công ty như sau:

Sản xuất và tiêu thụ các máy biến thế điện, các thiết bị biến thế điện và các thiếtbị điện

Trang 29

Làm dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa các máy móc và thiết bị điện.

Việc chế tạo thiết bị có điện áp 110 KV và 220 KV phải được bắt đầu từ 1997.Hiện nay, Công ty đã tiến hành sản xuất máy Biến thế truyền tải có điện áp 150

KV với công suất máy tới 63 MVA Công ty đã phát triển lớn mạnh về cơ sở vật chất,trình độ sản xuất và trình độ quản lý Các sản phẩm của ABB được thiết kế và sản xuấtdựa trên tiêu chuẩn IEC và được cấp giấy chứng nhận ISO 9001

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty ABB:

Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng:

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức

- Tổng giám đốc: là người nước ngoài

- Phó tổng giám đốc: là người Việt Nam

- Giám đốc tài chính: là người nước ngoài

- Hai giám đốc trung tâm:

+ Giám đốc Nhà máy sản xuất biến thế phân phối: là người Việt Nam

+ Giám đốc Nhà máy sản xuất biến thế truyền tải: là người nước ngoài

Tổng giám đốc

Phó tổng giám đốc

Bán h ng & Marketing àng & Marketing

Giám đốc nhà máy Phân phối

Giám đốc nhà máy Truyền tải

Xuất khẩu

Nội địa

Phòng quản lý dự án Phòng kế hoạch

Phòng quản lý dự án

Phòng kế hoạch

Phòng vật tư Phòng sản xuất

Phòng thử nghiệm

Phòng vật tư Phòng sản xuất

Phòng chất lượng

Trang 30

* Phân công chức năng:

a Khối văn phòng:

+ Tổng giám đốc và phó tổng giám đốc chịu trách nhiệm điều hành mọihoạt động hàng ngày của Công ty

+ Giám đốc trung tâm: Chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động sản xuất củatrung tâm mình phụ trách và báo cáo trực tiếp các hoạt động đó cho Tổng giám đốc.+ Giám đốc tài chính: Phụ trách quản lý toàn bộ vấn đề tài chính của Công ty

và của ABB Việt Nam kiêm phụ trách về các bộ phận thuộc về hành chính của Công ty.+ Phòng kế toán: Có chức năng thực hiện ghi chép phản ánh bằng con số tài sản,hàng hoá và thời gian lao động dưới hình thức giá trị vá xử lý số liệu nhằm giúp Ban giámđốc giám sát, kết quả hoạt động kinh doanh để từ đó có phương án kinh doanh phù hợp.Tính toán và trích nộp đầy đủ, kịp thời các khoản nộp ngân sách nộp cấp trên và nộp quỹCông ty, thanh toán đúng hạn các công nợ phải thu, phải trả Lập báo cáo quyết toán củaCông ty theo định kỳ, hướng dẫn và tổ chức kiểm tra các đơn vị của Công ty về các chếđộ, thể lệ tài chính, kế toán và các quy định về thông tin kinh tế cho Công ty

+ Phòng tổ chức nhân sự: Có chức năng giúp Ban giám đốc về mô hình cơ cấu

tổ chức bộ máy kinh doanh của Công ty nhằm phát huy cao nhất năng lực của đơn vị,giúp ban Giám đốc quản lý CBCNV về các vấn đề thuộc chủ trương tiêu chuẩn, nhậnxét quy hoạch, điều động và các chính sách của người lao động được thực hiện sao chohợp lý nhất (nâng lương, khen thưởng, đào tạo, BHXH )

+ Phòng kế hoạch: có chức năng giúp ban giám đốc xây dựng, triển khai thựchiện kinh doanh phát triển dài hạn và kế hoạch hàng năm theo phương hướng mục tiêukế hoạch của Nhà nước và nhu cầu của thị trường Lập kế hoạch mua bán vật tư Lậpkế hoạch sản xuất, theo dõi việc thực hiện kế hoạch sản xuất

