1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn kế toán thương mại Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại và phát triển Nam Khánh

79 689 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 284,52 KB

Nội dung

Đó là việc mở cửa củathị trường hàng hóa, dịch vụ cho các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài tự do vàoViệt Nam cạnh tranh trực tiếp với các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam trong mọilĩnh vực

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ v

DANH MỤC VIẾT TẮT vi

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG 2

1.1 Tổng quan của vốn lưu động 2

1.1.1 Khái niệm vốn lưu động 2

1.1.2 Đặc điểm của vốn lưu động 4

1.1.3 Phân loại vốn lưu động 4

1.1.4 Vai trò của vốn lưu động 7

1.1.5 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 8

1.2 Nội dung kết cấu vốn lưu động 10

1.2.1 Xác định đúng đắn nhu cầu sử dụng vốn lưu động 10

1.2.2 Vốn bằng tiền 13

1.2.3 Hàng tồn kho dự trữ 16

1.2.4 Các khoản phải thu, phải trả 17

1.2.5 Vốn lưu độngkhác 18

1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 19

1.3.1 Tốc độ luân chuyển vốn lưu động 19

1.3.2 Mức tiết kiệm vốn lưu động 20

1.3.3 Hiệu suất sử dụng vốn lưu động 21

1.3.4 Hàm lượng vốn lưu động 21

1.3.5 Mức doanh lợi vốn lưu động 21

1.4 Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán 21

1.4.1 Hệ số thanh toán ngắn hạn 21

1.4.2 Hệ số thanh toán nhanh 22

1.5 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 22

Trang 2

1.5.1.Xuất phát từ mục đích của doanh nghiệp 22

1.5.2 Xuất phát từ vai trò của vốn lưu động trong hoạt động kinh doanh 23

1.5.3 Xuất phát từ yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 23

1.5.4 Xuất phát từ thực tế kinh doanh của doanh nghiệp 24

1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động 24

1.6.1 Môi trường vĩ mô 24

1.6.2 Môi trường tác nghiệp 25

1.6.3 Môi trường bên trong 26

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN NAM KHÁNH 28

2.1 Khái quát chung về công ty cổ phần đầu tư thương mại và phát triển Nam Khánh 28

2.1.1 Thông tin chung về công ty 28

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 28

2.2 Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh và một số công trình của doanh nghiệp 29

2.2.1 Chức năng: 29

2.2.2 Nhiệm vụ: 29

2.2.3 Ngành nghề kinh doanh 30

2.3 Tổ chức bộ máy quản lý 30

2.4 Tình hình quản lý và sử dụng VLĐ của công ty: 33

2.4.1 Tình hình kết quả hoạt động SXKD của công ty trong 3 năm 2012 – 2014: 33

2.4.2 Tình hình quản lý và kết quả sử dụng VKD: 36

2.5 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty 40

2.5.1 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán 40

2.5.2 Tình hình quản lý các khoản phải thu: 41

2.5.3 Tình hình quản lý hàng tồn kho 43

Trang 3

2.5.4 Tốc độ luân chuyển VLĐ: 43

2.5.5 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời 44

2.6 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty 45

2.6 1 Tốc độ luân chuyển vốn lưu động (Vòng quay VLĐ) 45

2.6.2 Kì luân chuyển vốn lưu động (K) 45

2.6.3 Mức tiết kiệm vốn lưu động 46

2.6.4 Hàm lượng vốn lưu động (mức đảm nhận VLĐ) 46

2.6.5 Mức doanh lợi vốn lưu động (Tỷ suất lợi nhuận VLĐ) 47

2.7 Một số hệ số thanh toán của công ty 47

2.7.1 Hệ số thanh toán ngắn hạn 47

2.7.2 Hệ số thanh toán nhanh 48

2.8 Đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư thương mại và phát triển Nam Khánh 50

2.8.1 Những kết quả đạt được 50

2.8.2 Điểm mạnh, điểm yếu 51

2.8.3 Những hạn chế và nguyên nhân 53

CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN NAM KHÁNH 54

3.1 Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 54

3.2 Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty 55

3.2.1 Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của công ty 55

3.2.1 Hoàn thiện công tác tổ chức vốn bằng tiền 58

3.2.2 Hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho 59

3.2.3 Quản lý các khoản phải thu 60

3.2.4 Quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ 64

3.2.5 Thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa vốn lưu động 65

3.2.6 Thực hiện tốt công tác quản lý chi phí 66

Trang 4

3.2.7 Hoàn thiện quy chế, quy trình, hệ thống thông tin quản lý 67

3.3 Một số kiến nghị mang tính chất hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty 68

3.3.1 Kiến nghị đối với công ty 68

3.3.2 Kiến nghị với nhà nước 68

KẾT LUẬN 72

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Bảng 2.1: Báo cáo KQ HĐKD của công ty 33

Bảng 2.2: Cơ cấu VKD của công ty CP đầu tư thương mại và phát triển Nam Khánh 36

Bảng 2.3: Cơ cấu VLĐ của công ty trong 3 năm 2012 – 2014: 38

Bảng 2.4: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán 40

Bảng 2.5: Tình hình quản lý các khoản phải thu của công ty trong 3 năm 2012, 2013, 2014 42

Bảng 2.6: Tình hình quản lý hàng tồn kho của công ty trong 3 năm 2012, 2013, 2014 43

Bảng 2.7: Tốc độ luân chuyển VLĐ của công ty trong 3 năm 2012 – 2014 43

Bảng 2.8: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời 44

Bảng 2.9: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sử dụng VLĐ 49

Biểu đồ thể hiện sự tang trưởng kinh tế Nam Khánh giai đoạn 2012-2014 34

Biểu đồ VKD năm 2012 36

Biểu đồ VKD năm 2013 37

Biểu đồ VKD năm 2014 37

Biểu đồ: cơ cấu VLĐ của công ty trong 3 năm 2012-2014 39

Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức của Công ty đầu tư thương mại và phát triển Nam Khánh 31

Hình 3.1: Mô hình nới lỏng chính sách bán chịu 61

Hình 3.2: Mô hình thắt chặt chính sách bán chịu 61

Trang 6

DANH MỤC VIẾT TẮT

VAT Thuế giá trị gia tăng

Trang 7

MỞ ĐẦU

Trong các doanh nghiệp, vốn là một bộ phận quan trọng cho việc đầu tư vàosản xuất kinh doanh Quy mô của vốn, trình độ quản lý và sử dụng vốn là yếu tố ảnhhưởng quyết định đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt độngsản xuất kinh doanh Do vị trí then chốt như vậy nên việc quản lý và sử dụng vốnđược coi là một trọng điểm của công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp

Việc bước vào sân chơi lớn của thế giới mở ra cho Việt Nam rất nhiều cơ hộisong cũng phải đối phó với không ít thách thức, khó khăn Đó là việc mở cửa củathị trường hàng hóa, dịch vụ cho các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài tự do vàoViệt Nam cạnh tranh trực tiếp với các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam trong mọilĩnh vực của nền kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ Hơn nữa trong bối cảnh nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế của ViệtNam nói riêng có rất nhiều khó khăn như thâm hụt ngân sách, nợ công, giá cả hànghóa của các hàng hóa trọng yếu như điện, xăng dầu, than không ngừng leo thang,thị trường chứng khoán ảm đạm, bất động sản đóng băng, chính sách tiền tệ thắtchặt, thị trường tài chính thiếu vắng dòng tiền, thiên tai địch họa xảy ra liên tiếp Mặt khác, trong điều kiện đổi mới cơ chế quản lý hiện nay, các doanh nghiệp thực

sự là một đơn vị kinh tế tự chủ, tự tổ chức quá trình sản xuất kinh doanh, tự chủtrong việc tìm đầu vào và đầu ra của sản xuất kinh doanh, tự chủ về vốn Chính vì

vậy việc “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại và phát triển Nam Khánh ” có ý nghĩa thực tiễn, thiết

thực

Để đạt được mục tiêu đề tài, luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận đượcchia làm 3 chương:

Chương 1 Tổng quan về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Chương 2 Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần đầu tưthương mại và phát triển Nam Khánh

Chương 3 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại

Công ty cổ phần đầu tư thương mại và phát triển Nam Khánh.

