- VCĐ: năm 2012 chiếm 4,21% trong tổng VKD, năm 2013 chiếm có 4,2% trong
3.2.2. Hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho.
Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt thì việc dự trữ hàng hóa là rất quan trọng. Song xác định được dự trữ hàng hóa ở mức độ nào đòi hỏi công tác lập kế hoạch phải căn cứ vào tình hình thực tế, phải dự báo chính xác nhu cầu của thị trường để từ đó có kế hoạch dự trữ hàng hóa cho phù hợp, tránh tình trạng dự trữ hàng hóa quá lớn dẫn đến ứ đọng vốn, tăng các chi phí liên quan đến việc bảo quản vật tư, hàng hóa tồn kho…làm giảm hiệu quả kinh doanh nhưng mặt khác cũng không nên dự trữ quá thấp, có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt khó đảm bảo tính nhịp nhàng, liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh.Trong năm 2014 công ty đã có những kết quả tốt trong việc quản lý hàng tồn kho và để quản lý tốt hơn nữa,công ty nên quan tâm đến những vấn đề sau :
Dự đoán chính xác nhu cầu thị trường trong kỳ kinh doanh tới để có mức dự trữ hợp lý, tránh tình trạng bị ứ đọng vốn, gây lãng phí vốn.
Đối với những hàng hóa tồn kho lâu ngày thì cần có những biện pháp thúc đẩy nhanh chóng tốc độ tiêu thụ những hàng hóa này như giảm giá, áp dụng phương thức thanh toán chậm hoặc đưa ra mức giá linh hoạt đối với từng thời gian trả tiền.
Việc bốc dỡ, vận chuyển, xuất hàng có ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ lưu chuyển hàng hóa, hai bên mua bán cần có những thỏa thuận trong việc chịu chi phí vận chuyển, bốc dỡ nhằm tăng nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hóa, tránh những chi phí thuê kho, lưu bãi không cần thiết.
Đẩy mạnh công tác kiểm kê và đánh giá hàng tồn kho định kỳ hàng tháng, hàng quý để từ đó định mức dự trữ hợp lý, tránh tình trạng dự trữ vượt định mức gây ứ đọng vốn.