+ Phòng dịch vụ sau bán hàng: Thực hiện các nhiệm vụ về bảo hành, bảo trì, sửachữa ngoài hiện trường, lắp đặt và giám sát thi công ngoài hiện trường Ngoài raphòng dịch vụ còn thống kê các sự cố kỹ thuật gửi lại ban giám đốc để có những điềuchỉnh công nghệ kỹ thuật thích hợp nhằm giảm thiểu những chi phí sữa chữa sau bánhàng và tăng chất lượng sản phẩm

* Mở rộng sản xuất:

+ Phòng bán hàng: Làm nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc về mặt kinh doanhcủa Công ty, tìm hiểu thị trường Từ đó, xây dựng các phương án kinh doanh cũng

Trang 31

như thực hiện nhiệm vụ tiêu thụ sản phẩm: chào giá, làm hồ sơ thầu, theo dõi gói thầucủa dự án, liên lạc trực tiếp với khách hàng về kỹ thuật thông qua phòng thiết kế, thunhập các thông tin phản hồi đưa ra phương án giải quyết và trợ giúp thông tin cho dịchvụ sau bán hàng.

+ Phòng thiết kế: Thiết kế theo yêu cầu của khách hàng và chào hàng Tính cácthông số kỹ thuật của máy theo yêu cầu của phòng bán hàng, ra các bản vẽ thiếtkế phục vụ cho việc lắp ráp máy ở các xưởng Phòng thiết kế của trung tâm nào thì phụ trách vấn đề thiết kế của trung tâm đó

+ Phòng vật tư: Phụ trách vấn đề mua tất cả các nguyên liệu sản xuất theo yêu cầumua từ phòng kế hoạch và thiết kế kỹ thuật, tổ chức nơi tiếp nhận, vận chuyển, giaonhận vật tư tới nơi sản xuất Phòng vật tư của trung tâm nào phụ trách vấn đề mua vật

tư của trung tâm đó

+ Phòng thử nghiệm: Theo dõi, quản lý chất lượng sản phẩm, kiểm tra,thử nghiệm sản phẩm cuối cùng trước khi xuất xưởng

+ Phòng đảm bảo chất lượng (QA): Quản lý hệ thống chất lượng của công ty,đảm bảo, hướng dẫn, giám sát cho tất cả mọi bộ phận từ phòng ban đến sản xuất thựchiện theo hệ thống chất lượng ISO

* Ngoài ra còn có các bộ phận nằm ngoài sản xuất làm nhiệm vụ hành chính củaCông ty và chịu sự quản lý của kế toán trưởng Công ty

+ Phòng tin học: Quản lý mạng thông tin, vi tính của Công ty

+ Phòng lễ tân: Tiếp nhận mọi thông tin từ bên ngoài gọi vào bằng điện thoại

và fax, nhận và gửi thư, tài liệu của Công ty đảm bảo được nhanh nhất, phụ tráchviệc đón tiếp khách đến Công ty

+ Phòng bảo vệ: Có trách nhiệm bảo vệ tài sản, hàng hoá, kho tàng vật tư, kiểmtra hoạt động mua bán, giữ gìn trật tự an ninh chung, đảm bảo công tác phòng chốngcháy nổ, làm công tác an ninh trật tự xã hội và công tác quốc phòng

+ Nhà ăn công ty: Phục vụ ăn trưa và ăn ca cho toàn bộ công ty, đảm bảo vệ sinh

an toàn thực phẩm

+ Phòng bảo dưỡng: Phụ trách việc đảm bảo vệ sinh sạch đẹp cho toàn Công ty,

có kế hoạch bảo dưỡng bảo trì các loại máy móc nằm ngoài sản xuất như: Máy copy,fax, điều hoà, máy chiếu

Trang 32

+ Phòng y tế: Chăm sóc tư vấn sức khỏe, thực hiện sơ cứu thi có tai nạn lao độngxảy ra, tổ chức khám bệnh định kỳ cho toàn công ty.