Trang 8

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG

VỐN LƯU ĐỘNG 1.1 Tổng quan của vốn lưu động

1.1.1 Khái niệm vốn lưu động

Khi nghiên cứu quy luật sản xuất giá trị thặng dư dưới Chủ nghĩa tư bản,C.mác đã khái quát phạm trù vốn qua phạm trù tư bản: “ Tư bản là giá trị mang lạigiá trị thặng dư”

Theo lý thuyết kinh tế vi mô của Rober S.Pindyck và Daniel L.Rubinfeld “Vốn là một trong các yếu tố đầu vào để sản xuất kinh doanh ( đất đai, tài nguyên).Vốn bao gồm các sản phẩm lâu bền đươc chế tạo ra để thực hiện sản xuất kinhdoanh ( máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu) ( trang 212, 213 – RoberS.Pindyck và Daniel L.Rubinfeld, kinh tế vi mô, nhà xuất bản khoa học kĩ thuật, HàNội_ 1994) Theo quan điểm này, vốn được nhìn nhận theo góc độ hiện vật là chủyếu Ưu điểm của quan điểm này là đơn giản, dễ hiểu và phù hợp với trình độ quản

lý thấp Quan điểm này không tính đến phần vốn tài chính( tiền, chứng khoán, tínphiếu), đây là nhược điểm lớn nhất mà quan điểm này gặp phải, nhất là trong nềnkinh tế thị trường vốn tài chính có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình quản lý

và sử dụng

Theo Paul.A Samuelson & Wiliam D Nordphaus thì: Vốn là khái niệmthường dùng để chỉ các hàng hóa làm vốn nói chung, một nhân tố của sản xuất Mộthàng hóa làm vốn khác với các nhân tố sơ yếu ( đất đau, lao động) ở chỗ: Nó là mộtđầu vào mà bản thân là một đầu ra của nền kinh tế gồm: Vốn vật chất ( nhà máythiết bị, kho tàng, ), vốn tài chính (Paul.A Samuelson & Wiliam D Nordphaus,kinh tế học, viện quan hệ quốc tế, 1989) Theo quan điểm này, vốn gồm: Vốn vậtchất và vốn tài chính Từ đó cho ta biết rõ nguồn gốc hinh thành của vốn va trạngthái biểu hiện của vốn, nhưng hạn chế cơ bản là chưa cho ta thấy rõ mục đích sửdụng vốn

Vốn lưu động là giá trị những tài sản lưu động mà doanh nghiệp đã đầu tư vàoquá trình sản xuất kinh doanh, đó là số vốn bằng tiền ứng ra để mua sắm các tài sảnlưu động sản xuất và các tài sản lưu động lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình táisản xuất của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục

Trang 9

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài các tư liệu lao động cácdoanh nghiệp còn có các đối tượng lao động Khác với các tư liệu lao động, các đốitượng lao động (như nguyên, nhiên, vật liệu, bán thành phẩm…) chỉ tham gia vàomột chu kỳ sản xuất và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nóđược chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm.

Những đối tượng lao động nói trên nếu xét về hình thái hiện vật được gọi là các tàisản lưu động, còn về hình thái giá trị được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp

Là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nên đặc điểm vận động của vốnlưu động luôn chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản lưu động Trong cácdoanh nghiệp người ta thường chia tài sản lưu động thành hai loại: tài sản lưu độngsản xuất và tài sản lưu động lưu thông Tài sản lưu động sản xuất bao gồm các loạinguyên, nhiên, vật liệu; phụ tùng thay thế, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang đang trong quá trình dự trữ sản xuất, chế biến Còn tài sản lưu động lưu thông baogồm các sản phẩm thành phẩm chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, các khoản vốntrong thanh toán, các khoản chi phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước Trong quátrình sản xuất kinh doanh các tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưuthông luôn vận động, thay thế và chuyển hoá lẫn nhau, đảm bảo cho quá trình sảnxuất kinh doanh được tiến hành liên tục và thuận lợi

Vốn lưu động được chuyển hoá qua nhiều hình thái khác nhau, bắt đầu là tiền

tệ sang hình thái vật tư, hàng hoá dự trữ Khi vật tư dự trữ được đưa vào sản xuất,chúng ta chế tạo thành các bán thành phẩm Sau khi sản phẩm sản xuất ra được tiêuthụ, vốn lưu động quay về hình thái tiền tệ ban đầu của nó Quá trình sản xuất kinhdoanh diễn ra liên tục, không ngừng, cho nên vốn lưu động cũng tuần hoàn khôngngừng có tính chất chu kỳ tạo thành sự chu chuyển của vốn lưu động Do có sự chuchuyển không ngừng nên vốn lưu động thường xuyên có các bộ phận tồn tại cùngmột lúc dưới các hình thái khác nhau trong sản xuất và lưu thông

Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình tái sảnxuất, là một bộ phận trực tiếp hình thành nên thực thể của sản phẩm Trong cùngmột lúc, vốn lưu động của doanh nghiệp được phổ biến khắp các giai đoạn luân

Trang 10

chuyển và tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau Muốn cho quá trình tái sản xuấtđược liên tục, doanh nghiệp phải có đủ lượng vốn lưu động đầu tư vào các hình tháikhác nhau đó, khiến cho các hình thái có được mức tồn tại hợp lý và đồng bộ vớinhau Như vậy, sẽ khiến cho chuyển hoá hình thái của vốn trong quá trình luânchuyển được thuận lợi

Vốn lưu động còn là công cụ phản ánh và đánh giá quá trình vận động của vật

tư, cũng tức là phản ánh và kiểm tra quá trình mua sắm, dự trữ sản xuất, tiêu thụ củadoanh nghiệp Nhưng mặt khác, vốn lưu động luân chuyển nhanh hay chậm cònphản ánh số lượng vật tư sử dụng tiết kiệm hay không, thời gian nằm ở khâu sảnxuất và lưu thông sản phẩm có hợp lý không?

Bởi vậy, thông qua quá trình luân chuyển vốn lưu động còn có thể đánh giámột cách kịp thời đối với các mặt như mua sắm, dự trữ sản xuất và tiêu thụ củadoanh nghiệp

1.1.2 Đặc điểm của vốn lưu động

Phù hợp với các đặc điểm trên của tài sản lưu động, vốn lưu động của cácdoanh nghiệp cũng không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kỳ kinhdoanh: dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông Quá trình này được diễn ra liên tục vàthường xuyên lặp lại theo chu kỳ và được gọi là quá trình tuần hoàn, chu chuyểncủa vốn lưu động Vốn lưu động có hai đặc điểm:

Thứ nhất, vốn lưu động tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh và bị

hao mòn hoàn toàn trong quá trình sản xuất đó Giá trị của nó chuyển hết một lầnvào giá trị sản phẩm để cấu thành nên giá trị sản phẩm

Thứ hai, qua mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh vốn lưu động thường

xuyên thay đổi hình thái biểu hiện, từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu chuyyển sangvốn vật tư hàng hoá dự trữ và vốn sản xuất, rồi cuối cùng lại trở về hình thái vốntiền tệ Sau mỗi chu kỳ tái sản xuất, vốn lưu động hoàn thành một vòng chu chuyển

1.1.3 Phân loại vốn lưu động

Trong doanh nghiệp vấn đề tổ chức và quản lý vốn lưu động có một vai tròquan trọng Có thể nói, quản lý vốn lưu động là bộ phận trọng yếu của công tác

Trang 11

quản lý hoạt động tài chính của doanh nghiệp Quản lý vốn lưu động nhằm đảm bảo

sử dụng vốn lưu động hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả Doanh nghiệp sử dụng vốnlưu động càng có hiệu quả thì càng có thể sản xuất được nhiều loại sản phẩm, nghĩa

là càng tổ chức được tốt quá trình mua sắm, quá trình sản xuất và tiêu thụ Do vốnlưu động có rất nhiều loại mà lại tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh vàthường xuyên thay đổi hình thái vật chất Vì vậy, muốn quản lý tốt vốn lưu động,người ta phải tiến hành phân loại vốn lưu động theo các tiêu thức sau:

+ Phân loại theo vai trò từng loại vốn lưu động trong qúa trình sản xuất kinh doanh:

- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: Bao gồm giá trị các khoản nguyên vậtliệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ

- Vốn lưu động trong khâu sản xuất: Bao gồm các khoản giá trị sản phẩm dởdang, bán thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển

- Vốn lưu động trong khâu lưu thông: Bao gồm các khoản giá trị thành phẩm, vốnbằng tiền (kể cả vàng bạc, đá quý ); các khoản vốn đầu tư ngắn hạn (dầu tư chứngkhoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn ) các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn; cáckhoản vốn trong thanh toán (các khoản phải thu, các khoản tạm ứng )

Cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bố của vốn lưu động trongtừng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh Từ đó có biện pháp điều chỉnh cơ cấuvốn lưu động hợp lý sao cho có hiệu quả sử dụng cao nhất

+ Phân loại vốn lưu động theo hình thái biểu hiện:

- Vốn vật tư, hàng hoá: Là các khoản vốn có hình thái biểu hiện bằng hiện vật cụthể như nguyên, nhiên, vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm

- Vốn bằng tiền: Bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tồn quỹ, tiền gửingân hàng, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn

- Các khoản phải thu, phải trả:

+ Các khoản phải thu: bao gồm các khoản mà doanh nghiệp phải thu củakhách hàng và các khoản phải thu khác

Trang 12

+ Các khoản phải trả: là các khoản vốn mà doanh nghiệp phải thanh toán chokhách hàng theo các hợp đồng cung cấp, các khoản phải nộp cho Ngân sách Nhànước hoặc thanh toán tiền công cho người lao động.

- Vốn lưu động khác: bao gồm các khoản dự tạm ứng, chi phí trả trước, cầm

cố, ký quỹ, ký cược

Cách phân loại này giúp cho các doanh nghiệp xem xét, đánh giá mức tồn kho

dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp

+ Phân loại theo quan hệ sở hữu về vốn:

Tài sản lưu động sẽ được tài trợ bởi hai nguồn vốn đó là vốn chủ sở hữu vàcác khoản nợ Trong đó, các khoản nợ tài trợ cơ bản cho nguồn vốn lưu động củadoanh nghiệp Còn nguồn vốn chủ sở hữu chỉ tài trợ một phần cho nguồn vốn lưuđộng của doanh nghiệp mà thôi Bởi vì nguồn vốn chủ sở hữu tài trợ cơ bản cho tàisản cố định

- Vốn chủ sở hữu: Là số vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanhnghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối và định đoạt Tuỳ theoloại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà vốn chủ sở hữu

có nội dung cụ thể riêng như: Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước; vốn do chủ doanhnghiệp tư nhân bỏ ra; vốn góp cổ phần trong công ty cổ phần; vốn góp từ các thànhviên trong doanh nghiệp liên doanh; vốn tự bổ sung từ lợi nhuận doanh nghiệp

- Các khoản nợ: Là các khoản được hình thành từ vốn vay các ngân hàngthương mại hoặc các tổ chức tài chính khác; vốn vay thông qua phát hành tráiphiếu; các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán Doanh nghiệp chỉ có quyền sửdụng các khoản nợ này trong một thời hạn nhất định

Cách phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp đượchình thành bằng vốn của bản thân doanh nghiệp hay từ các khoản nợ Từ đó có cácquyết định trong huy động và quản lý, sử dụng vốn lưu động hợp lý hơn, đảm bảo

an ninh tài chính trong sử dụng vốn của doanh nghiệp

+ Phân loại theo nguồn hình thành:

Nếu xét theo nguồn hình thành thì tài sản lưu động sẽ được tài trợ bởi các nguồnvốn sau:

Trang 13

- Nguồn vốn điều lệ: Là số vốn được hình thành từ nguồn vốn điều lệ ban đầukhi thành lập hoặc nguồn vốn điều lệ bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp Nguồn vốn này cũng có sự khác biệt giữa các loại hình doanhnghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.

- Nguồn vốn tự bổ sung: Là nguồn vốn do doanh nghiệp tự bổ sung trong quá trìnhsản xuất kinh doanh như từ lợi nhuận của doanh nghiệp được tái đầu tư

- Nguồn vốn liên doanh, liên kết: Là số vốn được hình thành từ vốn góp liêndoanh của các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh Vốn góp liên doanh có thểbằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật là vật tư, hàng hoá theo thoả thuận của các bênliên doanh

- Nguồn vốn đi vay: Vốn vay của các ngân hành thương mại hoặc tổ chức tíndụng, vốn vay của người lao động trong doanh nghiệp, vay các doanh nghiệp khác

- Nguồn vốn huy động từ thị trường vốn bằng việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu.Việc phân chia vốn lưu động theo nguồn hình thành giúp cho doanh nghiệpthấy được cơ cấu nguồn vốn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động trong kinh doanh củamình Từ góc độ quản lý tài chính mọi nguồn tài trợ đều có chi phí sử dụng của nó

Do đó doanh nghiệp cần xem xét cơ cấu nguồn tài trợ tối ưu để giảm thấp chi phí sửdụng vốn của mình

1.1.4 Vai trò của vốn lưu động

Trong mỗi doanh nghiệp vốn đóng vai trò vô cùng quan trọng, khi muốn thànhlập thì một trong những điều kiện đầu tiên là doanh nghiệp phải có một lượng vốnnhất định, lượng vốn đó phải lớn hơn hoặc bằng mức vốn pháp định, khi đó thì vềmặt pháp lý doanh nghiệp mới được công nhận Ngược lại thì việc thành lập doanhnghiệp là không thể thực hiện được

Trường hợp trong quá trình hoạt động kinh doanh vốn của doanh nghiệpkhông đủ điều kiện mà pháp luật quy định thì doanh nghiệp sẽ bị dừng hoạt động.Như vậy, vốn có thể được xem như là một trong những cơ sở quan trọng nhất

để đảm bảo sự hình thành và tồn tại về tư cách pháp lý của doanh nghiệp trước phápluật VLĐ là một bộ phận cấu thành nên vốn cũng giữ vai trò rất quan trọng tronghoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhất là đối với những doanhnghiệp thương mại

Trang 14

VLĐ là yếu tố quan trọng quyết định đến năng lực sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp và xác lập vị thế của doanh nghiệp trên thương trường Điều này càngthể hiện rõ hơn trong nền kinh tế thị trường hiện nay với sự cạnh tranh ngày cànggay gắt, các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến máy móc thiết bị, đầu tư hiệnđại hoá công nghệ tất cả những yếu tố này muốn đạt được thì đòi hỏi doanhnghiệp phải có một lượng VLĐ đủ lớn.

VLĐ là yếu tố cơ bản để tăng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ

VLĐ còn là bộ phận chủ yếu cấu thành nên giá thành sản phẩm do đặc điểmluân chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm Giá trị của hàng hoá bán ra đượctính toán trên cơ sở bù đắp được giá thành sản phẩm cộng thêm một phần lợi nhuận

Do đó, VLĐ đóng vai trò quyết định trong việc tính giá cả hàng hoá bán ra

Với vai trò đặc biệt quan trọng của VLĐ đối với sự hình thành và phát triểncủa doanh nghiệp nên việc quản lý và sử dụng VLĐ sao cho đạt hiệu quả cao nhấtchính là mục tiêu của tài chính doanh nghiệp Vì vậy trong quá trình hoạt độngdoanh nghiệp phải thường xuyên phân tích tình hình tài chính để thấy được nhu cầuVLĐ và thực trạng sử dụng VLĐ của doanh nghiệp từ đó đưa ra các giải pháp sửdụng VLĐ một cách hiệu quả hơn

1.1.5 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

1.1.5.1 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Hiệu quả là một khái niệm luôn được đề cập trong nền kinh tế thi trường: Cácdoanh nghiệp luôn hướng tới hiệu quả kinh tế, chính phủ nỗ lực đạt hiệu quả kinhtế- xã hội

Theo nghĩa chung nhất, hiệu quả là một khái niệm phản ánh trình độ sử dụngcác yếu tố cần thiết để tham gia vào các một hoạt động nào đó với những mục đíchxác định do con người đặt ra Như vậy, có thể hiểu hiệu quả sử dụng vốn là mộtphạm trù kinh tế đánh giá trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để đạtkết quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất Do

đó, hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một phạm trù kinh tế đánh giá trình độ sửdụng vốn lưu động của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trìnhsản xuất kinh doanh với mức vốn lưu động hợp lý

Trang 15

Như đã trình bày ở trên, vốn lưu động của doanh nghiệp được sử dụng cho cácquá trình dự trữ, sản xuất và lưu thông Quá trình vận động của vốn lưu động bắtđầu từ việc dùng tiền tệ mua sắm tư liệu dự trữ cho sản xuất, tiến hành sản xuất, vàkhi sản xuất xong doanh nghiệp tổ chức tiêu thụ để thu về một số vốn dưới hình tháitiền tệ ban đầu với giá trị tăng thêm Mỗi lần vận động như vậy được gọi là mộtvòng luân chuyển của vốn lưu động Doanh nghiệp sử dụng vốn đó càng có hiệuquả bao nhiêu thì càng có thể sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhiều bấy nhiêu Vì lợiích kinh doanh đòi hỏi các nhà doanh nghiệp phải sử dụng hợp lý, hiệu quả hơntừng đồng vốn lưu động, làm cho mỗi đồng vốn lưu động hàng năm có thể mua sắmnguyên, nhiên, vật liệu nhiều hơn; sản xuất ra sản phẩm và tiêu thụ được nhiều hơn.Nhưng việc đó cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp nâng cao tốc độ luân chuyểnvốn lưu động ( số vòng quay vốn lưu động trong năm).