+ Phòng an toàn (OHS): Đảm bảo an toàn lao động trong công ty, tập huấn antoàn lao động, phòng cháy chữa cháy, tuyên truyền ý thức an toàn và tự bảo vệ sứckhỏe bản thân

b Khối sản xuất:

Các phân xưởng có các quản đốc phụ trách điều hành:

- Phân xưởng cơ khí;

- Phân xưởng cắt tôn và sản xuất lõi;

- Phân xưởng quấn dây;

- Phân xưởng cách điện;

- Phân xưởng lắp ráp, bao gồm cả khâu sấy khô và nạp dầu;

- Phân xưởng sơn;

Trong những năm 1991 - 1992, Nhà máy đã luôn cải tiến công nghệ và đã

có một công nghệ chế tạo tương đối hoàn chỉnh so với công nghệ của một số nước xãhội Chủ Nghĩa trước đây

Từ khi vào liên doanh 1994, Nhà máy đã thay đổi thế hoàn toàn bằng côngnghệ tiên tiến của tập đoàn ABB Hiện nay dây chuyền công nghệ của Công ty ABB ở Việt Nam được đánh giá tương đương với dây chuyền công nghệ của các nước kháctrong tập đoàn ABB trên toàn thế giới Sản phẩm của Công ty được áp dụng tiêu chuẩnquản lý chất lượng Quốc tế ISO – 9001, tiêu chuẩn môi trường 14001

- Hiện nay Công ty ABB có 2 trung tâm sản xuất chính là:

+ Trung tâm sản xuất máy biến thế phân phối;

+ Trung tâm sản xuất máy biến thế truyền tải

Sau đây là hai sơ đồ qui trình công nghệ:

Trang 33

Hình 2.2: Sơ đồ chế tạo máy biến thế phân phối ở trung tâm PTDT

Chế tạo

Lắp ráp ruột và sấy ruột máy

Lắp ráp hoàn chỉnh

Chế tạo bối dây cao thế

Chế tạo bối dây hạ thế

Chế tạo vỏ

Chế tạo nắp

Chế tạo sắt kẹp

và các chi tiết cơ

khí

Lọc dầu bơm dầu

Thép

cuộn

Giao hàng

Trang 34

Chú thích:

1 Chế tạo Thép lá Silic:

Pha cắt các lá thép từ Silic trên máy cắt tự động liên hợp

2 Chế tạo lõi:

Ghép lõi từ máy biến thế;

Chế tạo bối dây hạ thế;

Chế tạo vỏ;

Chế tạo nắp;

Chế tạo sắt kẹp và các chi tiết cơ khí: Chế tạo các gông sắt từ (nằm trong lõi)

để phục vụ lắp ráp hoàn chỉnh máy biến thế

3 Lắp ráp ruột:

Lắp ráp các bối dây vào lõi từ và kẹp chặt sau đó tiến hành sấy ruột máy tronglò sấy chân không

4 Lắp ráp hoàn chỉnh:

Lắp ráp ruột máy vào trong thùng vỏ máy, đấu nối điều chỉnh đầu dây lênsứ cao thế và hạ thế, hút chân không, bơm dầu và bắt chặt nắp máy

Trang 35

Hình 2.3 Sơ đồ chế tạo máy biến thế truyền tải ở trung tâm PTPT

Chế tạo thân máy

Chế tạo nắp

Chế tạo lõi

Quấn dây

Chế tạo các chi tiết cách điện

Chế tạo vỏ

Thép tấm

MÁY BIẾN ÁP Thử nghiệm Đóng và giao gói

hàng

Lắp đặt tại hiện trường

Lắp ráp hoàn chỉnh

Các cụm chi tiết bộ phậnLắp ráp

ruột máy

Trang 36

Chú thích:

Vật tư đầu vào

Chế tạo lõi:

Ghép lõi từ máy biến thế

Quấn dây: Chế tạo các bối dây cao thế và hạ thế

Cách điện: Chế tạo các chi tiết cách điện

(vành tĩnh điện, vành ép, căn, đệm )

Chế tạo thân:

Làm thân máy Biến thế

Chế tạo nắp:

Các bối dây và lõi cùng các chi tiết cách điện được lắp ráp thành ruột máy hoàn chỉnh

Chế tạo vỏ:

Lắp ráp ruột máy: Gia công chế tạo ruột máy biến thế

Ruột sau khi được lắp ráp hoàn chỉnh sẽ được đưa vào lò sấy, mục đích lấy hếthơi ẩm trong toàn bộ ruột máy ra

Lắp ráp hoàn chỉnh máy biến thế:

Cho ruột vào vỏ;

Hút chân không;

Bơm dầu, tuần hoàn để làm sạch ruột;

Đi dây nằm ngoài máy biến thế;

Lắp ráp tủ điều khiển lên máy và các phụ kiện

Thử nghiệm:

Căn cứ vào yêu cầu của khách hàng để thử nghiệm máy biến thế

Đóng gói và giao hàng:

Tháo rời cụm chi tiết: Cánh, rút 1 lượng dầu tháo sứ, tháo bầu dầu

Lắp đặt tại hiện trường:

Lắp ráp lại các cụm chi tiết: Lắp sứ, bơm dầu và phối hợp với khách hàngchứng kiến thử nghiệm máy biến thế

Máy móc thiết bị luôn là yếu tố cơ bản tác động mạnh mẽ đến chất lượng sảnphẩm Kể từ khi Công ty Liên doanh chế tạo biến thế ra đời, tất cả máy móc thiết bịđược thay đổi hoàn toàn, với hệ thống máy móc thiết bị mới, hiện tại, công nghệ cao,

Trang 37

phần lớn nhập ngoại Điều này là cần thiết để đáp ứng yêu cầu về năng suất, chấtlượng theo tiêu chuẩn quốc tế Tuy nhiên vì phải nhập ngoại đến 90% nên hiện nay giáthành sản phẩm máy biến áp của ABB còn khá cao so với các đối thủ cạnh tranh Đâycũng là một mặt còn hạn chế của Công ty, làm ảnh hưởng đến sức cạnh tranh củaCông ty.

Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty là quy trình sản xuất kiểu liên tụckhép kín ở từng bộ phận, sản phẩm được sản xuất qua nhiều giai đoạn, song với chu kỳsản xuất ngắn Cách tổ chức của các bộ phận sản xuất phù hợp với điều kiện tổ chứcsản xuất của Công ty Các sản phẩm đều được kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩnIEC-76 trên các thiết bị hiện đại Sản phẩm đạt tiêu chuẩn đều được đóng nhãn hànghoá ABB có lý lịch máy và giấy bảo hành chất lượng sản phẩm Quá trình sản xuất củaABB sẽ tạo ra thời gian quay vòng tốt nhất từ việc đặt hàng tới việc giao hàng và trongkhi sản xuất vẫn có thể duy trì một số máy biến áp đạt tiêu chuẩn ở trong kho để đápứng yêu cầu tức thời của khách hàng

2.1.5 Cơ cấu lao động

Hiện nay, doanh nghiệp có lực lượng lao động trực tiếp là đủ và có tay nghềcao Trình độ lao động trung bình với thợ bậc 4 Lực lượng gián tiếp, chủ yếu là các

kỹ sư có trình độ chuyên môn cao, tiếng Anh thành thạo và sử dụng máy vi tính tốtđủ khả năng xử lí và đáp ứng những đơn hàng phức tạp và làm hài lòng nhữngkhách hàng khó tính như khách hàng úc và Nhật bản Vì là công ty sản xuất nênlượng lao động nữ chỉ chiếm khoảng 30% tổng công nhân viên trong đó chủ yếu lànhân viên văn phòng

Bảng: 2.1 Phân loại lao động theo trình độ học vấn

(Nguồn: phòng nhân sự công ty ABB)

Lượng lao động gia tăng trong 2 năm lại đây là khá lớn

Trang 38

- Năm 2010/2009 tăng 52 người tương ứng tăng 11% Trình độ đại học tăng 26người, tăng 17%.