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động chúng ta có thể sử dụng nhiều chỉtiêu khác nhau nhưng tốc độ luân chuyển vốn lưu động là chỉ tiêu cơ bản và tổnghợp nhất phản ánh trình độ sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp

1.1.5.2.Vai trò nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Ý nghĩa đối với nền kinh tế:

Mỗi doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế, vì vậy doanh nghiệp phảihoạt động hiệu quả thì nền kinh tế mới phát triển

- Sử dụng VLĐ có hiệu quả sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp từ đó làm tăng

khoản đóng góp cho nền kinh tế biểu hiện bằng việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

- Mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế nếu hoạt động bền vững cũng sẽ làm chonền kinh tế càng trở nên ổn định, vững mạnh hơn

Ý nghĩa đối với doanh nghiệp:

- Đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liêntục, thường xuyên và hiệu quả Nếu VLĐ không được quản lý và sử dụng hợp lý sẽlàm gián đoạn quá trình kinh doanh từ đó gây lãng phí VLĐ cũng như làm giảm lợinhuận của doanh nghiệp

Trang 16

- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn giúp doanh nghiệp tiết kiệm được tối đakhoản vốn đầu tư, hướng tới những cơ hội đầu tư mới, giúp giảm chi phí sản xuấtkinh doanh, giảm giá thành và từ đó nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

- Nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ sẽ tạo tiền đề và cơ hội cho doanh nghiệptrong việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ sảnphẩm, dịch vụ, từ đó thúc đẩy tiến độ của quá trình sản xuất kinh doanh

Ý nghĩa đối với người lao động:

Việc sử dụng VLĐ có hiệu quả với số vốn nhất định doanh nghiệp sẽ thu đượclợi nhuận cao hơn, doanh nghiệp có điều kiện lập quỹ khen thưởng, phúc lợi đểđộng viên, khuyến khích công nhân viên, cán bộ của doanh nghiệp

1.2 Nội dung kết cấu vốn lưu động

Là một trong hai thành phần của vốn sản xuất, vốn lưu động bao gồm tiền mặt,tiền gửi ngân hàng, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, phảitrả, hàng hoá tồn kho và tài sản lưu động khác Vốn lưu động đóng một vai trò quantrọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Do vậy, muốn tồn tại

và phát triển được thì nhiệm vụ của các doanh nghiệp là phải sử dụng vốn lưu độngsao cho có hiệu quả nhất

1.2.1 Xác định đúng đắn nhu cầu sử dụng vốn lưu động

Để xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết doanh nghiệp có thể

sử dụng các phương pháp khác nhau Tuỳ theo điều kiện cụ thể doanh nghiệp có thểlựa chọn phương pháp thích hợp Sau đây là một số phương pháp chủ yếu :

1.2.1.1 Phương pháp trực tiếp:

Nội dung chủ yếu của phương pháp này là căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởngtrực tiếp đến việc dự trữ vật tư , sản xuất và tiêu dùng sản phẩm để xác định nhu cầucủa từng khoản vốn lưu động trong từng khâu rồi tổng hợp lại toàn bộ nhu cầu vốnlưu động của doanh nghiệp

Sau đây là phương pháp xác định nhu cầu VLĐ cho từng khâu kinh doanh củadoanh nghiệp:

Trang 17

Xác định nhu cầu VLĐ cho khâu dự trữ sản xuất:

VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất bao gồm: giá trị các loại nguyên vật liệu chính ,vật liệu phụ , nhiên liệu phụ tùng thay thế, vật đóng gói, công cụ, dụng cụ

Xác định nhu cầu vốn vật liệu chính:

Trong đó:

Vnl: Nhu cầu vốn NVL chính năm kế hoạch

Mn: Mức tiêu dùng bình quân 1 ngày về chi phí VLC

Nl: Số ngày dự trữ hợp lý

Xác định nhu cầu vốn vật liệu khác:

Nếu vật liệu này sử dụng thường xuyên và khối lượng lớn thì cách tính nhưvật liệu chính , nếu sử dụng không thường xuyên thì tính theo công thức :

Trong đó :

Vnk: Nhu cầu vật liệu phụ khác

Mk: Tổng mức luân chuyển từng loại vốn

T%: Tỉ lệ phần trăm từng loại vốn chiếm trong tổng số

Xác định nhu cầu VLĐ cho khâu sản xuất:

- Xác định nhu cầu vốn sản phẩm đang chế tạo

Công thức tính như sau :

Trong đó:

Vdc: Nhu cầu vốn sản phẩm đang chế tạo

Pn: Mức chi phí sản xuất bình quân ngày

Trang 18

Trong đó:

Vpb: Vốn chi phí chờ kết chuyển trong kỳ kế hoạch

Vpđ: Vốn chi phí chờ kết chuyển đầu kỳ kế hoạch

Vpt: Vốn chi phí chờ kết chuyển tăng trong kỳ KH

Vpg: Vốn chi phí chờ kết chuyển được phân bổ vào giá thành sản phẩm trong

kỳ kế hoạch

Xác định nhu cầu vốn trong khâu lưu thông:

VLĐ trong khâu lưu thông bao gồm VLĐ để lưu giữ bảo quản sản phẩm trongkho và vốn lưu đông trong khâu thanh toán

Công thức:

Trong đó:

Vtp: Vốn thành phẩm kỳ kế hoạch

Zsx: Giá thành sản xuất bình quân ngày

Ntp: Số ngày luân chuyển của vốn thành phẩm

1.2.1.2 Phương pháp gián tiếp:

Đặc điểm của phương pháp này là dựa vào số VLĐ bình quân năm báo cáo ,nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm kế hoạch và khả năng tăng tốc độ luân chuyểnVLĐ năm kế hoạch

Công thức tính như sau :

Vnc = VLD0 x

M 0

M 1 x (1 ± t%) (CT 1.6)

Trong đó:

Vnc: Nhu cầu VLĐ năm kế hoạch

VLD0: Số dư bình quân VLĐ năm báo cáo

M 0,1: Tổng mức luân chuyển VLĐ năm báo cáo , kế hoạch

t%: Tỷ lệ tăng (giảm) số ngày luân chuyển VLĐ năm kế hoạch so với nămbáo cáo

Trang 19

t% = x 100% (CT 1.7)

Trong đó:

K1: Kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch

K2 : Kỳ luân chuyển VLĐ năm báo cáo

Trên thực tế để ước đoán nhanh nhu cầu VLĐ năm kế hoạch các doanh nghiệpthường sử dụng phương pháp tính toán căn cứ vào tổng mức luân chuyển vốn và sốvòng quay VLĐ dự tính năm kế hoạch Phương pháp tính như sau :

Quy mô vốn tiền mặt là kết quả thực hiện nhiều quyết định kinh doanh trong cácthời kỳ trước, song việc quản trị vốn tiền mặt không phải là một công việc thụ động.Nhiệm vụ quản trị vốn tiền mặt do đó không phải chỉ là đảm bảo cho doanh nghiệp có

K1-

K0

Trang 20

đủ lượng vốn tiền mặt cần thiết để đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán mà quantrọng hơn là tối ưu hóa số vốn tiền mặt hiện có, giảm tối đa các rủi ro về lãi suất hoặc

tỷ giá hối đoái và tối ưu hóa việc đi vay ngắn hạn hoặc đầu tư kiếm lời

1.2.2.1 Xác định mức dự trữ vốn tiền mặt hợp lý

Mức dự trữ vốn tiền mặt hợp lý cần được xác định sao cho doanh nghiệp cóthể tránh được các rủi ro do không có khả năng thanh toán ngay, phải gia hạn thanhtoán nên bị phạt hoặc phải trả lãi cao hơn, không làm mất khả năng mua chịu củanhà cung cấp, tận dụng các cơ hội kinh doanh có lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.Phương pháp đơn giản thường dùng để xác định mức dự trữ ngân quỹ hợp lý làlấy mức xuất ngân quỹ trung bình hàng ngày nhân với số lượng ngày dự trữ ngân quỹ.Người ta cũng có thể sử dụng phương pháp tổng chi phí tối thiểu trong quản trịvốn tồn kho dự trữ để xác định mức dự trữ vốn tiền mặt hợp lý của doanh nghiệp Bởi

vì giả sử doanh nghiệp có một lượng tiền mặt và phải sử dụng nó để đáp ứng cáckhoản chi tiêu tiền mặt một cách đều đặn Khi lượng tiền mặt đã hết, doanh nghiệp cóthể bán các chứng khoán ngắn hạn (có tính thanh khoản cao) để có được lượng tiềnmặt như lúc đầu Có hai loại chi phí cần được xem xét khi bán chứng khoán: một làchi phí cơ hội của việc giữ tiền mặt, đó chính là mức lợi tức chứng khoán doanhnghiệp bị mất đi; hai là chi phí cho việc bán chứng khoán mỗi lần, đóng vai trò như

là chi phí mỗi lần thực hiện hợp đồng Trong điều kiện đó mức dự trữ vốn tiền mặt tối

đa của doanh nghiệp chính bằng số lượng chứng khoán cần bán mỗi lần để có đủlượng vốn tiền mặt mong muốn bù đắp được nhu cầu chi tiêu tiền mặt

1.2.2.2 Dự đoán và quản lý các luồng nhập, xuất vốn tiền mặt (ngân quỹ):

Dự đoán ngân quỹ là tập hợp các dự kiến về nguồn và sử dụng ngân quỹ.Ngân quỹ hàng năm được lập vừa tổng quát, vừa chi tiết cho từng tháng và tuần

Dự đoán các luồng nhập ngân quỹ bao gồm luồng thu nhập từ kết quả kinhdoanh; từ kết quả hoạt động tài chính; luồng đi vay và các luồng tăng vốn khác.Trong các luồng nhập ngân quỹ kể trên, luồng nhập ngân quỹ từ kết quả kinhdoanh là quan trọng nhất Nó được dự đoán dựa trên cơ sở các khoản doanh thubằng tiền mặt dự kiến trong kỳ

Trang 21

Dự đoán các luồng xuất ngân quỹ thường bao gồm các khoản chi cho hoạtđộng kinh doanh như mua sắm tài sản, trả lương, các khoản chi cho hoạt động đầu

tư theo kế hoạch của doanh nghiệp; các khoản chi trả tiền lãi phải chia, nộp thuế

và các khoản chi khác

Trên cơ sở so sánh các luồng nhập và luồng xuất ngân quỹ, doanh nghiệp cóthể thấy được mức dư hay thâm hụt ngân quỹ Từ đó thực hiện các biện pháp cânbằng thu chi ngân quỹ như tăng tốc độ thu hồi các khoản nợ phải thu, đồng thờigiảm tốc độ xuất quỹ nếu có thể thực hiên được hoặc khéo léo sử dụng các khoản

nợ đang trong quá trình thanh toán Doanh nghiệp cũng có thể huy động các khoảnvay thanh toán của ngân hàng Ngược lại khi luồng nhập ngân quỹ lớn hơn luồngxuất ngân quỹ thì doanh nghiệp có thể sử dụng phần dư ngân quỹ để thực hiện cáckhoản đầu tư trong thời hạn cho phép để nâng cao hiệu quả sử dụng số vốn tạm thờinhàn rỗi của mình

1.2.2.3 Quản lý, sử dụng các khoản thu chi vốn tiền mặt:

Hoạt động thu chi vốn tiền mặt của doanh nghiệp diễn ra hàng ngày, hàng giờ;hơn nữa vốn tiền mặt là một loại tài sản đặc biệt có khả năng thanh toán cao, dễdàng chuyển hoá sang các hình thức tài sản khác, vì vậy doanh nghiệp phải có biệnpháp quản lý, sử dụng vốn tiền mặt một cách chặt chẽ để tránh bị mất mát, lợi dụng.Các biện pháp quản lý cụ thể là:

Thứ nhất, mọi khoản thu chi vốn tiền mặt của doanh nghiệp đều phải thực hiệnthông qua quỹ, không được thu chi ngoài quỹ, tự thu tự chi

Thứ hai, phải có sự phân định trách nhiệm rõ ràng trong quản lý vốn tiền mặt,nhất là giữa thủ quỹ và kế toán quỹ; phải có các biện pháp quản lý bảo đảm an toànkho quỹ

Thứ ba, doanh nghiệp phải xây dựng các quy chế thu chi bằng tiền mặt để ápdụng cho từng trường hợp thu chi Thông thường các khoản thu chi không lớn thì cóthể sử dụng tiền mặt, còn các khoản thu chi lớn cần sử dụng hình thức thanh toánkhông dùng tiền mặt

Quản lý chặt chẽ các khoản tạm ứng tiền mặt, cần xác định rõ đối tượng tạmứng, mức tạm ứng và thời hạn thanh toán tạm ứng để thu hồi kịp thời

Trang 22

1.2.3 Hàng tồn kho dự trữ

1.2.3.1 Tồn kho dự trữ và các yếu tố ảnh hưởng đến tồn kho dự trữ:

Tồn kho dự trữ của doanh nghiệp là những tài sản mà doanh nghiệp lưu giữ đểsản xuất hoặc bán ra sau này Trong các doanh nghiệp tài sản tồn kho dự trữ thường

ở ba dạng: nguyên vật liệu, nhiên liệu dự trữ sản xuất; các sản phẩm dở dang và bánthành phẩm; các thành phẩm chờ tiêu thụ Tuỳ theo nghành nghề kinh doanh mà tỷtrọng các loại tài sản dự trữ trên có khác nhau

Việc quản lý tồn kho dự trữ trong các doanh nghiệp là rất quan trọng, khôngphải chỉ vì trong doanh nghiệp tồn kho dự trữ thường chiếm tỉ lệ đáng kể trong tổnggiá trị tài sản của doanh nghiệp Điều quan trọng hơn là nhờ có dự trữ tồn kho đúngmức, hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp không bị gián đoạn sản xuất, không bị thiếusản phẩm hàng hoá để bán, đồng thời lại sử dụng tiết kiệm và hợp lý vốn lưu động.Đối với mức tồn kho dự trữ nguyên vật liệu, nhiên liệu thường phụ thuộc vào:quy mô sản xuất và nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất của doanh nghiệp,khả năng sẵn sàng cung ứng của thị trường, chu kỳ giao hàng, thời gian vận chuyển

và giá cả của các loại nguyên vật liệu

Đối với mức tồn kho dự trữ bán thành phẩm, sản phẩm dở dang phụ thuộcvào: đặc điểm và các yếu cầu về kỹ thuật, công nghệ trong quá trình chế tạo sảnphẩm, độ dài thời gian chu kỳ sản xuất sản phẩm, trình độ tổ chức quá trình sản xuấtcủa doanh nghiệp

Đối với tồn kho dự trữ sản phẩm thành phẩm, thường chịu ảnh hưởng bởi các

nhân tố như sự phối hợp giữa khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

1.2.3.2 Các phương pháp quản trị vốn tồn kho dự trữ:

* Phương pháp tổng chi phí tối thiểu

Mục tiêu của việc quản trị vốn tồn kho dự trữ là nhằm tối thiểu hoá các chiphí dự trữ tài sản tồn kho trong điều kiện vẫn đảm bảo cho các hoạt động sản xuấtkinh doanh được tiến hành bình thường

Việc lưu giữ một lượng hàng tồn kho làm phát sinh các chi phí Tồn kho cànglớn, vốn tồn kho dự trữ càng lớn thì không thể sử dụng cho mục đích khác và làmtăng chi phí cơ hội của số vốn này.Vì vậy, doanh nghiệp cần xem xét mức dự trữhợp lý để giảm tổng chi phi dự trữ tồn kho tới mức thấp nhất Phương pháp quản lý

dự trữ tồn kho theo nguyên tắc trên được gọi là phương pháp tổng chi phí tối thiểu

Trang 23

* Phương pháp tồn kho bằng không

Phương pháp này cho rằng các doanh nghiệp có thể giảm thấp các chi phí tồnkho dự trữ đến mức tôí thiểu với điều kiện các nhà cung cấp phải cung ứng kịp thờicho doanh nghiệp các loại vật tư, hàng hoá khi cần thiết Do đó có thể giảm đượccác chi phí lưu kho cũng như các chi phí thực hiện hợp đồng Phương pháp này có

ưu điểm tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể dành ra một khoản ngân quỹ sửdụng cho đầu tư mới; tuy nhiên phương pháp này lại làm tăng các chi phí phát sinh

từ việc tổ chức giao hàng đối với các nhà cung cấp

1.2.4 Các khoản phải thu, phải trả

1.2.4.1 Các khoản phải thu:

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để khuyến khích người mua, doanhnghiệp thường áp dụng phương thức bán chịu đối với khách hàng Điều này có thểlàm tăng thêm một số chi phí do việc tăng thêm các khoản nợ phải thu của kháchhàng như chi phí quản lý nợ phải thu, chi phí thu hồi nợ, chi phí rủi ro Đổi lạidoanh nghiệp cũng có thể tăng thêm được lợi nhuận nhờ mở rộng số lượng sảnphẩm tiêu thụ Quy mô các khoản phải thu chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố như sau:Thứ nhất, khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ bán chịu cho khách hàng

Thứ hai, sự thay đổi theo thời vụ của doanh thu: đối với các doanh nghiệp sảnxuất có tính chất thời vụ, trong những thời kỳ sản phẩm của doanh nghiệp có nhucầu tiêu thụ lớn, cần khuyến khích tiêu thụ để thu hồi vốn

Thứ ba, thời hạn bán chịu và chính sách tín dụng của mỗi doanh nghiệp: đốivới các doanh nghiệp có quy mô lớn, có tiềm lực tài chính mạnh, sản phẩm có đặcđiểm sử dụng lâu bền thì kỳ thu tiền bình quân thường dài hơn các doanh nghiệp ítvốn, sản phẩm dễ hư hao, mất phẩm chất, khó bảo quản

1.2.4.2 Các khoản phải trả:

Khác với các khoản phải thu, các khoản phải trả là các khoản vốn mà doanhnghiệp phải thanh toán cho khách hàng theo các hợp đồng cung cấp, các khoản phảinộp cho Ngân sách Nhà nước hoặc thanh toán tiền công cho người lao động Việcquản trị các khoản phải trả không chỉ đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên duy

Trang 24

trì một lượng vốn tiền mặt để để đáp ứng yêu cầu thanh toán mà còn đòi hỏi việcthanh toán các khoản phải trả một cách chính xác, an toàn và nâng cao uy tín củadoanh nghiệp đối với khách hàng.