- Năm 2009/2008 tăng 75 người tương ứng14%, trình độ đại học tăng 42 ngườităng 24%

Sự gia tăng lao động này chủ yếu tập trung vào lao động trí thức, và công nhânlành nghề là do công ty mở rộng sản xuất Tương ứng với mức gia tăng doanh thu vàlợi nhuận của doanh nghiệp

Hầu hết các lao động giữ chức năng quản lý đều được đào tạo thêm ở nướcngoài cho phù hợp với phương thức quản lý và công nghệ hiện đại mới Công nhân laođộng được đào tạo trực tiếp trên dây chuyền sản xuất

Do doanh nghiệp thường xuyên có 1 số cán bộ nước ngoài sang làm việc nênviệc tính thu nhập bình quân theo đầu người không chính xác Theo số liệu được biếtthì thu nhập của cán bộ viên chức tại công ty tương đối cao

Nhìn chung lực lượng lao động của công ty khá trẻ, trình độ chuyên môn vàngoại ngữ cao do đó doanh nghiệp được đánh giá có đội ngũ nhân viên có trình độ cao,đặc biệt là đội ngũ thiết kế có trình độ cao có đủ khả năng đáp ứng được các yêu cầungày càng khắt khe của khách hàng Tuy nhiên, doanh nghiệp mới chỉ thực hiện chínhsách khác biệt hoá về thu nhập giữa cán bộ quản lí và nhân viên Thu nhập của cán bộquản lí thường cao hơn từ 8-12 lần lương nhân viên Đối với người lao động doanhnghiệp chưa có những chính sách cụ thể để khuyến khích nhân viên làm việc tích cựchơn, bởi vì chế độ thưởng và nâng lương giống nhau cho mọi đối tượng, chưa có sựkhác biệt giữa nhân viên tích cực có đóng góp nhiều cho doanh nghiệp và nhân viên ởmức độ trung bình, do đó chưa thực sự tao ra động lực cho nhân viên phấn đấu

2.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

Trong những năm gần đây do công ty áp dụng đúng các chiến lược kinh doanhnên công ty đã đạt được tốc độ phát triển tường đối cao và bền vững Cho dù cuộckhủng hoảng kinh tế toàn cầu bùng phát cuối năm 2008 làm doanh thu và giá trị đơnhàng năm 2009 có sụt giảm so với năm 2008 tuy nhiên giá trị vẫn giữ ở mức cao và códấu hiệu phục hồi mạnh mẽ khi bước vào năm 2010

Bảng 2.2 Doanh thu và giá trị đơn hàng từ năm 2005-2010

Trang 39

Đ n v : T ơn vị: Tỉ đồng ị: Tỉ đồng ỉ lệ sai hỏng tính theo hiện vật: đồngng

Doanh thu/ Giá trị đơn hàng

Doanh thu Giá trị đơn hàng

Hình 2.4 Tốc độ tăng trưởng doanh thu & giá trị đơn hàng qua các năm

Thời điểm năm 2008 doanh thu và giá trị đơn hàng nhận được rất lớn nên khikhủng hoảng kinh tế dẫn đến đơn hàng nhận được năm 2009 là thấp thì vẫn còn mộtphần lớn giá trị đơn hàng nhận được từ cuối năm 2008 được tiếp tục triển khai trongnăm 2009 nên doanh thu của năm 2009 có sụt giảm nhưng không đáng kể

So sánh số liệu đầu năm 2009 và năm 2010 ta thấy dấu hiệu phục hồi đáng kểcủa công ty công ty sau khủng hoảng kinh tế Doanh thu tăng 29.67%, Giá trị đơnhàng tăng 47.74%

Để xem xét cụ thể hơn hiệu quả kinh doanh của công ty, ta xét qua một số chỉtiêu dựa trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2010

Trang 40

Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ABB Việt Nam

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh được đánh giá bằng công thức:

Vèn

thuDoanh

049,856 1,739,243,

334,124 1,360,150,

=0.782

Vèn

thuDoanh

639,897 1,821,769,

320,228 1,763,843,

= 0.968

Hiệu quả sử dụng vốn năm 2010 tăng so với năm 2009 Điều này chứng tỏdoanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn vốn kinh doanh hơn

Hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh được xác định bằng công thức:

Hệ số chi phí/ doanh thu (2009) =

thuDoanh

phÝChi

=

334,124 1,360,150,

2,673 192,808,37 098

, 674 , 916 , 186 854,204

=1.05

Hệ số chi phí/ doanh thu (2010) =

thuDoanh

phÝChi

=

320,228 1,763,843,

289 , 177 , 233 , 230 432 , 979 , 043 , 222 543,972

4 Chi phí khác

Chi phí bản quyền và dịch vụ (39,622,315,598) (48,459,109,318) 8,836,793,720 -18.2 Chi phí liên lạc (31,047,673,600) (17,763,482,195) (13,284,191,405) 74.8 Chi phí cho dịch vụ quản lý ABB (54,953,532,554) (45,433,094,936) (9,520,437,618) 21.0 Chi phí bán hàng đặc biệt (51,643,724,662) (37,178,303,599) (14,465,421,063) 38.9 Bảo hiểm, đóng góp và các chi phí khác (42,498,157,757) (18,888,665,310) (23,609,492,447) 125.0 Chênh lệch số dư các khoản dự

phòng (10,467,773,118) (25,085,717,315) 14,617,944,197 -58.3Tổng chi phí khác (230,233,177,289) (192,808,372,673) (37,424,804,616) 19.4

5 Chênh lệch số dư bán thành phẩm vàthành phẩm (16,014,751,552) 98,329,009,276 (114,343,760,828) -116.3

6 Khấu hao (58,815,241,622) (30,375,166,579) (28,440,075,043) 93.6

7 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 87,846,626,361 1,316,275,846 86,530,350,515 6573.9

8 Kết quả hoạt động tài chính

Lãi nhận được 58,789,385,980 27,601,154,396 31,188,231,584 113.0 Chi phí tiền lãi (108,082,559,800) (104,168,925,407) (3,913,634,393) 3.8 Tổng kết quả hoạt động tài chính (49,293,173,820) (76,567,771,011) 27,274,597,191 -35.6

9 Thu nhập và chi phí khác

Thu nhập hoạt động khác 4,978,008 301,796,920 (296,818,912) -98.4 Chi phí hoạt động khác (15,127,471,846) (20,749,777,260) 5,622,305,414 -27.1 Tổng thu nhập khác (15,122,493,838) (20,447,980,340) 5,325,486,502 -26.0

10 Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanhnghiệp 23,430,958,703 (95,699,475,505) 119,130,434,208 -124.5

11 Thuế thu nhập doanh nghiệp (15,398,054,097) 15,398,054,097 -100.0

12 Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (1,687,607,716) 19,788,947,014 (21,476,554,730) -108.5

13 Lợi nhuận thuần trong năm 21,743,350,987 (91,308,582,588) 113,051,933,575 -123.8

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010, Phòng tài chính kế toán)

Ngày đăng: 15/05/2015, 10:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1) TS.La Văn Bạt (2004), Bài giảng môn Quản lý Chất lượng trong doanh nghiệp, Khoa Kinh tế và Quản lý, Trường ĐHBK Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng môn Quản lý Chất lượng trong doanh nghiệp
Tác giả: TS.La Văn Bạt
Năm: 2004
2) TS.Lê Hiếu Học (2009), Bài giảng môn học quản lý chất lượng, Đại học Bách khoa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng môn học quản lý chất lượng
Tác giả: TS.Lê Hiếu Học
Năm: 2009
3) TS.Nguyễn Văn Nghiến (2002), Quản lý sản xuất, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý sản xuất
Tác giả: TS.Nguyễn Văn Nghiến
Năm: 2002
4) GS.TS.Nguyễn Đình Phan (2005), Quản lý chất lượng trong các tổ chức Nhà xuất bản lao động-xa hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chất lượng trong các tổ chức
Tác giả: GS.TS.Nguyễn Đình Phan
Năm: 2005
5) Đỗ Văn Phức, Quản lý nhân lực, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật -2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhân lực
6) Các trang web trên mạng Internet http://www.tieuchuanchatluong.com/; http://www.abb.com.vnt Link
7). Các tài liệu khác và một số website về điện lực trong và ngoài nước Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w