Để quản lý tốt các khoản phải trả, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, đốichiếu các khoản phải thanh toán với khả năng thanh toán của doanh nghiệp để chủđộng đáp ứng các yêu cầu thanh toán khi đến hạn Doanh nghiệp còn phải lựa chọn cáchình thức thanh toán thích hợp an toàn và hiệu quả nhất đối với doanh nghiệp

Cầm cố là bên có nghĩa vụ (doanh nghiệp) giao một động sản thuộc sở hữucủa mình hoặc một quyền tài sản được phép giao dịch cho bên có quyền (phía đốitác) để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ hay thoả thuận

Ký cược (đặt cược) là việc bên thuê tài sản theo yêu cầu của bên cho thuêđộng sản phải đặt cược một số tiền hoặc kim khí quý, đá quý hay các vật có giá trịkhác nhằm ràng buộc và nâng cao trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng tài sản đithuê và hoàn trả tài sản đúng thời gian quy định với người đi thuê Trường hợp bênthuê không trả lại tài sản thì tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê

Ký quỹ là việc bên có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải gửi trước một sốtiền, kim khí quý, đá quý hoặc các giấy tờ khác giá trị được bằng tiền vào tài khoảnphong toả tại Ngân hàng Số tiền ký quỹ sẽ ràng buộc bên ký quỹ phải thực hiệncam kết, hợp đồng, đồng thời người yêu cầu ký quỹ yên tâm khi giao hàng hay nhậnhàng theo những điều đã ký kết Trong trường hợp bên ký quỹ không tôn trọng hợpđồng sẽ bị phạt và trừ vào tiền đã ký quỹ Bên có quyền được ngân hàng nơi ký quỹthanh toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra sau khi trừ chi phí dịch

vụ ngân hàng

Trang 25

Vốn lưu động tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau Do vậy để sử dụng vốnlưu động có hiệu quả thì cần phải quản trị tốt vốn lưu động ở từng khâu của quátrình sản xuất và lưu thông.

1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp có thể sửdụng các chỉ tiêu chủ yếu sau đây:

1.3.1 Tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả

sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp Tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanhhay chậm nói lên tình hình tổ chức các mặt: Mua săm, dự trữ sản xuất, tiêu thụ củadoanh nghiệp có hợp lý hay không, các khoản vật tư dự trữ sử dụng tốt hay không,các khoản phí tổn trong quá trình sản xuất kinh doanh cao hay thấp Thông quaphân tích chỉ tiêu tốc độ luân chuyển vốn lưu động có thể giúp cho doanh nghiệpđẩy mạnh được tốc độ luân chuyển, nâng co hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động có thể đo bằng hai chỉ tiêu là vòng quay vốnlưu động và kỳ luân chuyển vốn lưu động

Vòng quay vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh số vòng mà vốn lưu động quayđược trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm

Công thức tính toán như sau:

VLĐ bình quân (CT 1.9)

Trong đó:

L: Vòng quay của vốn lưu động

M: Tổng mức luân chuyển vốn trong kỳ ( doanh thu thuần)

Đây là chỉ tiêu nói lên số vòng quay của vốn lưu động trong một thời kì nhấtđịnh ( thường là một năm), chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu độngtrên mối quan hệ so sánh kết quẩn xuất ( tổng doanh thu thuần) và số vốn lưu độngbình quân bỏ ra trong kì Số vòng quay vốn lưu động trong kì càng lớn càng tốt.Trong đó:

Trang 26

- Vốn lưu động bình quân trong kì được tính như sau:

K: kỳ luân chuyển vốn lưu động

L: Vòng quay của vốn lưu động

Kỳ luân chuyển càng ngắn thì trình độ sử dụng vốn lưu động càng tốt và ngược lại.Giữa kỳ luân chuyển và vòng quay của vốn lưu động có quan hệ mật thiết vớinhau và thực chất là một bởi vì vòng quay càng lớn thì kỳ luân chuyển càng ngắn vàngược lại

1.3.2 Mức tiết kiệm vốn lưu động

Mức tiết kiệm vốn lưu động là số vốn lưu động mà doanh nghiệp tiết kiệm đượctrong kỳ kinh doanh Mức tiết kiệm vốn lưu động được biểu hiện bằng chỉ tiêu

Mức tiết kiệm là số vốn lưu động tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyểnvốn nên doanh nghiệp tăng tổng mức luân chuyển mà không cần tăng thêm vốn lưuđộng hoặc tăng với quy mô không đáng kể

Công thức tính toán như sau:

Trang 27

V tk= M1

360 x(K1−K0)

(CT 1.14)

Trong đó:

Vtk: Mức tiết kiệm Vốn lưu động

K0, K1 : Kỳ luân chuyển vốn lưu động năm báo cáo, năm kế hoạch

M1: Tổng mức luân chuyển kỳ kế hoạch

1.3.3 Hiệu suất sử dụng vốn lưu động

Hiệu suất sử dụng vốn lưu động = Doanh thu

(CT 1.15)

Vốn lưu động bình quânChỉ tiêu này phản ánh số doanh thu được tạo ra trên vốn lưu động bình quân làbao nhiêu Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao vàngược lại

1.3.4 Hàm lượng vốn lưu động

Hàm lượng vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân (CT 1.16)

Doanh thu thuần

Là chỉ tiêu phản ánh số vốn lưu động cần có để đạt được một đồng doanh thuthuần Hệ số này càng nhỏ phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanhnghiệp càng cao

1.3.5 Mức doanh lợi vốn lưu động

Mức doanh lợi vốn lưu động = Tổng lợi nhuận trước thuế (CT 1.17)

Vốn lưu động bình quânChỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợinhuận trước thuế (hoặc lợi nhuận sau thuế thu nhập) Tỷ suất lợi nhuận vốn lưuđộng càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao

1.4 Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

1.4.1 Hệ số thanh toán ngắn hạn

Khả năng thanh toán ngắn hạn là thước đo khả năng thanh toán các khoản nợngắn hạn của doanh nghiệp khi đến hạn thanh toán, nó cho biết các khoản nợ ngắnhạn sẵn sàng có thể chuyển đổi các tài sản thành tiền trong một thời gian ngắn để thanhtoán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn thanh toán Nói chung hệ số này cao thì khả năng

Trang 28

sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn cao Tuy nhiên, trong một số trường hợp hệ

số này quá cao thì cũng phải xem xét thêm tình hình tài chính liên quan

Hệ số thanh toánngắn hạn= Tổng tài sản lưu động+ Đầutư ngắn hạn

1.4.2 Hệ số thanh toán nhanh

Hệ số này thể hiện khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp, không cầndựa vào việc phải bán các loại vật tư – hàng hóa để trả nợ Nếu hệ số thanh toánnhanh quá nhỏ thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ và

nó phụ thuộc vào ngành kinh doanh và kì hạn thanh toán của món nợ phải thanhtoán trong kì

Hệ số thanh toánnhanh= Vốn bằng tiền+Các khoản phải thu

1.5 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Như trên đã phân tích vốn lưu động đóng một vai trò quan trọng trong quátrình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Một doanh nghiệp khi tiến hành sảnxuất kinh doanh không thể thiếu vốn lưu động Chính vì vậy việc quản lý và nângcao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là không thể thiếu và là việc cần đối với doanhnghiệp Đó là nguyên nhân chủ quan từ phía doanh nghiệp cảm thấy cần phải tiếnhành quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Bên cạnh đó yêu cầunâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn xuất phát từ nhiều yếu tố khác

1.5.1.Xuất phát từ mục đích của doanh nghiệp

Các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hoạt động vì mục tiêu tối đahoá giá trị của doanh nghiệp Giá trị của mỗi doanh nghiệp được hiểu là toàn bộnhững của cải vật chất tài sản của doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành hoạt động sảnxuất kinh doanh, giá trị của doanh nghiệp được thể hiện qua các chỉ tiêu vốn chủ sởhữu Mục tiêu cuối cùng của các hoạt động đó là tăng thêm vốn chủ sở hữu và tăngthêm lợi nhuận nhiều hơn Bởi vì lợi nhuận là đòn bẩy quan trọng là chỉ tiêu cơ bản

để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Chính vì mục tiêu đó, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nóichung và vốn lưu động nói riêng là cần thiết đối với doanh nghiệp Nâng cao hiệuquả sử dụng vốn lưu động là một trong số nhiều biện pháp doanh nghiệp cần phải

Trang 29

đạt được để thực hiện mục tiêu của mình nhưng nó đóng vai trò quan trọng hơn bởi

vì vai trò quan trọng của vốn lưu động

1.5.2 Xuất phát từ vai trò của vốn lưu động trong hoạt động kinh doanh

Vốn lưu động là một bộ phận quan trọng cấu tạo nên vốn kinh doanh củadoanh nghiệp Không có vốn lưu động doanh nghiệp không thể nào tiến hành đượccác hoạt động sản xuất kinh doanh, nó xuất hiện trong hầu hết các giai đoạn củatoàn bộ quá trình sản xuất của doanh nghiệp: từ khâu dự trữ sản xuất đến lưu thông.Chính vì vậy việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hay không ảnh hưởng trực tiếpđến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Chu kỳ vận động của vốn lưu động là tương đối ngắn chỉ trong một chu kỳ sảnxuất tuy nhiên chu kỳ đó lại ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả sử dụng vốn lưuđộng Việc tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động có ý nghĩa quan trọng trongviệc tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động

1.5.3 Xuất phát từ yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Điểm quan trọng của vốn lưu động là giá trị của nó chuyển ngay một lần vàogiá trị sản phẩm Vì vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ làm choviệc sử dụng vốn hợp lý hơn, vòng quay vốn nhanh hơn tốc độ chu chuyển vốn do

đó tiết kiệm được vốn lưu động cho toàn bộ quá trình sản xuất

Quá trình sản xuất là một quá trình liên tục qua nhiều công đoạn khác nhau.Nếu vốn bị ứ đọng ở một khâu nào đó thì sẽ gây ảnh hưởng ở các công đoạn tiếptheo và làm cho quá trình sản xuất bị chậm lại, có thể gây ra sự lãng phí Trước khitiến hành sản xuất doanh nghiệp phải lập ra các kế hoạch và thực hiện theo kế hoạch

đó Việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động chính là một phần đảmbảo sản xuất theo kế hoạch đã đề ra

Trang 30

1.5.4 Xuất phát từ thực tế kinh doanh của doanh nghiệp

Các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn không hiệu quả là do nhiều nguyên nhânkhách qua và chủ quan, tuy nhiên nguyên nhân phổ biến nhất vẫn là sử dụng vốnkhông hiệu quả: việc mua sắm, dự trữ, sản xuất, và tiêu thụ sản phẩm thiếu một kếhoạch đúng đắn Điều đó dã dẫn đến việc sử dụng vốn lãng phí, tốc độ chu chuyểnvốn lưu động chậm, chu kỳ luân chuyển vốn lưu động dài, tỷ suất lợi nhuận thấphơn lãi suất tiết kiệm Vì vậy, vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trongdoanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Nhà nước nói riêng là một vấn đề hết sứcquan trọng

Việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động không chỉ đem lạicho doanh nghiệp những lợi ích mà còn mang lại ý nghĩa cho nền kinh tế quốc dân

1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động

1.6.1 Môi trường vĩ mô

Đây là tất cả những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đếnhoạt động kinh doanh nói chung và hiệu quả tổ chức sử dụng vốn lưu động nóiriêng đó là:

- Môi trường kinh tế:

Hoạt động của doanh nghiệp luôn diễn ra trong bối cảnh kinh tế cụ thể như tốc

độ tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế, mức độ ổn định của đồng tiền, của tỷgiá hối đoái, các chỉ số chứng khoán trên thị trường, lãi suất vay vốn, tỷ suất đầu tư,

… Mọi thay đổi của các yếu tố trên đều có tác động tích cực hay tiêu cực đến hoạtđộng kinh doanh và theo đó là hiệu quả sử dụng vốn lưu động

- Môi trường pháp lý:

Hệ thống pháp lý gồm những chính sách, quy chế, định chế, luật chế, chế độđãi ngộ, các quy định của nhà nước Trong đó liên quan đến luật về kinh doanh,doanh nghiệp miễn thuế,…

Môi trường pháp lý lành mạnh là điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động mộtcách có thuận lợi đồng thời buộc các doanh nghiệp phải điều chỉnh các hoạt độngkinh doanh, phát triển các nhân tố nội lực, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹthuật, nghệ thuật quản trị để tận dụng các cơ hội phát triển doanh nghiệp

- Môi trường văn hoá - xã hội:

Trang 31

Môi trường văn hoá - xá hội bao gồm các điều kiện xã hội, phong tục tậpquán, tôn giáo tín ngưỡng, trình độ, thói quen sinh hoạt của người dân … Đây làyếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm, thị trường của doanh nghiệp Khikhách hàng chấp nhận và yêu thích sản phẩm đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cóđiều kiện tồn tại trên thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng caohiệu quả sử dụng vốn lưu động.

- Môi trường quốc tế:

Khu vực hoá và toàn cầu hoá đang là một xu hướng tất yếu mà mọi doanhnghiệp, mọi ngành, mọi chính phủ phải hướng tới

Môi trường quốc tế cũng được phân tích và phán đoán để chỉ ra được các cơhội và đe doạ ở mọi phương diện quốc tế đối với các doanh nghiệp Nhưng môitrường quốc tế phức tạp hơn, cạnh tranh gay gắt hơn do sự khác biệt về xã hội, vănhoá, chính trị, kinh tế, cấu trúc thể chế Các xu hướng, chính sách bảo hộ, sự ổnđịnh hay biến động của nền kinh tế thế giới…cũng có ảnh hưởng rất lớn tới quátrình kinh doanh của doanh nghiệp

- Các ngành có liên quan:

Các ngành có liên quan tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như giaothông vận tải, thông tin liên lạc, ngân hàng … Có ảnh hưởng thuận chiều tới hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp Nếu các ngành này phát triển sẽ góp phần hỗtrợ cho doanh nghiệp phát triển theo Nó như một chất dầu trơn cho bánh xe hoạtđộng kinh doanh làm rút ngắn chu kỳ kinh doanh, tăng vòng quay vốn tạo cơ hộilàm tăng lợi nhuân của doanh nghiệp

1.6.2 Môi trường tác nghiệp

- Các đối thủ cạnh tranh:

Các đối thủ cạnh tranh trong ngành chính là những cá nhân, tổ chức cùng hoạtđộng, sản xuất kinh doanh những sản phẩm dịch vụ giống như doanh nghiệp vàtranh giành khách hàng đối với doanh nghiệp Trong nền kinh tế hiện nay việc xácđịnh các chiến lược đối phó với đối thủ cạnh tranh là việc làm không thể thiếu, mộtdoanh nghiệp làm ăn có hiệu quả trước tiên phải giành được khách hàng, giành

Trang 32

được các hợp đồng kinh tế Hiệu quả sản xuất kinh doanh chính là nhân tố quantrọng trong việc gia tăng miếng bánh thị phần của doanh nghiệp.

- Khách hàng:

Đây là nhân tố sống còn của doanh nghiệp, một doanh nghiệp không thể tồntại nếu không có khách hàng và điều đó có nghĩa là khách hàng chính là ngườimang lại kết quả kinh doanh cho doanh nghiệp

1.6.3 Môi trường bên trong

- Trình độ quản lý của doanh nghiệp Quản trị doanh nghiệp mà đặc biệt làquản trị cấp cao ảnh hưởng tới hướng đi, chiến lược kinh doanh và mục tiêu củadoanh nghiệp Để quản trị, hệ thống quản trị phải dựa trên quy luật về tâm lý Vớimột trình độ quản lý tốt, hệ thống quản trị dù bất kỳ ở hoàn cảnh nào sẽ đưa raquyết định kịp thời và đúng lúc sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Ngượclại nếu trình độ quản lý của doanh nghiệp còn yếu kém dẫn tới sử dụng lãng phí vốnlưu động, hiệu quả sử dụng vốn thấp

- Nhân tố lao động: Đây cũng là nhân tố quyết định đến sự thành công củadoanh nghiệp Người lao động là người trực tiếp tham gia vào hoạt động kinhdoanh, là người điều hành máy móc thiết bị, là người thực hiện các mục tiêu doanhnghiệp đề ra Muốn cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao thìdoanh nghiệp phải hình thành một cơ cấu lao động tối ưu Cơ cấu lao động tối ưukhi lao động trong doanh nghiệp đảm bảo hợp lý về số lượng, giới tính, lứa tuổi,…

Trang 33

- Nhân tố tư liệu lao động: Mọi tư liệu lao động đều do con người tạo ra Đó làsản phẩm sáng tạo của con người nên xét theo tiêu thức chất lượng trên thị trườngluôn có rất nhiều loại phẩm cấp tư liệu khác nhau Trong quá trình phát triển củaloài người, con người càng tạo ra tốc độ sáng tạo công nghệ mới và tư liệu lao độngmới nhanh hơn so với trước Vì vậy theo đà tiến bộ kỹ thuật vòng đời của một tưliệu lao động cụ thể thường ngắn dần Từ tốc độ phát triển của tư liệu lao động dẫntới ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Lựa chọn đầu tư mua sắm tư liệu lao động: Cần phải tuân thủ

Trình độ hiện đại của tư liệu lao động phải tương ứng với trình độ công nghệ

Trình độ hiện đại của tư liệu lao động phải phù hợp với trình độ đội ngũ ngườilao động trong doanh nghiệp

Giá cả tư liệu lao động phải phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp

Tính hiệu quả của cả hệ thống máy móc thiết bị trong dài hạn

- Nhân tố nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu là phạm trù mô tả các loại đốitượng lao động được tác động vào để biến thành sản phẩm

Trang 34

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN

NAM KHÁNH 2.1 Khái quát chung về công ty cổ phần đầu tư thương mại và phát triển Nam Khánh

2.1.1 Thông tin chung về công ty

 Tên công ty: Công ty cổ phần đầu tư thương mại và phát triển Nam Khánh

 Hình thức pháp lý: Công ty cổ phần

 Trụ sở chính: Số 10 - Ngách 65 - Ngõ 207 - thôn Trung - Xuân Đỉnh - TừLiêm - Hà Nội

 Văn phòng giao dịch: 621 Lạc Long Quân – Tây Hồ - Hà Nội

 Nhà máy sản xuât: Cổng C KCN Bắc Thăng Long

 Tổng giám đốc: Phạm Đình Phó

 Vốn điều lệ: 1 000 000 000 VNĐ

 Cơ cấu cổ đông:

- Tỉ lệ cổ phần do người lao động đong doanh nghiệp: 90,0%

- Tỉ lệ cổ phần do người ngoài doanh nghiệp: 10,0%

 Mã số thuế: 0104659848

 Điện thoại: 04.62584622

 Fax: 04.62584622

 Website: www.namkhanhwindow.com/

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty cổ phần đầu tư thương mại và phát triển Nam Khánh đăng ký thànhlập vào ngày 20/05/2009 tại Hà Nội theo quyết định số 0101586091 của Sở kếhoạch và đầu tư thành phố Hà Nội Sau một thời gian hoạt động công ty có rất nhiềuchi nhánh đặt tại các tỉnh thành trên khắp cả nước

Công ty cổ phần đầu tư thương mại và phát triển Nam Khánh là một công tyhoạt động trên lĩnh vực dịch vụ, ngành nghề kinh doanh chính của công ty là thi

Trang 35

công sản xuất, phân phối, lắp đặt về cửa nhựa lõi thép gia cường, kính khổ lớn,tranh kính nghệ thuật, nhôm kính inox, cầu thang kính , sàn gỗ, mành rèm cao cấp,cửa cuốn cho các công trình xây dựng như: Khách sạn, biệt thự, trung cư, hộ dân…Công ty được thành lập để huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả trongviệc phát triển sản xuất kinh doanh về nhôm kính và các lĩnh vực khác nhằm mụctiêu lợi nhuận tối đa, tạo công ăn việc làm cho người lao động đóng góp chongân sách Nhà nước, phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh Hiện nay, Công

ty là đơn vị kinh tế vừa và đang làm ăn có hiệu quả kinh tế cao Sản xuất củaCông ty đang ổn định, sản phẩm có uy tín và đang chiếm lĩnh thị trường

2.2 Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh và một số công trình của doanh nghiệp

2.2.1Chức năng:

Công ty cổ phần đầu tư thương mại và phát triển Nam Khánh quyết tâm trởthành Công ty mạnh trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu ngàycàng cao của khách hàng

Với đặc thù là một doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần đầu tư thương mại

và phát triển Nam Khánh đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự pháttriển nền kinh tế, góp phần đưa những sản phẩm, những tiến bộ khoa học công nghệđến với đông đảo tầng lớp nhân dân Công ty tổ chức nghiên cứu, xác định nhu cầu

sử dụng để từ đó, lập kế hoạch nhập và phân phối hàng hóa, đáp ứng nhu cầu củacác cá nhân và đơn vị trên toàn quốc

2.2.2Nhiệm vụ:

Hòa chung với tiến trình hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, để đảm bảo sựphát triển bền vững cho doanh nghiệp, Công ty cổ phần đầu tư thương mại và pháttriển Nam Khánh đã hoạch định cho mình những chiến lược phát triển lâu dài vớinhững nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Hoàn thành nhiệm vụ và các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra, bảo tồn và phát huyhiệu quả các nguồn vốn và tài sản, chấp hành đầy đủ nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụkhác của nhà nước theo quy định

Trang 36

- Thực hiện theo đúng nghị quyết đã ban hành của Hội đồng quản trị và Đạihội đồng cổ đông.

- Mở rộng liên kết với các tổ chức cơ sở sản xuất kinh tế thuộc mọi thành phầnkinh tế, phát huy tính tự chủ và nâng cao uy tín của đơn vị

- Làm cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, từ đó giúp hoạt động sảnxuất kinh doanh ngày càng trở nên tốt hơn

- Góp phần giải quyết vấn đề lao động- việc làm tại địa phương

- Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, phát triển đội ngũ quản lý năng động vàđội ngũ nhân viên bán hàng nhiệt tình chu đáo

- Tăng cường đầu tư mở rộng sản xuất, xây thêm kho xưởng;

- Nâng cao trách nhiệm quản lý thêm một bước nữa để phù hợp với quy môđầu tư phát triển ngày một tăng cao của công ty

2.2.3Ngành nghề kinh doanh

Công ty cổ phần đầu tư thương mại và phát triển Nam Khánh đã có nhiều kinhnghiệm hoạt động trong các lĩnh vực:

+ Gia công các sản phẩm từ kính: cửa, bàn, ghế

+ Gia công các sản phẩm từ nhôm: cửa, cầu thang

+ Buôn bán các sản phẩm từ nhôm kính

+ Đấu thầu các công trình liên quan đến nhôm kính, xây dựng cơ bản

+ Gia công và trang trí các sản phẩm nội ngoại thất

+ Tư vấn thiết kế các sản phẩm liên quan đến nhôm kính,xây dựng cơ bản

2.3 Tổ chức bộ máy quản lý

Là một đơn vị kinh tế hạch toán độc lập với nhiều chức năng trên các lĩnh vựcthương mại, dịch vụ, nhà hàng, xây dựng hơn nữa lại tiến hành SXKD trong nềnkinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước theo định hướng XHCN, Công

ty cổ phần y học Hoàng Anh đã và đang có những bước bước thay đổi đáng kểtrong việc tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý, điều hành, sắp xếp lại lao động Cơ cấuquản lý của công ty được tổ chức theo kiểu một cấp, được chia thành các phòng banchức năng gọn nhẹ, phù hợp với yêu cầu quản lý của công ty

Trang 37

Hội đồng quản trị

Ban giám đốc

Phòng kinh doanh

Phòng Tài chính –

Kế toán

Phòng tổ chức hành chính

Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức của Công ty đầu tư thương mại và

phát triển Nam Khánh

Chức năng - nhiệm vụ của ban quản lý và các phòng ban:

- Hội đồng quản trị: có nhiệm vụ giám sát giám đốc triệu tập họp đại hội cổ

đông, trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên đại hội cổ đông

- Ban giám đốc công ty gồm 1 giám đốc, 1 phó giám đốc là người chịu trách

nhiệm trước pháp luật về việc điều hành hoạt động của công ty Giám đốc là ngườiphụ trách chung và trực tiếp chỉ đạo các phòng ban chức năng

- Phòng kinh doanh: căn cứ vào nhu cầu và thông tin trên thị trường, các đơn

đặt hàng để đưa ra kế hoạch mua vật tư, hàng hóa, kế hoạch giá thành sản phẩm, kếhoạch sản lượng sản xuất và tìm kiếm thị trường mới mở rộng thị trường tiêu thụ chocông ty, mẫu mã mới phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng…

- Phòng tài chính – kế toán: có chức năng khảo sát tình hình sử dụng và huy

động nguồn vốn cho công ty, cập nhật trung thực, chính xác, kịp thời, đúng pháp luậttất cả các quan hệ kinh tế phát sinh của công ty thong qua các nghiệp vụ kế toán

- Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc trong

việc đổi mới và kiện toàn cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty

Các xí nghiệp sản xuất trực tiếp:

- Chủ động sản xuất theo kế hoạch của công ty giao

Trang 38

- Bộ phận quản lý thực hiện nhiệm vụ trên cơ sở chi phí đã được phân tích vàgiao khoán.

- Thực hiện hoàn thành khối lượng hợp đồng mà công ty ký kết với các bên A,xác định khối lượng hoàn thành với bên chủ đầu tư, báo cáo khối lượng hoàn thành

về phòng kế hoạch – kỹ thuật của công ty

- Lập kế hoạch vốn vay để thực hiện công việc, thanh toán hoàn trả vốn vaycho phòng tài chính – kế toán

- Nhập xuất các chi phí cho việc thực hiện công việc theo chi phí thực tế và tỷ

lệ được hưởng trong quá trình thực hiện công việc

- Đối chiếu khối lượng thực hiện, hoàn tất công việc với chủ đầu tư, báo cáokết quả công việc, bàn giao công trình cho chủ đầu tư

- Quyết toán các chi phí, đối chiếu phần được hưởng và phân chi phí, báo cáotrực tiếp các chi phí của công việc, công trình dự án

Trang 39

2.4 Tình hình quản lý và sử dụng VLĐ của công ty:

2.4.1 Tình hình kết quả hoạt động SXKD của công ty trong 3 năm

Năm 2014

2013/2012 2014/2013

1.DT bán hàng và cung cấp DV 2.734 8.790 9.868 6.056 221,51 1.078 12,262.Các khoản giảm trừ DT

7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 75 260 340 185 246,67 80 30,77

8 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 227 786 882 559 146,26 96 12,21

14 Lợi nhuận sau thuế 170 590 662 420 247,06 72 12,2

(Nguồn: Trích BCKQKD năm 2012, 2013, 2014 của công ty)

Ngày đăng: 14/05/2015, 15:28

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w